Powered by Techcity

An ninh nguồn nước, đảm bảo an toàn sản xuất ở ĐBSCL


Theo các nhà khoa học, dù mưa xuất hiện tại ĐBSCL với lượng khá, tuy nhiên khô hạn vẫn được cảnh báo và có thể diễn ra gay gắt trong những tháng đầu năm 2025. Nước trên các con sông, kênh, rạch sẽ ở mức thấp; xâm nhập mặn xuất hiện, đe doạ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân. TP Cần Thơ cũng như các địa phương trong khu vực ĐBSCL tập trung thực hiện nhiều biện pháp phù hợp với tình hình thực tế chủ động nguồn nước trong sinh hoạt, sản xuất…

Thách thức

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, là nơi góp phần đảm bảo an ninh lương thực cả nước và thế giới. Hằng năm, ĐBSCL luôn đóng góp trên 50% sản lượng lương thực quốc gia; chiếm chủ đạo về xuất khẩu gạo (90%), từ 2005 đến nay xuất khẩu 4,5-6 triệu tấn gạo; cung cấp 70% sản lượng trái cây, 40% sản lượng thủy sản đánh bắt và khoảng 75% sản lượng nuôi trồng trên cả nước. GS.TS Nguyễn Tùng Phong, Cục trưởng, Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), nhận định: ĐBSCL là vựa lúa, vựa thủy sản, vựa trái cây lớn nhất cả nước, nhưng đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng liên quan đến an ninh nguồn nước. Thiếu nước ngọt mùa khô, xâm nhập mặn ngày càng sâu, thiếu lũ lớn, giảm phù sa, tăng sụt lún, sạt lở, triều cường… đang đe dọa cả vùng và ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống bơm tát, dự trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp được đầu tư trang bị tại huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ.

Ông Trần Minh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thủy nông và cấp nước (thuộc Viện Khoa học thủy lợi miền Nam) cho biết, ĐBSCL đang định hình lại với nhiều khác biệt so với quá khứ. Có 3 yếu tố tác động chính lên vùng, gồm phát triển ở thượng lưu sông Mekong là các thủy điện ngăn chặn dòng chảy, ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp hạ lưu; biến đổi khí hậu, nước biển dâng; sụt lún, hạ thấp lòng dẫn. Các tác động trên dẫn tới thay đổi dòng chảy về đồng bằng, giảm lũ, giảm dòng chảy đầu mùa khô và tăng dòng chảy cuối mùa khô, giảm phù sa, khai thác cát quá mức… Hệ quả, tăng xâm nhập mặn, đe dọa an ninh nước ngọt; gây ngập lụt; xói lở, hạ thấp mặt đất.

Từ những nguyên nhân trên, dòng chảy mùa lũ ở ĐBSCL đang theo xu thế giảm so với quá khứ. Từ năm 2011 về trước, khoảng 4-5 năm xuất hiện 1 trận lũ vừa đến lớn, nhưng từ sau 2012 đến nay chỉ có lũ nhỏ. Dự báo, trong 30-50 năm tới, gần như số năm lũ lớn không đáng kể. Về xâm nhập mặn, từ năm 2013 đến nay mặn xâm nhập sớm hơn từ 1-1,5 tháng so với giai đoạn 2004-2012, cao điểm của mùa mặn cũng tới sớm hơn. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, dự báo: Với các công trình ngăn mặn hiện có, đến năm 2030, ranh mặn 4g/l sẽ vào sâu hơn 3km so với hiện tại, vùng ảnh hưởng mặn tăng lên khoảng 150.000ha; tới năm 2050, ranh mặn vào sâu thêm gần 7km, diện tích ảnh hưởng tăng lên khoảng 180.000ha… Khi đó, giải pháp ứng phó cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả hơn cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an toàn vựa lúa cả nước và an ninh lương thực thế giới.

Còn theo ông Lê Tự Do, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Miền Nam, hiện đơn vị đang vận hành 5 cống ngăn mặn tại ĐBSCL, bảo vệ khoảng 1 triệu héc-ta đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, ở ĐBSCL, các vùng bảo vệ, vận hành chưa đồng bộ, cùng một hệ thống công trình nhưng nhiệm vụ, nhu cầu và yêu cầu dùng nước cùng thời điểm khác nhau, hoặc đối nghịch lẫn nhau. Bên cạnh đó, quy hoạch bố trí sản xuất của một số địa phương chưa ổn định, chưa thống nhất… dẫn đến hiệu quả phục vụ chưa cao.

Thích ứng

Theo Cục Thủy lợi, các hiện tượng gia tăng các chuỗi đập thủy điện ở thượng nguồn, chuyển hướng dòng chảy sông Mekong sang các khu vực khác; suy giảm chất lượng đất và nước; hiệu quả sử dụng nước thấp; khai thác nước quá mức; tác động ngày càng rõ rệt của biến đổi khí hậu và nước biển dâng… là những thách thức đe dọa trực tiếp đến sinh kế của người dân và an ninh lương thực quốc gia. Do đó, thời điểm này các giải pháp ứng phó cần triển khai thực hiện một cách đồng bộ hơn.

Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đề xuất giải pháp cụ thể cho các đô thị Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau, Long Xuyên, Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… trong thời gian tới. Đó là các địa phương cần thực hiện kết hợp sử dụng tôn nền và các giải pháp thủy lợi, như: sử dụng hệ thống đê bao phân đô thị thành các phân khu, bố trí hệ thống cống ngăn triều, ngăn lũ khép kín; nạo vét các trục kênh tiêu, xây dựng các hồ điều hòa để trữ lại một phần nước mưa trong trường hợp không tiêu thoát ra sông được; bố trí các trạm bơm động lực để bơm tiêu nước mưa thừa không trữ được ra sông… Đối với các cửa thoát nước ra kênh cần bố trí các cửa van clape 1 chiều để ngăn nước tràn vào hệ thống đường ống thoát nước.

Đối với vùng nông thôn cần thực hiện giải pháp tăng cường trữ nước phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; quản lý, hạn chế khai thác cát sỏi lòng sông để giảm sạt lở; phổ biến các mô hình sinh kế đa dạng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tăng cường áp dụng các giải pháp canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước; sắp xếp, quản lý dân cư sống ven kênh rạch, bảo đảm hành lang công trình thủy lợi; tăng cường công tác giám sát, dự báo nguồn nước; hoàn thiện quy trình vận hành hệ thống, nâng cao chất lượng vận hành hệ thống; cắm ranh cảnh báo lũ; cắm ranh cảnh báo sạt lở bờ sông/kênh và bờ biển; triển khai các chương trình khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, thủy lợi; thực hiện các giải pháp phi công trình khác như bố trí lịch thời vụ, đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức phòng, chống, ứng phó khô hạn, thiếu nước…

GS.TS Đào Xuân Học, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, nhấn mạnh: “Tại vùng ngọt, tôi đồng tình với các giải pháp là nạo vét kênh mương để tăng khả năng dẫn ngọt và dùng các trạm bơm vừa và nhỏ với các vùng có địa hình cao không lấy được nước tự chảy. Còn giải pháp cho vùng cao là xây dựng ao, hồ chứa, theo tôi cần phải bàn thảo thật kỹ, bởi lượng mưa trong năm ở Cà Mau là lớn nhất (3.400mm), còn ở những nơi khác chỉ 1.400mm và lượng bốc hơi của nó cũng gần tương đương như vậy. Trong khi đó, lượng nước tập trung vào mùa mưa, còn mùa khô mấy tháng không có nước. Theo tính toán, lượng nước tưới cho 2 vụ lúa trong năm phải mất 1,3-1,5m nước, thành ra nếu xây hồ để phục vụ tưới cho lúa thì cần tính toán thật kỹ. Còn tại các đô thị lớn như vùng ĐBSCL, với mức nước lũ tại Tân Châu dưới 4,5m (tức dưới báo động cấp 3), các đô thị vùng thượng như Long Xuyên, Tân Châu, Châu Đốc đều không bị ngập, vì vậy không cần phải xây dựng hoặc củng cố đê bao ở giai đoạn hiện nay. Các thành phố còn lại cũng sẽ không bị ngập do lũ, có thể vẫn bị ngập do triều hoặc tổ hợp cả triều và lũ trong giai đoạn hiện nay (về lâu dài có thể vẫn bị ngập do lún đất và triều dâng). Về lâu dài có thể vẫn phải xây dựng công trình chống ngập cho các đô thị nếu tình trạng lún đất tiếp tục xảy ra. Điển hình như TP Cần Thơ, nếu chúng ta xây dựng xong các cống đầu kênh và rạch thì Cần Thơ không thể bị ngập do triều hay tổ hợp lũ và triều như hiện nay…”.

Bài, ảnh: HÀ VĂN



Nguồn: https://www.vietnam.vn/cantho/wp-content/uploads/2024/12/An-ninh-nguon-nuoc-dam-bao-an-toan-san-xuat.html

Cùng chủ đề

Cần Thơ đề xuất bổ sung vốn hỗ trợ cấp điện an toàn cho vùng nông thôn

(CT) - Chiều 12-12, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cùng lãnh đạo các sở, ngành hữu quan thành phố tiếp và làm việc với đoàn công tác Bộ Công Thương và phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) về tình hình cấp điện nông thôn và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo trên địa bàn TP Cần Thơ. Ðoàn công tác Bộ Công Thương và phái đoàn Liên minh châu Âu chụp ảnh...

Trên 200 người hiến máu, hưởng ứng “Tuần lễ Hồng EVN” lần thứ X năm 2024

(CT) - Ngày 12-12, Công ty Ðiện lực TP Cần Thơ phối hợp Bệnh viện Huyết học Truyền máu cùng Hội Chữ thập đỏ quận Ninh Kiều tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện, hưởng ứng “Tuần lễ Hồng EVN” lần thứ X năm 2024. Cán bộ, công đoàn viên, đoàn viên và thanh niên Công ty Ðiện lực TP Cần Thơ tham gia hiến máu hưởng ứng “Tuần lễ Hồng EVN” lần thứ X. Chương trình “Tuần lễ Hồng...

Sau khi sắp xếp tinh gọn bộ máy, phải hoạt động hiệu lực, hiệu quả và chất lượng công việc ngày càng tốt hơn

(CT) - Chiều 12-12-2024, Ban Tổ chức Thành ủy Cần Thơ tổ chức cuộc họp nhằm trao đổi một số nội dung liên quan tới sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan, đơn vị. Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, chủ trì cuộc họp. Ðồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Thành ủy Cần...

Khám bệnh, tặng quà 200 người dân ở phường Tân Lộc

(CT) - Ngày 12-12, Cục Hậu cần - Kỹ thuật Quân khu 9 phối hợp Trường Ðại học Y Dược Cần Thơ tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà 200 người thuộc diện gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt. Dịp này, Quân khu 9 tặng gia đình ông Phạm Văn Nhịn ở khu vực Tân An, phường Tân Lộc căn nhà tình nghĩa....

Tập trung triển khai, thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành đúng quy định việc...

Ngày 12-12, đồng chí Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố đã phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 18 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) của HĐND thành phố khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026. Báo Cần Thơ lược ghi ý kiến phát biểu của đồng chí: Năm 2025, có nhiều sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của đất nước, là năm tiến hành đại hội đảng bộ các...

Cùng tác giả

Cần Thơ đề xuất bổ sung vốn hỗ trợ cấp điện an toàn cho vùng nông thôn

(CT) - Chiều 12-12, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cùng lãnh đạo các sở, ngành hữu quan thành phố tiếp và làm việc với đoàn công tác Bộ Công Thương và phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) về tình hình cấp điện nông thôn và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo trên địa bàn TP Cần Thơ. Ðoàn công tác Bộ Công Thương và phái đoàn Liên minh châu Âu chụp ảnh...

Trên 200 người hiến máu, hưởng ứng “Tuần lễ Hồng EVN” lần thứ X năm 2024

(CT) - Ngày 12-12, Công ty Ðiện lực TP Cần Thơ phối hợp Bệnh viện Huyết học Truyền máu cùng Hội Chữ thập đỏ quận Ninh Kiều tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện, hưởng ứng “Tuần lễ Hồng EVN” lần thứ X năm 2024. Cán bộ, công đoàn viên, đoàn viên và thanh niên Công ty Ðiện lực TP Cần Thơ tham gia hiến máu hưởng ứng “Tuần lễ Hồng EVN” lần thứ X. Chương trình “Tuần lễ Hồng...

Sau khi sắp xếp tinh gọn bộ máy, phải hoạt động hiệu lực, hiệu quả và chất lượng công việc ngày càng tốt hơn

(CT) - Chiều 12-12-2024, Ban Tổ chức Thành ủy Cần Thơ tổ chức cuộc họp nhằm trao đổi một số nội dung liên quan tới sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan, đơn vị. Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, chủ trì cuộc họp. Ðồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Thành ủy Cần...

Khám bệnh, tặng quà 200 người dân ở phường Tân Lộc

(CT) - Ngày 12-12, Cục Hậu cần - Kỹ thuật Quân khu 9 phối hợp Trường Ðại học Y Dược Cần Thơ tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà 200 người thuộc diện gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt. Dịp này, Quân khu 9 tặng gia đình ông Phạm Văn Nhịn ở khu vực Tân An, phường Tân Lộc căn nhà tình nghĩa....

Tập trung triển khai, thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành đúng quy định việc...

Ngày 12-12, đồng chí Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố đã phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 18 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) của HĐND thành phố khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026. Báo Cần Thơ lược ghi ý kiến phát biểu của đồng chí: Năm 2025, có nhiều sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của đất nước, là năm tiến hành đại hội đảng bộ các...

Cùng chuyên mục

Ðoàn công tác của Bộ Nông nghiệp Cuba thăm mô hình sản xuất lúa gạo tại Cần Thơ

(CT) - Chiều 12-12, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cùng lãnh đạo các sở, ngành hữu quan thành phố tiếp đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp Cuba, do Bộ trưởng Ydael Jesús Pézez Brito làm trưởng đoàn, đến thăm một số đơn vị sản xuất lúa gạo trên địa bàn thành phố. Ði cùng đoàn công tác có ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ðoàn...

Tranh thủ ngoại lực, phát huy nội lực trong xây dựng nông thôn mới

Cũng như các huyện xây dựng (XD) nông thôn mới (NTM) trên địa bàn thành phố, huyện Cờ Đỏ đang chạy nước rút để hoàn thành mục tiêu XD NTM năm 2024. Không chỉ vậy, trước bối cảnh khó khăn chung, huyện xác định loại bỏ hoàn toàn tư tưởng ỷ lại vào sự đầu tư từ ngân sách nhà nước mà linh động huy động mọi nguồn lực cũng như phát huy nội lực để bộ mặt nông...

Huy động gần 1.360 tỉ đồng phục vụ xây dựng nông thôn mới

(CT) - Năm 2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) của TP Cần Thơ ước khoảng 1.357 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước trên 750,4 tỉ đồng, vốn tín dụng 455,93 tỉ đồng, vốn doanh nghiệp 88,2 tỉ đồng và người dân, cộng đồng đóng góp hơn 62,42 tỉ đồng. Đầu tư xây dựng giao thông nông thôn tại xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Thạnh. Theo...

Phối hợp nâng chất lượng, an toàn thực phẩm cho nông sản

Thời gian qua, TP Cần Thơ tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 05/CTPH-BNNPTNT-UBND ngày 25-7-2022 của Bộ NN&PTNT và UBND TP Cần Thơ về đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) và nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản (NLTS) giao thương giữa TP Cần Thơ và các tỉnh, thành phố giai đoạn 2022-2025 (Chương trình phối hợp 05)... Qua gần...

TP Cần Thơ liên kết phát triển vùng nguyên liệu nông sản chất lượng và an toàn

(CT) - Ngành Nông nghiệp TP Cần Thơ đã và đang tích cực hỗ trợ và thúc đẩy nông dân tăng cường liên kết với nhau và với các doanh nghiệp để xây dựng các vùng sản xuất nông sản tập trung đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Thu hoạch nhãn tại vùng sản xuất nhãn tập trung của Hợp tác xã nhãn Ido Đồng Tâm ở huyện Thới Lai, TP Cần Thơ. Theo Sở Nông...

Cần Thơ có 2 sản phẩm được nhận Giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất

(CT) - Tối 11-12, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức lễ Tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của HTX năm 2024 và trao Giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của HTX năm 2024 và trao Giải thưởng Mai An Tiêm nhằm ghi nhận, tôn vinh các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và...

Việt Nam – Hà Lan “hợp sức” thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững tại ĐBSCL

Với lợi thế tự nhiên từ hệ thống sông ngòi và vùng đồng bằng rộng lớn, ÐBSCL là trung tâm nuôi trồng, xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Bên cạnh các lợi thế, ngành nuôi trồng thủy sản của ÐBSCL cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, yêu cầu khắt khe từ thị trường… Bối cảnh...

Trải nghiệm mô hình “Ngân hàng không ngủ” X-Digi Booth của KienlongBank

Người dân không cần đến trực tiếp ngân hàng, không cần sử dụng thẻ vật lý vẫn có thể thực hiện rút tiền mặt cùng nhiều dịch vụ khác với mô hình X-Digi Booth của KienlongBank. Dịch vụ này đã được phủ sóng tại các tỉnh ĐBSCL. Không cần đến trực tiếp ngân hàng vẫn có thể thực hiện các giao dịch tài chính Là một vùng đất giàu tiềm năng, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn luôn dẫn đầu...

Sản xuất công nghiệp tăng tốc phục vụ tiêu dùng dịp cuối năm

(CT) - Tháng 11-2024, các doanh nghiệp sản xuất của TP Cần Thơ nỗ lực hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như chuẩn bị hàng hóa phục vụ tiêu dùng dịp cuối năm nên sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực. Các dòng sản phẩm bánh tốt cho sức khỏe của Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại Đinh Gia Foods, quận Bình Thủy vừa ra mắt phục vụ thị trường Tết Nguyên...

Những chuyến xe buýt thân thiện

Với nhiều tuyến xe buýt đang hoạt động, người dân TP Cần Thơ ngày càng sử dụng nhiều hơn loại phương tiện giao thông công cộng này. Đó là những chuyến xe an toàn, thoải mái với phương tiện hiện đại cùng đội ngũ lái xe luôn giữ thái độ thân thiện… Hành khách lên xuống xe tại trạm dừng xe buýt trước cổng Bệnh viện Quân y 121. Sáng sớm thứ sáu, cô Sáu lội bộ từ nhà ra đầu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất