Powered by Techcity

Cần Thơ qua các thời kỳ lịch sử

Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai mở và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Cùng với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, vùng đất Trấn Giang – Cần Thơ đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Mỗi giai đoạn lịch sử đều ghi dấu những bước phát triển mới của vùng đất này, tích luỹ nội lực để hôm nay vinh dự gánh vác trọng trách thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố động lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trấn Giang – Những ngày đầu thành lập (1739 – 1787)

Trong tiến trình khai khẩn vùng đất phương Nam của ông cha ta, Cần Thơ được khai phá muộn hơn so với miền trên (Đồng Nai – Sài Gòn) và miền dưới (Hà Tiên). Cuối thế kỷ XVII, Mạc Cửu – người Quảng Lôi, Quảng Đông (Trung Quốc) – không thần phục nhà Thanh cùng nhiều đoàn tùy tùng và dân cư theo đường biển kéo vào Hà Tiên cư trú dưới sự cai quản của chúa Nguyễn. Tháng 8 năm Mậu Tý (năm 1708), chúa Nguyễn Phúc Chu sắc phong Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên. Mạc Cửu lập đồn dinh ở Phương Thành, nhân dân quy tụ ngày càng đông. Năm 1732, toàn bộ đất phương Nam được chúa Nguyễn phân định thành 3 dinh và 01 trấn, đó là dinh Trấn Biên (vùng Biên Hoà), dinh Phiên Trấn (vùng Gia Định), dinh Long Hồ (vùng Vĩnh Long) và trấn Hà Tiên. Năm 1735, Tổng trấn Mạc Cửu qua đời, con ông là Mạc Thiên Tích (trước đó có tên là Mạc Thiên Tứ) được phong làm Tổng trấn nối nghiệp cha. Từ Hà Tiên, ông đẩy mạnh công cuộc khai mở về vùng đất thuộc hữu ngạn sông Hậu. Năm 1739, ông đã hoàn thành việc khai mở này và lập thêm 4 vùng đất mới (“Gia Định thành thông chí” gọi là “đạo”), bao gồm: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (bắc Bạc Liêu) để sáp nhập vào đất Hà Tiên.

Nhận thấy Trấn Giang có vị trí chiến lược để làm hậu cứ vững chắc cho Hà Tiên nhằm chống lại quân Xiêm và quân Chân Lạp thường xuyên xâm lấn và quấy phá, Tổng trấn Mạc Thiên Tích đã xây dựng đất Trấn Giang trên mọi lĩnh vực quân sự, kinh tế, thương mại và văn hoá. Chính đại thần Nguyễn Cư Trinh được chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát phái vào Nam từ năm 1753 sau khi gặp Tổng trấn Mạc Thiên Tích cũng rất đồng tình với mưu lược của ông. Từ đó, Trấn Giang càng phát triển và trở thành “thủ sở” mạnh ở miền Hậu Giang. Không chỉ là đồn thủ ở một địa điểm thuỷ lộ xung yếu, thủ sở Trấn Giang – nằm ở bờ tây sông Cần Thơ – còn là nơi tập hợp người tứ phương về khai phá lập nghiệp.

Do có vị trí xung yếu, nên từ năm 1771 đến năm 1787, Trấn Giang phát triển trong bối cảnh lịch sử đầy xáo động.

Sau khi chiếm kinh thành Phú Xuân (năm 1774), tháng 3 năm Đinh Dậu (năm 1777), quân Tây Sơn đánh chiếm Gia Định. Tháng 4 cùng năm, xa giá chúa Nguyễn chạy xuống Trấn Giang đạo. Đến tháng 8-1777, quân Tây Sơn kéo xuống miền Tây và Trấn Giang. Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ thân chinh chỉ huy quân Tây Sơn đánh tan 20 nghìn quân và 300 chiến thuyền của quân Xiêm, làm nên chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang) vang dội. Năm 1787, quân Tây Sơn rút khỏi các dinh trấn ở miền Tây, vì thế quân Nguyễn ánh mới thu lại được các vùng này, trong đó có Trấn Giang.

Trấn Giang từ năm 1788 đến khi thực dân Pháp xâm lược

Năm Quý Hợi (năm 1803), vua Gia Long phân định lại dư đồ vùng miền Tây sông Hậu, đổi tên dinh Long Hồ thành dinh Hoằng Trấn, sau đổi lại là Vĩnh Trấn. Đến năm Mậu Thìn (năm 1808), vùng đất này có tên gọi mới là trấn Vĩnh Thanh, trong đó Trấn Giang nằm trong địa giới trấn Vĩnh Thanh. Đến năm Quý Dậu (năm 1813), vua Gia Long cắt một vùng đất vùng hữu ngạn sông Hậu, trong đó có Trấn Giang – Cần Thơ xưa để lập huyện Vĩnh Định (trực thuộc phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh).

Năm Nhâm Thìn (năm 1832), vua Minh Mạng ban chiếu dụ đổi “trấn” thành “tỉnh” và hình thành nên Nam Kỳ lục tỉnh. Vua Minh Mạng đã tách huyện Vĩnh Định (Cần Thơ xưa) ra khỏi phủ Định Viễn (tỉnh Vĩnh Long) và cho trực thuộc phủ Tân Thành (tỉnh An Giang).

Năm Kỷ Hợi (năm 1839), vua Minh Mạng đổi tên huyện Vĩnh Định thành huyện Phong Phú, trực thuộc phủ Tịnh Biên (tỉnh An Giang) và lấy làng Tân An làm huyện trị của huyện Phong Phú. Từ đó, huyện Phong Phú tiếp tục phát triển và nổi tiếng là vùng đất thịnh trị khác hẳn mọi vùng ở miền Tây bấy giờ.

Làng Tân An, Thới Bình đã được hình thành sớm trên vùng đất này. Trong đó, ở làng Bình Thuỷ, do có sông nước hiền hoà và phẳng lặng nên dân cư đến lập nghiệp sớm, nhanh chóng phát triển và trở thành đất gốc của người dân Cần Thơ. Về sau, dưới bàn tay xây đắp của con người, cảnh trí trở nên thi vị hơn và văn vật hơn, nên hậu thế đặt tên cho vùng đất Bình Thủy là Long Tuyền.

ở Trấn Giang, đường sông là mạch máu giao thông chính, ghe xuồng trở nên quan trọng đến mức thiết yếu. Làng xã được hình thành trên các giồng đất trải dài theo sông, rạch (về sau là kinh đào). Chợ búa đều hình thành trên bến sông, rạch, kinh đào. Những khúc sông thuận lợi, giáp nước, cửa vàm, ngã ba, ngã tư trở thành tụ điểm giao thương, thị tứ, trung tâm thương mại – văn hoá của một vùng. Như vậy, các chợ, thị tứ nằm sâu trong đất liền, xa sông chỉ xuất hiện sau khi đường bộ đã phát triển, xe cộ trở thành phương tiện đi lại phổ biến.

Đặc điểm này có thể đã hình thành từ cuối thế kỷ XVIII ở vùng Bình Thuỷ – Cần Thơ và liên lập với các tụ điểm khác trải dài trên vùng đất trung lưu và hạ lưu sông Hậu. Đến đầu thế kỷ XIX, trong “Gia Định thành thông chí” đã nhắc đến những trung tâm mua bán như trung tâm bờ phía tây thủ sở đạo Trấn Giang (trên sông Cần Thơ); trung tâm ở sông Trà Ôn (thuộc tổng Bình Chánh) và trung tâm Trường tàu Ba Thắc (hạ lưu sông Hậu) tương xứng với trung tâm mua bán ở hữu ngạn sông Tiền là Sa Đéc, Long Hồ. Đây là đặc điểm nổi bật nhất mà các nhà nghiên cứu định danh là “văn minh sông rạch” và ở mức độ cao hơn là các chợ nổi ở các giao lộ đường thuỷ như Trà Ôn, Phong Điền, Cái Răng sau này.

Có thể nói, đây là thời kỳ Trấn Giang – Cần Thơ bước vào giai đoạn xây dựng hoà bình và ngày càng được củng cố hệ thống hành chính – cai trị. Theo đó, ý thức hệ Nho giáo cùng với những chế định về văn hoá – giáo dục, những chuẩn tắc về đạo đức và chuẩn mực ứng xử ngày càng phát triển.

Cộng đồng dân cư ở Trấn Giang, bao gồm: một bộ phận là binh lính và gia đình của quân binh Hà Tiên, Rạch Giá và một bộ phận là những lưu dân từ miền ngoài vào, từ miền Đông xuống. Vì thế, những dấu vết văn hoá truyền thống từ miền ngoài còn được lưu giữ trong tập tục thờ cúng của nhiều địa phương trong vùng.

Cần Thơ trong giai đoạn giành độc lập, xây dựng và phát triển

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động dữ dội ở Nam Kỳ lục tỉnh. Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông theo hoà ước nhượng bộ của triều đình Huế năm 1862. Ngày 20, 22 và 24 tháng 6-1867, thực dân Pháp đã vi phạm hoà ước 1862, chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.

Ngày 1-1-1868, Thống đốc Nam Kỳ Bonard quyết định sáp nhập huyện Phong Phú (Trấn Giang – Cần Thơ) với Bãi Sào (Sóc Trăng) đặt thành quận, lập toà bố tại Sa Đéc.

Ngày 30-4-1872, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định sáp nhập Phong Phú với Bắc Tràng (một vùng thuộc phủ Lạc Hoá, tỉnh Vĩnh Long) lập thành một hạt, đặt toà bố tại Trà Ôn. Một năm sau, toà bố Trà Ôn lại dời về Cái Răng (Cần Thơ).

Ngày 23-2-1876, Soái phủ Sài Gòn ra Nghị định mới lấy huyện Phong Phú và một phần huyện An Xuyên và Tân Thành để lập hạt Cần Thơ (arrondissement de Cantho) với thủ phủ là Cần Thơ (làng Tân An, huyện trị của huyện Phong Phú cũ). Năm 1889, Pháp đổi các đơn vị hành chính cấp hạt thành tỉnh và huyện đổi thành quận.

Từ năm 1876 đến năm 1954, địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ thời Pháp thuộc vẫn không thay đổi.

Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chính quyền kháng chiến có điều chỉnh một phần địa giới hành chính của tỉnh Cần Thơ. Trong đó, Cần Thơ nhận thêm huyện Thốt Nốt (tỉnh Long Xuyên), các huyện Long Mỹ, Gò Quao, Giồng Riềng, thị xã Rạch Giá (tỉnh Rạch Giá) và huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng) và giao 02 huyện Trà Ôn và Cầu Kè về tỉnh Vĩnh Trà (Vĩnh Long – Trà Vinh).

Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, đế quốc Mỹ đã biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Từ đó, địa giới hành chính của tỉnh Cần Thơ trong chế độ cũ ở miền Nam có nhiều thay đổi. Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm quyết định đổi tên tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Phong Dinh. Năm 1961, tách một vùng đất ở Long Mỹ, Vị Thanh lập thành tỉnh Chương Thiện. Sau đó, các quận, các tổng, xã trong tỉnh Phong Dinh và tỉnh Chương Thiện đều phân chia lại.

Về phía chính quyền cách mạng, tên gọi Cần Thơ vẫn được duy trì. Địa giới hành chính có thay đổi một phần. Tháng 11-1954, Long Mỹ và các huyện Gò Quao, Giồng Riềng, thị xã Rạch Giá đưa trở lại tỉnh Rạch Giá. Huyện Kế Sách về tỉnh Sóc Trăng. Huyện Thốt Nốt về tỉnh Long Xuyên. Cần Thơ nhận lại 02 huyện Trà Ôn và Cầu Kè như cũ. Năm 1956, hai huyện Trà Ôn và Cầu Kè đưa về Vĩnh Long (trong thời điểm Mỹ nguỵ lập ra tỉnh mới “Tam Cần”). Năm 1957, huyện Long Mỹ chuyển trở lại tỉnh Cần Thơ. Năm 1958, huyện Kế Sách (thuộc tỉnh Sóc Trăng) cũng chuyển về tỉnh Cần Thơ.

Năm 1963, huyện Thốt Nốt (tỉnh Long Xuyên) đưa về tỉnh Cần Thơ. Năm 1966, hình thành thị xã Vị Thanh trực thuộc tỉnh Cần Thơ. Năm 1969, tách thị xã Cần Thơ khỏi tỉnh Cần Thơ trực thuộc khu Tây Nam Bộ. Năm 1971, thị xã Cần Thơ trở lại thuộc tỉnh Cần Thơ. Năm 1972, thị xã Cần Thơ trở thành thành phố Cần Thơ, trực thuộc khu Tây Nam Bộ.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Chính phủ ban hành Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24-3-1976 sáp nhập tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ để lập tỉnh mới với tên gọi Hậu Giang, tỉnh lỵ là thành phố Cần Thơ.

Đến tháng 12-1991, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá VIII) ra Nghị quyết tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng.

Đến ngày 1-1-2004, tỉnh Cần Thơ tách ra thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Kể từ đó, Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương.

Đảm đương trọng trách thành phố trực thuộc trung ương, Cần Thơ đang ra sức phát huy những lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng về kinh tế, thương mại, khoa học – công nghệ, nguồn nhân lực cùng truyền thống đoàn kết, tinh thần năng động, sáng tạo để vươn lên đổi mới, xứng đáng với vị thế thành phố động lực, “đầu tàu” phát triển của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

HĐND TP Cần Thơ sẽ xem xét hợp nhất, thành lập một số sở, ngành thành phố

(CT) - Sáng 10-2, đồng chí Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HÐND TP Cần Thơ, chủ trì cuộc họp liên tịch chuẩn bị kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND thành phố khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026. Đồng chí Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Cần Thơ, phát biểu kết luận cuộc họp. Ảnh: ANH DŨNG   Dự họp có các đồng chí đại...

Giá lúa giảm, nông dân gặp khó!

Lúa vụ đông xuân 2024-2025 tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh vùng ĐBSCL đã bắt đầu bước vào thu hoạch. Đông xuân là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, nông dân luôn kỳ vọng có thể đạt được mức lợi nhuận cao. Tuy nhiên, năm nay giá lúa bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ khiến cho nhiều nông dân gặp khó... Giá lúa giảm mạnh Trong những tuần trước Tết Nguyên đán 2025, giá nhiều loại lúa...

Ngành điện đã đảm bảo an toàn cho người dân vui Xuân

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án cung cấp điện và trực giữ điện 24/24, Công ty Điện lực TP Cần Thơ đã đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định và tin cậy cho thành phố trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Qua đó, không chỉ đáp ứng yêu cầu giữ điện tốt cho các địa điểm diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng cũng như các hoạt động văn...

Nhiều tín hiệu tích cực cho ngành Dệt may và Da giày

(CT) - Theo số liệu từ Tổng Cục Thống kê, trong tháng 1-2025 có 7 nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD. Trong đó, dệt may đứng thứ 4 với 3,189 tỉ USD; da giày đứng thứ 5 với 1,89 tỉ USD. Hoạt động sản xuất tại Công ty Cổ phần May Việt Long Giang (TP Cần Thơ). Thông tin từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam, nhiều doanh nghiệp thành viên đã có đủ đơn...

Tăng cường giải pháp ứng phó khô hạn, xâm nhập mặn

Theo các nhà khoa học, tại ĐBSCL tình trạng khô hạn bước vào giai đoạn cao điểm, nước trên các con sông, kênh, rạch ngày càng xuống thấp; xâm nhập mặn (XNM) bắt đầu lấn sâu vào nội đồng, đe dọa sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân. TP Cần Thơ cũng như các địa phương trong khu vực ĐBSCL tập trung thực hiện nhiều biện pháp phù hợp với tình hình thực tế để chủ động...

Cùng tác giả

Chợ nổi Cái Răng đổi mới sản phẩm chào đón du khách

Để hành trình tham quan Chợ nổi Cái Răng đặc sắc, trọn vẹn cảm xúc và có những trải nghiệm đáng nhớ cho du khách sau khoảng thời gian tưởng chừng “ngủ quên”, TP. Cần Thơ đã phối hợp cùng các doanh nghiệp hoạt động du lịch xây dựng hành trình thú vị, tạo nhiều không gian khám phá hơn trong năm mới. Đến với Cần Thơ, nếu muốn bắt kịp khoảnh khắc bình minh trên sông Hậu, tận hưởng...

Bùng nổ du lịch cuối năm, chợ đêm Ninh Kiều kỳ vọng bội thu

Hòa chung không khí sôi động của Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, các tiểu thương chợ đêm Ninh Kiều cũng kỳ vọng một mùa kinh doanh bội thu. Những ngày cuối năm, Ninh Kiều – quận trung tâm của TP Cần Thơ - đang bùng nổ du lịch mạnh mẽ với sự kiện Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, Cần Thơ lần thứ VII năm 2024. Đây là hoạt động điểm nhấn...

Cần Thơ ứng dụng công nghệ số phát triển du lịch thông minh

Ngành du lịch thành phố đang tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, đầu tư phát triển du lịch thông minh hướng đến phát triển du lịch hiện đại, bền vững. Những ngày cuối năm, gia đình chị Phùng Nguyên Bảo Yến (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) có chuyến tham quan, du lịch tại TP Cần Thơ. Thay vì phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin, chị Yến đã trải nghiệm ứng dụng Du lịch thông minh Cần...

Giới trẻ Cần Thơ tấp nập check in Giáng sinh ở quán cà phê

Đón Giáng sinh sớm tại các quán cà phê ngay trung tâm thành phố, nhiều bạn trẻ thích thú chụp ảnh với không gian lung linh. Các quán cà phê tại trung tâm TP Cần Thơ tràn ngập không khí Giáng sinh. Ảnh: Ngân Tâm Nắm bắt nhu cầu của khách hàng mùa Giáng sinh, nhiều quán cà phê tại trung tâm TP Cần Thơ đầu tư trang trí, sáng tạo nên những không gian chụp ảnh lung linh, mới lạ. Nhiều nơi...

Chuyến xe “0 đồng” từ tâm

Chứng kiến nhiều trẻ em bệnh tình trở nặng, một số trẻ không chống chọi được qua đời đã thôi thúc anh Phan Thông Hưng, ngụ phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện hỗ trợ trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trong đó có những chuyến xe từ thiện 0 đồng. Những tài xế tự nguyện đăng ký hỗ trợ anh Hưng ngày càng nhiều. Con gái không may mắc...

Cùng chuyên mục

Chợ nổi Cái Răng đổi mới sản phẩm chào đón du khách

Để hành trình tham quan Chợ nổi Cái Răng đặc sắc, trọn vẹn cảm xúc và có những trải nghiệm đáng nhớ cho du khách sau khoảng thời gian tưởng chừng “ngủ quên”, TP. Cần Thơ đã phối hợp cùng các doanh nghiệp hoạt động du lịch xây dựng hành trình thú vị, tạo nhiều không gian khám phá hơn trong năm mới. Đến với Cần Thơ, nếu muốn bắt kịp khoảnh khắc bình minh trên sông Hậu, tận hưởng...

Bùng nổ du lịch cuối năm, chợ đêm Ninh Kiều kỳ vọng bội thu

Hòa chung không khí sôi động của Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, các tiểu thương chợ đêm Ninh Kiều cũng kỳ vọng một mùa kinh doanh bội thu. Những ngày cuối năm, Ninh Kiều – quận trung tâm của TP Cần Thơ - đang bùng nổ du lịch mạnh mẽ với sự kiện Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, Cần Thơ lần thứ VII năm 2024. Đây là hoạt động điểm nhấn...

Cần Thơ ứng dụng công nghệ số phát triển du lịch thông minh

Ngành du lịch thành phố đang tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, đầu tư phát triển du lịch thông minh hướng đến phát triển du lịch hiện đại, bền vững. Những ngày cuối năm, gia đình chị Phùng Nguyên Bảo Yến (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) có chuyến tham quan, du lịch tại TP Cần Thơ. Thay vì phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin, chị Yến đã trải nghiệm ứng dụng Du lịch thông minh Cần...

Giới trẻ Cần Thơ tấp nập check in Giáng sinh ở quán cà phê

Đón Giáng sinh sớm tại các quán cà phê ngay trung tâm thành phố, nhiều bạn trẻ thích thú chụp ảnh với không gian lung linh. Các quán cà phê tại trung tâm TP Cần Thơ tràn ngập không khí Giáng sinh. Ảnh: Ngân Tâm Nắm bắt nhu cầu của khách hàng mùa Giáng sinh, nhiều quán cà phê tại trung tâm TP Cần Thơ đầu tư trang trí, sáng tạo nên những không gian chụp ảnh lung linh, mới lạ. Nhiều nơi...

Chuyến xe “0 đồng” từ tâm

Chứng kiến nhiều trẻ em bệnh tình trở nặng, một số trẻ không chống chọi được qua đời đã thôi thúc anh Phan Thông Hưng, ngụ phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện hỗ trợ trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trong đó có những chuyến xe từ thiện 0 đồng. Những tài xế tự nguyện đăng ký hỗ trợ anh Hưng ngày càng nhiều. Con gái không may mắc...

Lạc vào vườn thú safari thu nhỏ giữa lòng Tây Đô

Du khách có thể tham quan vườn thú Eco Safari thu nhỏ ngay tại Cần Thơ, để phần nào trải nghiệm sự thú vị tựa như vườn thú lớn ở Quy Nhơn, Nghệ An và Phú Quốc. Động vật ở vườn thú thân thiện với du khách - Ảnh: LAN NGỌC Ngày 28-7, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, nhiều du khách nhỏ tuổi, gia đình và hội bạn bè trong nước và du khách quốc tế đã chọn tham quan trải nghiệm...

Khách đổ về Cần Thơ thưởng thức hàng trăm loại bánh Nam Bộ

Hơn 100 loại bánh dân gian được các nghệ nhân, nhà hàng giới thiệu tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ ở TP Cần Thơ, thu hút hàng nghìn người đến trong ngày khai mạc. 250 gian hàng bày bán hơn 100 món bánh dân gian, các món ẩm thực, sản phẩm địa phương OCOP được quy tụ tại Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ diễn ra từ 17 đến 21/4. Khoảng 100 nghệ nhân tham gia lễ...

Các khu du lịch Cần Thơ hút khách nhất hiện nay

Các khu du lịch Cần Thơ - nơi được mệnh danh là thủ phủ của miền Tây luôn thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến du lịch, khám phá hàng năm. Từ những thập niên về trước, Cần Thơ được đánh giá là thủ phủ của vùng miền Tây Nam Bộ. Ở thời điểm hiện tại, Cần Thơ trở thành vùng trung tâm kinh tế chính của Đồng bằng Sông Cửu Long. So về khoảng cách...

Chợ nổi Cái Răng – nét văn hóa độc đáo của miền Tây

Chợ nổi Cái Răng (TP Cần Thơ) nằm ngay ngã 3 sông (nhánh sông Cái Răng và sông Hậu) được coi là loại hình chợ độc đáo và đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2016, chợ nổi Cái Răng Cần Thơ chủ yếu buôn bán các loại nông sản, trái cây, đặc sản địa phương các tỉnh, mang lại sự trải...

Cẩm nang du lịch Cần Thơ

Vốn được mệnh danh là Tây Đô – Thủ phủ của miền Tây Nam bộ từ hơn trăm năm trước, Cần Thơ là một trong những điểm đến hấp dẫn bậc nhất phía Nam. Cần Thơ nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, thuộc vùng hạ lưu sông Mekong. Mặc cho tốc độ kinh tế phát triển nhanh, "Tây Đô" vẫn giữ lại những nét văn hoá đặc trưng của miền sông nước. Dưới đây là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất