Powered by Techcity

Lo nước ngọt cho sản xuất và đời sống cư dân đồng bằng


Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ÐBSCL là vùng đất có tiềm năng đa dạng và phong phú, nhưng đối mặt với nhiều thách thức lớn từ BÐKH. Thống kê cho thấy, các loại hình thiên tai thường xảy ra ở ÐBSCL là hạn hán, xâm nhập mặn; lũ, ngập úng; sạt lở bờ sông, bờ biển; giông lốc, sét… Các loại hình thiên tai này đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân và sản xuất nông nghiệp…

Đến mùa khô thì nhiều nơi ở ĐBSCL tổ chức điểm hỗ trợ nước ngọt cho người dân vùng khó khăn.

Xây hồ chứa nước

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau nhìn nhận, vào mùa mưa, tỉnh có lượng mưa đến 2.400mm cao nhất ÐBSCL, nhưng vào mùa khô cũng là nơi chịu khô hạn bậc nhất; từ đó xảy ra tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng ở nhiều nơi trong tỉnh. Ông Nguyễn Huy Khôi, Trưởng phòng Khoa học công nghệ – Hợp tác quốc tế (Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam) cho hay, dựa trên cơ sở về điều kiện ENSO, diễn biến mưa trái mùa, nguồn nước cho thấy năm 2024 hồ chứa thủy điện thượng lưu đã tích được khoảng 88% tổng dung tích hữu ích. Trong đó, các hồ trên sông Lan Thương (Trung Quốc) tích 94%, các hồ ở hạ lưu vực sông Mekong tích trữ ở mức khoảng 74%. Dự kiến đầu mùa khô năm 2024-2025, dung tích hữu ích duy trì ở mức 70-80%… Theo nhận định, nguy cơ xuất hiện hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024-2025 ở ÐBSCL có thể xảy ra ở mức cao hơn trung bình nhiều năm… Phía Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cũng dự đoán, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long xuống dần và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,2m; xâm nhập mặn mùa khô năm 2024-2025 tới đây ở ÐBSCL cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2015-2016 và 2019-2020.

Trước tình hình trên, mới đây tỉnh Trà Vinh triển khai dự án hồ chứa nước ngọt dọc bờ sông Láng Thé (huyện Càng Long), với tổng vốn đầu tư của giai đoạn 1 khoảng 1.330 tỉ đồng. Lãnh đạo UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, khi hồ chứa nước ngọt hoàn thành sẽ có sức chứa hơn 10 triệu mét khối nước ngọt, vừa đảm bảo an ninh nguồn nước, cung cấp nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ cho người dân ở huyện Châu Thành, Càng Long và TP Trà Vinh. Hồ này còn góp phần phòng, chống xâm nhập mặn, triều cường, ngăn ngập úng và hạn chế sạt lở…

Tại Cà Mau, hồ chứa nước ngọt Khánh An (huyện U Minh) cơ bản hoàn tất nhằm trữ nước để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô 2024-2025. Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, hồ Khánh An được xây dựng trên diện tích 102ha, dung tích 3,85 triệu mét khối nước, kinh phí hơn 248 tỉ đồng. Dự kiến cung cấp nước sạch cho hơn 113.000 hộ dân tại các huyện U Minh và Trần Văn Thời; đồng thời phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng; hạn chế tình trạng khai thác nước ngầm, tránh lún sụt đất. Trong tương lai, hồ này còn có khả năng tiếp nước ngọt từ sông Hậu dẫn về phục vụ nước sinh hoạt và sản xuất cho khu vực này…

Tháng 6-2024 tại một hội thảo về nguồn nước, TS. Võ Văn Hải, Hội Khoa học kinh tế và quản lý (Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh) đề xuất xây 2 hồ chứa nước ở Ðồng Tháp và Hậu Giang. Cụ thể, nhóm nghiên cứu gợi ý về vị trí xây hồ chứa ở Ðồng Tháp đặt gần Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, với diện tích khoảng 27.000ha, dung tích 1,5 tỉ mét khối nước, nhằm cung cấp nước cho các tỉnh Ðồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long… thông qua kênh liên tỉnh; kinh phí dự án khoảng 67.000 tỉ đồng. Còn hồ chứa thứ hai nằm gần Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, huyện Phụng Hiệp, với dung tích 1 tỉ mét khối, diện tích xây 17.000ha; tổng mức đầu tư khoảng 68.000 tỉ đồng. Hồ sẽ giúp điều tiết nước cho các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và một phần Kiên Giang, TP Cần Thơ thông qua hệ thống kênh rạch có sẵn. Các hồ chứa xây dựng gần các khu bảo tồn thiên nhiên với mục đích dùng nơi này dự trữ nước thông qua hệ sinh thái; cùng chức năng cung cấp nước, phòng chống cháy rừng trong mùa khô…

An ninh nguồn nước vấn đề sống còn ở đồng bằng

Bộ NN&PTNT cho rằng, tình trạng thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô ở các tỉnh ÐBSCL diễn biến khá phức tạp. Mùa khô năm 2015-2016, toàn vùng có tới 210.000 hộ thiếu nước; sau đó nhiều công trình thủy lợi, cấp nước được nhanh chóng đầu tư, nhưng trong mùa khô 2019-2020 vẫn có khoảng 96.000 hộ ở ÐBSCL thiếu nước. Ðến mùa khô năm 2024, toàn vùng có hàng chục ngàn hộ dân ở nông thôn bị thiếu nước sinh hoạt; nhiều hộ ở Cà Mau phải đi đổi nước ngọt với giá 50.000 đồng/m3

về sử dụng.

Điểm cấp nước ngọt miễn phí cho người dân vùng khó khăn ở Cà Mau trong mùa khô hạn.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho hay: “Do hạn mặn diễn biến phức tạp, nhiều nơi không cân đối được nguồn nước tại chỗ bởi kênh rạch cạn kiệt, nên thiếu nước ngọt tiếp tục xảy ra… Cần phải thống nhất lại nhận thức rằng Việt Nam là một quốc gia thiếu nước, nước không phải vô hạn mà là hữu hạn. Vì vậy, để sử dụng nước ở góc độ hữu hạn thì phải có hành động tương xứng”. Hiện nay BÐKH và thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến nguồn nước vùng ÐBSCL; mực nước ở các sông, rạch xuống thấp gây ra sạt lở, sụt lún, thiếu nước ngọt sinh hoạt và sản xuất của người dân. Bộ NN&PTNT cho biết, đang chỉ đạo đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tại các vùng khan hiếm nước, xâm nhập mặn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2026 để cấp nước sinh hoạt cho người dân và phục vụ sản xuất. Ðối với những công trình hồ chứa quy mô cần nghiên cứu thêm các vấn đề như trữ nước quy mô lớn, giải phóng mặt bằng với diện tích đất rất lớn mà phần nhiều là đất lúa 2-3 vụ/năm, rồi chất lượng nước bị ảnh hưởng nơi đất phèn, đất mặn, bốc hơi; ngoài ra còn lưu ý vấn đề an toàn công trình trữ nước, việc quản lý, vận hành, khai thác… Từ nhiều yếu tố đó thì giải pháp được đề xuất hiện nay là xây dựng các hồ trữ nước phân tán để phục vụ nhu cầu tại chỗ, các hồ chứa này chủ yếu được tận dụng các đoạn kênh đã có hoặc các khu đất trũng, ngập nước nhằm giảm bớt diện tích đất sử dụng…

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng sẽ rà soát, đánh giá tổng thể năng lực cấp nước của các công trình tập trung ở ÐBSCL; xác định cụ thể giải pháp cấp nước cho những khu vực chịu ảnh hưởng hạn mặn. Những khu vực có thể cấp nước tập trung thì đầu tư, xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng công trình hiện có. Các khu vực dân cư phân tán thì hỗ trợ thiết bị trữ nước sạch với dung tích phù hợp để đảm bảo đủ nước sinh hoạt trong thời kỳ bị ảnh hưởng hạn mặn. Ðặc biệt là tổ chức vận hành liên hệ thống thủy lợi vùng ÐBSCL hợp lý hơn, để tăng cường kết nối nguồn nước liên tỉnh; từ đó nâng cao hiệu quả khai thác công trình thủy lợi, nhất là mùa khô hạn…

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 128/CĐ-TTg ngày 8-12-2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Theo dự báo, tại ĐBSCL có khả năng xảy ra thiếu nước cục bộ, xâm nhập mặn sâu vào các cửa sông. Để chủ động phòng chống, hạn chế ảnh hưởng khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành và UBND các tỉnh, thành cần rà soát, đánh giá khả năng nguồn nước, xây dựng phương án sử dụng nguồn nước phù hợp phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là bảo đảm nước sinh hoạt của người dân trong các tháng cao điểm nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn. Tổ chức theo dõi, chủ động chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với thực tế tại từng thời điểm, từng khu vực; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương điều chỉnh thời vụ, tổ chức sản xuất phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là tại khu vực ĐBSCL…

Bài, ảnh: PHƯỚC BÌNH



Nguồn: https://www.vietnam.vn/cantho/wp-content/uploads/2024/12/Lo-nuoc-ngot-cho-san-xuat-va-doi-song-cu.html

Cùng chủ đề

Giữ hơi ấm cho Hội An để ‘phố là của tất cả mọi người’

Sản phẩm nghệ thuật từ củi lũ của nghệ nhân Lê Ngọc Thuận – chủ Làng củi lũ Hội An – Ảnh: NGỌC THUẬN Những ngày cuối năm, khách du lịch đổ về TP Hội An đón Giáng sinh, năm mới nhộn nhịp. Các ngả đường từ Nguyễn Tất Thành, Hai Bà Trưng… xe nối đuôi nhau đưa du khách tới các điểm trung chuyển trước khi vào phố đi bộ. Giữa dòng sông Hoài, ghe bơi tấp nập thả hoa...

Thúc đẩy các mối liên kết để ngành Công Thương phát triển

Năm 2024, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng ngành Công Thương TP Cần Thơ duy trì được đà tăng trưởng, hoàn thành kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, phải nhìn nhận, nhiều lĩnh vực ngành phụ trách vẫn còn gặp khó, chưa đạt kết quả cao như kỳ vọng. Đề ra kế hoạch năm 2025, toàn ngành tiếp tục nỗ lực tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao bằng nhiều...

Nâng cao giá trị sản xuất, phát triển nông thôn bền vững

Trong quá trình xây dựng (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu, các địa phương trên địa bàn TP Cần Thơ luôn quan tâm thực hiện tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn. Qua đó, góp phần định hướng, hỗ trợ cho người dân phát triển sản xuất phù hợp, bền vững và nâng cao giá trị sản xuất cũng như cải thiện thu nhập… Đẩy mạnh triển khai Cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng,...

Lịch thi đấu bán kết AFF Cup, Việt Nam quyết chiến Singapore: Khó cản Xuân Son

Chờ vận son của Nguyễn Xuân Son tại AFF Cup 20 giờ hôm nay (26.12), Nguyễn Xuân Son được kỳ vọng tỏa sáng, cùng đội tuyển Việt Nam tạo lợi thế khi chạm trán với đội tuyển Singapore ở trận bán kết lượt đi AFF Cup 2024 diễn ra trên sân Jalan Besar. Sân đấu chỉ có sức chứa 6.000 người, chưa “xứng tầm” với trận bán kết nhưng mặt sân cỏ nhân tạo Jalan Besar có thể xem là...

Những thách thức trong công tác dân số TP Cần Thơ

Hiện tại, ngành Dân số TP Cần Thơ đã hoàn thành các kế hoạch, chỉ tiêu của công tác dân số năm 2024 với kết quả đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu. Tuy nhiên, công tác dân số thành phố vẫn đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi phải có chiến lược và giải pháp toàn diện nhằm chuyển đổi cơ cấu dân số hợp lý, nâng cao chất lượng dân số. Nhân kỷ niệm Ngày...

Cùng tác giả

Giữ hơi ấm cho Hội An để ‘phố là của tất cả mọi người’

Sản phẩm nghệ thuật từ củi lũ của nghệ nhân Lê Ngọc Thuận – chủ Làng củi lũ Hội An – Ảnh: NGỌC THUẬN Những ngày cuối năm, khách du lịch đổ về TP Hội An đón Giáng sinh, năm mới nhộn nhịp. Các ngả đường từ Nguyễn Tất Thành, Hai Bà Trưng… xe nối đuôi nhau đưa du khách tới các điểm trung chuyển trước khi vào phố đi bộ. Giữa dòng sông Hoài, ghe bơi tấp nập thả hoa...

Thúc đẩy các mối liên kết để ngành Công Thương phát triển

Năm 2024, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng ngành Công Thương TP Cần Thơ duy trì được đà tăng trưởng, hoàn thành kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, phải nhìn nhận, nhiều lĩnh vực ngành phụ trách vẫn còn gặp khó, chưa đạt kết quả cao như kỳ vọng. Đề ra kế hoạch năm 2025, toàn ngành tiếp tục nỗ lực tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao bằng nhiều...

Nâng cao giá trị sản xuất, phát triển nông thôn bền vững

Trong quá trình xây dựng (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu, các địa phương trên địa bàn TP Cần Thơ luôn quan tâm thực hiện tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn. Qua đó, góp phần định hướng, hỗ trợ cho người dân phát triển sản xuất phù hợp, bền vững và nâng cao giá trị sản xuất cũng như cải thiện thu nhập… Đẩy mạnh triển khai Cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng,...

Lịch thi đấu bán kết AFF Cup, Việt Nam quyết chiến Singapore: Khó cản Xuân Son

Chờ vận son của Nguyễn Xuân Son tại AFF Cup 20 giờ hôm nay (26.12), Nguyễn Xuân Son được kỳ vọng tỏa sáng, cùng đội tuyển Việt Nam tạo lợi thế khi chạm trán với đội tuyển Singapore ở trận bán kết lượt đi AFF Cup 2024 diễn ra trên sân Jalan Besar. Sân đấu chỉ có sức chứa 6.000 người, chưa “xứng tầm” với trận bán kết nhưng mặt sân cỏ nhân tạo Jalan Besar có thể xem là...

Những thách thức trong công tác dân số TP Cần Thơ

Hiện tại, ngành Dân số TP Cần Thơ đã hoàn thành các kế hoạch, chỉ tiêu của công tác dân số năm 2024 với kết quả đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu. Tuy nhiên, công tác dân số thành phố vẫn đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi phải có chiến lược và giải pháp toàn diện nhằm chuyển đổi cơ cấu dân số hợp lý, nâng cao chất lượng dân số. Nhân kỷ niệm Ngày...

Cùng chuyên mục

Những thách thức trong công tác dân số TP Cần Thơ

Hiện tại, ngành Dân số TP Cần Thơ đã hoàn thành các kế hoạch, chỉ tiêu của công tác dân số năm 2024 với kết quả đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu. Tuy nhiên, công tác dân số thành phố vẫn đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi phải có chiến lược và giải pháp toàn diện nhằm chuyển đổi cơ cấu dân số hợp lý, nâng cao chất lượng dân số. Nhân kỷ niệm Ngày...

Ngành Dân số TP Cần Thơ tổng kết công tác năm 2024

(CT) - Ngày 25-12, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) TP Cần Thơ tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025. Đồng thời, họp mặt kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26-12 với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”. Lãnh đạo Sở Y tế thành phố và cán bộ dân số các...

Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện

(CT)- Sáng 25-12, Hội LHPN TP Cần Thơ tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào phụ nữ năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Bà Võ Kim Thoa, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Cần Thơ, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành thành phố đến dự. Bà Võ Kim Thoa, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Cần Thơ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng Hội LHPN TP Cần...

Chức việc, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thực hiện hoạt động từ thiện hơn 76,9 tỉ đồng

(CT) - Theo ông Lê Văn Thưởng, Trưởng Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo TP Cần Thơ, năm 2024, chức việc và tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thành phố đã tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Ủy ban MTTQVN các cấp phát động. Ban Trị sự PGHH phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt tổ chức lễ bàn giao nhà tình thương cho hộ có hoàn cảnh...

Cuộc diễu hành của tình thương

"San sẻ yêu thương" là ấn phẩm do Báo Thanh Niên, Văn Lang Books và NXB Hồng Ðức phối hợp ấn hành. Sách tuyển tập những tác phẩm hay từ cuộc thi "Sống đẹp" do Báo Thanh Niên tổ chức, vừa trao giải tại TP Hồ Chí Minh. Ca sĩ Nguyên Vũ trò chuyện với "Én Nhỏ" Huỳnh Thanh Thảo.  Cuộc thi sống đẹp gồm có 3 thể loại: phóng sự, ký sự, ghi chép; truyện ngắn và phóng sự ảnh....

Đồng hành, lắng nghe và chia sẻ

Năm 2024, Trung tâm Công tác xã hội (CTXH) TP Cần Thơ tập trung thực hiện chức trách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trung tâm nghiên cứu thực tiễn cuộc sống để đa dạng hình thức, nội dung sinh hoạt phù hợp tâm lý, sở thích trẻ em các độ tuổi, môi trường sống. Qua đó, trang bị kiến thức, kỹ năng giúp trẻ thích nghi, tự vệ bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình...

Hướng đến nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp và hiện đại

Ra mắt ngày 28-2-2024, qua gần 1 năm hoạt động, Trung tâm Phục vụ hành chính công (PVHCC) TP Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính (TTHC). Ðây là bước đột phá trong công tác cải cách hành chính của thành phố, phát huy những kết quả, ưu điểm của việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, hướng đến...

Tư vấn việc làm, học nghề cho công an xuất ngũ và người lao động

(CT) - Ngày 24-12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Cần Thơ phối hợp tổ chức “Ðiểm tư vấn việc làm, học nghề cho công an xuất ngũ năm 2024” kết hợp tổ chức “Ngày hội việc làm thời vụ Tết Dương lịch năm 2025” tại Trung tâm Dịch vụ việc làm TP Cần Thơ. Các DN tư vấn cho công an xuất ngũ những vị trí việc làm phù hợp.  Sự kiện có 53 doanh nghiệp...

Nhiều hoạt động chăm lo đời sống Người tù kháng chiến

(CT) - Ngày 24-12, Hội Người tù kháng chiến TP Cần Thơ tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Các cá nhân có thành tích tiêu biểu, hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác Hội năm 2024 nhận Giấy khen của Hội Người tù kháng chiến thành phố. Năm 2024, Hội Người tù kháng chiến các cấp trong thành phố phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị...

Quận Ô Môn làm tốt công tác tuyển chọn công dân nhập ngũ

Năm 2025, quận Ô Môn được Chủ tịch UBND TP Cần Thơ giao chỉ tiêu tuyển chọn 223 thanh niên (TN) nhập ngũ trong các đơn vị Quân đội và Công an. Nhằm tuyển chọn TN nhập ngũ đảm bảo số lượng và chất lượng, quận đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Nghĩa vụ Quân sự (NVQS), giáo dục truyền thống, thực hiện công tác tuyển chọn công khai, dân chủ, công bằng, đúng luật định. Đến...

Tin nổi bật

Tin mới nhất