Powered by Techcity

Giải bài toán tín dụng cho nông sản chủ lực ĐBSCL


(CTO) – Thúc đẩy tín dụng nông sản chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng và cả nước nói chung cần phải có cơ chế phát triển tài chính vi mô để tạo thêm nguồn vốn ngoài vốn tín dụng từ ngân hàng. Bên canh đó, phải có bảo hiểm rủi ro cho nông nghiệp; sớm hình thành thị trường phái sinh hàng hóa để giảm các rủi ro trong phát triển.  

Sáng 18-11, tại TP Cần Thơ, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững”. Dự hội thảo có ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cùng lãnh đạo UBND TP Cần Thơ, đại diện các đoàn đại biểu Quốc hội các địa phương trong vùng ĐBSCL, các chuyên gia kinh tế, hiệp hội doanh nghiệp,…

Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: ANH KHOA

Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: ANH KHOA


 

Tín dụng cho nông nghiệp chưa đạt như kỳ vọng

Ngành nông nghiệp hiện đóng góp 12% vào GDP.  Theo thống kê của NHNN, bình quân giai đoạn 2016-2023, dư nợ tín dụng nông nghiệp nông thôn tăng 16,27%, cao hơn mức tăng 14,9% của tín dụng chung toàn nền kinh tế. Tính đến hết tháng 9-2024, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn cả nước đạt 3,3 triệu tỉ đồng, chiếm 24% tổng dư nợ của nền kinh tế. Trong đó, khu vực ĐBSCL khoảng 643.000 tỉ đồng.

Tại hội thảo, các báo cáo tham luận của các chuyên gia kinh tế nhận định rằng tín dụng cho phát triển nông nghiệp nông thôn hiện chủ yếu dựa vào vốn tín dụng từ ngân hàng, thiếu vắng các định chế tài chính vi mô (Quỹ tín dụng Nhân dân, các Công ty cho thuê tài chính…), chính sách bảo hiểm nông nghiệp đã có nhưng triển khai trong thực tế còn chậm… Trong khi đầu tư vào nông nghiệp nhiều rủi ro, các tổ chức tín dụng vẫn phải huy động từ nguồn vốn thương mại lãi suất cao, nên cho vay với lãi suất còn cao, trong khi khách hàng muốn vay lãi suất thấp.

Bà Phạm Thị Thanh Huyền, Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân, cho biết: Công bố của NHNN mới đây cho biết, kết quả triển khai một số chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa được như kỳ vọng. Đơn cử: cho vay không có tài sản bảo đảm mới chiếm khoảng 20% dư nợ nông nghiệp nông thôn; dư nợ của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo mô hình liên kết, chuỗi giá trị chưa có nhiều chuyển biến. Tài sản bảo đảm khoản vay là đất nông nghiệp có giá trị thấp, công trình xây dựng trên đất chậm được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, khó định giá – vẫn là vướng mắc lớn.

Hội thảo hôm nay là cơ hội để chúng ta cùng nhìn nhận và phân tích kỹ lưỡng những khó khăn trong thực tiễn, từ đó đưa ra các giải pháp mang tính đột phá. Các giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính, các gói tín dụng ưu đãi, và đặc biệt là các hình thức bảo lãnh tín dụng từ Nhà nước có thể giúp giảm bớt rủi ro và khuyến khích các ngân hàng mở rộng tín dụng cho khu vực ĐBSCL.

*****

TS Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, cho rằng tín dụng là dựa trên niềm tin, với lĩnh vực nông nghiệp, rủi ro tín dụng rất cao. Nhưng chúng ta đang thiếu các định chế để phát triển bảo hiểm rủi ro cho nông nghiệp. Phần lớn các khoản vay nông nghiệp hiện nay đều dựa trên tài sản thế chấp để vay vốn, với ngân hàng thương mại thì rủi ro càng cao thì lãi suất phải cao, trong khi sản xuất nông nghiệp cần lãi suất thấp để đầu tư. Nghĩa là tự ta đã mâu thuẫn. Như vậy cần phải mổ xẻ để giải quyết bài toán này, trong điều kiện rủi ro cao, tác động của thiên tai, thời tiết… thì làm sao nguồn tín dụng ngân hàng chảy được vào nông sản chủ lực phải có các giải pháp đồng bộ đi kèm.

Trên thực tế tại ĐBSCL, dư nợ cho nông nghiệp công nghệ cao, mô hình nông nghiệp liên kết chưa có nhiều chuyển biến, các điều kiện vay vốn, tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo của người dân, doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu của các ngân hàng, đất nông nghiệp giá trị thấp,… nên việc tiếp cận vốn của người dân và doanh nghiệp rất khó khăn.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết, theo cơ chế đặc thù được Quốc hội phê duyệt, thành phố đang tiến hành các bước xây dựng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL, với quy mô ban đầu khoảng 250ha cho giai đoạn đầu (2021 – 2025). Dự án này kỳ vọng tạo cầu nối giữa các tỉnh trong vùng với thị trường quốc tế, giúp gia tăng giá trị nông sản thông qua chế biến và kho vận hiện đại. Đối với định hướng quy hoạch, không gian phát triển của ngành nông nghiệp TP Cần Thơ có sự thu hẹp do sự phát triển đô thị, giao thông, công nghiệp. Tuy nhiên, trong quy hoạch định hướng đến năm 2030, ngành nông nghiệp còn nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển.

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ phát biểu tại hội thảo. Ảnh: A.K

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ phát biểu tại hội thảo. Ảnh: A.K

Theo ông Trần Việt Trường, dù Cần Thơ và ĐBSCL còn nhiều dư địa phát triển nông nghiệp, nhưng việc tiếp cận nguồn tín dụng đang gặp nhiều khó khăn. Các rủi ro do biến đổi khí hậu; quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu liên kết chặt chẽ; sự thiếu minh bạch và quản lý tài chính của nhiều nông hộ và hợp tác xã,… khiến các ngân hàng khó kiểm soát, khó đánh giá chính xác về rủi ro tín dụng, đánh giá khả năng trả nợ, dẫn đến e ngại khi cung cấp vốn. Bên cạnh đó, các khoản vay nông nghiệp thường có lãi suất cao hơn so với mức mà nông dân có thể chi trả, dẫn đến khó khăn trong việc duy trì và phát triển sản xuất. Ngoài việc chưa có nhiều sản phẩm tín dụng phù hợp theo chu kỳ sản xuất đặc thù của ngành nông sản, thì việc thiếu cơ chế bảo hiểm nông nghiệp khi có các rủi ro thiên tai cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của nông dân, khiến các ngân hàng thêm thận trọng trong cho vay.

Gỡ khó bằng cơ chế, chính sách

Trong các nông sản chủ lực của ĐBSCL, lúa gạo đang có sự chuyển động rất lớn, cả về chính sách của Nhà nước và nông dân, doanh nghiệp cũng rất nỗ lực để thay đổi, nhưng vốn dài hạn đang là bài toán nan giải.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, băn khoăn: Trong chuỗi lúa, khi không vay được vốn dài hạn mà các doanh nghiệp vẫn hoạt động được, đấy là các doanh nghiệp phải “giật gấu vá vai” lấy vốn ngắn hạn chuyển qua đầu tư dài hạn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hầu hết các doanh nghiệp trong ngành gạo không tham gia chuỗi liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ. Với tình hình biến đổi khí hậu cực đoan đang diễn ra phức tạp, dẫn đến gạo sẽ khan hiếm ngày càng trầm trọng trên toàn cầu. Ngành hàng lúa gạo Việt Nam có yếu tố thiên nhiên ưu đãi hơn các quốc gia khác. Đầu tư vào ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững là để luôn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cũng chính là góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nếu cứ để ngành hàng lúa gạo Việt Nam sản xuất, kinh doanh như hiện tại thì mỗi năm Việt Nam tự đánh mất khoảng 5 tỉ đô la Mỹ.

“Rất mong Quốc hội, Chính phủ và các ngân hàng… xem xét, đừng để ngành hàng lúa gạo của ĐBSCL tiếp tục mất cơ hội chỉ vì không vay được vốn để đầu tư phát triển trong khi ngân hàng thì thừa tiền” – ông Bình nói.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An. Ảnh: A.K

Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An. Ảnh: A.K

Tại phiên thảo luận, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN, cho biết: “Nhiều đại biểu đặt vấn đề, doanh nghiệp nói khó tiếp cận vốn tín dụng, trong khi ngân hàng nói thừa tiền. Vậy nguyên nhân do đâu 2 bên chưa gặp nhau. NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng hằng năm trên 15%. Năm 2023, dư nợ cho vay toàn nền kinh tế đạt 13,5 triệu tỉ đồng; năm 2024, tín dụng tăng 15% thì sẽ có hơn 1,5 triệu tỉ đồng được đưa vào nền kinh tế. Quy mô dư nợ tín dụng trên GDP hiện khoảng 130%, cao hơn nhiều quốc gia trên thế giới”.  

Tại hội thảo, rất nhiều vấn đề về cung - cầu tín dụng nông nghiệp được thảo luận. Ảnh: A.K

Tại hội thảo, rất nhiều vấn đề về cung – cầu tín dụng nông nghiệp được thảo luận. Ảnh: A.K

Theo ông Đào Minh Tú, với nông nghiệp, cụ thể là hợp tác xã và nông dân, hiện đã có rất nhiều chính sách của Trung ương và ngân hàng cho 2 nhóm đối tượng này tiếp cận các nguồn vốn. Vấn đề đặt ra với hợp tác xã là có phát triển bền vững không, hiệu quả không, lành mạnh không? Phải phát triển bền vững, đó mới là điều kiện để hợp tác xã tiếp cận vốn ngân hàng, bởi rủi ro với nông nghiệp rất lớn. Kế đến là hợp tác xã và nông dân phải có phương án sản xuất kinh doanh, năng lực quản trị của doanh nghiệp, khả năng trả nợ… Ngân hàng cần quản lý được dòng tiền của mình nên cũng phải có các điều kiện cho vay để đảm bảo thu hồi được vốn đã cho vay.

Các chuyên gia cũng cho rằng, hiện vốn cho sản xuất nông nghiệp nông thôn chủ yếu đến từ ngân hàng. Do vậy, phải cấu trúc lại các nguồn vốn mới phát triển nông nghiệp, nông thôn của ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. Trong đó cần đa dạng hóa nguồn vốn tín dụng từ các định chế tài chính khác nhau, chứ không nhất thiết tập trung vào vốn ngân hàng. Đồng thời, các chuyên gia kinh tế cũng đề xuất các giải pháp tín dụng bao trùm, đầu tư theo chuỗi giá trị cho các sản phẩm nông sản chủ lực. Hiện nay, tín dụng cho nông nghiệp chủ yếu là tín dụng ngắn hạn, trong khi doanh nghiệp và người dần cần nguồn vốn dài hạn để phát triển hoàn chỉnh chuỗi giá trị từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.

Song song đó, để phát triển tín dụng cho nông nghiệp nông thôn cần có các cơ chế ưu đãi, đặc biệt là hình thức bảo lãnh tín dụng từ phía Nhà nước để khuyến khích các ngân hàng mở rộng tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng các gói vay ưu tiên cho các dự án phát triển nông sản bền vững và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, chất lượng.

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, cho rằng: Quốc hội và Chính phủ cần phải trợ cấp cho nông nghiệp, có thể lồng ghép vào các chương trình ứng phó với biển đổi khí hậu, nông nghiệp xanh, chuyển đổi số… Cùng với 3 giải pháp đột phá. Thứ nhất là chuỗi nông nghiệp phải đa dạng hóa các nguồn vốn, ngoài các tín dụng ngân hàng thì cần các nguồn vốn khác đến từ các định chế tài chính vi mô khác. Thứ hai là vai trò của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc tạo cơ chế chính sách hướng tín dụng, điều tiết các kênh phân phối (hệ thống ngân hàng thương mại, hệ thống tài chính vi mô, hệ thống công nghệ số…) cung cấp cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Thứ ba là có quy định về cho vay tín chấp, cho vay chuỗi cung ứng, tài trợ hàng tồn kho… nhưng điều kiện là doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải minh bạch hơn về dòng tiền.

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV phát biểu tại hội thảo. Ảnh: A.K

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV phát biểu tại hội thảo. Ảnh: A.K

Có thể nói, việc tháo gỡ những khó khăn nhằm thúc đẩy tín dụng cho các ngành hàng nông sản chủ lực của ĐBSCL có ý nghĩa quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu tại Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của khu vực theo hướng phát triển theo chiều sâu, góp phần đưa ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững.

GIA BẢO



Nguồn: https://www.vietnam.vn/cantho/wp-content/uploads/2024/11/Giai-bai-toan-tin-dung-cho-nong-san-chu-luc.html

Cùng chủ đề

Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới thăm thực tế sản xuất lúa tại Cần Thơ

(CT)- Ngày 19-11, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cùng lãnh đạo các sở, ngành hữu quan TP Cần Thơ đã tiếp đón đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) do bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch WB khu vực Đông Á và Thái Bình Dương làm trưởng đoàn đã đến TP Cần Thơ thăm thực tế sản xuất lúa tại Hợp tác xã  (HTX) New Green Farm tại quận Thốt...

Nỗ lực xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh

Phát triển đoàn viên, thành lập nghiệp đoàn cơ sở (NÐCS) và công đoàn cơ sở (CÐCS) là nhiệm vụ then chốt được các cấp CÐ TP Cần Thơ chú trọng. Với phương châm “Ở đâu có người lao động (NLÐ), ở đó có tổ chức CД, các cấp CÐ thành phố tích cực tuyên truyền, vận động người sử dụng lao động và NLÐ tham gia tổ chức CÐ bằng nhiều cách làm hay, thiết thực. Lãnh đạo LĐLĐ...

Nhiều hoạt động tại Tuần lễ Du lịch – Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần...

(CT) - Chiều ngày 19-11, Ban tổ chức Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ năm 2024 tổ chức họp báo thông tin về sự kiện tại khách sạn TTC Cần Thơ.  Ban tổ chức thông tin về sự kiện tại họp báo. Ảnh: Kiều Mai Tuần lễ Du lịch - Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ năm 2024...

Triều cường xuống dần, nhưng vẫn ở mức cao trong những ngày tới

(CT) - Theo Đài Khí tượng Thuỷ văn TP Cần Thơ, trong 2 ngày qua (18, 19-11-2024), triều cường trên sông, rạch thuộc địa bàn TP Cần Thơ tiếp tục lên cao vượt báo động III (2m), gây ngập nghẹt các vùng trũng thấp, đường giao thông ven sông, rạch. Âu thuyền Hàng Bàng đóng cống, ngăn chặn triều cường gây ngập đô thị quận Ninh Kiều và một phần quận Bình Thuỷ. Cụ thể, sáng 18-11, triều cường xuất hiện...

Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Cần...

(CT) - Ngày 19-11-2024, UBND quận Ninh Kiều tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 1192/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Cần Thơ giai đoạn 2023-2025 (Nghị quyết 1192/NQ-UBTVQH15). Đồng chí Phạm Văn Hiểu (bìa phải) và đồng chí Dương Tấn Hiển (bìa trái) trao Nghị quyết 1192/NQ-UBTVQH15 đến lãnh đạo phường Thới Bình. Tham dự lễ có các đồng chí nguyên lãnh đạo Trung ương,...

Cùng tác giả

Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới thăm thực tế sản xuất lúa tại Cần Thơ

(CT)- Ngày 19-11, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cùng lãnh đạo các sở, ngành hữu quan TP Cần Thơ đã tiếp đón đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) do bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch WB khu vực Đông Á và Thái Bình Dương làm trưởng đoàn đã đến TP Cần Thơ thăm thực tế sản xuất lúa tại Hợp tác xã  (HTX) New Green Farm tại quận Thốt...

Nỗ lực xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh

Phát triển đoàn viên, thành lập nghiệp đoàn cơ sở (NÐCS) và công đoàn cơ sở (CÐCS) là nhiệm vụ then chốt được các cấp CÐ TP Cần Thơ chú trọng. Với phương châm “Ở đâu có người lao động (NLÐ), ở đó có tổ chức CД, các cấp CÐ thành phố tích cực tuyên truyền, vận động người sử dụng lao động và NLÐ tham gia tổ chức CÐ bằng nhiều cách làm hay, thiết thực. Lãnh đạo LĐLĐ...

Nhiều hoạt động tại Tuần lễ Du lịch – Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần...

(CT) - Chiều ngày 19-11, Ban tổ chức Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ năm 2024 tổ chức họp báo thông tin về sự kiện tại khách sạn TTC Cần Thơ.  Ban tổ chức thông tin về sự kiện tại họp báo. Ảnh: Kiều Mai Tuần lễ Du lịch - Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ năm 2024...

Triều cường xuống dần, nhưng vẫn ở mức cao trong những ngày tới

(CT) - Theo Đài Khí tượng Thuỷ văn TP Cần Thơ, trong 2 ngày qua (18, 19-11-2024), triều cường trên sông, rạch thuộc địa bàn TP Cần Thơ tiếp tục lên cao vượt báo động III (2m), gây ngập nghẹt các vùng trũng thấp, đường giao thông ven sông, rạch. Âu thuyền Hàng Bàng đóng cống, ngăn chặn triều cường gây ngập đô thị quận Ninh Kiều và một phần quận Bình Thuỷ. Cụ thể, sáng 18-11, triều cường xuất hiện...

Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Cần...

(CT) - Ngày 19-11-2024, UBND quận Ninh Kiều tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 1192/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Cần Thơ giai đoạn 2023-2025 (Nghị quyết 1192/NQ-UBTVQH15). Đồng chí Phạm Văn Hiểu (bìa phải) và đồng chí Dương Tấn Hiển (bìa trái) trao Nghị quyết 1192/NQ-UBTVQH15 đến lãnh đạo phường Thới Bình. Tham dự lễ có các đồng chí nguyên lãnh đạo Trung ương,...

Cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới thăm thực tế sản xuất lúa tại Cần Thơ

(CT)- Ngày 19-11, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cùng lãnh đạo các sở, ngành hữu quan TP Cần Thơ đã tiếp đón đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) do bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch WB khu vực Đông Á và Thái Bình Dương làm trưởng đoàn đã đến TP Cần Thơ thăm thực tế sản xuất lúa tại Hợp tác xã  (HTX) New Green Farm tại quận Thốt...

Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Cần...

(CT) - Ngày 19-11-2024, UBND quận Ninh Kiều tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 1192/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Cần Thơ giai đoạn 2023-2025 (Nghị quyết 1192/NQ-UBTVQH15). Đồng chí Phạm Văn Hiểu (bìa phải) và đồng chí Dương Tấn Hiển (bìa trái) trao Nghị quyết 1192/NQ-UBTVQH15 đến lãnh đạo phường Thới Bình. Tham dự lễ có các đồng chí nguyên lãnh đạo Trung ương,...

Đồng chí Bí thư Thành ủy thăm và chúc mừng các nhà giáo hưu trí

(CT) - Nhân dịp Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), sáng 19-11-2024, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ; cùng đại diện lãnh đạo UBND, các sở, ban, ngành thành phố, đến thăm và chúc mừng các nhà giáo hưu trí trên địa bàn thành phố. Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu cùng các đồng chí trong đoàn đến thăm thầy Đào Xuân Kiểu. Ảnh: B.NG Đồng chí...

Trao giải cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp thanh niên Cần Thơ”

(CT) - Ban Thường vụ Thành đoàn Cần Thơ vừa công bố và trao giải cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp thanh niên Cần Thơ” năm 2024. Chị Lư Thị Ngọc Anh, Bí thư Thành đoàn Cần Thơ, trao Bằng khen và giải thưởng cho các tác giả/nhóm tác giả đạt giải cao tại cuộc thi. Vượt qua 25 dự án khởi nghiệp ở vòng sơ khảo, có 5 dự án xuất sắc của các tác giả/nhóm...

Đề xuất hỗ trợ 1.870 tỷ đồng xây tuyến kết nối cầu Đại Ngãi với Quốc lộ 60

Đề xuất hỗ trợ 1.870 tỷ đồng xây tuyến kết nối cầu Đại Ngãi với Quốc lộ 60Tuyến đường từ cầu Đại Ngãi kết nối với Quốc lộ 60 hiện hữu có chiều dài khoảng 14 km, dự kiến đầu tư theo quy mô 2 làn xe, đường cấp III đồng bằng. Thi công xây dựng cầu Đại Ngãi 2 (Ảnh: Xuân Lương). UBND tỉnh Sóc Trăng vửa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây...

Lãnh đạo TP Cần Thơ thăm một số mô hình sản xuất tiêu biểu ở Phong Điền

(CT) - Chiều 18-11, đồng chí Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HÐND TP Cần Thơ; đồng chí Nguyễn Xuân Hải, Phó Chủ tịch Thường trực HÐND TP Cần Thơ, cùng lãnh đạo các sở, ngành thành phố và huyện Phong Ðiền, đến thăm một số mô hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Phong Ðiền. Đồng chí Phạm Văn Hiểu và đoàn công tác thăm hỏi hoạt động...

Thông báo mời tham gia xã hội hóa Đường đèn nghệ thuật TP Cần Thơ

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ ban hành Thông báo số 4434 /TB-SVHTTDL ngày 18-11-2024 về việc mời tham gia xã hội hóa Đường đèn nghệ thuật TP Cần Thơ. Cụ thể, để triển khai thực hiện Đường đèn nghệ thuật TP Cần Thơ theo hình thức xã hội hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trân trọng kính mời quý doanh nghiệp quan tâm, tham gia. Quý doanh nghiệp sẽ nhận được Hồ sơ mời tham gia xã hội hóa Đường đèn nghệ...

Long trọng tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

(CT) -  Sáng 18-11, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ long trọng tổ chức họp mặt kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy và đồng chí Nguyễn Xuân Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố, trao danh hiệu Nhà giáo Ưu tú đến các nhà giáo....

Những cô giáo yêu nghề, mến trẻ

Cô giáo Quách Thị Hồng Nhiệm vào ngành Giáo dục năm 2019, hiện là Tổ trưởng chuyên môn Trường Mầm non xã Trung Bình (huyện Trần Đề). Được phân công dạy lớp mầm, cô giáo Nhiệm luôn ý thức tinh thần trách nhiệm trong công việc, yêu thương tôn trọng đối xử công bằng với trẻ. Cô Nhiệm luôn chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi trước khi lên lớp, tự tạo đồ chơi phục vụ cho giảng...

Cả nước đồng loạt giữ giá phiên đầu tuần

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (18/11/2024) tại miền Bắc đi ngang ở mức cao, tiếp tục duy trì mức giá từ trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội và Phú Thọ vẫn là hai địa phương có mức giá heo hơi cao nhất cả nước với 64.000 đồng/kg. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải Dương; Nam Định; Thái Nguyên; Thái Bình; Hà Nam; Vĩnh Phúc;...

Tin nổi bật

Tin mới nhất