Powered by Techcity

67 tỷ USD đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

TP – Sau 14 năm kể từ khi Quốc hội biểu quyết không thông qua, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam lại được đặt đưa vào nghị trường, các đại biểu thảo luận sôi nổi sáng 13/11.

Khác với năm 2010, mối quan tâm hàng đầu của các đại biểu không phải ở con số hàng chục tỷ USD, nỗi lo nợ công, mà là vấn đề chuyển giao công nghệ nhằm tự chủ, từ đó “kích hoạt” ngành công nghiệp đường sắt trong nước phát triển.

“Chúng ta đâu chỉ có mỗi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, mà còn hàng loạt các dự án khác đang được xem xét đầu tư xây dựng, như dự án đường sắt TPHCM – Cần Thơ, đường sắt lên Tây Nguyên, đường sắt đô thị ở Hà Nội và TPHCM…

Vậy nên, vấn đề quan trọng không phải là vốn, nợ công mà là chuyển giao công nghệ, làm chủ công nghệ, để từ dự án này, chúng ta sẽ “kích hoạt” phát triển được ngành công nghiệp đường sắt trong nước, từ đó chủ động triển khai xây dựng”, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường nói với PV Tiền Phong.

67 tỷ USD đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tự chủ, tránh lệ thuộc ảnh 1

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng khẳng định doanh nghiệp Việt Nam đảm đương và làm chủ dự án. Ảnh: Như Ý

Kích hoạt phát triển ngành công nghiệp đường sắt

Những gì ông Cường nói cũng là vấn đề được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh khi trình bày báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Theo ông Thắng, so với năm 2010 – thời điểm mà Quốc hội chưa thông qua, bối cảnh quy mô nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi.

Cụ thể, quy mô nền kinh tế Việt Nam hiện đã tăng gấp 3 lần so với 14 năm trước, nợ công chỉ còn ở mức 37% GDP (thấp hơn so với mức 56,6% vào năm 2010). “Nguồn lực để đầu tư dự án không còn là trở ngại lớn”, ông Thắng nói.

67 tỷ USD đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tự chủ, tránh lệ thuộc ảnh 2

ĐBQH Hoàng Văn Cường đề nghị bắt buộc phải chuyển giao công nghệ khi thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao

Về lợi ích, tư lệnh ngành GTVT cho biết, ngoài đáp ứng nhu cầu vận tải, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, dự án sẽ tạo ra động lực để Việt Nam làm chủ về công nghiệp xây dựng đường sắt, nội địa hóa sản xuất phương tiện đường sắt trong các lĩnh vực thông tin, tín hiệu, công tác vận hành, bảo trì, sửa chữa…

Trao đổi với PV Tiền Phong về vấn đề trên, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Hoàng Văn Cường nhắc đi, nhắc lại các bài học ở dự án đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM. Theo ông, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Nhổn – ga Hà Nội và Bến Thành – Suối Tiên do không chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn nên mỗi nơi một khác, dẫn đến bị lệ thuộc, gặp nhiều vướng mắc.

“Nếu không làm chủ được công nghệ, không xây dựng được ngành công nghiệp đường sắt thì chẳng lẽ sau này, mỗi một dự án, mỗi tuyến chúng ta lại phải đi mua và lệ thuộc vào công nghệ của từng nước hay sao? Chúng ta bỏ ra 67 tỷ USD để thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao mà không bắt buộc chuyển giao công nghệ thì sẽ tạo gánh nặng cho thế hệ mai sau”, ông Cường nói.

67 tỷ USD đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tự chủ, tránh lệ thuộc ảnh 3

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường đề nghị lập đơn vị giám sát về chuyển giao công nghệ

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho rằng, việc chuyển giao công nghệ rất quan trọng. Nêu thực tiễn hoạt động của các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, ông Thường cho biết, còn nhiều tồn tại, bất cập, khó khăn cho quá trình thực hiện.

Điển hình như dự án Cát Linh – Hà Đông, từ tháng 12/2021 đến nay vẫn đang phải áp dụng đơn giá định mức tạm thời. Việc chuyển giao công nghệ mới chỉ dừng ở việc đào tạo, phục vụ vận hành tuyến. “Trường hợp phải thay thế linh kiện, đều phải phụ thuộc vào nước ngoài’, ông Thường cho biết.

“Chúng ta bỏ ra 67 tỷ USD để thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao mà không bắt buộc chuyển giao công nghệ, không tự chủ được công nghệ thì sẽ tạo gánh nặng cho thế hệ mai sau”.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường

Lập đơn vị giám sát việc chuyển giao công nghệ

Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, việc chuyển giao công nghệ không chỉ dừng lại ở việc chuyển giao làm chủ khai thác vận hành mà phải bao gồm cả việc sản xuất, lắp đặt các trang thiết bị, đặc biệt là công nghệ cốt lõi như tàu điện, đường ray và hệ thống thông tin tín hiệu. “Phí chuyển giao công nghệ là một trong những khoản chi phí lớn, quan trọng cần được xác định trong dự án”, ông Thường nói.

Chung quan điểm, ông Cường cho rằng, nếu làm chủ được công nghệ thì dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ tạo ra những “lợi ích kép”, nhất là trong phát triển ngành công nghiệp đường sắt.

“Khi đó chúng ta hoàn toàn tự chủ, tự tin để chủ động thực hiện các dự án đường sắt khác theo quy hoạch, có trị giá ước tính lên đến hàng trăm tỷ USD”, ông Cường nói và cho rằng không nên quá đắn đo với chuyện đắt, rẻ mà nên nhấn mạnh đến yêu cầu về chuyển giao công nghệ.

Minh chứng cho những lợi ích to lớn từ việc làm chủ công nghệ, đại biểu Hoàng Văn Cường nhắc lại bài học kinh nghiệm thi công “thần tốc” dự án đường dây 500 kV mạch 3. Nhờ tự chủ được công nghệ nên các nhà thầu trong nước đã thực hiện đúng tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, “3 ca, 4 kíp”, giúp dự án hoàn thành với thời gian ngắn kỷ lục.

Theo vị Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, thực hiện chuyển giao công nghệ giúp “rộng cửa” cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào dự án, từ khâu thi công xây dựng, đến sản xuất hệ thống ray, toa xe…

Để thực hiện hiệu quả việc chuyển giao công nghệ, ông Thường kiến nghị yêu cầu các công ty nước ngoài tham gia đấu thầu phải liên danh với nhà thầu trong nước, phải hoàn tất đàm phán chuyển giao công nghệ với các công ty trong nước và ký hợp đồng chuyển giao công nghệ hoàn chỉnh trước khi đấu thầu.

Các công ty nước ngoài không thể ký hợp đồng chuyển giao trước khi đấu thầu sẽ bị loại. Giám đốc Sở GTVT Hà Nội đề nghị phải thành lập bộ phận kiểm tra giám sát đánh giá việc thực hiện chuyển giao công nghệ kèm theo tiêu chí đánh giá.

“Dứt khoát doanh nghiệp Việt phải làm chủ”!

Trước các vấn đề về chuyển giao công nghệ được đại biểu nêu ra, tại phiên thảo luận ở tổ về dự án này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, các dự án metro trước đây khi làm đều chưa có kinh nghiệm, chưa hình dung được triển khai ra sao, cộng thêm cơ chế vay vốn ODA phải ràng buộc về chọn đối tác cho vay nên rất bất lợi.

“Nếu phụ thuộc vào đối tác nước ngoài rất tốn kém. Dứt khoát doanh nghiệp Việt Nam phải đảm đương và làm chủ”. Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng

Do đó, với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, khi lựa chọn đối tác phải theo hướng tìm được nhà thầu có chất lượng tốt, giá cả hợp lý và buộc phải chuyển giao công nghệ, không phụ thuộc vào vốn vay nước ngoài.

“Nếu có vay cũng không quá 30% tổng mức đầu tư, chia theo năm khoảng 46.000 tỷ đồng (1,85 tỷ USD/năm). Dự án chủ yếu sẽ sử dụng nguồn vốn trong nước, nếu có vay vốn nước ngoài, phải rẻ hơn trong nước và cơ chế không ràng buộc, để khi thi công không bị phụ thuộc và ràng buộc vào công nghệ”, ông Thắng khẳng định.

Theo ông Thắng, trước đây có nhiều ý kiến phải yêu cầu đối tác nước ngoài chuyển giao công nghệ. Song Chính phủ, Bộ GTVT thống nhất lựa chọn một số doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Quốc phòng và một số doanh nghiệp tư nhân, chỉ định đây là các doanh nghiệp quốc gia nhận chuyển giao công nghệ và tham gia dự án. “Nếu phụ thuộc vào đối tác nước ngoài rất tốn kém. Dứt khoát doanh nghiệp Việt Nam phải đảm đương và làm chủ”, ông Thắng khẳng định.

Theo báo cáo của Chính phủ, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có chiều dài 1.541 km; tốc độ thiết kế 350 km/h; tổng mức đầu tư khoảng 67,34 tỷ USD. Dự kiến, dự án sẽ được khởi công vào năm 2027 và phấn đấu cơ bản hoàn thành tuyến vào năm 2035.

Nguồn: https://tienphong.vn/67-ty-usd-dau-tu-du-an-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-tu-chu-tranh-le-thuoc-post1691285.tpo

Cùng chủ đề

Quốc hội quyết đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng xây đường sắt tốc độ cao

Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sau hơn 15 năm đặt lên bàn nghị sự, đến chiều 30/11 đã đạt được sự thống nhất cao của đại biểu Quốc hội. Đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng làm đường sắt tốc độ 350km/h từ Bắc vào Nam Theo nghị quyết vừa được thông qua, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ...

Đón thập kỷ của đường sắt, với tổng vốn đầu tư 150 tỷ USD

Đón “thập kỷ” của đường sắt, với tổng vốn đầu tư 150 tỷ USDTheo kế hoạch, Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) đã trình Chính phủ Dự thảo Tờ trình gửi Quốc hội xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sau khi tiếp thu, giải trình ý kiến của Hội đồng Thẩm định nhà nước. Mốc tiến độ trên là bắt buộc phải hoàn thành để...

Cùng tác giả

Đón Xuân 2025, Sacombank trao ‘tỷ lộc may’ tri ân khách hàng

Trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ, từ ngày 15/1 – 24/01/2025, các khách hàng gửi tiết kiệm, mở mới thẻ tín dụng hoặc có phát sinh giao dịch bảo hiểm sẽ được Sacombank tặng xấp bao lì xì được thiết kế độc quyền mang chủ đề “Sen Việt”.  Sau Tết Ất Tỵ 2025, từ 3/2 đến 12/2 (mùng 6 đến 15 tháng Giêng), khách hàng cá nhân đến các điểm giao dịch Sacombank gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ...

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là vật tư nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, giúp đảm bảo việc kiểm soát sâu bệnh, ổn định và tăng năng suất cây trồng. Hiện hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ các loại bệnh và sinh vật gây hại cây trồng. Sử dụng  thuốc BVTV để ngăn chặn, khống chế sự phát sinh, phát triển của sinh vật gây hại và...

Cái Răng tạo đà hoàn thành mục tiêu thu ngân sách trong năm mới

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song với quyết tâm cao độ và bám sát phương châm đồng hành cùng người nộp thuế (NNT), ngành Thuế quận Cái Răng đã đạt và vượt chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước năm 2024. Bước sang năm mới, Cái Răng quyết tâm hài hòa mục tiêu vừa hoàn thành nhiệm vụ NSNN ở mức cao nhất có thể vừa tạo mọi điều kiện để hộ kinh doanh, doanh nghiệp yên tâm...

Sửa chữa nhà ở cho hộ có hoàn cảnh khó khăn

(CT) - Ủy ban MTTQVN phường An Thới, quận Bình Thủy, vừa tổ chức khởi công sửa chữa nhà Ðại đoàn kết cho 4 hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường, với tổng trị giá 49,5 triệu đồng, do Tổng Công ty dịch vụ xăng dầu Petrolimex - Chi nhánh vận tải và dịch vụ Petrolimex Cần Thơ tài trợ. Ðại diện đơn vị tài trợ trao bảng tượng trưng chi phí hỗ trợ sửa chữa 4...

Xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu từ lĩnh vực nổi trội

Mới đây, Hội đồng thẩm định xét, đề nghị công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu thành phố đã thống nhất công nhận 3 xã: Trung Hưng (huyện Cờ Ðỏ) và Tân Thới, Nhơn Ái (huyện Phong Ðiền) đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2024. Hiện các xã đã hoàn thành 4 nội dung quy định xã NTM kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí TP Cần Thơ về xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025....

Cùng chuyên mục

Đón Xuân 2025, Sacombank trao ‘tỷ lộc may’ tri ân khách hàng

Trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ, từ ngày 15/1 – 24/01/2025, các khách hàng gửi tiết kiệm, mở mới thẻ tín dụng hoặc có phát sinh giao dịch bảo hiểm sẽ được Sacombank tặng xấp bao lì xì được thiết kế độc quyền mang chủ đề “Sen Việt”.  Sau Tết Ất Tỵ 2025, từ 3/2 đến 12/2 (mùng 6 đến 15 tháng Giêng), khách hàng cá nhân đến các điểm giao dịch Sacombank gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ...

Miền Tây tham gia cuộc đua

KỊCH TÍNH TRÊN SVĐ CẦN THƠ Ngay sau lễ khai mạc, vòng loại khu vực Tây Nam bộ đã diễn ra trận đấu giữa 2 đội chủ nhà là Trường ĐH Cần Thơ và Trường ĐH Nam Cần Thơ. Trận đấu diễn ra kịch tính khi có đến 3 quả phạt đền. Kết quả cuối cùng Trường ĐH Cần Thơ giành thắng lợi 2-1 trước Trường ĐH Nam Cần Thơ dù có một cầu thủ bị truất quyền thi đấu...

Thống nhất công nhận 2 xã nông thôn mới nâng cao, 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu của huyện Vĩnh Thạnh

(CT) - Ngày 8-1, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP CầnThơ, chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định, xét công nhận xã Thạnh Mỹ, Thạnh Quới đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao và xã Thạnh Thắng đạt chuẩn NTM  kiểu mẫu năm 2024 của huyện Vĩnh Thạnh (ảnh). Đến thời điểm hiện tại, xã Thạnh Mỹ, Thạnh Quới đã hoàn thành toàn bộ 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí TP Cần Thơ về xã NTM nâng...

Làm giàu tri thức, kết nối cộng đồng

Những điểm nhấn từ HGTV Ra mắt vào tháng 1.2016, tết này, Tin tức Mekong của HGTV tròn 9 tuổi xuân. Số liệu thống kê của Hệ thống đo lường định lượng khán giả truyền hình Việt Nam VIETNAM-TAM, năm 2024, Tin tức Mekong luôn đứng hàng đầu trong top 10 chương trình thời sự – chính luận có lượng người xem cao bậc nhất tại ĐBSCL. Vậy Tin tức Mekong có gì để khán giả yêu mến dài lâu? Nhiều...

Trường ĐH Đồng Tháp – Trường ĐH Cửu Long: Mở màn cuộc đua giành vé vàng

* NHẬN ĐỊNH TRƯỚC TRẬN ĐẤU Dù mới tham dự lần đầu nhưng Trường ĐH Đồng Tháp là một ẩn số khó lường tại vòng loại Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO. Theo nhận định của giới chuyên môn, Trường ĐH Đồng Tháp rơi vào bảng đấu khó với sự góp mặt của 3 đối thủ đều được đầu tư bài bản là Trường ĐH Cửu...

Giá heo hơi hôm nay 8/1/2025: Miền Nam tăng mạnh

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (8/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận sự tăng giá nhẹ ở tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng, đạt 69.000 đồng/kg và Nam Định đạt 68.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 8/1/2025: Biến động ở nhiều nơi (ảnh: Phúc Lộc) Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang...

Sở Nội vụ TP Cần Thơ quyết tâm tạo chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả trên các lĩnh vực công tác

Năm 2024, Sở Nội vụ TP Cần Thơ tích cực tham mưu UBND thành phố chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Công tác cải cách hành chính (CCHC) được đẩy mạnh, thực hiện đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị gắn với công tác quản lý biên chế tiếp tục được triển khai có hiệu quả. Sở...

Khối thi đua các Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ tổng kết công tác thi đua năm 2024

(CT) - Chiều 7-1, Khối thi đua các Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ: Hội Nhà báo thành phố, Hội Người tù kháng chiến thành phố, Hội Luật gia thành phố, Hội Cựu thanh niên xung phong thành phố, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố, Hội Khuyến học thành phố và Ban Đại diện Hội Người cao tuổi thành phố tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua năm 2024....

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo

Đồng chí Phạm Văn Hiểu phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: NGỌC QUYÊN (CT) - Ngày 7-1-2025, Thành ủy Cần Thơ tổ chức hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Nguyễn Ngọc Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy. Năm 2024, ngành...

Năm đầu tiên TP Cần Thơ thu nội địa hơn 12.000 tỉ đồng

(CT) - Chiều 7-1, Cục Thuế TP Cần Thơ tổ chức hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ, đến dự và chỉ đạo hội nghị. Ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ, trao Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho 3 tập thể. Năm 2024, song song với việc triển khai tốt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất