Powered by Techcity

Tháo gỡ khó khăn để hết năm 2025 cơ bản hoàn thành 600 km đường cao tốc vùng ĐBSCL

Tháo gỡ khó khăn để hết năm 2025 cơ bản hoàn thành 600 km đường cao tốc vùng ĐBSCL

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 490/TB-VPCP ngày 26/10/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 phải hoàn thành 3.000 km đường cao tốc trên cả nước (trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu có khoảng 600 km).
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 phải hoàn thành 3.000 km đường cao tốc trên cả nước (trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu có khoảng 600 km).

Thông báo kết luận nêu rõ: Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là một trong 3 đột phá chiến lược đã được Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra; trong đó xác định mục tiêu đến năm 2030 có 5.000 km đường cao tốc; vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Ban Chỉ đạo đã họp 14 phiên; đồng thời, Thủ tướng Chính phủ ban hành hơn 400 văn bản chỉ đạo, điều hành, đôn đốc triển khai các dự án cao tốc. 

Riêng đối với các dự án hạ tầng giao thông chiến lược vùng đồng bằng sông Cửu Long, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp 6 lần làm việc với các bộ, ngành, địa phương trong vùng; nhiều lần kiểm tra công trường, đôn đốc, thăm, động viên cán bộ, công nhân, nhà thầu thi công, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công, thăm bà con Nhân dân khu vực các dự án, kiểm tra công tác tái định cư, ổn định đời sống Nhân dân; sau thời gian 3 năm, từ khi bắt tay nghiên cứu, triển khai các dự án cao tốc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhiều cuộc họp đã được tổ chức, ban hành nhiều văn bản… kết quả bước đầu đến nay cho thấy, chúng ta đã “biến không thành có”, “biến khó thành dễ”; từ ý tưởng đến hình thành các dự án cụ thể, nhiều đoạn tuyến, cây cầu đã hoàn thành… các tuyến cao tốc hiện đại đang được định hình rõ nét, mang lại triển vọng phát triển to lớn cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của trung ương và quyết tâm của các địa phương, vùng đồng bằng sông Cửu Long từ nơi được coi là “vùng trũng” cao tốc, đến nay, mạng lưới hạ tầng giao thông tại vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển biến rất tích cực, toàn vùng có 120 km đường bộ cao tốc đã đưa vào khai thác, có 428 km đường bộ cao tốc đang triển khai thi công và phấn đấu để cơ bản hoàn thành năm 2025; ngoài ra có 215 km đang nghiên cứu để chuẩn bị đầu tư, đáp ứng mong mỏi của Nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long trong việc sớm hình thành hệ thống hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và cả nước; đồng thời mở ra không gian phát triển mới, giảm chi phí logistics, chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, mang lại lợi ích cho các địa phương…

Quá trình triển khai các dự án trong thời gian qua cho thấy các địa phương, nhà thầu, đơn vị thi công đã trưởng thành hơn, lớn mạnh hơn, bước đầu làm chủ và triển khai được các dự án quy mô lớn; đã tháo gỡ được khó khăn, giải quyết được vướng mắc, cơ bản bố trí được nguồn vật liệu san lấp cho các dự án khu vực phía Nam với khoảng 65 triệu m3; công tác giải phóng mặt bằng cơ bản đạt tiến độ với trên 90% mặt bằng được bàn giao, nhiều dự án đã hoàn thành 100%; công tác hỗ trợ tái định cư và chăm lo đời sống Nhân dân được các địa phương chú trọng, thực hiện tốt; tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các khu vực dự án được bảo đảm.

Bên cạnh kết quả đạt được là cơ bản, việc triển khai các dự án vẫn còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức: Công tác quản lý ở một số địa phương khi lần đầu được giao chủ quản dự án lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, nhất là giải phóng mặt bằng, bảo đảm vật liệu san lấp, đắp nền… vì vậy phải nỗ lực hơn nữa; có dự án còn chưa bảo đảm tiến độ cung cấp vật liệu; việc thí điểm sử dụng cát biển vẫn còn một số lúng túng; công tác giải phóng mặt bằng một vài dự án chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ…

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 phải hoàn thành 3.000 km đường cao tốc trên cả nước (trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu có khoảng 600 km) để chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập nước, 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; và quan trọng nhất là góp phần tạo không gian phát triển mới, các khu công nghiệp mới, khu đô thị mới, khu dịch vụ mới, giá trị gia tăng mới của đất, tạo công ăn, việc làm, thu nhập và sinh kế tốt hơn cho người dân trên địa bàn nói riêng và Nhân dân cả nước nói chung.

Phấn đấu hết năm 2025 cơ bản hoàn thành 600 km đường cao tốc vùng đồng bằng sông Cửu Long  

Với khối lượng công việc trong thời gian tới của từng dự án còn rất lớn, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương phải hết sức khẩn trương, chủ động, linh hoạt, sáng tạo vận dụng các chủ trương, cơ chế, chính sách để triển khai các dự án; hưởng ứng thiết thực và thực hiện hiệu quả Phong trào thi đua “500 ngày đêm cao điểm hoàn thành thắng lợi các dự án đường bộ cao tốc”. Nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu đến hết năm 2025 cơ bản hoàn thành 600 km đường cao tốc vùng đồng bằng sông Cửu Long và đến năm 2030 có khoảng 1.200 km. 

Việc triển khai các dự án cần phải tăng tốc, bứt phá hơn, mạnh mẽ hơn, với quyết tâm chính trị cao hơn, cách làm khoa học, hiệu quả hơn; các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung quán triệt 3 quan điểm xuyên suốt: (i) Giao thông vận tải phải thông suốt, đi trước mở đường; (ii) “Chỉ bàn làm, không bàn lùi”, bảo đảm đúng và vượt tiến độ các dự án, nâng cao chất lượng, bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, vệ sinh, môi trường, phòng chống tiêu cực, lãng phí; (iii) “Bàn để quyết chứ không bàn để đấy”, “đã bàn, đã quyết là phải làm”, làm phải có sản phẩm, kết quả cụ thể.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết của Quốc hội, phát huy, nhân rộng kinh nghiệm triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) – Phố Nối (Hưng Yên), khẩn trương tháo gỡ khó khăn vướng mắc, không được để thiếu nguyên vật liệu, nếu có vướng mắc phải tháo gỡ ngay, không để lãng phí kéo dài; phát huy tính tự lực tự cường của doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ, công việc đề ra (trong đó có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 335/TB-VPCP ngày 19 tháng 7 năm 2024), bảo đảm chất lượng, hiệu quả và thời hạn quy định.

Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng

Về giải phóng mặt bằng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Tiền Giang, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, di dời hệ thống điện cao thế để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các dự án cao tốc trong tháng 10 năm 2024.

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu tập trung giải quyết dứt điểm các khó khăn vướng mắc, quyết liệt chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật để cơ bản hoàn thành và bàn giao cho Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi – Bến Nhất, Gò Quao – Vĩnh Thuận trong tháng 10 năm 2024.

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng nút giao Lộ Tẻ để bàn giao cho Dự án Cao Lãnh – Lộ Tẻ trong tháng 10 năm 2024.

Bộ Giao thông vận tải cùng với Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long và các đơn vị có liên quan khẩn trương giải quyết dứt điểm việc đền bù, hỗ trợ tái định cư đối với khoảng 40 hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án trên địa bàn, không để xảy ra khiếu kiện làm mất an ninh trật tự trên địa bàn; thực hiện xong trong tháng 10 năm 2024.

Bộ Công thương và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục chỉ đạo EVN đẩy nhanh tiến độ di dời đường điện cao thế để bàn giao mặt bằng cho các dự án trong tháng 10 năm 2024.

Không để xảy ra tình trạng thiếu cát, sỏi, vật liệu

Về vật liệu xây dựng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh có nguồn vật liệu đá (An Giang, Kiên Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu…) tiếp tục đẩy mạnh, quyết liệt hỗ trợ, phối hợp với các chủ đầu tư (khi có đề nghị) để ưu tiên cấp đá cho các dự án trọng điểm, không để xảy ra tình trạng thiếu cát, sỏi, vật liệu thông thường, nguồn cấp phối đá dăm.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh có nguồn vật liệu san lấp (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng, An Giang) áp dụng mọi cơ chế, chính sách đặc thù và cơ chế thuận lợi nhất để giải quyết đủ nguồn vật liệu theo chỉ tiêu được giao, cũng như đã cam kết (về trữ lượng, công suất khai thác), bảo đảm hoàn thành các thủ tục cấp phép để thực hiện khai thác toàn bộ các mỏ trong tháng 10 năm 2024.

Các địa phương kiểm soát chặt chẽ giá vật liệu xây dựng trên địa bàn, tránh tình trạng đầu cơ, nâng giá, ép giá khi nhu cầu vật liệu san lấp tăng cao.

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Sớm hướng dẫn các địa phương về thời gian được phép hoạt động khai thác trong ngày đối với khai thác cát, sỏi lòng sông; chủ động hướng dẫn tỉnh An Giang đẩy nhanh thủ thục cấp phép khai thác mỏ đá Antraco, hoàn thành cấp phép trong tháng 12 năm 2024; sớm giao khu vực biển cho các nhà thầu dự án thành phần 4 cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; đồng thời tiếp tục cùng với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn Ủy ban nhân dân các địa phương và các cơ quan, đơn vị thực hiện thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp cho một số dự án hạ tầng giao thông theo chủ trương của Đảng, Quốc hội.

Các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát bám sát công việc, chủ động làm việc với Ủy ban nhân dân các địa phương, các sở, ngành để đẩy nhanh tiến độ giải quyết việc cung ứng vật liệu san lấp đắp nền đường.

Kiểm soát chặt chẽ tiến độ thi công theo kế hoạch

Về công tác thi công, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan chủ quản (Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan) quyết liệt chỉ đạo các chủ đầu tư, các nhà thầu phối hợp chặt chẽ với các địa phương có mỏ vật liệu để hoàn thiện các thủ tục cấp mỏ, bảo đảm nguồn vật liệu cát, đá, không để ảnh hưởng đến tiến độ thi công; xây dựng phương án tập kết vật liệu đá về công trường gửi các địa phương để chủ động trong việc điều tiết, cung ứng; chỉ đạo các chủ đầu tư, nhà thầu căn cứ kế hoạch hoàn thành dự án, xây dựng và ban hành kế hoạch chi tiết “đường găng tiến độ” phù hợp điều kiện giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu, diễn biến thời tiết để làm cơ sở theo dõi, đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ tiến độ thi công theo kế hoạch, đặc biệt các Dự án có kế hoạch hoàn thành vào cuối năm 2025.

Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án quyết liệt chỉ đạo các nhà thầu tăng cường nhân lực, thiết bị, bổ sung các mũi thi công, bố trí đủ tài chính, tổ chức thi công “3 ca 4 kíp” để bù lại tiến độ ngay khi được cấp mỏ vật liệu; tăng cường công tác quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, kỹ – mỹ thuật; đẩy nhanh các thủ tục nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, lãng phí, thất thoát tài sản và tiền vốn của Nhà nước; kiên quyết xử lý các nhà thầu chậm tiến độ; hoàn thành công tác giải ngân các dự án theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hậu Giang thường xuyên cập nhập tiến độ giải quyết các thủ tục cung ứng vật liệu cho các dự án, triển khai ngay các hoạt động khai thác thực địa đưa về công trường để hỗ trợ gia tải xử lý lún và chủ động nguồn vật liệu cấp phối đá dăm.

Nguồn: https://baodautu.vn/thao-go-kho-khan-de-het-nam-2025-co-ban-hoan-thanh-600-km-duong-cao-toc-vung-dbscl-d228434.html

Cùng chủ đề

Lũ đe dọa tiến độ đường cao tốc

Nhà thầu tập trung thi công đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đoạn qua TP Cần Thơ – Ảnh: N.V. Để đẩy nhanh tiến độ thi công dự án thành phần 1 dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, giai đoạn 1, chính quyền các tỉnh An Giang, Sóc Trăng, TP Cần Thơ và các đơn vị thi công đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, nỗ lực hoàn...

Phấn đấu có 600km cao tốc ĐBSCL vào năm 2025

TPO – Thủ tướng yêu cầu, hưởng ứng thiết thực và thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “500 ngày đêm cao điểm hoàn thành thắng lợi các dự án đường bộ cao tốc”. Nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu đến hết năm 2025 cơ bản hoàn thành 600km đường cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đến năm 2030 có khoảng 1.200km. Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của...

Bộ trưởng Giao thông vận tải: Làm được đường sắt, từ TP.HCM đi Cần Thơ chỉ mất 1 giờ

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng – Ảnh: Quochoi.vn Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội sáng 26-10, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã thông tin thêm về việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. TP.HCM kết nối miền Tây chỉ còn một giờ Theo ông Thắng, Chính phủ đã có báo cáo Quốc hội xem xét, phê duyệt chủ trương dự án đường sắt tốc...

Cận cảnh quy trình rửa mặn cát biển để thi công cao tốc Cần Thơ – Cà Mau

TPO – Cát biển sau khi được khai thác tại biển Sóc Trăng, sẽ được đưa về vùng nước ngọt sông Hậu cách mỏ khoảng 40km để rửa mặn. Hơn 2 tháng khởi công, đến nay, mỏ cát biển đã đưa về dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau hơn 90.000m³. Cuối tháng 6 vừa qua, UBND tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ GTVT) tổ chức khởi công...

Rộn ràng công trường cao tốc trục ngang miền Tây dịp Quốc khánh

Ầm vang tiếng máy Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh An Giang (chủ đầu tư) cho biết, kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài bốn ngày, các nhà thầu phụ trách thi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, đoạn qua địa bàn tỉnh vẫn tổ chức làm xuyên lễ. 100% công nhân làm việc xuyên lễ 2/9 trên công trường cao tốc...

Cùng tác giả

Đầu tư Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ, vốn 5.400 tỷ đồng

Đầu tư Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ, vốn 5.400 tỷ đồngĐịa điểm xây dựng Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ tại Khu vực Bình Nhựt, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển vừa ký ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Hoa...

Tăng khả năng tiếp cận vốn để phát triển chuỗi nông sản ĐBSCL

ÐBSCL là vùng sản xuất nông sản lớn nhất cả nước. Song, lúa gạo, thủy sản, trái cây vẫn gặp khó khăn, phát triển chưa bền vững. Một trong những nguyên nhân của các điểm nghẽn phát triển đó là vốn tín dụng cho nông sản chủ lực chưa đáp ứng yêu cầu. Giải quyết bài toán vốn tín dụng để đưa nông sản ÐBSCL vươn xa hơn đang trở nên cấp thiết. Các sản phẩm gạo của Công ty...

Đổi mới sáng tạo thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, hướng tới phát triển bền vững ngành tôm Việt Nam

(CT) - Ngày 22-11-2024, tại TP Cần Thơ, Cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Tổ chức Hợp tác Quốc tế Ðức GIZ tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững (i4Ag) và tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn”. Trên 100 đại biểu...

Cần Thơ ứng hơn 410 tỉ đồng cho dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 91 (đoạn từ Km0-Km7)

(CT) - UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Quyết định số 2560/QÐ-UBND ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 91 (đoạn từ Km0-Km7) TP Cần Thơ từ các nguồn vốn thuộc ngân sách địa phương. Quốc lộ 91 (đoạn từ Km0-Km7) trên địa bàn thành phố tiếp nhận lưu lượng lớn giao thông hằng ngày. Theo quyết định, UBND thành phố giao 410,161 tỉ đồng kế hoạch vốn ứng trước cho dự án...

Đề xuất các giải pháp khơi dậy khát vọng cống hiến trong đội ngũ cán bộ, đảng viên để phát triển TP Cần Thơ...

(CT) - Trường Chính trị TP Cần Thơ vừa tổ chức hội thảo khoa học cấp thành phố với chủ đề “Thực trạng và giải pháp khơi dậy khát vọng cống hiến trong đội ngũ cán bộ (CB), đảng viên (ÐV) để phát triển TP Cần Thơ nhanh và bền vững”. Đại biểu phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Trường Chính trị cung cấp Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 46 bài tham luận của các nhà khoa học,...

Cùng chuyên mục

Đầu tư Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ, vốn 5.400 tỷ đồng

Đầu tư Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ, vốn 5.400 tỷ đồngĐịa điểm xây dựng Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ tại Khu vực Bình Nhựt, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển vừa ký ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Hoa...

Cần Thơ ứng hơn 410 tỉ đồng cho dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 91 (đoạn từ Km0-Km7)

(CT) - UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Quyết định số 2560/QÐ-UBND ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 91 (đoạn từ Km0-Km7) TP Cần Thơ từ các nguồn vốn thuộc ngân sách địa phương. Quốc lộ 91 (đoạn từ Km0-Km7) trên địa bàn thành phố tiếp nhận lưu lượng lớn giao thông hằng ngày. Theo quyết định, UBND thành phố giao 410,161 tỉ đồng kế hoạch vốn ứng trước cho dự án...

Đề xuất các giải pháp khơi dậy khát vọng cống hiến trong đội ngũ cán bộ, đảng viên để phát triển TP Cần Thơ...

(CT) - Trường Chính trị TP Cần Thơ vừa tổ chức hội thảo khoa học cấp thành phố với chủ đề “Thực trạng và giải pháp khơi dậy khát vọng cống hiến trong đội ngũ cán bộ (CB), đảng viên (ÐV) để phát triển TP Cần Thơ nhanh và bền vững”. Đại biểu phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Trường Chính trị cung cấp Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 46 bài tham luận của các nhà khoa học,...

Bình quân số thành viên mỗi hợp tác xã ở ĐBSCL chưa bằng 1/10 Thái Lan

Ông Trần Minh Hải (bên trái) phát biểu tại diễn đàn – Ảnh: CHÍ QUỐC Ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ đã diễn ra diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của đề án 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”. Diễn đàn do báo Nông Nghiệp Việt Nam phối hợp Trung...

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số

(CTO) - Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thanh Phương (TP Cần Thơ) đề nghị hết sức cân nhắc việc tự động chuyển đổi khu công nghệ thông tin tập trung thành khu công nghệ số. “Chúng ta không nên phát triển đại trà khu công nghệ số, thay vào đó, Chính phủ nên chọn một vài khu và đầu tư tập trung thì mới thúc đẩy được”. Sáng 23-11,...

Nhiều nội dung tố cáo liên quan Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ là đúng hoặc đúng một phần

Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ – Ảnh: T. LŨY Đối với nội dung tố cáo hành vi chia nhỏ gói thầu và chỉ định thầu trái quy định trong đầu tư, sửa chữa mua sắm trang thiết bị các hạng mục công trình bệnh viện, kết luận các nội dung tố cáo đúng và đúng một phần. Cụ thể đối với nội dung tố cáo về các gói mua sắm thiết bị phòng cháy chữa cháy, kết luận chỉ...

Thúc đẩy nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa...

(CT) - Ngày 23-11, tại TP Cần Thơ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), phối hợp Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức diễn đàn giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh...

Biến động giá trái chiều ở cả ba miền

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (23/11/2024) ghi nhận các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Thái Bình đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg, cùng về giá 62.000 đồng/kg. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực này dao động trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Trong đó, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nội là những tỉnh, thành phố vẫn giữ giao dịch tại mức 63.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Khu vực...

Ấn Độ mong muốn hợp tác với các trường đào tạo y khoa Việt Nam

Các tân sinh viên Ấn Độ năm học 2024-2025 tại Trường đại học Y Dược Cần Thơ – Ảnh: T.LŨY Tham dự lễ khai giảng đặc biệt này, ngoài các tân sinh viên và gia đình đến từ đất nước Ấn Độ, còn có sự tham dự của ngài Mahesh Chand Giri – quyền tổng lãnh sự, Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM. Phát biểu tại lễ khai giảng, GS.TS Nguyễn Trung Kiên – hiệu trưởng Trường đại học Y...

Ban Pháp chế HÐND TP Cần Thơ thẩm tra các báo cáo, dự thảo nghị quyết

(CT) - Ngày 22-11, Ban Pháp chế HÐND TP Cần Thơ tổ chức họp thẩm tra các báo cáo, dự thảo nghị quyết (NQ) kèm theo tờ trình của UBND thành phố trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HÐND thành phố. Bà Nguyễn Hồng Yến, Trưởng Ban pháp chế HÐND thành phố phát biểu kết luận nội dung thẩm tra. Các đồng chí: Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HÐND thành...

Tin nổi bật

Tin mới nhất