Powered by Techcity

Kỳ vọng những chuyển biến tích cực và toàn diện cho ngành thể thao


Sáng 12/11, tại Bộ VHTTDL đã diễn ra Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển thể dục, thể thao (TDTT) Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nhiệm vụ khó khăn nhưng đầy ý nghĩa

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh, Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là một bước tiến mới, đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cách tiếp cận và phát triển thể thao của đất nước. Đây cũng là cơ sở pháp lý để thu hút đầu tư, phân bổ nguồn lực; khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh nhằm hiện thực hóa mục tiêu “Xây dựng nền TDTT phát triển bền vững, chuyên nghiệp” đến năm 2045.

Kỳ vọng những chuyển biến tích cực và toàn diện cho ngành thể thao  - Ảnh 1.

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh, Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là một bước tiến mới, đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cách tiếp cận và phát triển thể thao của đất nước

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược, Bộ VHTTDL đã giao Cục TDTT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chiến lược, đồng thời xác định nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Chiến lược.

Để triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương đề nghị Hội nghị tập trung thảo luận vào 3 vấn đề chính. Cụ thể, căn cứ vào mục tiêu, phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao tại Chiến lược, các đại biểu cần tập trung thảo luận, làm rõ các sáng kiến, đề xuất các biện pháp, giải pháp, cách thức tổ chức, lộ trình triển khai thực hiện Chiến lược sao cho hiệu quả.

Tiếp theo, để Kế hoạch hành động được xây dựng, hoàn thiện một cách khoa học, khả thi, các đại biểu thảo luận cho ý kiến đối với dự thảo Kế hoạch triển khai, trong đó tập trung vào các nội dung các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch đã đủ so với Chiến lược chưa? Dự kiến phân công đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp đã phù hợp chưa? Dự kiến sản phẩm đạt được có khả thi không? Đây chính là sản phẩm đầu ra của Chiến lược và lộ trình triển khai cho từng đầu công việc.

Kỳ vọng những chuyển biến tích cực và toàn diện cho ngành thể thao  - Ảnh 2.

Cục trưởng Cục TDTT Đặng Hà Việt báo cáo tóm tắt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Và cuối cùng, Thứ trưởng đề nghị các đại biểu thảo luận, hiến kế, đề xuất các giải pháp, cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, các Hội thể thao quốc gia và các cơ quan liên quan trong việc triển khai Chiến lược nhằm đảm bảo thực hiện đúng lộ trình đã đề ra trong Chiến lược.

“Việc thực hiện Chiến lược này là một nhiệm vụ khó khăn nhưng đầy ý nghĩa. Thành công của chiến lược này không chỉ phụ thuộc vào sự nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước mà còn cần sự chung tay của toàn xã hội, của mỗi người dân. Tôi tin rằng, với sự quyết tâm cao và sự đồng lòng của cả nước, chúng ta sẽ biến những mục tiêu đề ra trong Chiến lược thành hiện thực, đưa thể thao Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh” – Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương khẳng định.

Báo cáo tóm tắt Chiến lược tại Hội nghị, Cục trưởng Cục TDTT Đặng Hà Việt cho biết, Chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu xây dựng nền thể dục, thể thao phát triển bền vững, chuyên nghiệp với 5 quan điểm, 6 mục tiêu, 9 nhiệm vụ.

Thông qua các ý kiến của các ban ngành, địa phương, Liên đoàn, Hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan, tổ chức… sẽ đưa ra được các giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu chung là Xây dựng nền thể dục, thể thao phát triển bền vững, chuyên nghiệp. Mọi người dân đều được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ thể dục, thể thao; tự giác tập luyện để nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống. Nâng cao thành tích của thể thao Việt Nam, từng bước tiệm cận, tiến tới ngang tầm các nước có nền thể thao phát triển tại châu Á. Mở rộng thị trường thể thao, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao.

Đi sâu vào những vấn đề thực tiễn

Tại Hội nghị, đại diện các Ban, ngành, địa phương, Hiệp hội, Liên đoàn, các chuyên gia, nhà quản lý thể thao Việt Nam cũng đã đóng góp những tham luận, ý kiến quan trọng với công tác triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Kỳ vọng những chuyển biến tích cực và toàn diện cho ngành thể thao  - Ảnh 3.

Giám đốc Sở VHTT Hà Nội Đỗ Đình Hồng phát biểu tham luận tại Hội nghị

Giám đốc Sở VHTT Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, sau khi Luật Thủ đô 2024 được Quốc hội thông qua, trong đó đã có những quy định tháo gỡ những vướng mắc về quản lý tải sản công và có quy định cụ thể ở điều 21 về việc phát triển văn hóa, thể thao, du lịch. Trong đó có quy định cụ thể về đầu tư nguồn lực phát triển thể thao thành tích cao, xây dựng công trình thể thao hiện đại đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới; đào tạo, bồi dưỡng VĐV, huấn luyện viên đạt trình độ quốc gia, quốc tế; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp… đã tạo cơ sở pháp lý cho thể thao Thủ đô phát triển. Đào tạo nhân lực chất lượng cao trong đó có lĩnh vực thể thao ra sao. Để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra, ngoài kế hoạch dài hơi, hàng năm Thành phố đều xây dựng kế hoạch cụ thể, trong đó mỗi năm tổ chức hơn 1.000 sự kiện thể thao uy tín góp phần quảng bá tích cực hình ảnh của Thủ đô….

Phó Giám đốc Sở VHTT TP.HCM Nguyễn Nam Nhân nhận định, phân tích sơ bộ cho thấy đề án phát triển thể thao Việt Nam đến năm 2030 có nhiều tiềm năng phát triển nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức từ các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, và công nghệ. Để đề án thành công, cần sự phối hợp nhịp nhàng từ nhiều bộ, ban ngành cũng như các doanh nghiệp, cộng đồng, và các tổ chức quốc tế trong việc cung cấp nguồn lực, phát triển công nghệ và đồng đều hóa cơ hội thể thao trên cả nước.

Trong thời gian tới, các đơn vị có liên quan cần tiếp tục tham mưu tháo gỡ khó khăn hiện nay về đầu tư vận động viên từ nguồn ngân sách trung ương, địa phương và xã hội hóa. Bên cạnh 4 trung tâm huấn luyện quốc gia đang làm nhiệm vụ quản lý, đào tạo các tuyển quốc gia, do vậy cần quy hoạch cho một số tỉnh, thành, ngành (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Công an, Quân đội….) có thế mạnh hình thành các trung tâm huấn luyện tầm cỡ quốc gia để chia sẻ gánh nặng về đào tạo cho trung ương.

Ngoài ra, cần xây dựng chiến lược bảo trì và đầu tư dài hạn cho các cơ sở thể thao trọng điểm và thiết lập cơ chế hợp tác công – tư để tận dụng nguồn lực xã hội trong việc xây dựng, duy trì cơ sở hạ tầng thể thao. Đồng thời, xây dựng các cơ chế khuyến khích đầu tư vào ngành công nghiệp thể thao, cải cách về thuế đất thể thao, giảm thuế cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thể thao và khuyến khích các hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ thể thao, gắn liền hoạt động du lịch thể thao cùng các sự kiện thể thao.

Kỳ vọng những chuyển biến tích cực và toàn diện cho ngành thể thao  - Ảnh 4.

Chuyên gia thể thao Nguyễn Hồng Minh nêu ra 3 vấn đề của ngành thể thao cần giải quyết

Chuyên gia thể thao Nguyễn Hồng Minh cho rằng, có 3 vấn đề cần giải quyết. Trong đó, vấn đề đầu tiên là hệ thống đào tạo VĐV. Đây là điều quan trọng cần thực hiện. Ngành TDTT cần có sự liên thông trong việc đào tạo VĐV từ Đại hội Thể thao toàn quốc tới SEA Games, ASIAD và Olympic. Như vậy, chương trình thi đấu từ cấp Đại hội Thể thao cần được điều chỉnh một cách thiết thực, trở thành nét mở đầu cho Chiến lược.

Tiếp theo, cần cải thiện, nâng cao chất lượng huấn luyện của các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia. Dần dần tiến tới nâng cao chất lượng của các Trung tâm địa phương. Và cuối cùng là phát huy vài trò của địa phương, Liên đoàn, Hiệp hội. Ngành TDTT cần tạo ra sự kết hợp chặt chẽ, ủy nhiệm những nhiệm vụ cụ thể với các đơn vị này.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Trần Anh Tú cho biết, khi nghiên cứu yêu cầu nhiệm vụ đối với Bóng đá Việt Nam được nêu trong Chiến lược mới ban hành, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam ý thức được rõ ràng vai trò trách nhiệm của mình, đồng thời nghiên cứu kỹ nội dung của 9 giải pháp chủ yếu trong Chiến lược, chúng tôi khẳng định quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu nhiệm vụ được giao, qua đó cũng nêu một số nhiệm vụ cần phối hợp triển khai và một số giải pháp chính để thực hiện ngay gồm 5 nhiệm vụ phối hợp tập trung vào các vấn đề tham mưu, bố trí ngân sách và triển khai một số đề án Bóng đá đào tạo trẻ, quan hệ quốc tế… cùng 8 giải pháp cần tập trung thực hiện trong lĩnh vực Bóng đá.

Trưởng Phòng Thể thao thành tích cao 1 (Cục TDTT) Hoàng Quốc Vinh nhấn mạnh, để thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cần tập trung vào 4 nhiệm vụ quan trọng gồm Xây dựng Đề án phát triển các môn thể thao trọng điểm chuẩn bị tham dự các kỳ Olympic và AISAD đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong năm 2025, theo tinh thần của Đề án gồm 16 môn: Điền kinh, Bơi, Bắn súng, Cử tạ, Bắn cung, Taekwondo, Đấu kiếm, Boxing, Thể dục dụng cụ, Xe đạp, Judo, Karate, Wushu, Cầu lông, Cầu mây và Đua thuyền… Đưa ra giải pháp với các vấn đề như quy hoạch Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia; xã hội hóa thể thao thành tích cao và tổ chức giải đấu quốc tế lớn tại Việt Nam.

Góp ý về chiến lược này, Trưởng phòng Thể thao thành tích cao 2 (Cục TDTT) Ngô Ích Quân cho biết, trong công tác triển khai Chiến lược Phát triển Thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, về vai trò lãnh đạo của cấp ủy đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị là rất quan trọng. Trong đó, 5 nhiệm vụ quan trọng cần tập trung vào các vấn đề tham mưu, xây dựng cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa thể dục thể thao, triển khai hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào công tác đào tạo, huấn luyện, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, trọng tài, huấn luyện viên thể thao.

Kỳ vọng vào những chuyển biến tích cực và toàn diện

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong việc tham mưu, trình các cấp ban hành Chiến lược, đưa ra những giải pháp, lộ trình rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm và đã kịp thời tham mưu, hoàn thiện dự thảo Kế hoạch triển khai Chiến lược.

Kỳ vọng những chuyển biến tích cực và toàn diện cho ngành thể thao  - Ảnh 5.

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương chủ trì Hội nghị

Thứ trưởng bày tỏ kỳ vọng, Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mang lại những chuyển biến tích cực và toàn diện cho ngành thể thao nước nhà.

Để hiện thực hóa các nội dung Chiến lược, biến khát vọng và tầm nhìn thành hiện thực, Thứ trưởng đề nghị các cơ quan, địa phương, đơn vị liên quan tiếp tục đồng hành cùng ngành TDTT, tập trung thực hiện tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các nội dung cốt lõi của Chiến lược đến các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, cán bộ, công chức trong toàn ngành nhằm tạo thống nhất về nhận thức; hành động và hiệu quả trong thực hiện Chiến lược.

Trên cơ sở Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược, đề nghị các cấp, các ngành và địa phương, đơn vị xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, nhịp nhàng. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, đơn vị mình để tập trung chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Chiến lược. Tăng cường tính chủ động, trách nhiệm; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý Chiến lược; vừa bảo đảm Chiến lược được triển khai trong thực tế, vừa phát huy tối đa nguồn lực thực hiện.

Các đơn vị có liên quan chủ động nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các chủ trương, chính sách, quy định đã ban hành; đồng thời đề xuất ban hành mới các cơ chế, chính sách phát triển thể thao từng thời kỳ, tạo động lực mới cho sự phát triển của ngành, nhất là kinh tế thể thao.

Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, phục vụ công tác quản lý, điều hành, huấn luyện và các hoạt động thi đấu TDTT. Tăng cường ứng dụng thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực TDTT. Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao. Đồng thời, nghiên cứu, xác định thứ tự ưu tiên đầu tư các công trình, dự án quan trọng phục vụ phát triển TDTT theo đúng định hướng Quy hoạch mạng lưới cơ sở thể thao, Chiến lược đã được phê duyệt; Triển khai xây dựng các chương trình, đề án để tổ chức, thực hiện hiệu quả Chiến lược.

Thứ trưởng giao Cục TDTT khẩn trương tổng hợp, tiếp thu ý kiến của đại biểu để hoàn thiện Kế hoạch của Bộ triển khai Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

“Việc triển khai Chiến lược hôm nay mới là bước khởi đầu. Song, chặng đường thực hiện là rất dài, với mục tiêu rất lớn. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức. Tôi kêu gọi và mong muốn nhận được sự quan tâm, ủng hộ, cùng đồng hành của các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, báo đài liên quan trong quá trình triển khai thực hiện” – Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh.

Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/ky-vong-nhung-chuyen-bien-tich-cuc-va-toan-dien-cho-nganh-the-thao-20241112142528331.htm

Cùng chủ đề

Hỗ trợ nông dân sản xuất vụ lúa đông xuân

Vụ đông xuân 2024-2025, huyện Thới Lai dự kiến gieo trồng hơn 17.499ha lúa. Để vụ lúa đông xuân thắng lợi, các cấp chính quyền tại huyện đã quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các công tác chuẩn bị và tăng cường áp dụng cơ giới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Ưu tiên trồng lúa đặc sản Đông xuân là vụ lúa có nhiều...

Còn nhiều dư địa cho phát triển nông nghiệp

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại TP Cần Thơ đã và đang tiếp tục có xu hướng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Dù vậy, Cần Thơ vẫn được đánh giá còn nhiều tiềm năng và dư địa cho phát triển sản xuất nông nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao. Trong định hướng Quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp vào...

Sân chơi học thuật giúp học sinh, sinh viên nâng cao kiến thức

Nhiều học sinh (HS), sinh viên (SV) có xu hướng tham gia các hoạt động học thuật để trau dồi kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết khóa luận, đề tài nghiên cứu, có thêm cơ hội để nâng cao kiến thức thực tế. Đồng hành hỗ trợ HS, SV, các cấp bộ Đoàn - Hội TP Cần Thơ triển khai nhiều hoạt động sinh hoạt học thuật và thành lập các câu lạc bộ (CLB) theo chuyên ngành,...

Các hoạt động thu hút du khách quốc tế tại Cần Thơ

Kể từ tháng 10, ngành du lịch bước vào mùa cao điểm khách quốc tế. Những tháng cuối năm, thời tiết ở ĐBSCL hanh khô, nhiều nắng thích hợp với đa dạng các hoạt động trải nghiệm. Trong đó, Cần Thơ là một trong những điểm đến thu hút du khách quốc tế, với nhiều trải nghiệm đậm bản sắc văn hóa. Một trong những điểm đến quen thuộc và đặc trưng của Cần Thơ là chợ nổi Cái Răng....

Ngày hội Du lịch Văn hóa Chợ nổi Cái Răng năm 2024 diễn ra từ ngày 30-11

(CT) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ và UBND quận Cái Răng vừa ký ban hành kế hoạch phối hợp tổ chức Ngày hội Du lịch Văn hóa Chợ nổi Cái Răng lần thứ VIII năm 2024 (Ngày hội). Lễ Tống phong dần trở thành hoạt động thu hút nhiều tàu ghe của du khách đến xem và tìm hiểu. Ảnh: KIỀU MAI Đây là hoạt động được tổ chức thường niên nhằm tạo điểm...

Cùng tác giả

Hỗ trợ nông dân sản xuất vụ lúa đông xuân

Vụ đông xuân 2024-2025, huyện Thới Lai dự kiến gieo trồng hơn 17.499ha lúa. Để vụ lúa đông xuân thắng lợi, các cấp chính quyền tại huyện đã quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các công tác chuẩn bị và tăng cường áp dụng cơ giới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Ưu tiên trồng lúa đặc sản Đông xuân là vụ lúa có nhiều...

Còn nhiều dư địa cho phát triển nông nghiệp

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại TP Cần Thơ đã và đang tiếp tục có xu hướng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Dù vậy, Cần Thơ vẫn được đánh giá còn nhiều tiềm năng và dư địa cho phát triển sản xuất nông nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao. Trong định hướng Quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp vào...

Sân chơi học thuật giúp học sinh, sinh viên nâng cao kiến thức

Nhiều học sinh (HS), sinh viên (SV) có xu hướng tham gia các hoạt động học thuật để trau dồi kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết khóa luận, đề tài nghiên cứu, có thêm cơ hội để nâng cao kiến thức thực tế. Đồng hành hỗ trợ HS, SV, các cấp bộ Đoàn - Hội TP Cần Thơ triển khai nhiều hoạt động sinh hoạt học thuật và thành lập các câu lạc bộ (CLB) theo chuyên ngành,...

Các hoạt động thu hút du khách quốc tế tại Cần Thơ

Kể từ tháng 10, ngành du lịch bước vào mùa cao điểm khách quốc tế. Những tháng cuối năm, thời tiết ở ĐBSCL hanh khô, nhiều nắng thích hợp với đa dạng các hoạt động trải nghiệm. Trong đó, Cần Thơ là một trong những điểm đến thu hút du khách quốc tế, với nhiều trải nghiệm đậm bản sắc văn hóa. Một trong những điểm đến quen thuộc và đặc trưng của Cần Thơ là chợ nổi Cái Răng....

Ngày hội Du lịch Văn hóa Chợ nổi Cái Răng năm 2024 diễn ra từ ngày 30-11

(CT) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ và UBND quận Cái Răng vừa ký ban hành kế hoạch phối hợp tổ chức Ngày hội Du lịch Văn hóa Chợ nổi Cái Răng lần thứ VIII năm 2024 (Ngày hội). Lễ Tống phong dần trở thành hoạt động thu hút nhiều tàu ghe của du khách đến xem và tìm hiểu. Ảnh: KIỀU MAI Đây là hoạt động được tổ chức thường niên nhằm tạo điểm...

Cùng chuyên mục

Triều cường rằm tháng 10 âm lịch tiếp tục lên nhanh trong những ngày tới

(CT) - Sáng 14-11-2024, mực nước đỉnh triều tiếp tục lên cao. Tại trạm Cần Thơ trên sông Hậu đạt mức 1,96m vào lúc 3 giờ (vượt báo động II là 0,06m), cao hơn mực nước sáng 13-11 là 0,9m. Chiều 14-11, đỉnh triều lên cao vào lúc 15 giờ 30 phút, đạt mức 1,82m (xấp xỉ báo động I). Các vùng trũng thấp, ven sông, rạch tiếp tục bị ngập do triều. Âu thuyền Hàng Bàng thực hiện đóng...

Huy động tất cả nguồn lực, thực hiện hiệu quả công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

(CT) - Sáng 14-11, Ban chỉ đạo Xây dựng xã hội học tập - Xóa mù chữ (XMC) - Phổ cập giáo dục (PCGD) TP Cần Thơ (gọi tắt Ban Chỉ đạo) tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” và Tổng kết công tác PCGD, XMC năm 2023. Ông Nguyễn Thực Hiện, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cùng đại diện lãnh đạo các sở,...

Triều cường rằm tháng 10 âm lịch bắt đầu dâng cao

(CT) - Theo Ðài Khí tượng thủy văn TP Cần Thơ, mực nước triều cường bắt đầu lên cao theo kỳ triều cường rằm tháng 10 âm lịch. Các vùng trũng thấp, ven sông rạch của TP Cần Thơ tiếp tục bị ngập do triều cường. Đường Cách mạng Tháng Tám (thuộc quận Ninh Kiều, quận Bình Thuỷ) bị ngập lụt do triều cường, gây trở ngại giao thông. Sáng 13-11-2024, triều cường trên sông Hậu tại TP Cần Thơ lên...

67 tỷ USD đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

TP – Sau 14 năm kể từ khi Quốc hội biểu quyết không thông qua, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam lại được đặt đưa vào nghị trường, các đại biểu thảo luận sôi nổi sáng 13/11. Khác với năm 2010, mối quan tâm hàng đầu của các đại biểu không phải ở con số hàng chục tỷ USD, nỗi lo nợ công, mà là vấn đề chuyển giao công nghệ nhằm tự chủ,...

Thêm đất diễn, cơ hội cho diễn viên trẻ

Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc năm 2024 có 33 vở diễn dự thi, trong đó đề tài lịch sử và cách mạng chiếm ưu thế. Đáng chú ý có đến 12 đơn vị ngoài công lập tham gia (năm 2021 chỉ có 7 đơn vị). Tạo đất diễn cho diễn viên trẻ TP HCM có 12 vở diễn tranh tài, trong đó 10 vở của các đơn vị ngoài công lập, nhiều vở diễn đã thu hút khán...

Giảm tại miền Bắc và miền Trung, miền Nam biến động trái chiều

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 14/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Phú Thọ, Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 14/11/2024 giảm nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi giảm...

Thuế VAT phân bón: Trăn trở của nông dân miền Tây

Ông Phạm Trường Giang rải phân bón sau gieo sạ – Ảnh: C.TUỆ Những năm gần đây, giá lúa tăng cao kỷ lục nhờ xuất khẩu gạo khởi sắc, nông dân trồng lúa ở Cà Mau có lợi nhuận nhưng mức lời rất thấp, từ 3,3 đến 3,5 triệu đồng/ha. Trong đó, giá phân bón tăng cao đã tác động rất lớn đến sản xuất, lợi nhuận của nông dân. Chủ tịch Hội Nông dân Cà Mau Huỳnh Quốc Hùng chia...

Cần Thơ triển khai cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc”

(CT) - UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch số 239 /KH-UBND, ngày 12-11-2024, phát động đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc”. Qua đó, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong thi công các công trình, hạng mục công trình và các tầng lớp nhân dân thi đua góp phần thực hiện thắng...

Khẩn trương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ –...

(CT) - Sáng 13-11, đồng chí Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan kiểm tra tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Ðốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, dự án thành phần 2 đoạn qua địa bàn TP Cần Thơ. Đồng chí Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch...

Đại biểu Quốc hội đề xuất mở thêm ga đường sắt tốc độ cao giữa 2 tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An

Đại biểu Trần Quốc Thuận – Ảnh: GIA HÂN Ngày 13-11, nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Trần Quốc Thuận (ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng – An ninh) bày tỏ ủng hộ việc chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Nhưng đề nghị phải tính toán để đảm bảo an toàn cho cả nền kinh tế, tránh quá chú trọng đến dự án này mà ảnh hưởng các mục tiêu phát triển...

Tin nổi bật

Tin mới nhất