Powered by Techcity

Dân miệt thứ trồng keo lai, chủ rừng có tiền tỉ như chơi

Vì sao người dân miệt Thứ muốn trồng cây keo lai thay cây tràm? - Ảnh 1.

Ông Trần Hồng Đảo, ngụ huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang (áo trắng, hàng đầu) đề nghị tỉnh Kiên Giang cho bà con trồng cây keo lai thay cây tràm để có thu nhập – Ảnh: BỬU ĐẤU

Ngày 11-11, phản ánh đến Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Văn Duẩn, người dân ấp Cán Gáo, xã Đông Hưng B, huyện An Minh – cho biết khu vực rừng tràm tiểu khu 34 có hơn 1.200ha, được giao cho 145 hộ và 4 doanh nghiệp từ năm 2009 đến nay. 

Lúc đó mỗi người được nhận giao khoán rừng gần 5ha/hộ.

Tràm rớt giá, dân miệt thứ sống bấp bênh

Sổ giao khoán rừng cho phép bà con khai thác 30% trong tổng số diện tích nhận khoán và phải trồng tràm lại.

Thời gian đầu thu hoạch khoảng 7 triệu đồng/công/hộ, nhưng hiện nay cuộc sống bà con khó khăn.

“Cây tràm rớt giá nên bà con chuyển sang trồng chuối hoặc đi buôn bán để kiếm thêm thu nhập. Ở đây cũng có nhiều hộ dân đã bỏ đi chỗ khác hoặc đi các tỉnh ngoài lao động. 

Bà con muốn lên liếp trồng keo lai. Vì cây này khoảng 3-4 năm sẽ cho thu hoạch có lợi nhuận 200-300 triệu đồng/ha, nhưng chính quyền vẫn chưa đồng ý. Một số khác rất nản và bỏ đi xứ khác tìm việc khác rồi”, ông Duẩn kể.

Còn ông Trần Hồng Đảo, ngụ ấp Cán Gáo, xã Đông Hưng B, huyện An Minh – cho hay chu kỳ 10 năm trồng cây tràm thì nông dân thu hoạch khoảng 30 triệu đồng/ha, nếu so với thu nhập từ trồng cây keo lai trên 200 triệu đồng/ha trong 4 năm thì quá thấp. 

Cây này được bán vào các nhà máy băm gỗ rồi xuất khẩu nên có giá cao. Cà Mau đã cho nông dân chuyển đổi trồng nên nông dân của họ giàu lên từ cây keo lai.

“Bây giờ người dân miệt thứ cũng trồng cây keo lai trên bờ bao, có người bán 2-3 đợt rồi. Vì bà con xin trồng cây keo lai không được chấp thuận nên nhiều người tự phát trồng. 

Tôi đề nghị cho bà con chuyển đổi trồng cây keo lai thay cây tràm từ 30-50% diện tích đang nhận giao khoán để bà con mưu sinh, bám rừng”, ông Đảo đề nghị.

Vì sao người dân miệt Thứ muốn trồng cây keo lai thay cây tràm? - Ảnh 2.

Do cây tràm rớt giá nên người dân vùng miệt thứ đã chuyển trồng chuối thêm hoặc buôn bán kiếm thêm thu nhập – Ảnh: BỬU ĐẤU

Lãnh đạo Ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh Kiên Giang khẳng định: “Việc người dân kiến nghị xin thay đổi cây trồng chỉ nói tại các cuộc họp dân. 

Ban quản lý đã giải thích đây là khu vực quy hoạch rừng tràm không tự thay đổi loài cây khác được. Đề nghị đó của bà con thì sắp tới sẽ đề xuất tỉnh xem sao, vì không phải thẩm quyền giải quyết của ban nữa”.

Dân đất mũi “hốt bạc” từ cây keo lai

Tại Cà Mau, cây keo lai trở thành nguồn kinh tế chính, cây chủ lực của gia đình anh Trần Văn Sơn, ngụ ấp 11, xã Khánh Thuận, huyện U Minh. Anh Sơn có 74ha thì để 50ha trồng keo lai và 24ha trồng tràm.

Trước đây anh Sơn thường mua giống tại Cần Thơ về trồng. Sau khi địa phương có công ty bán giống thì anh mua giống tại chỗ, giống chủ lực vẫn là AH7. Sau 5 năm trồng, gia đình thu lại khoảng 200 triệu đồng/ha cây keo lai.

“Nguồn giống chất lượng cùng kỹ thuật tích lũy nhiều năm, hầu như cây giống tôi trồng đạt 100%. Thời gian thu hoạch chuẩn là 5 năm, riêng những ai muốn để cây to hơn thì 6-7 năm mới tiến hành khai thác, giờ trồng keo chủ rừng có tiền tỉ như chơi”, anh Sơn kể.

Keo lai là loài cây thuộc họ đậu, ưa sáng, mọc nhanh, tán lá rậm xanh, dày đặc, chống xói mòn mặt đất, hệ rễ phát triển mạnh, có nhiều nốt sần cố định đạm. Đây là ưu điểm lớn của keo lai trong cải tạo và bảo vệ độ phì nhiêu cho đất.

Vì sao người dân miệt Thứ muốn trồng cây keo lai thay cây tràm? - Ảnh 3.

Keo lai được thương lái tìm mua tại rừng và cắt ra từng đoạn nhỏ vận chuyển về các nhà máy chế biến gỗ – Ảnh: THANH HUYỀN

Ông Lê Văn Hải – chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau – cho biết Cà Mau có diện tích trồng keo lai trên 13.000ha, tập trung ở 2 huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời.

Do giá cây tràm bản địa xuống thấp nên một số vùng, sau khi khai thác người dân chuyển qua trồng keo lai.

Chi phí lên liếp trồng keo lai tốn kém hơn trồng tràm do liếp keo phải cao hơn liếp tràm để chống ngập úng vào mùa mưa. Chi phí lên liếp khoảng 60 triệu/ha, sau chu kỳ 5 năm đem về lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng.

“Keo lai thương phẩm có giá giao động khoảng 1,2 triệu đồng/tấn. Tỉ lệ bao phủ rừng ở U Minh hiện đang ở mức cao hơn 70% so với quy định của Chính phủ do nhiều người dân tận dụng diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả trồng rừng keo lai”, ông Hải nói.

Vì sao người dân miệt Thứ muốn trồng cây keo lai thay cây tràm? - Ảnh 4.San ủi cây rừng tái sinh để… trồng keo lai

TTO – Một số người dân ở xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận phản ánh đến Tuổi Trẻ về việc cây rừng ở đây bị một số cá nhân đưa xe múc đến san ủi nhiều hecta để trồng keo lai, nhưng các cơ quan chức năng địa phương không xử lý rõ ràng.

Nguồn: https://tuoitre.vn/dan-miet-thu-trong-keo-lai-chu-rung-co-tien-ti-nhu-choi-20241111103629793.htm

Cùng chủ đề

Hỗ trợ nông dân sản xuất vụ lúa đông xuân

Vụ đông xuân 2024-2025, huyện Thới Lai dự kiến gieo trồng hơn 17.499ha lúa. Để vụ lúa đông xuân thắng lợi, các cấp chính quyền tại huyện đã quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các công tác chuẩn bị và tăng cường áp dụng cơ giới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Ưu tiên trồng lúa đặc sản Đông xuân là vụ lúa có nhiều...

Còn nhiều dư địa cho phát triển nông nghiệp

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại TP Cần Thơ đã và đang tiếp tục có xu hướng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Dù vậy, Cần Thơ vẫn được đánh giá còn nhiều tiềm năng và dư địa cho phát triển sản xuất nông nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao. Trong định hướng Quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp vào...

Sân chơi học thuật giúp học sinh, sinh viên nâng cao kiến thức

Nhiều học sinh (HS), sinh viên (SV) có xu hướng tham gia các hoạt động học thuật để trau dồi kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết khóa luận, đề tài nghiên cứu, có thêm cơ hội để nâng cao kiến thức thực tế. Đồng hành hỗ trợ HS, SV, các cấp bộ Đoàn - Hội TP Cần Thơ triển khai nhiều hoạt động sinh hoạt học thuật và thành lập các câu lạc bộ (CLB) theo chuyên ngành,...

Các hoạt động thu hút du khách quốc tế tại Cần Thơ

Kể từ tháng 10, ngành du lịch bước vào mùa cao điểm khách quốc tế. Những tháng cuối năm, thời tiết ở ĐBSCL hanh khô, nhiều nắng thích hợp với đa dạng các hoạt động trải nghiệm. Trong đó, Cần Thơ là một trong những điểm đến thu hút du khách quốc tế, với nhiều trải nghiệm đậm bản sắc văn hóa. Một trong những điểm đến quen thuộc và đặc trưng của Cần Thơ là chợ nổi Cái Răng....

Ngày hội Du lịch Văn hóa Chợ nổi Cái Răng năm 2024 diễn ra từ ngày 30-11

(CT) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ và UBND quận Cái Răng vừa ký ban hành kế hoạch phối hợp tổ chức Ngày hội Du lịch Văn hóa Chợ nổi Cái Răng lần thứ VIII năm 2024 (Ngày hội). Lễ Tống phong dần trở thành hoạt động thu hút nhiều tàu ghe của du khách đến xem và tìm hiểu. Ảnh: KIỀU MAI Đây là hoạt động được tổ chức thường niên nhằm tạo điểm...

Cùng tác giả

Hỗ trợ nông dân sản xuất vụ lúa đông xuân

Vụ đông xuân 2024-2025, huyện Thới Lai dự kiến gieo trồng hơn 17.499ha lúa. Để vụ lúa đông xuân thắng lợi, các cấp chính quyền tại huyện đã quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các công tác chuẩn bị và tăng cường áp dụng cơ giới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Ưu tiên trồng lúa đặc sản Đông xuân là vụ lúa có nhiều...

Còn nhiều dư địa cho phát triển nông nghiệp

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại TP Cần Thơ đã và đang tiếp tục có xu hướng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Dù vậy, Cần Thơ vẫn được đánh giá còn nhiều tiềm năng và dư địa cho phát triển sản xuất nông nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao. Trong định hướng Quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp vào...

Sân chơi học thuật giúp học sinh, sinh viên nâng cao kiến thức

Nhiều học sinh (HS), sinh viên (SV) có xu hướng tham gia các hoạt động học thuật để trau dồi kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết khóa luận, đề tài nghiên cứu, có thêm cơ hội để nâng cao kiến thức thực tế. Đồng hành hỗ trợ HS, SV, các cấp bộ Đoàn - Hội TP Cần Thơ triển khai nhiều hoạt động sinh hoạt học thuật và thành lập các câu lạc bộ (CLB) theo chuyên ngành,...

Các hoạt động thu hút du khách quốc tế tại Cần Thơ

Kể từ tháng 10, ngành du lịch bước vào mùa cao điểm khách quốc tế. Những tháng cuối năm, thời tiết ở ĐBSCL hanh khô, nhiều nắng thích hợp với đa dạng các hoạt động trải nghiệm. Trong đó, Cần Thơ là một trong những điểm đến thu hút du khách quốc tế, với nhiều trải nghiệm đậm bản sắc văn hóa. Một trong những điểm đến quen thuộc và đặc trưng của Cần Thơ là chợ nổi Cái Răng....

Ngày hội Du lịch Văn hóa Chợ nổi Cái Răng năm 2024 diễn ra từ ngày 30-11

(CT) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ và UBND quận Cái Răng vừa ký ban hành kế hoạch phối hợp tổ chức Ngày hội Du lịch Văn hóa Chợ nổi Cái Răng lần thứ VIII năm 2024 (Ngày hội). Lễ Tống phong dần trở thành hoạt động thu hút nhiều tàu ghe của du khách đến xem và tìm hiểu. Ảnh: KIỀU MAI Đây là hoạt động được tổ chức thường niên nhằm tạo điểm...

Cùng chuyên mục

Triều cường rằm tháng 10 âm lịch tiếp tục lên nhanh trong những ngày tới

(CT) - Sáng 14-11-2024, mực nước đỉnh triều tiếp tục lên cao. Tại trạm Cần Thơ trên sông Hậu đạt mức 1,96m vào lúc 3 giờ (vượt báo động II là 0,06m), cao hơn mực nước sáng 13-11 là 0,9m. Chiều 14-11, đỉnh triều lên cao vào lúc 15 giờ 30 phút, đạt mức 1,82m (xấp xỉ báo động I). Các vùng trũng thấp, ven sông, rạch tiếp tục bị ngập do triều. Âu thuyền Hàng Bàng thực hiện đóng...

Huy động tất cả nguồn lực, thực hiện hiệu quả công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

(CT) - Sáng 14-11, Ban chỉ đạo Xây dựng xã hội học tập - Xóa mù chữ (XMC) - Phổ cập giáo dục (PCGD) TP Cần Thơ (gọi tắt Ban Chỉ đạo) tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” và Tổng kết công tác PCGD, XMC năm 2023. Ông Nguyễn Thực Hiện, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cùng đại diện lãnh đạo các sở,...

Triều cường rằm tháng 10 âm lịch bắt đầu dâng cao

(CT) - Theo Ðài Khí tượng thủy văn TP Cần Thơ, mực nước triều cường bắt đầu lên cao theo kỳ triều cường rằm tháng 10 âm lịch. Các vùng trũng thấp, ven sông rạch của TP Cần Thơ tiếp tục bị ngập do triều cường. Đường Cách mạng Tháng Tám (thuộc quận Ninh Kiều, quận Bình Thuỷ) bị ngập lụt do triều cường, gây trở ngại giao thông. Sáng 13-11-2024, triều cường trên sông Hậu tại TP Cần Thơ lên...

67 tỷ USD đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

TP – Sau 14 năm kể từ khi Quốc hội biểu quyết không thông qua, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam lại được đặt đưa vào nghị trường, các đại biểu thảo luận sôi nổi sáng 13/11. Khác với năm 2010, mối quan tâm hàng đầu của các đại biểu không phải ở con số hàng chục tỷ USD, nỗi lo nợ công, mà là vấn đề chuyển giao công nghệ nhằm tự chủ,...

Thêm đất diễn, cơ hội cho diễn viên trẻ

Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc năm 2024 có 33 vở diễn dự thi, trong đó đề tài lịch sử và cách mạng chiếm ưu thế. Đáng chú ý có đến 12 đơn vị ngoài công lập tham gia (năm 2021 chỉ có 7 đơn vị). Tạo đất diễn cho diễn viên trẻ TP HCM có 12 vở diễn tranh tài, trong đó 10 vở của các đơn vị ngoài công lập, nhiều vở diễn đã thu hút khán...

Giảm tại miền Bắc và miền Trung, miền Nam biến động trái chiều

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 14/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Phú Thọ, Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 14/11/2024 giảm nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi giảm...

Thuế VAT phân bón: Trăn trở của nông dân miền Tây

Ông Phạm Trường Giang rải phân bón sau gieo sạ – Ảnh: C.TUỆ Những năm gần đây, giá lúa tăng cao kỷ lục nhờ xuất khẩu gạo khởi sắc, nông dân trồng lúa ở Cà Mau có lợi nhuận nhưng mức lời rất thấp, từ 3,3 đến 3,5 triệu đồng/ha. Trong đó, giá phân bón tăng cao đã tác động rất lớn đến sản xuất, lợi nhuận của nông dân. Chủ tịch Hội Nông dân Cà Mau Huỳnh Quốc Hùng chia...

Cần Thơ triển khai cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc”

(CT) - UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch số 239 /KH-UBND, ngày 12-11-2024, phát động đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc”. Qua đó, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong thi công các công trình, hạng mục công trình và các tầng lớp nhân dân thi đua góp phần thực hiện thắng...

Khẩn trương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ –...

(CT) - Sáng 13-11, đồng chí Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan kiểm tra tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Ðốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, dự án thành phần 2 đoạn qua địa bàn TP Cần Thơ. Đồng chí Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch...

Đại biểu Quốc hội đề xuất mở thêm ga đường sắt tốc độ cao giữa 2 tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An

Đại biểu Trần Quốc Thuận – Ảnh: GIA HÂN Ngày 13-11, nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Trần Quốc Thuận (ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng – An ninh) bày tỏ ủng hộ việc chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Nhưng đề nghị phải tính toán để đảm bảo an toàn cho cả nền kinh tế, tránh quá chú trọng đến dự án này mà ảnh hưởng các mục tiêu phát triển...

Tin nổi bật

Tin mới nhất