Powered by Techcity

Để sản xuất thắng lợi vụ lúa đông xuân 2024-2025


Vụ lúa đông xuân hằng năm ở vùng ÐBSCL thường bị ảnh hưởng của mưa, lũ, triều cường đầu vụ và hạn, mặn cuối vụ. Hiện nay lũ đầu nguồn sông Cửu Long đang rút, nhưng vùng giữa và vùng ven biển của đồng bằng còn chịu tác động mạnh bởi triều cường. Ngoài ra, từ nay đến cuối năm do tác động của hiện tượng La Nina làm gia tăng mưa, bão. Ðây là những điều kiện bất lợi cho sản xuất vụ lúa quan trọng nhất trong năm tới.

Nông dân trong vùng ĐBSCL cần thực hiện tốt các kỹ thuật canh tác để giúp cho vụ lúa đông xuân 2024-2025 sản xuất thắng lợi.

Đề phòng ngập úng ở đầu vụ

Theo Cục Trồng trọt, vụ lúa đông xuân 2024-2025, toàn vùng ÐBSCL có kế hoạch sản xuất 1,49 triệu héc-ta, xuống giống từ ngày 10-10 đến 31-12-2024, chia làm 3 đợt: Ðợt 1 (từ ngày 10 đến 30-10) xuống giống 387.400ha, chiếm 26% diện tích kế hoạch, là đợt xuống giống sớm né tránh hạn, mặn cuối vụ tại vùng ven biển có nguy cơ thuộc các tỉnh Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang; đợt 2 (từ ngày 1 đến 30-11) xuống giống 685.400ha, chiếm 46% kế hoạch, là đợt xuống giống chính cho cả 3 vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển của đồng bằng; đợt 3 (từ ngày 1 đến 31-12) xuống giống 387.400ha, chiếm 26% diện tích kế hoạch. Trong thời gian này, thời tiết trong vùng còn nhiều mưa, bão, triều cường, có khả năng ảnh hưởng lớn đến việc xuống giống, nhất là gây ngập úng, chết giống ở giai đoạn lúa mới sạ và làm đổ ngã, thiếu nước, giảm năng suất, thất thu ở giai đoạn lúa chín, thu hoạch.

Theo Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, trong tháng 11-2024, lũ đầu nguồn ÐBSCL sẽ rút nhanh, nhưng các khu vực ven sông Tiền, sông Hậu mực nước còn cao trở lại trong các kỳ triều cường. Mực nước lớn nhất hàng ngày ở vùng trung tâm của đồng bằng tại trạm Mỹ Thuận (sông Tiền), Cần Thơ (sông Hậu) luôn duy trì ở mức cao hơn 1,6m ở tháng 10 và tháng 11. Riêng tại vùng ven biển và vùng trung tâm đồng bằng, mực nước tại 2 vùng này tiếp tục cao trở lại vào các kỳ triều cường ngày 3 đến 7-11, 16 đến 19-11 và ngày 3 đến 5-12 nhưng ở mức thấp hơn so với kỳ triều cường từ ngày 18 đến 21-10-2024 vừa qua (kỳ triều cường rằm tháng 9 âm lịch).

Còn theo nhận định của Ðài khí tượng – thủy văn khu vực Nam Bộ, mùa mưa năm 2024 ở Nam Bộ có khả năng kết thúc vào khoảng xấp xỉ đến muộn hơn trung bình nhiều năm từ 5-10 ngày và phổ biến trong khoảng từ ngày 25-11 đến 5-12. Trong tháng 10 khả năng sẽ có nhiều đợt mưa diện rộng với một vài nơi có mưa vừa, mưa to dài ngày; nửa đầu tháng 11, cũng sẽ có 1-2 đợt mưa diện rộng nhưng đợt mưa này có lượng phổ biến nhỏ đến vừa, mưa lớn không còn nhiều nữa.

Vì vậy, để đảm bảo điều kiện sản xuất vụ lúa đông xuân 2024-2025, người dân cần chủ động be bờ và tiêu thoát nước khi triều xuống hoặc chủ động bơm rút nước ra. Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình thủy lợi theo kế hoạch năm nay, nhất là công trình thủy lợi nội đồng. Trong đó, cần tập trung đầu tư cho công tác thủy lợi để đảm bảo chống tràn, chống ngập úng, bảo vệ an toàn cho diện tích và tăng sản lượng vụ lúa đông xuân hơn nữa; vận hành các trạm bơm tiêu cố định hiện có và lắp thêm các máy bơm di động (giải pháp tiêu bằng động lực) ở những khu ruộng trũng, khó tiêu tự chảy để tiêu thoát nước hết diện tích lúa đã gieo sạ khi gặp những điều kiện bất lợi về thời tiết xảy ra.

Các yếu tố đảm bảo sản xuất thắng lợi

Theo Cục Trồng trọt, bố trí thời vụ lúa vụ đông xuân 2024-2025, các địa phương trong vùng cần tập trung rà soát bố trí thời vụ xuống giống và cơ cấu giống lúa phù hợp trong từng tháng, từng tiểu vùng, đồng thời theo dõi chặt chẽ nguồn nước, có phương án điều tiết cấp thoát nước, sử dụng nước phù hợp cho sản xuất. Ngoài ra, cần bám sát theo việc vận hành các hệ thống công trình thủy lợi đồng thời căn cứ theo bản đồ nguy cơ cho lúa vào những năm cực đoan lũ và hạn mặn đã được xây dựng trước đây để làm cơ sở cho bố trí mùa vụ sản xuất. Tranh thủ xuống giống sớm trong tháng 10 có nhiều cơ hội tận dụng nguồn nước cho sản xuất lúa và hạn chế bị hạn cuối vụ, nhất là đối với các tỉnh ven biển. Tuy nhiên xuống giống sớm trong tháng 10 cũng sẽ có một số bất lợi về thời tiết ở giai đoạn đòng trổ.

Một điều kiện quan trọng nữa là, theo Cục Trồng trọt, khi bố trí thời vụ cho lúa đông xuân cần lưu ý trong kỹ thuật canh tác như tập trung cày ải, phơi đất, cải tạo mặt bằng, vệ sinh đồng ruộng và giãn cách giữa hai vụ ít nhất 3 tuần; mật độ sạ (khối lượng hạt giống lúa sử dụng/ha) thích hợp, sử dụng lượng giống từ 80-100 kg/ha, sạ lan hay bằng trang thiết bị sạ bằng máy, công cụ sạ hàng; đồng thời tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tỷ lệ áp dụng và hiệu quả kinh tế của việc sử dụng giống lúa xác nhận, cày ải, áp dụng 1 phải 5 giảm, cơ giới hóa trong thu hoạch lúa, thu hồi rơm, rạ tái sử dụng… Bên cạnh, nông dân cần cân đối sử dụng phân bón trong vụ này, ngoài việc cung cấp dinh dưỡng đa lượng phải lưu ý đến việc bổ sung canxi và silic cho lúa để tăng cường tính chống chịu trong điều kiện mưa bão, khô hạn…

Sử dụng những giống lúa cho vụ đông xuân, ngoài những giống lúa có tính chống chịu với rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá, bệnh cháy lá, cháy bìa lá và giống có độ cứng cây để hạn chế đổ ngã, chịu hạn mặn… Cục Trồng trọt còn khuyến cáo nông dân sử dụng giống có thời gian sinh trưởng ngắn và có phẩm chất gạo tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Các nhóm giống lúa chính khuyến cáo sử dụng, gồm: Nhóm giống lúa chủ lực khả năng thích ứng rộng, diện tích ổn định, khả năng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tốt như: OM 18, OM 5451, OM 4900, OM 6976, Jasmine 85, Ðài Thơm 8, OM 7347, Nàng Hoa 9… Nhóm giống bổ sung thích hợp một số vùng sản xuất đặc thù, phù hợp tập quán canh tác, có thị trường hẹp như RVT, nếp IR 4625, ÐS1, Tài Nguyên, ST 24, ML202, OM 9582…Nhóm các giống lúa chịu được độ mặn ở mức độ trung bình, khá như OM 6976, OM 5451, OM 9921, OM380… và các giống lúa chịu mặn ở mức độ khá hơn, gồm OM 9577, OM 9955…

Các nhà chuyên môn còn cho rằng, song song với việc tăng cường triển khai thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm giúp cho vụ lúa đông xuân vừa an toàn trước thiên tai vừa giúp tăng năng suất, sản lượng lúa, thì cũng cần chú trọng đến vấn đề xã hội khác như sự liên kết giữa nông dân, tổ chức sản xuất (hợp tác xã, tổ hợp tác) với doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, kiểm soát thị trường vật tư nông nghiệp… Các địa phương có điều kiện thì triển khai kế hoạch thực hiện Ðề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ÐBSCL đến năm 2030” nhằm tăng thêm lợi ích kinh tế lẫn môi trường.

Bài, ảnh: HẠNH LÊ



Nguồn: https://www.vietnam.vn/cantho/wp-content/uploads/2024/11/De-san-xuat-thang-loi-vu-lua-dong-xuan-2024-2025.html

Cùng chủ đề

Lãnh đạo Chính phủ “truyền lửa” xây cao tốc

Hàng loạt dự án cao tốc vừa qua đã “về đích ngoạn mục” trong điều kiện thi công hết sức ngặt nghèo, với những bối cảnh chưa từng có tiền lệ. Dấu mốc khánh thành 2 đoạn cao tốc quan trọng trên tuyến Bắc – Nam vào dịp 30/4 vừa qua (đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45 và Phan Thiết – Dầu Giây, với chiều dài hơn 162km), đã góp phần hiện thực hóa giấc mơ về một tuyến...

350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro

350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metroHà Tĩnh đầu tư 350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; TP.HCM ưu tiên huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro… Đó là 2 trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Đề xuất ngân sách Trung ương hỗ trợ 19.403 tỷ đồng cho siêu bến cảng Trần Đề UBND...

Triều cường tiếp tục lên cao, vượt báo động III

(CT) - Trong 2 ngày qua (3 và 4-11-2024), mực nước trên các sông, rạch trên địa bàn TP Cần Thơ lên cao do ảnh hưởng kỳ triều cường đầu tháng 10 âm lịch. Nhiều phương tiện giao thông chết máy khi qua đoạn đường bị ngập sâu tại công trình xây dựng kè Bà Bộ thuộc phường Long Tuyền vào tối 2-11. Mực nước đỉnh triều cao nhất xuất hiện vào chiều 3-11 trên sông Hậu tại Trạm Thủy văn...

3 nhóm học sinh TP Cần Thơ đoạt giải cuộc thi Sáng tạo của thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2024

(CT) - Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Trung ương Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức trao giải cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng toàn quốc lần thứ 20, năm 2024. Học sinh TP Cần Thơ đoạt 1 giải Nhì, 1 giải Ba và 1...

Chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch đường sông TP Hồ Chí Minh và TP Cần Thơ

(CT) - Tối 3-11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch TP Cần Thơ và các doanh nghiệp du lịch có buổi gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm với đoàn khảo sát các tuyến điểm du lịch đường sông của Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh. Lãnh đạo ngành Du lịch, các doanh nghiệp của TP Hồ Chí Minh và TP Cần Thơ gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm về...

Cùng tác giả

Lãnh đạo Chính phủ “truyền lửa” xây cao tốc

Hàng loạt dự án cao tốc vừa qua đã “về đích ngoạn mục” trong điều kiện thi công hết sức ngặt nghèo, với những bối cảnh chưa từng có tiền lệ. Dấu mốc khánh thành 2 đoạn cao tốc quan trọng trên tuyến Bắc – Nam vào dịp 30/4 vừa qua (đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45 và Phan Thiết – Dầu Giây, với chiều dài hơn 162km), đã góp phần hiện thực hóa giấc mơ về một tuyến...

350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro

350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metroHà Tĩnh đầu tư 350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; TP.HCM ưu tiên huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro… Đó là 2 trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Đề xuất ngân sách Trung ương hỗ trợ 19.403 tỷ đồng cho siêu bến cảng Trần Đề UBND...

Triều cường tiếp tục lên cao, vượt báo động III

(CT) - Trong 2 ngày qua (3 và 4-11-2024), mực nước trên các sông, rạch trên địa bàn TP Cần Thơ lên cao do ảnh hưởng kỳ triều cường đầu tháng 10 âm lịch. Nhiều phương tiện giao thông chết máy khi qua đoạn đường bị ngập sâu tại công trình xây dựng kè Bà Bộ thuộc phường Long Tuyền vào tối 2-11. Mực nước đỉnh triều cao nhất xuất hiện vào chiều 3-11 trên sông Hậu tại Trạm Thủy văn...

3 nhóm học sinh TP Cần Thơ đoạt giải cuộc thi Sáng tạo của thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2024

(CT) - Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Trung ương Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức trao giải cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng toàn quốc lần thứ 20, năm 2024. Học sinh TP Cần Thơ đoạt 1 giải Nhì, 1 giải Ba và 1...

Chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch đường sông TP Hồ Chí Minh và TP Cần Thơ

(CT) - Tối 3-11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch TP Cần Thơ và các doanh nghiệp du lịch có buổi gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm với đoàn khảo sát các tuyến điểm du lịch đường sông của Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh. Lãnh đạo ngành Du lịch, các doanh nghiệp của TP Hồ Chí Minh và TP Cần Thơ gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm về...

Cùng chuyên mục

Rộng cửa cho sầu riêng xuất ngoại

Đầu ra xuất khẩu trái sầu riêng tiếp tục có nhiều thuận lợi khi gần đây Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc. Từ năm 2022, sầu riêng tươi nguyên trái của nước ta đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc theo Nghị định thư được ký vào tháng 7-2022. Thị trường tiêu thụ được rộng mở giúp mang về nguồn ngoại tệ...

Tấm lòng Maymoulna – Báo Cần Thơ Online

50 năm trước, Maymoulna, 23 tuổi, đã nổi tiếng với những mẫu thêu tinh tế, độc đáo trong cộng đồng Chăm tỉnh An Giang. Năm 2017, Maymoulna là một trong 10 nữ doanh nhân tiêu biểu do Mạng lưới Doanh nhân Nữ ASEAN (AWEN) tại thủ đô Manila (Philippines) bình chọn. Cô gái chăn cừu Maymoulna là tên tộc của bà Nguyễn Thị Kim Chi, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Thêu may Kim Chi, người dân tộc Chăm (An Giang)...

Cơ hội phát triển giao thông xanh cho ĐBSCL

Theo các chuyên gia, giao thông xanh, đặc biệt là xe điện, đang là một trong những giải pháp then chốt giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tại hội thảo “Ðịnh hướng công nghệ cho ÐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu và nhu cầu quản trị thành phố thông minh” các chuyên gia đã tập trung phân tích tiềm năng, thách thức và đề xuất...

Ðiểm nhấn sân vườn từ kiểng cây ăn trái

Những năm gần đây, bên cạnh các loại hoa kiểng, người dân TP Cần Thơ còn có xu hướng trồng cây ăn trái trong khuôn viên, trước sân, sân thượng. Các loại cây ăn trái không chỉ tạo không gian xanh, mát mẻ; thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng mà còn mang đến nguồn trái cây sạch, trải nghiệm thu hoạch trái cây thú vị cho gia chủ. Kiểng cây ăn trái bày bán tại phừờng Thường...

Lồng ghép kinh tế số, kinh tế xanh – Ðộng lực đổi mới, nâng cao chất lượng tăng trưởng nền kinh tế

Kinh tế số, kinh tế xanh giờ đây trở thành xu thế của nhiều nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam. TP Cần Thơ xác định kinh tế số là một trong ba trụ cột chuyển đổi số và tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm xanh hóa nền kinh tế. Trong đó, việc ứng dụng KH&CN, công nghệ 4.0 được thành phố xác định là khâu đột phá, động lực tăng trưởng quan...

Nỗ lực đảm nhiệm tốt vai trò cung cấp điện cho thành phố

Từ nay đến cuối năm là thời điểm các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp tăng tốc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024, kéo theo nhu cầu tiêu thụ điện ở các ngành, lĩnh vực trên địa bàn thành phố tăng cao. Và để đảm bảo yêu cầu cung cấp điện ổn định cho thành phố, Công ty Ðiện lực TP Cần Thơ đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nâng cao kỹ...

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo – Đánh thức nền nông nghiệp đa giá trị

Hôm nay (1-11), “Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành Nông nghiệp Cần Thơ 2024 - Tech4Agri CanTho 2024” với chủ đề “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Ðánh thức nền nông nghiệp đa giá trị” chính thức khai mạc. Sự kiện nhằm quảng bá, giới thiệu công nghệ, thiết bị và sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp thông minh, nông nghiệp tuần hoàn và nông nghiệp xanh. Ðây cũng là cơ hội...

Kết nối sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của TP Cần Thơ và Hà Nội

(CT) - Chiều 31-10, Sở Công Thương TP Cần Thơ và Sở Công Thương TP Hà Nội tổ chức cuộc họp trực tuyến để trao đổi, kết nối các doanh nghiệp có sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng của 2 địa phương. Trao đổi tại đầu cầu TP Cần Thơ. Bà Nguyễn Kiều Oanh, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, hằng năm Sở Công Thương Hà Nội tổ chức khoảng cuộc 40 triển lãm, kết...

Gỡ khó, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến đôn đốc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024. Từ đầu năm đến nay, chương trình tiếp tục được triển khai rộng khắp trên cả nước, các địa phương tập trung hoàn thành các tiêu chí về NTM thông qua đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập...

Cả nước có 14.085 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

(CT) -Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được các địa phương triển khai đồng bộ, rộng khắp, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn. Nước mắm Tư Hon, một trong những sản phẩm OCOP tiêu biểu của quận Ô Môn, TP Cần Thơ. Ðến nay, cả nước có 14.085 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó...

Tin nổi bật

Tin mới nhất