Càng lên cao, tỷ lệ sinh viên nữ theo đuổi lĩnh vực STEM càng giảm mạnh

Báo Phụ nữ Việt NamBáo Phụ nữ Việt Nam10/12/2024


Ở trường Cao đẳng Công nghệ Cao Hà Nội, 80% sinh viên theo học ngành kỹ thuật, tuy nhiên năm vừa rồi chỉ có duy nhất 1 sinh viên nữ. Thông tin được đưa ra trong Đối thoại về Tương lai số: Phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam trong các ngành STEM" do UN Women tổ chức sáng 10/12 tại Hà Nội.

Sự kiện quy tụ nhiều lãnh đạo, chuyên gia, tổ chức giáo dục, doanh nghiệp và học sinh, cùng hướng tới mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường cơ hội trong lĩnh vực STEM cho phụ nữ và trẻ em gái.

Theo số liệu công bố, Việt Nam cần đến 2,5 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) vào năm 2030. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ trong lĩnh vực này còn rất thấp, chỉ chiếm 11% số người theo học công nghệ thông tin, cho thấy sự bất bình đẳng giới đáng báo động.

Càng lên cao, tỷ lệ sinh viên nữ theo đuổi lĩnh vực STEM càng giảm mạnh- Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền (thứ 2 từ phải sang) tham dự diễn đàn Đối thoại

Phát biểu khai mạc diễn đàn Đối thoại, bà Vũ Thu Hồng (cán bộ Chương trình Phụ nữ, Hoà Bình và An ninh của Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ - UN Women tại Việt Nam) cho biết: Các lĩnh vực STEM đang định hình tương lai của công việc và sự tiến bộ của con người, đặc biệt là tại thời điểm chuyển đổi số và công nghiệp hóa dựa trên trí tuệ nhân tạo này. Tuy nhiên, trên toàn cầu và tại Việt Nam, phụ nữ và trẻ em gái vẫn chưa được đại diện đầy đủ trong các lĩnh vực quan trọng này.

Sự chênh lệch giới tính này phản ánh những thách thức mang tính hệ thống rộng lớn hơn từ những định kiến ngăn cản trẻ em gái theo đuổi giáo dục STEM đến những rào cản về mặt cấu trúc hạn chế sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động công nghệ.

Khi Việt Nam đặt mục tiêu phát triển chính phủ, nền kinh tế và xã hội số, nhu cầu thu hẹp khoảng cách này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. "Trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái trong STEM không chỉ là vấn đề bình đẳng mà còn là chất xúc tác cho sự đổi mới, tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Bằng cách đầu tư vào tài năng thế hệ trẻ Việt Nam, chúng ta đang đầu tư vào một tương lai tươi sáng hơn cho tất cả chúng ta", bà Vũ Thu Hồng nhấn mạnh.

Một trong những rào cản, cản trở phụ nữ và trẻ em gái tiếp cận STEM, theo chị Nguyễn Thị Hồng, giảng viên trường Cao đẳng Công nghệ Cao Hà Nội, đó là từ định kiến của phụ huynh. Chị Hồng cho biết, 80% sinh viên của trường theo học ngành kỹ thuật, trong đó năm vừa rồi chỉ có duy nhất 1 nữ. Nhiều tập đoàn về công nghệ có nhu cầu tuyển dụng lao động trong lĩnh vực STEM, đặc biệt ưu tiên tuyển lao động nữ. Bởi các bạn nữ được đánh giá là bền bỉ, kiên trì, có tâm lý ổn định… Đó là do đa phần phụ huynh chỉ muốn con vào ngành chăm sóc sắc đẹp, ngành kinh tế - những ngành nghề mà theo họ là nhẹ nhàng, phù hợp với con gái. Họ không muốn con gái theo ngành kỹ thuật vì sợ ngành nghề này vất vả với nữ. Tôi mong định kiến xã hội sẽ thay đổi để có nhiều bạn nữ theo học cũng như làm việc trong lĩnh vực STEM", chị Hồng nói.

Đồng ý với ý kiến của chị Hồng, bà Đào Lan Hương - Nhà sáng lập, CEO học viện công nghệ Teky - cho biết, tại Học viện cũng chỉ có 17% học sinh nữ theo học. "Có nhiều học sinh nữ có thành tích tốt trong lĩnh vực STEM. Tuy nhiên, càng học lên cao, tỉ lệ các bạn nữ càng giảm dần. Trong 100 bạn nam theo học thì chỉ có 1 bạn nữ. Nguyên nhân là do dịnh kiến giới từ các phụ huynh. Các học sinh nữ muốn theo học lâu dài nhưng các phụ huynh lại không muốn con học nặng, không muốn đầu tư dài hơi cho con gái theo đuổi lĩnh vực công nghệ".

Càng lên cao, tỷ lệ sinh viên nữ theo đuổi lĩnh vực STEM càng giảm mạnh- Ảnh 2.

Các diễn giả tại Diễn đàn đối thoại

Là một phụ huynh, chị Trần Đạo Hạnh (Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia NSSC - Bộ Khoa học Công nghệ) cho biết, trước đây chị cũng bị ảnh hưởng bởi quan điểm của bố mẹ từ việc định hướng đi học, đi làm. Thế nhưng, học xong, chị rẽ theo con đường mà mình yêu thích, khác hẳn với con đường mà bố mẹ đã vạch ra là trở thành giáo viên. "Tôi mong các bố mẹ định hướng con theo sở thích cũng như thế mạnh của con, bớt áp đặt quan điểm của mình lên con. Tôi làm ở lĩnh vực ươm tạo khoa học và công nghệ. Tôi nhận thấy các học sinh có nhiều ý tưởng rất sáng tạo. Tôi mong có một chương trình xuyên suốt để hỗ trợ ươm mầm ý tưởng cho các em học sinh từ cấp 2, cấp 3".

Ưu tiên tuyển dụng nữ nhân viên ngành kỹ thuật là chính sách của Công ty TNHH Hitachi Energy Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn nhân lực nữ trong lĩnh vực kỹ thuật rất "khan hiếm". Bà Nguyễn Thị Lan Anh, giám đốc nhân sự, cho biết: Công ty Hitachi Energy Việt Nam có mục tiêu tăng tỉ lệ nữ nhân viên từ 19-25% trong thời gian tới. Công ty khuyến khích nữ sinh viên học ngành kỹ thuật về làm. Ngoài ra, công ty có chương trình đào tạo nữ lãnh đạo trên toàn cầu. Vì thế, các bạn nữ có nhiều cơ hội phát triển. Thế nhưng, chúng tôi gặp khó khăn khi nguồn nhân lực nữ trong lĩnh vực kỹ thuật rất ít. 

Chia sẻ về nỗ lực đưa STEM đến hàng triệu học sinh Việt Nam, chị Trần Tố Uyên (Giám đốc Quốc gia của STEAM for Vietnam) cho biết, trong 4 năm qua, STEAM for Vietnam đã đã đào tạo hơn 80.000 học sinh và 10.000 giáo viên trên toàn quốc. STEAM for Vietnam sẽ tiếp tục mang đến cơ hội giáo dục tốt nhất, giúp thế hệ trẻ Việt Nam tự tin vươn xa ra thế giới. "Chúng tôi muốn ươm mầm niềm đam mê về công nghệ cho học sinh từ khi các em còn nhỏ, để các em có định hướng nghề nghiệp cho mình từ sớm", chị Trần Tố Uyên chia sẻ.

Tại Diễn đàn, các chuyên gia đã cùng phân tích bối cảnh hiện tại, hiểu các rào cản, thách thức, và nhận ra các cơ hội cho phụ nữ, trẻ em gái trong các ngành công nghiệp, giáo dục dựa trên STEM. Đây cũng là về việc khám phá các con đường, sáng kiến và đổi mới để vượt qua những trở ngại này. Cùng nhau hành động để có thể hướng tới mục tiêu xây dựng "hành trình cao tốc" trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái để theo kịp các lĩnh vực STEM đang phát triển nhanh chóng.



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/cang-len-cao-ty-le-sinh-vien-nu-theo-duoi-linh-vuc-stem-cang-giam-manh-2024121016034076.htm

Bình luận (0)

No data
No data
Mùa xuân về trên làng hoa Sa Đéc

Mùa xuân về trên làng hoa Sa Đéc

Cùng chủ đề

Làm mới dạy môn văn bằng STEM

Làm mới dạy môn văn bằng STEM

Báo Thanh niên
Báo Thanh niên
15/01/2025
Học sinh thỏa mãn đam mê công nghệ với sân chơi STEM, AI và Robotics

Học sinh thỏa mãn đam mê công nghệ với sân chơi STEM, AI và Robotics

Báo Đại Đoàn Kết
Báo Đại Đoàn Kết
21/12/2024
Càng lên cao, tỷ lệ sinh viên nữ theo đuổi lĩnh vực STEM càng giảm mạnh

Càng lên cao, tỷ lệ sinh viên nữ theo đuổi lĩnh vực STEM càng giảm mạnh

Báo Phụ nữ Việt Nam
Báo Phụ nữ Việt Nam
10/12/2024
Ươm mầm cho niềm yêu thích khoa học

Ươm mầm cho niềm yêu thích khoa học

Báo Tuổi Trẻ
Báo Tuổi Trẻ
08/12/2024

Cùng chuyên mục

Tặng quà 2 anh em ruột đạt giải Nhất học sinh giỏi quốc gia

Tặng quà 2 anh em ruột đạt giải Nhất học sinh giỏi quốc gia

Báo Đại Đoàn Kết
Báo Đại Đoàn Kết
7 giờ trước
Lì xì đang trở thành gánh nặng kinh tế cho một số gia đình

Lì xì đang trở thành gánh nặng kinh tế cho một số gia đình

Báo Dân Việt
Báo Dân Việt
11 giờ trước
“Mong đồng hành, thấu hiểu, chia sẻ của xã hội với ngành Giáo dục nhiều hơn”

“Mong đồng hành, thấu hiểu, chia sẻ của xã hội với ngành Giáo dục nhiều hơn”

Báo Dân Việt
Báo Dân Việt
một giờ trước
Tết và lòng biết ơn

Tết và lòng biết ơn

Báo Thanh niên
Báo Thanh niên
8 giờ trước
ALFRED NOBEL: NGÔI TRƯỜNG KHÁC BIỆT GIỮA LÒNG HÀ NỘI

ALFRED NOBEL: NGÔI TRƯỜNG KHÁC BIỆT GIỮA LÒNG HÀ NỘI

Việt Nam
Việt Nam
11 giờ trước
Chúng tôi đi tìm điều gì làm học sinh chưa hạnh phúc

Chúng tôi đi tìm điều gì làm học sinh chưa hạnh phúc

Báo Phụ nữ Việt Nam
Báo Phụ nữ Việt Nam
9 giờ trước

Cùng tác giả

Nữ doanh nhân "chuyển đổi xanh" để vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nữ doanh nhân "chuyển đổi xanh" để vươn mình trong kỷ nguyên mới

Báo Phụ nữ Việt Nam
Báo Phụ nữ Việt Nam
4 giờ trước
Chúng tôi đi tìm điều gì làm học sinh chưa hạnh phúc

Chúng tôi đi tìm điều gì làm học sinh chưa hạnh phúc

Báo Phụ nữ Việt Nam
Báo Phụ nữ Việt Nam
9 giờ trước
Trao tặng hơn 100 suất quà Tết cho người vô gia cư, trẻ mồ côi

Trao tặng hơn 100 suất quà Tết cho người vô gia cư, trẻ mồ côi

Báo Phụ nữ Việt Nam
Báo Phụ nữ Việt Nam
27/01/2025
Những người mẹ Việt giữ cội rễ Tết Việt cho con

Những người mẹ Việt giữ cội rễ Tết Việt cho con

Báo Phụ nữ Việt Nam
Báo Phụ nữ Việt Nam
27/01/2025
Kinh doanh bền vững là con đường tất yếu của doanh nghiệp

Kinh doanh bền vững là con đường tất yếu của doanh nghiệp

Báo Phụ nữ Việt Nam
Báo Phụ nữ Việt Nam
27/01/2025
Cùng con gìn giữ những giá trị của Tết xưa

Cùng con gìn giữ những giá trị của Tết xưa

Báo Phụ nữ Việt Nam
Báo Phụ nữ Việt Nam
27/01/2025
Happy VietNam

Tác phẩm Ngày hè

Nhân vật

Về nhà sau một năm “vươn mình” đến những vùng đất xa xôi

Về nhà sau một năm “vươn mình” đến những vùng đất xa xôi

Báo Lao Động
Báo Lao Động
4 giờ trước
Ông chủ Vietravel: 'Kể từ khi biết yêu, tôi không còn biết tết là gì'

Ông chủ Vietravel: 'Kể từ khi biết yêu, tôi không còn biết tết là gì'

Báo Thanh niên
Báo Thanh niên
8 giờ trước
Từ Hà Lan về Việt Nam, cặp đôi rót trà xanh thay cho rượu trong ngày cưới

Từ Hà Lan về Việt Nam, cặp đôi rót trà xanh thay cho rượu trong ngày cưới

Báo Thanh niên
Báo Thanh niên
13 giờ trước
Chuyện về người làm chiếc bàn Bác Hồ ngồi viết Tuyên ngôn Độc lập

Chuyện về người làm chiếc bàn Bác Hồ ngồi viết Tuyên ngôn Độc lập

Báo Tuổi Trẻ
Báo Tuổi Trẻ
14 giờ trước
Cơ thủ Trần Quyết Chiến hứa trở lại số 1 thế giới trong năm 2025

Cơ thủ Trần Quyết Chiến hứa trở lại số 1 thế giới trong năm 2025

VietNamNet
VietNamNet
27/01/2025
Chàng trai cơ bắp có tài trang trí dừa Tết, làm 1 tuần kiếm hơn 20 triệu đồng

Chàng trai cơ bắp có tài trang trí dừa Tết, làm 1 tuần kiếm hơn 20 triệu đồng

VietNamNet
VietNamNet
27/01/2025
Tết Trong Mơ: Những nụ cười giữa 'xóm ve chai'
Tết Trong Mơ: Những nụ cười giữa 'xóm ve chai'
Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao
Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao
Hình ảnh tuyệt đẹp trên cánh đồng hoa cúc chi vào vụ thu hoạch
Hình ảnh tuyệt đẹp trên cánh đồng hoa cúc chi vào vụ thu hoạch
Giới trẻ xếp hàng từ 6h30, chờ 7 tiếng để chụp ảnh ở quán cà phê cổ trang
Giới trẻ xếp hàng từ 6h30, chờ 7 tiếng để chụp ảnh ở quán cà phê cổ trang

No videos available