Trang chủDestinationsHà NamCảnh báo nguồn cung năng lượng và nước của châu Á 'lâm...

Cảnh báo nguồn cung năng lượng và nước của châu Á ‘lâm nguy’




Việc gián đoạn hệ thống nước Hindu Kush Himalaya – nơi cung cấp nguồn nước thiết yếu cho Trung Quốc, Nam Á và Đông Nam Á, do các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu đang gây ra những nguy cơ đối với phát triển kinh tế và an ninh năng lượng tại 16 quốc gia châu Á, đòi hỏi hành động phối hợp nhằm bảo vệ các dòng chảy trong khu vực.

Cảnh báo nguồn cung năng lượng và nước của châu Á lâm nguy
Hồ băng tan chảy từ đỉnh núi ở Solukhumbu, cách thủ đô Kathmandu của Nepal 140 km về phía đông bắc, ngày 22/11/2018. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Cảnh báo trên được China Water Risk – một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc) đưa ra ngày 24/5.

Theo các nhà nghiên cứu, lưu vực của 10 con sông lớn, chảy từ các tháp nước khu vực Hindu Kush-Himalaya – nơi sinh sống của 1,9 tỷ người, tạo ra 4.300 tỷ USD Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng năm và các tác động của biến đổi khí hậu như băng tan và thời tiết cực đoan đang gây ra “các mối đe dọa nghiêm trọng”. Các nhà nghiên cứu cảnh báo tất cả sông ngòi sẽ đối mặt với những rủi ro liên quan đến nước ngày một phức tạp và gia tăng nếu con người không thể kiểm soát lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính. Trong khi đó, việc tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng cần nhiều nước đang làm trầm trọng thêm vấn đề. 

10 con sông lớn trong khu vực Hindu Kush Himalaya, trong đó có sông Hằng và sông Brahmaputra chảy vào Ấn Độ và Bangladesh, sông Dương Tử (còn gọi là sông Trường Giang) và Hoàng Hà của Trung Quốc, cung cấp nước để tạo ra 75% lượng thủy điện và 44% lượng điện than tại 16 nước trong khu vực này. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh các nguy cơ khí hậu đe dọa ảnh hưởng tới 865 sản lượng GW điện ở các khu vực dọc theo 10 con sông, do phần lớn phụ thuộc vào nguồn nước. Hơn 300 GW – đủ để cung cấp điện cho Nhật Bản, nằm ở những khu vực đối mặt với rủi ro liên quan đến nước ở mức “cao” hoặc “cực kỳ cao”. 

Trên thực tế, lưu vực sông Dương Tử của Trung Quốc – vốn nuôi sống khoảng 30% dân số và cung cấp khoảng 15% lượng điện của nước này, đã hứng chịu khô hạn trong thời gian dài kỷ lục, với sản lượng thủy điện giảm gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Do hạn hán, các chính phủ trong khu vực đồng ý cấp phép hoạt động cho nhiều nhà máy điện than mới.

Tuy nhiên, thực tế điện than cũng cần nước và việc gia tăng công suất tại Trung Quốc và Ấn Độ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước. 

Các nhà nghiên cứu khẳng định trong bối cảnh nguy cơ khí hậu gia tăng, các nước đang chịu áp lực phải đề ra chính sách đảm bảo phối hợp an ninh năng lượng và an ninh nguồn nước. Do tác động qua lại giữa việc sản xuất điện và nước, các nước cần lưu ý an ninh nước cần quyết định an ninh năng lượng.

Thúc Anh/TTXVN





Source link

Cùng chủ đề

Thị trường thời trang cuối năm ‘ế ẩm’, tiểu thương ‘chật vật’ tìm khách

Mùa mua sắm cuối năm tại Hà Nội vốn sôi động, nay lại trở nên ảm đạm khi các cửa hàng thời trang tại chợ truyền thống và trung tâm thương mại đều vắng khách. Những ngày cuối năm, ngược lại với nhịp sống sôi động của phố phường Hà Nội, các cửa hàng thời trang lại rơi vào tình cảnh vắng vẻ chưa từng có. Từ những quầy hàng nhỏ ở các chợ truyền thống...

[Ảnh] Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah

Trong chương trình tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru, chiều 14/11/2024 (giờ địa phương, sáng 15/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Trong chương trình tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru, chiều 14/11/2024 (giờ địa phương, sáng 15/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. ...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông tham dự, chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Bình Phước

Sáng 15/11, tại TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, tự lực, tự cường, hội nhập và phát triển bền vững".Thực hiện Kế hoạch số 180-KH/BDV-TW ngày 09/9/2024 của Ban Dân vận Trung ương, mới đây, ngày 13/11 Đoàn khảo sát Trung ương đã tiến...

Sau điều chỉnh thời gian, dự án đường 100 tỷ đồng ở Quảng Nam điều chỉnh tăng vốn

Sau khi được điều chỉnh thời gian thực hiện vào năm 2023, đến nay Dự án đường tránh phía Tây thị trấn Ái Nghĩa tiếp tục điều chỉnh vốn từ 100 tỷ đồng lên 148 tỷ đồng. Sau điều chỉnh thời gian, dự án đường 100 tỷ đồng ở Quảng Nam điều chỉnh tăng vốnSau khi được điều chỉnh thời gian thực hiện vào năm 2023, đến nay Dự án đường tránh phía Tây thị trấn Ái Nghĩa tiếp tục...

Bất động sản Hạ Long phát triển hướng đến đón dòng khách cao cấp

Sự xuất hiện của ngày càng nhiều các dự án biệt thự, căn hộ hạng sang cho thấy xu hướng phát triển bất động sản đón trọn dòng khách cao cấp của Hạ Long những năm gần đây. Bất động sản Hạ Long phát triển hướng đến đón dòng khách cao cấpSự xuất hiện của ngày càng nhiều các dự án biệt thự, căn hộ hạng sang cho thấy xu hướng phát triển bất động sản đón trọn dòng khách...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam – Ngôi chùa lớn nhất thế giới

Quần thể du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam là điểm du lịch tâm linh đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ và Phật tử trên cả nước. Tham khảo kinh nghiệm du lịch ở ngôi chùa lớn nhất thế giới được mệnh danh “Hạ Long trên cạn” trong bài viết. Tam Chúc là chốn bình yên lý tưởng cho những ai muốn tạm rời xa phố xá ồn ào (Nguồn ảnh: Sưu tầm) Quần thể du...

Cùng chuyên mục

Cá kho niêu làng Vũ Đại

Cá kho Vũ Đại - đặc sản Hà Nam đã có từ rất lâu đời, chỉ cần thưởng thức một lần là nhớ mãi. Món cá kho làng Vũ Đại được chế biến theo công thức riêng, mang đậm hương vị truyền thống. Cá kho Vũ Đại hay còn được biết tới với cái tên cá kho Đại Hoàng, có nguồn gốc từ Lý Nhân, Hà Nam. Món đặc sản Hà Nam này đã có từ khá lâu. Theo lời kể từ...

Giữ gìn và phát huy làn điệu hát Dậm Quyển Sơn

Hát Dậm hay còn gọi là hát Dặm - loại hình múa hát độc đáo chỉ có ở làng Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Trải qua hàng trăm năm, hát dặm với những nét độc đáo riêng vẫn được người dân Thi Sơn bảo tồn và lưu giữ từ đời này qua đời khác. Đến nay những làn điệu hát dặm đã được các nghệ nhân đem đi giới thiệu tại nhiều quốc gia...

Mới nhất

Khoa học công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025)

Quang cảnh hội nghị Theo báo cáo từ Cục Thủy lợi, Việt Nam đã xây dựng được hơn 900 hệ thống thủy lợi có quy mô phục vụ từ 200 ha trở lên; trong đó, có 122 hệ thống vừa và lớn phục vụ trên 2.000 ha, hơn 40.000 km đê sông và đê biển đã được xây dựng...

Kịp thời chủ trương của Đảng và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, điểm nghẽn về thể chế, quyết định các vấn đề quan...

(MPI) - Chiều ngày 12/11/2024, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày Báo cáo giải trình về kinh tế - xã hội và nhấn mạnh, hầu hết ý kiến khẳng định chúng ta đã đạt được những...

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế

(MPI) - Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, chiều ngày 12/11/2024, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 426 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng...

Vị trí số 1 gây bất ngờ!

Số 1 là một quốc gia Châu Á. ...

Mới nhất