Mexico từng đặt trọng tâm vào khôi phục vai trò và vị thế của mình trong khu vực Mỹ Latinh. Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị với các nền kinh tế lớn như Brazil và Argentina, cùng với đó là Liên minh Thái Bình Dương, gồm Chile, Peru, Colombia và Mexico.
Chính sách đa dạng hóa quan hệ với các nước và khu vực khác cũng được chú trọng. Mexico sẽ đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc, Nga, Nam Phi, Ấn Độ, khu vực châu Á-Thái Bình Dương; tích cực tham gia các tổ chức đa phương quốc tế để thúc đẩy vai trò và ảnh hưởng của mình trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Quan hệ giữa Peru và Mexico trở nên căng thẳng sau khi Tổng thống López Obrador đưa ra những tuyên bố công khai ủng hộ ông Castillo, sau khi ông này bị phế truất và bắt tạm giam 18 tháng để điều tra các tội danh âm mưu nổi dậy, lạm dụng quyền lực và gây rối loạn trật tự xã hội. Chính phủ Peru cũng đã công khai phản đối những động thái của Mexico, coi đây là hành động can thiệp công việc nội bộ của Peru.
Tổng thống Mexico Lopez Obrador từng đưa ra một số bình luận cho rằng, Chính phủ của Tổng thống Peru Dina Boluarte được thành lập một cách vi hiến. Đây là lần thứ hai trong hơn 2 tháng, Peru thông báo trục xuất Đại sứ của Mexico. Cuối năm 2022, Peru đã từng thông báo trục xuất Đại sứ Pablo Monroy nhằm đáp trả những tuyên bố của Tổng thống Lopez Obrador về tình hình chính trị Peru.
Tổng thống Peru triệu Đại sứ quốc gia này ở Mexico về nước, cáo buộc Mexico City can thiệp vào vấn đề nội bộ của Lima. “Tôi đã ra lệnh triệu hồi Đại sứ của chúng ta ở Mexico”, Tổng thống Peru Dina Boluarte phát biểu trên truyền hình ngày 24/2, cáo buộc người đồng cấp Mexico Andres Manuel Lopez Obrador can thiệp “không thể chấp nhận được” vào vấn đề nội bộ của Lima.
Đại sứ quán Peru ở Mexico sẽ do một đại biện lâm thời phụ trách, bà Boluarte cho biết thêm. Bộ Ngoại giao Mexico ngày 25/2 “lấy làm tiếc” trước quyết định của Peru nhưng Mexico City vẫn sẽ duy trì hiện diện ngoại giao của mình ở Lima tại mức độ hiện tại “để thúc đẩy quan hệ” giữa hai quốc gia và hỗ trợ công dân Mexico. Mexico cũng “để mở các kênh liên lạc ngoại giao vì lợi ích của cả hai bên”. Quốc hội Peru coi Tổng thống Mexico là “người không được hoan nghênh”, cáo buộc ông can thiệp vào vấn đề nội bộ của Lima.
Kiến nghị yêu cầu Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ Peru “có hành động cần thiết để đảm bảo Tổng thống Mexico không đặt chân đến lãnh thổ quốc gia này”. Loạt cuộc biểu tình phản đối chính quyền bà Boluarte nổ ra khắp Peru, khiến Bộ trưởng Quốc phòng Alberto Otarola hôm 14/12 tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc, cho phép quân đội hỗ trợ cảnh sát duy trì trật tự. Dư luận Peru cùng nhiều chính khách ủng hộ tổ chức tổng tuyển cử sớm để bầu tổng thống và quốc hội mới, nhưng việc này đòi hỏi phải sửa đổi hiến pháp.
Người biểu tình ủng hộ cựu Tổng thống Peru Pedro Castillo xung đột với cảnh sát ở thành phố Juliaca, ngày 7/1. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Căng thẳng giữa Mexico và Peru bắt đầu gia tăng từ tháng 12/2022, khi bà Boluarte nhậm chức, kế nhiệm ông Pedro Castillo. Ông Castillo bị quốc hội Peru phế truất ngày 7/12 với các cáo buộc nổi loạn, tham nhũng và đang bị giam 18 tháng chờ xét xử. Peru sau đó rơi vào khủng hoảng, với hàng loạt cuộc biểu tình phản đối chính quyền bà Boluarte nổ ra, yêu cầu tổ chức bầu cử tổng thống sớm. Đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh đã làm hơn 50 người thiệt mạng.
Hiện, Peru đang trải qua cuộc khủng hoảng chính trị – xã hội nghiêm trọng sau khi Tổng thống Pedro Castillo bất ngờ tuyên bố giải tán Quốc hội, thành lập chính phủ khẩn cấp và kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử lập pháp mới. Động thái này đã vấp phải sự phản đối mạnh từ Tòa án Hiến pháp, Tòa án Tối cao cũng như các nghị sĩ Quốc hội Peru, coi đây là hành động đảo chính. Quốc hội Peru đã bỏ phiếu phế truất ông Pedro Castillo. Phó Tổng thống Dina Boluarte đã trở thành Tổng thống lâm thời sau khi ông Pedro Castillo bị cảnh sát bắt giữ.
Chính phủ lâm thời đã phải đối mặt với làn sóng biểu tình phản đối leo thang. Tổng thống Dina Boluarte từ chức, trả tự do cho cựu Tổng thống Pedro Castillo, tiến hành bầu cử sớm và ban hành Hiến pháp mới. Quốc hội đã thông qua việc điều chỉnh lịch bầu cử từ năm 2026 theo quy định lên tháng 4-2024. Bà Dina Boluarte cam kết sẽ chuyển giao quyền lực cho tổng thống đắc cử vào tháng 7-2024.
Bùi Tuệ (tổng hợp và bình luận)