Powered by Techcity

Cô Uyên với hành trình 40 năm “gieo chữ” cho học sinh nghèo miền Tây

Cô Hiếu tận tình chỉ dạy cho các học trò
Cô Hiếu tận tình chỉ dạy cho các học trò

Trao yêu thương qua từng con chữ

Không có tiếng trống trường giòn giã vang lên báo hiệu mỗi ngày, nhưng cứ đều đặn mỗi tuần 4 buổi, khi đồng hồ vừa điểm 17h30, thì trên căn gác nhỏ đơn sơ, chỉ với một chiếc bảng trắng với 2 dãy bàn gỗ kê sát tường tại ngôi nhà của cô Liêu Thị Mỹ Hiếu lại vang lên tiếng đọc bài ê, a của lũ trẻ. 

Lớp học của cô Hiếu đa dạng học sinh về độ tuổi, nhưng điểm chung là các em đều khó khăn. Em thì mồ côi, em bán vé số dạo, bán hàng rong, cha mẹ là lao động nghèo, có em sống cùng ông bà… Nhiều thời điểm, lớp học của cô có tới 30 em đến lớp mỗi đêm.

Về cái duyên gắn với lớp học tình thương cho trẻ em nghèo, cô Hiếu cho biết: Khi cô học lớp 6, cha bệnh nặng rồi qua đời, mẹ tảo tần nuôi chị em cô ăn học. Tới năm lớp 8, cô phải thôi học đi làm kiếm tiền phụ mẹ. Năm 18 tuổi, khi tham gia các hoạt động phong trào tình nguyện cho thiếu nhi, cô Hiếu được giao nhiệm vụ giảng dạy các lớp học tình thương do địa phương tổ chức.

“Vào thời điểm đó, các em nhỏ tại đây không biết chữ rất nhiều, không nhà cửa, các em sống cùng gia đình trong những căn trọ. Cũng vì hoàn cảnh, mà ước mơ được cắp sách đến trường như bao bạn bè đồng trang lứa đối với những đứa trẻ này cũng dường như trở nên xa xỉ”, cô Hiếu nói.

Lúc đầu, gia đình cô Hiếu không đồng ý cho tham gia dạy lớp “xóa mù chữ”. Vì khi đó quá khó khăn, gia đình muốn cô dành thời gian đi làm kiếm tiền. Phần vì sợ cô không đủ kiến thức để đứng lớp. Nhưng khi được cán bộ phường vận động thuyết phục, từ đó cô gắn với việc dạy chữ cho trẻ em nghèo.

Các em học sinh nắn nót từng con chữ dưới sự chỉ bảo của cô Hiếu
Các em học sinh nắn nót từng con chữ dưới sự chỉ bảo của cô Hiếu

Dù xuất phát điểm không phải là giáo viên ngành Sư phạm, nhưng cô Hiếu lại rất hết lòng với công việc, không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ năng giảng dạy của mình. Cô Hiếu chia sẻ: “Khó khăn nhất và đầu tiên là cách phát âm. Vì mình không học qua sư phạm. Bởi vậy dịp Hè, cô được trường đưa đi học thêm 3 tháng để nâng cao cách dạy. Rồi cô cũng xin dự giờ ban ngày để nắm bắt được những cái mới rồi đem về dạy cho các bé. Nói chung mọi thứ, những gì cần thì cô đều hỏi. Bởi nếu mà sợ mọi người biết mình dốt thì sẽ dốt mãi, mình phải hỏi cho biết thì mới dạy được”.

Sau khi vừa dạy, vừa theo học các lớp bổ túc bồi dưỡng văn hóa, cô Hiếu đã hoàn thành chương trình sư phạm và được phân công dạy phổ cập tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (Ninh Kiều). Thời gian này, cô vẫn duy trì lớp học miễn phí. Để có chỗ dạy, địa phương đã mượn cơ sở vật chất ở chùa để giúp trong việc cô dạy cho trẻ em cơ nhỡ, đường phố.

Thời gian tiếp đó, cô Hiếu tổ chức lớp học tình thương cho trẻ em nghèo ngay tại nhà. Nhờ các nhà hảo tâm giúp đỡ sách vở, bàn ghế… lớp học dần ổn định, cô có điều kiện giảng dạy các em tốt hơn.

Hành trang cuộc đời

Đã 40 năm trôi qua, có hàng trăm em học trò nghèo đã được cô Hiếu dìu dắt từ lớp học “dã chiến” ấy. Mỗi em, mỗi số phận, nhưng lại cùng một khát khao về con chữ, bởi các em tin rằng, khi biết được chữ thì “hành trang” cho cuộc đời cũng sẽ thêm phần vững chãi. Nhưng cũng có nhiều em nhỏ, niềm vui được đến lớp vẫn còn chưa trọn vẹn, bởi cuộc sống mưu sinh của gia đình quá khó khăn, các em nhỏ lại phải sống trong cảnh ngược xuôi “rày đây, mai đó”.

Cô Hiếu trăn trở: “Sĩ số học sinh tới lớp cô giao động lắm. Tại vì ba mẹ với ông bà chuyển chỗ ở thì mấy em phải đi theo. Hầu như mấy em đó không có nhà cửa, ở tạm trú thôi”.

Lớp học của cô Hiếu tuy đơn sơ nhưng ấm áp tình thương
Lớp học của cô Hiếu tuy đơn sơ nhưng ấm áp tình thương

Cứ lớp lớp thế hệ học trò đến rồi lại đi, cũng có những em từ lớp học nhỏ mà trưởng thành, có công việc ổn định. Tiêu biểu, có cô học trò nhỏ mồ côi tên Phước ngày nào, giờ đây đã trở thành kế toán.

Kể về học trò của mình, cô Hiếu không giấu được niềm vui: “Đó là điều mà cô cảm thấy rất  là tự hào. Bây giờ Phước đi làm và thỉnh thoảng có trở về thăm lớp, biết cô bán móc khóa, em ấy trực tiếp móc những móc khóa bằng len, gửi mẹ đem lại cho cô, cũng tự làm bánh gửi tặng cho cô. Lâu lâu mua vài bịch kẹo, thùng mì gửi lại cho mấy bé”.

Nỗi lo của cô

Ánh mắt nhìn vào khoảng không, cô Hiếu tâm sự, điều mơ ước của cô không phải là dạy học, mà chỉ muốn trở thành một công nhân, “hằng ngày tan làm về, đạp xe trên con đường Nguyễn Trãi rợp mát bóng cây”. Tuy nhiên, bởi thương với các học trò mà cô Hiếu trụ vững đến tận bây giờ. 

Thế nhưng chính điều này làm cô thấy lo lắng. Cô nhận thức mình giờ đã chuyển sang tuổi xế chiều, nên băn khoăn đến khi không thể đứng lớp, thì có ai yêu thương, dạy cho các em con chữ nữa hay không.

“Giờ cô chỉ mong có sức khỏe để tiếp tục giúp đỡ các em. Đến khi nào không thể làm được nữa, cô cũng mong có ai đó sẽ tiếp tục ‘gieo’ cho các em con chữ. Cô sẵn sàng cho mượn chính địa điểm lớp để tổ chức giảng dạy” cô Hiếu cho hay.

Được biết, ngoài sự giúp đỡ của mạnh thường quân, lớp học của cô Hiếu còn nhận được sự quan tâm từ các bạn sinh viên tình nguyện đến từ Câu lạc bộ Vì trẻ thơ. Đều đặn mỗi tuần, sẽ có các bạn đến hỗ trợ cùng cô giảng dạy. Chứng kiến hoàn cảnh của các em nhỏ, sự tận tâm mà cô Hiếu dành cho học trò của mình, các bạn tình nguyện viên như được tiếp thêm động lực để tiếp tục gắn bó cùng công việc ý nghĩa.

Bạn Hoàng Trúc – tình nguyện viên chia sẻ: “Khi mà em làm những hoạt động đó, đôi khi em cũng cảm thấy nản, nhưng mà cô cũng động viên em rất là nhiều để cho tụi em tiếp tục làm. Cô cũng cho em thấy được cái ý nghĩa đó, cô cũng sẵn sàng giúp tụi em trong những  hoạt động khác của câu lạc bộ chứ không chỉ là hoạt động dạy học không”.

Một bữa ăn tiếp sức cho các em sau giờ học (Ảnh: Thành Thật)
Một bữa ăn tiếp sức cho các em sau giờ học (Ảnh: Thành Thật)

 Chị Lê Thị Anh Đào (41 tuổi, ngụ TP. Cần Thơ) bộc bạch, do hoàn cảnh khó khăn nên chị không có điều kiện cho con đến trường. Biết lớp học tình thương của cô Hiếu, chị xin cho con theo học đến nay đã được 5 năm. Nhờ đó, con chị biết chữ và được dạy lễ nghĩa nên rất ngoan. Ngoài học chữ, con chị còn được cô Hiếu dạy kết cườm làm móc khóa để tự kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Cứ như vậy, bằng tình yêu thương, bằng trái tim nhiệt huyết của một nhà giáo tận tâm với nghề, cô Hiếu đã sưởi ấm cho tâm hồn, cho tuổi thơ thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần của đứa trẻ “chưa kịp lớn đã phải trưởng thành”, âm thầm thu nhặt những mảnh ghép cuộc đời, thắp lên ánh sáng hy vọng về một tương lai tươi sáng cho những em nhỏ kém may mắn. Vì cô biết rằng, các em cũng cần lắm một đôi tay vững chắc để dìu dắt các em qua những chông chênh của cuộc đời.

Khen thưởng cô giáo giúp hơn 200 học sinh thoát thảm họa sạt lở đất tại Thanh Hóa

Nguồn: https://baodantoc.vn/co-uyen-voi-hanh-trinh-40-nam-gieo-chu-cho-hoc-sinh-ngheo-mien-tay-1727709946921.htm

Cùng chủ đề

Ghé thăm chợ nổi Cái Răng mùa nước nổi

Chợ nổi Cái Răng- Cần Thơ, một trong những chợ nổi lớn nhất miền Tây. Và sau đây là kinh nghiệm khám phá chợ nổi Cái Răng dành cho người đi lần đầu: Đặt ghe: Trước ngày đi khoảng 1-2 ngày nên đặt ghe trước (nếu đi riêng). Từ 2-5 người có thể đi ghe nhỏ; đông hơn hoặc có trẻ nhỏ nên đặt thuyền lớn. Nên đặt trực tiếp từ các cô/ chú chủ ghe. Mình đi 2 người...

Người mang khát vọng gạo Việt ra thế giới

VN chính thức xuất khẩu gạo từ tháng 11.1989. Tuy nhiên, mọi việc có thể đã khác nếu VN không khống chế được đại dịch rầy nâu, không phát triển được giống lúa cao sản, nông dân không hăng hái ra đồng… Đây cũng là một trong những dấu ấn lớn nhất của GS-TS Võ Tòng Xuân với người dân miền Tây. Ông được gọi là “tư lệnh” chống giặc rầy nâu, lai tạo giống mới. Trở lại năm 1977,...

Dâu da mất mùa liên tiếp, nhà vườn lỗ nặng

Nếu như mọi năm thời điểm này bà Nguyễn Thị Thuận (TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) đã thu hoạch 27 công dâu da bán cho thương lái và túi đã rủng rỉnh tiền lời thì vụ dâu năm nay bà Thuận ngậm ngùi lỗ hơn 50 triệu đồng vì vườn dâu mất mùa. Bà Thuận cho biết: “Nhà tôi có 300 gốc dâu gồm nhiều loại khác nhau, trung bình năng suất khoảng 70 tấn/vụ, sau khi trừ chi...

Cùng tác giả

“Ngôi nhà chung” của cộng đồng nữ doanh nhân Cần Thơ

Hội Nữ Doanh nhân TP Cần Thơ (CAWE) thành lập vào tháng 4-2022, sau 2 năm rưỡi hoạt động, CAWE hiện có 223 hội viên hoạt động trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, nông thủy sản, giáo dục và bất động sản, tài chính ngân hàng. CAWE đã trở thành ngôi nhà chung của cộng đồng nữ doanh nhân thành phố cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm,...

Ðẩy nhanh tiến độ đường Vành đai phía Tây

Dự án đường Vành đai phía Tây là công trình trọng điểm của TP Cần Thơ. Tuy nhiên, do vướng một số khó khăn và đang trong quá trình điều chỉnh chủ trương đầu tư và tổng mức đầu tư dẫn đến chậm trễ tiến độ. Hiện các đơn vị liên quan đang khẩn trương tập trung triển khai, đẩy nhanh tiến độ dự án… Hiện nay, đơn vị thi công đang tập trung triển khai thi công dự án...

Liên kết, hợp tác phát triển bền vững ngành Nông nghiệp

(CT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ tiếp tục triển khai các kế hoạch, chương trình phối hợp với các tỉnh, sở ngành, viện trường nhằm tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Nhiều đại biểu trong và ngoài nước tham quan mô hình kinh tế tuần hoàn ngành Nông nghiệp phối hợp với IRRI triển khai...

10 hộ dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn được tặng máy bơm nước

(CT) - Sáng 19-11, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) TP Cần Thơ phối hợp Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức tặng nông cụ cho 10 gia đình người dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn. Các đồng chí: Tống Văn Nhịn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQVN thành phố; Lê Trung Kiên, Trưởng Ban Dân tộc thành phố; Ðại tá Trần Quốc Khởi, Phó Chính ủy Bộ CHQS thành phố; Hòa thượng Ðào...

Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới thăm thực tế sản xuất lúa tại Cần Thơ

(CT)- Ngày 19-11, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cùng lãnh đạo các sở, ngành hữu quan TP Cần Thơ đã tiếp đón đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) do bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch WB khu vực Đông Á và Thái Bình Dương làm trưởng đoàn đã đến TP Cần Thơ thăm thực tế sản xuất lúa tại Hợp tác xã  (HTX) New Green Farm tại quận Thốt...

Cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới thăm thực tế sản xuất lúa tại Cần Thơ

(CT)- Ngày 19-11, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cùng lãnh đạo các sở, ngành hữu quan TP Cần Thơ đã tiếp đón đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) do bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch WB khu vực Đông Á và Thái Bình Dương làm trưởng đoàn đã đến TP Cần Thơ thăm thực tế sản xuất lúa tại Hợp tác xã  (HTX) New Green Farm tại quận Thốt...

Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Cần...

(CT) - Ngày 19-11-2024, UBND quận Ninh Kiều tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 1192/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Cần Thơ giai đoạn 2023-2025 (Nghị quyết 1192/NQ-UBTVQH15). Đồng chí Phạm Văn Hiểu (bìa phải) và đồng chí Dương Tấn Hiển (bìa trái) trao Nghị quyết 1192/NQ-UBTVQH15 đến lãnh đạo phường Thới Bình. Tham dự lễ có các đồng chí nguyên lãnh đạo Trung ương,...

Đồng chí Bí thư Thành ủy thăm và chúc mừng các nhà giáo hưu trí

(CT) - Nhân dịp Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), sáng 19-11-2024, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ; cùng đại diện lãnh đạo UBND, các sở, ban, ngành thành phố, đến thăm và chúc mừng các nhà giáo hưu trí trên địa bàn thành phố. Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu cùng các đồng chí trong đoàn đến thăm thầy Đào Xuân Kiểu. Ảnh: B.NG Đồng chí...

Trao giải cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp thanh niên Cần Thơ”

(CT) - Ban Thường vụ Thành đoàn Cần Thơ vừa công bố và trao giải cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp thanh niên Cần Thơ” năm 2024. Chị Lư Thị Ngọc Anh, Bí thư Thành đoàn Cần Thơ, trao Bằng khen và giải thưởng cho các tác giả/nhóm tác giả đạt giải cao tại cuộc thi. Vượt qua 25 dự án khởi nghiệp ở vòng sơ khảo, có 5 dự án xuất sắc của các tác giả/nhóm...

Đề xuất hỗ trợ 1.870 tỷ đồng xây tuyến kết nối cầu Đại Ngãi với Quốc lộ 60

Đề xuất hỗ trợ 1.870 tỷ đồng xây tuyến kết nối cầu Đại Ngãi với Quốc lộ 60Tuyến đường từ cầu Đại Ngãi kết nối với Quốc lộ 60 hiện hữu có chiều dài khoảng 14 km, dự kiến đầu tư theo quy mô 2 làn xe, đường cấp III đồng bằng. Thi công xây dựng cầu Đại Ngãi 2 (Ảnh: Xuân Lương). UBND tỉnh Sóc Trăng vửa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây...

Lãnh đạo TP Cần Thơ thăm một số mô hình sản xuất tiêu biểu ở Phong Điền

(CT) - Chiều 18-11, đồng chí Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HÐND TP Cần Thơ; đồng chí Nguyễn Xuân Hải, Phó Chủ tịch Thường trực HÐND TP Cần Thơ, cùng lãnh đạo các sở, ngành thành phố và huyện Phong Ðiền, đến thăm một số mô hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Phong Ðiền. Đồng chí Phạm Văn Hiểu và đoàn công tác thăm hỏi hoạt động...

Thông báo mời tham gia xã hội hóa Đường đèn nghệ thuật TP Cần Thơ

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ ban hành Thông báo số 4434 /TB-SVHTTDL ngày 18-11-2024 về việc mời tham gia xã hội hóa Đường đèn nghệ thuật TP Cần Thơ. Cụ thể, để triển khai thực hiện Đường đèn nghệ thuật TP Cần Thơ theo hình thức xã hội hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trân trọng kính mời quý doanh nghiệp quan tâm, tham gia. Quý doanh nghiệp sẽ nhận được Hồ sơ mời tham gia xã hội hóa Đường đèn nghệ...

Giải bài toán tín dụng cho nông sản chủ lực ĐBSCL

(CTO) - Thúc đẩy tín dụng nông sản chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng và cả nước nói chung cần phải có cơ chế phát triển tài chính vi mô để tạo thêm nguồn vốn ngoài vốn tín dụng từ ngân hàng. Bên canh đó, phải có bảo hiểm rủi ro cho nông nghiệp; sớm hình thành thị trường phái sinh hàng hóa để giảm các rủi ro trong phát triển.   Sáng 18-11, tại TP...

Long trọng tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

(CT) -  Sáng 18-11, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ long trọng tổ chức họp mặt kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy và đồng chí Nguyễn Xuân Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố, trao danh hiệu Nhà giáo Ưu tú đến các nhà giáo....

Những cô giáo yêu nghề, mến trẻ

Cô giáo Quách Thị Hồng Nhiệm vào ngành Giáo dục năm 2019, hiện là Tổ trưởng chuyên môn Trường Mầm non xã Trung Bình (huyện Trần Đề). Được phân công dạy lớp mầm, cô giáo Nhiệm luôn ý thức tinh thần trách nhiệm trong công việc, yêu thương tôn trọng đối xử công bằng với trẻ. Cô Nhiệm luôn chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi trước khi lên lớp, tự tạo đồ chơi phục vụ cho giảng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất