Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngCần ưu tiên chính sách kích cung, “điểm đúng huyệt” để tăng...

Cần ưu tiên chính sách kích cung, “điểm đúng huyệt” để tăng tốc nền kinh tế


Cần ưu tiên chính sách kích cung, “điểm đúng huyệt” để tăng tốc nền kinh tế

Trong khi nới lỏng tiền tệ đã hoàn thành sứ mệnh, chính sách kích cung hỗ trợ doanh nghiệp cần phải được ưu tiên. Đây là nhận định của ông Nguyễn Đức Hùng Linh – người sáng lập kiêm Giám đốc tư vấn Think Future Consultancy trong báo cáo mới đây.

Tăng trưởng 2024-2025: Khả quan nhờ xuất khẩu

Theo số liệu do Tổng cục Hải Quan vừa công bố, tổng giá trị xuất khẩu đến giữa tháng 6/2024 đạt 172,8 triệu USD, tăng 15,19% so với cùng kỳ. Trước đó, xuất khẩu hàng hóa trong 5 tháng đầu năm 2024 tăng 15,2%. Xét theo từng vùng lãnh thổ, riêng xuất khẩu sang Mỹ tăng 22,3%, trong khi cùng kỳ năm 2023 giảm 11,7%. Xuất khẩu sang EU, Hàn Quốc và Nhật Bản đều quay lại tăng trưởng tốt, lần lượt đạt 16,1%, 10,9% và 3,2%. Nhập khẩu ghi nhận mức tăng trưởng nhanh hơn so với xuất khẩu trong tháng 5 nhưng cũng được đánh giá là tín hiệu tích cực cho mùa cao điểm xuất khẩu sắp tới. 

Nhận định trong báo cáo Tiêu điểm tăng trưởng kinh tế tháng 6/2024, ông Nguyễn Đức Hùng Linh – người sáng lập kiêm Giám đốc tư vấn Think Future Consultancy nhận định xuất khẩu của Việt Nam là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, đồng thời, cũng đang phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của các nền kinh tế phát triển. Mỹ, EU, Hàn Quốc và Nhật Bản đang chiếm tới 53% giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Chính sự sụt giảm xuất khẩu sang các thị trường này đã khiến tổng xuất khẩu giảm và làm chậm tăng trưởng kinh tế năm 2023. Bước sang năm 2024, các nền kinh tế phát triển đang lấy lại đà tăng trưởng tích cực, dự báo tăng trưởng đạt 1,7% trong năm 2024 và 1,8% vào năm 2025 (so với mức 1,6% của năm 2023). Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự đoán thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tăng lần lượt 2,6% và 3,3% trong các năm 2024 và 2025, sau khi giảm 1,2% vào năm 2023.

“Nói thêm về thị trường Mỹ, đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm hơn ¼ tổng giá trị xuất khẩu của nước ta. Trong các năm 2021 và 2022, các nhà nhập khẩu của Mỹ đã tăng nhanh nhập khẩu hàng hóa để bù đắp cho quãng thời gian gián đoạn bởi Covid-19. Sang năm 2023, khi mối lo đại dịch qua đi, các nhà nhập khẩu nhận thấy không cần thiết phải tích trữ quá nhiều hàng hóa nên đã chủ động giảm nhập khẩu để giải phóng hàng tồn kho. Đây là nguyên nhân khiến nhập khẩu hàng hóa của Mỹ trong năm 2023 giảm 160,5 tỷ USD (-5,1%). Trong đó, nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng như may mặc, giày dép, điện thoại và đồ dùng gia đình – các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam – giảm 80,6 tỷ USD (-9,6%). Sang năm 2024, xu hướng nhập khẩu hàng hóa của Mỹ đã tích cực hơn với mức tăng +1,7% trong 4 tháng đầu năm. Điều này lý giải vì sao hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ giảm trong năm 2023 và tăng trở lại trong những tháng đầu năm 2024”.

Theo ông Nguyễn Đức Hùng Linh, dự báo tăng trưởng kinh tế và thương mại hàng hóa toàn cầu năm 2024 và 2025 sẽ tích cực hơn, nhờ đó kéo theo nhu cầu với hàng hóa Việt Nam.

Nhờ vào xuất khẩu khả quan, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý I/2024 đã tăng lên 5,66%, so với mức tăng 3,32% của quý I/2023. Số đơn đăng ký trợ cấp thất nghiệp trong quý 1/2024 cũng giảm xuống còn 168 nghìn lượt, mức thấp nhất trong 10 quý, cho thấy sự cải thiện ở khu vực việc làm và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Với dự báo kinh tế của các thị trường phát triển tiếp tục xu hướng tích cực và nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng của Mỹ đang tăng trở lại, chuyên gia từ Think Future Consultancy cho rằng có thể tin tưởng rằng xuất khẩu của Việt Nam trong các tháng còn lại của năm 2024 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt như những tháng đầu năm. Xuất khẩu của năm 2025 cũng được kỳ vọng sẽ khả quan do các nền kinh tế phát triển dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng cao (2024: 1,7% và 2025: 1,8%).

“Với xu hướng này, chúng ta có thể tự tin rằng kinh tế Việt Nam sẽ có diện mạo khởi sắc hơn trong cả hai năm 2024 và 2025”, ông Linh cũng nhấn mạnh.

Sứ mệnh chính sách nới lỏng tiền tệ đã hoàn thành

Kể từ khi đại dịch nổ ra, Việt Nam đã hướng mọi biện pháp thúc đẩy tăng trưởng vào chính sách tài khóa và tiền tệ. Thực tế, theo chuyên gia từ Think Future Consultancy, sau khi nới lỏng một thời gian dài, cả chính sách tài khóa và tiền tệ đều đã bị kéo căng hết mức.

Về phía tài khóa là giảm thuế GTGT và tăng đầu tư công. Ngân sách cho đầu tư cơ bản năm 2024 đã không thể tăng thêm, dừng lại ở xấp xỉ 700 nghìn tỷ. Về phía tiền tệ, lãi suất đã giảm xuống mức “thấp nhất 20 năm”, không thể giảm thêm.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 không nhờ sự nới lỏng tài khóa hay tiền tệ này mà khả quan hơn.

“Một lý do đơn giản là thương mại toàn cầu và xuất khẩu rất ít liên quan đến lãi suất VND. Doanh nghiệp FDI, nhóm chiếm tới ¾ giá trị xuất khẩu, hoàn toàn có thể vay bằng USD với lãi suất thấp theo những quan hệ sẵn có với ngân hàng nước ngoài. Trong khi đó, giảm sâu lãi suất VND đang gây sức ép lên các cân đối vĩ mô quan trọng, rõ rệt nhất là tỷ giá và bong bóng tài sản.

Cụ thể, với tỷ giá, kể từ đầu năm, đồng VND đã mất giá xấp xỉ 5% so với USD. Kể từ năm 2022, tỷ giá liên tục chịu sức ép do lãi suất đồng VND giảm trong khi đồng USD lại tăng. Với bong bóng tài sản, trong giai đoạn Covid 2021-2022, một đợt sóng tăng giá chứng khoán và sau đó là bất động sản đã diễn ra trên diện rộng. Bong bóng này xì hơi vào cuối 2022 khi lãi suất điều hành tăng vào tháng 9 và 10/2022. Trong hai tháng đó, NHNN tăng lãi suất điều hành hai lần mỗi lần 1% để bảo vệ tỷ giá. Vậy nhưng khi lãi suất được giảm trở lại vào đầu 2023, một đợt tăng giá bất động sản khác lại nổ ra. Ngoài bất động sản, giá vàng cũng nổi sóng. Chênh lệch giá vàng SJC trong nước và giá vàng thế giới bắt đầu nới rộng donngười dân đã chuyển hướng sang đầu tư và thậm chí đầu cơ vàng.

Theo ông Linh, năm 2024 đã xuất hiện tình huống “trăm dâu đổ đầu tằm” khi NHNN cùng lúc phải ổn định tỷ giá và “bình ổn” giá vàng trong một không gian chính sách rất eo hẹp.

Trong khi tăng trưởng của 2024 và 2025 chắc chắn sẽ khả quan nhờ xuất khẩu, không phải nhờ nới lỏng tiền tệ. Ông Linh cho rằng có thể coi việc nới lỏng tiền tệ đến thời điểm này là đã hoàn thành sứ mệnh.

Cần lưu ý rằng lãi suất cho vay, yếu tố quyết định đến hỗ trợ tăng trưởng lại không nhất thiết phải tăng theo lãi suất huy động. Nhìn lại thời gian đại dịch, các NHTM đã giảm lãi suất cho vay chậm hơn lãi suất huy động và nhờ đó lợi nhuận của ngành ngân hàng đã tăng mạnh. Do đó, theo ông Linh, thời điểm này sẽ là lúc các NHTM cần chia sẻ thực chất hơn với doanh nghiệp bằng cách tăng lãi suất cho vay chậm hơn. Thực tê,s Chính phủ trong tháng 5 cũng đã ra chỉ thị là phải tiếp tục giảm lãi suất cho vay thêm 1-2% trong năm 2024.

Do đó, chính sách tiền tệ và định hướng lãi suất trong năm 2024 cần phải rất linh hoạt theo hướng tăng dần lãi suất huy động VND để hỗ trợ ổn định tỷ giá, giảm bớt đầu cơ hình thành bong bóng tài sản trong khi cố gắng giữ, giảm hoặc tăng chậm lãi suất cho vay. Đây là cách mà ông Linh cho rằng Việt Nam chắc chắn sẽ có được cả tăng trưởng và ổn định vĩ mô năm 2024 và 2025.

Cần ưu tiên chính sách kích cung

Nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất về lý thuyết có thể mang lại tăng trưởng. Tuy nhiên, ông Linh cho rằng việc đặt gánh nặng lên chính sách tiền tệ cần phải xem xét lại.

Nguyên nhân bởi xét trong bối cảnh Việt Nam, tác động tới tăng trưởng từ giảm lãi suất thực sự đang có khoảng cách. Dù lãi suất đã xuống rất thấp, tín dụng và đầu tư của khối tư nhân vẫn tăng rất chậm. Chính sách kích cung, tức hỗ trợ doanh nghiệp, do đó cần phải được ưu tiên.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, các chính sách điều hành cần hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, bảo hộ có chọn lọc và chia sẻ nguồn tài nguyên từ phía doanh nghiệp nhà nước sang khối tư nhân. Có như vậy, khối doanh nghiệp tư nhân mới có thể đẩy nhanh tốc độ tích lũy vốn và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Về phía doanh nghiêp nhà nước, chúng ta cần đặt ra các chỉ tiêu KPI rõ ràng và trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp. Việc thay đổi lãnh đạo ở một số tập đoàn nhà nước lớn gần đây đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Đây sẽ là bài học quan trọng để tiếp tục nâng cao hiệu quả của khối doanh nghiệp nhà nước, nơi sẽ vẫn tiếp tục nắm những nguồn lực quan trọng nhất của quốc gia.

“Một cách nhìn đúng về các động lực tăng trưởng sẽ giúp chính sách điều hành kinh tế của Việt Nam “điểm đúng huyệt”, giúp tăng tốc nền kinh tế trong khi vẫn đảm bảo ổn định vĩ mô, thành tố quan trọng hàng đầu để có tăng trưởng bền vững. Thay đổi cách nhìn về động lực tăng trưởng”, Giám đốc tư vấn Think Future Consultancy nhấn mạnh về việc cần thiết phải thay đổi cách nhìn về động lực tăng trưởng.





Nguồn: https://baodautu.vn/can-uu-tien-chinh-sach-kich-cung-diem-dung-huyet-de-tang-toc-nen-kinh-te-d218242.html

Cùng chủ đề

Cà phê Việt rất ngon, lại đang ‘một mình một chợ’ nên có thể tự tin vào giá

Cà phê Robusta Việt Nam được khách hàng rất ưa chuộng vì có vị ngon hơn hẳn các nước, chưa kể thời điểm này chúng ta gần như 'một mình một chợ' vì các nước chưa thu hoạch. Do đó có cơ sở để tin vào mức giá tốt. ...

Đột phá xuất khẩu rau quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc thu về 4,09 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 66% tổng xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Với kết quả này, chỉ trong vòng 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc đã đạt mức cao nhất và vượt giá trị xuất khẩu các năm trong giai đoạn 2013-2023. ...

Chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu sang EU

Bộ Công Thương phối hợp với Uỷ ban châu Âu tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU)”. Sáng nay, ngày 13/11, trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam (Vietnam Foodexpo 2024) diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương phối hợp với Uỷ ban châu Âu tổ chức Hội thảo với...

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Với kim ngạch 335,59 tỷ USD, xuất khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nền kinh tế hàng đầu trong khu vực châu Á. Đây là thông tin được nhấn mạnh trong Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, tình hình sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại tháng 10 và 10 tháng năm 2024 do Bộ Công Thương vừa công...

Nền kinh tế số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số

Báo cáo Kinh tế số khu vực Đông Nam Á (e-Conomy SEA report), Google, Temasek và Bain & Company nhận định nền kinh tế số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ở mức 2 con số.Đây là kết quả từ công trình nghiên cứu hàng năm do Google, Temase khởi xướng và Bain & Company là đối tác nghiên cứu được công bố ngày 12/11. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gỡ nút thắt cuối trong điều chỉnh tuyến metro số 2 Hà Nội

Lộ trình điều chỉnh chủ trương đầu tư đã kéo dài tới 4 năm của Dự án đường sắt đô thị TP. Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sắp kết thúc để chuyển sang giai đoạn triển khai. Lộ trình điều chỉnh chủ trương đầu tư đã kéo dài tới 4 năm của Dự án đường sắt đô thị TP. Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sắp kết...

Nhất trí bổ sung một đường băng ở sân bay Long Thành, giãn thời gian đến năm 2026

Cơ quan thẩm tra nhất trí với các đề xuất của Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, bao gồm bổ sung thêm một đường băng và nới thời gian giai đoạn 1 sang cuối năm 2026. Nhất trí bổ sung một đường băng ở sân bay Long Thành, giãn thời gian đến năm 2026 Cơ quan thẩm tra nhất trí với các đề xuất của Chính phủ...

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Chính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội, tài...

Giúp Lào có biển, có cảng riêng, kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập

Bên cạnh thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại, giáo dục…, quan điểm chiến lược của Việt Nam là giúp Lào "có biển, có cảng riêng", tiếp theo là có đường sắt, đường bộ để mở cửa hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập. Giúp Lào "có biển, có cảng riêng", kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lậpBên cạnh thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương...

Đánh giá toàn diện phương án tài chính Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao

Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đề nghị bổ sung, đánh giá toàn diện hơn đối với phương án tài chính của Dự án trong giai đoạn vận hành, khai thác đặt trong tổng thể nhu cầu nguồn vốn đầu tư công và bổ sung kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức, vận hành, khai thác đường sắt tốc độ cao. Ủy ban Kinh tế: Đánh giá toàn diện phương án tài chính Dự án đầu tư đường sắt...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh dự án bà Trương Mỹ Lan muốn bán rẻ khoảng 20.000 tỷ đồng

Trong phiên tòa xét xử Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2, bị cáo này đã khai báo ý định bán một số tài sản bất động sản để khắc phục hậu quả, trong đó có dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TPHCM.Bà Lan đánh giá dự án có vị trí đắc địa, đã bồi thường hơn 20 năm nay. Dự án nằm gần Khu dân cư Trung Sơn, Khu dân cư Him Lam, trên...

Giải thưởng “Nhà môi giới bất động sản Việt Nam” góp phần thúc đẩy thị trường phát triển

(Dân trí) - Batdongsan.com.vn vừa công bố Giải thưởng "Nhà môi giới bất động sản Việt Nam" - VREAA với kỳ vọng góp phần thúc đẩy sự minh bạch của thị trường và tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực trong ngành. Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vữngTừ ngày 1/8, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 chính thức có hiệu lực, siết chặt hơn các yêu cầu đối với...

Khánh Hòa giao Nha Trang lập quy hoạch chi tiết Khu trung tâm hành chính mới tỉnh

UBND thành phố Nha Trang được giao là cơ quan thực hiện lập quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Khu trung tâm hành chính mới tỉnh Khánh Hòa. Khánh Hòa giao Nha Trang lập quy hoạch chi tiết Khu trung tâm hành chính mới của tỉnhUBND thành phố Nha Trang được giao là cơ quan thực hiện lập quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Khu trung tâm hành chính mới tỉnh Khánh Hòa. ...

Truyền thông quốc tế đưa tin Đà Lạt bước vào đường đua bất động sản ESG thế giới

(Dân trí) - Bên hồ Xuân Hương (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), The One Destination, Tập đoàn Terne Holdings Singapore, quỹ đầu tư BTS Bernina hợp tác xây dựng tổ hợp bất động sản ESG tiên phong tại Việt Nam, mục tiêu đưa Đà Lạt thành điểm đến mới của thế giới. "Cuộc cách mạng" cho bất động sản tại Việt NamThe One Destination là chủ đầu tư dự án Haus Da Lat với quy mô 5ha, nằm bên...

Bắc Ninh xin ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư khu đô thị 45.000 tỷ đồng của Tập đoàn VinGroup

(CLO) UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản tới Bộ Quốc phòng và Bộ Công an để lấy ý kiến thẩm định hồ sơ chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị mới phía Tây Bắc (Khu 1). ...

Cùng chuyên mục

Gỡ nút thắt cuối trong điều chỉnh tuyến metro số 2 Hà Nội

Lộ trình điều chỉnh chủ trương đầu tư đã kéo dài tới 4 năm của Dự án đường sắt đô thị TP. Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sắp kết thúc để chuyển sang giai đoạn triển khai. Lộ trình điều chỉnh chủ trương đầu tư đã kéo dài tới 4 năm của Dự án đường sắt đô thị TP. Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sắp kết...

Nhất trí bổ sung một đường băng ở sân bay Long Thành, giãn thời gian đến năm 2026

Cơ quan thẩm tra nhất trí với các đề xuất của Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, bao gồm bổ sung thêm một đường băng và nới thời gian giai đoạn 1 sang cuối năm 2026. Nhất trí bổ sung một đường băng ở sân bay Long Thành, giãn thời gian đến năm 2026 Cơ quan thẩm tra nhất trí với các đề xuất của Chính phủ...

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Chính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội, tài...

Giúp Lào có biển, có cảng riêng, kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập

Bên cạnh thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại, giáo dục…, quan điểm chiến lược của Việt Nam là giúp Lào "có biển, có cảng riêng", tiếp theo là có đường sắt, đường bộ để mở cửa hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập. Giúp Lào "có biển, có cảng riêng", kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lậpBên cạnh thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương...

Đánh giá toàn diện phương án tài chính Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao

Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đề nghị bổ sung, đánh giá toàn diện hơn đối với phương án tài chính của Dự án trong giai đoạn vận hành, khai thác đặt trong tổng thể nhu cầu nguồn vốn đầu tư công và bổ sung kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức, vận hành, khai thác đường sắt tốc độ cao. Ủy ban Kinh tế: Đánh giá toàn diện phương án tài chính Dự án đầu tư đường sắt...

Mới nhất

Từ chối thư mời của đại học Mỹ, 8X Hàn Quốc tới Việt Nam làm tiến sĩ

Nhận được thư mời từ nhiều trường trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, anh Ko Dong Hyun quyết định chọn làm tiến sĩ tại Việt Nam. Ở tuổi 36 khi ấy, nhiều người bạn khuyên anh nên suy nghĩ lại vì đó là quyết định ‘mạo hiểm, liều lĩnh’. Ngày hoàn thành bảo vệ luận án, anh...

Mỹ ủng hộ Indonesia gia nhập OECD, Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay Eurofighter Typhoon, Tây Ban Nha đóng cửa trường học

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/11.

Tổng thống đắc cử Trump gặp Tổng thống Biden tại Nhà Trắng

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump gặp nhau tại Nhà Trắng theo lời mời của ông Biden. Ông Trump lần đầu tới Nhà Trắng sau khi đắc cử tổng thống Mỹ Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump có cuộc gặp tại Nhà Trắng...

Gỡ nút thắt cuối trong điều chỉnh tuyến metro số 2 Hà Nội

Lộ trình điều chỉnh chủ trương đầu tư đã kéo dài tới 4 năm của Dự án đường sắt đô thị TP. Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sắp kết thúc để chuyển sang giai đoạn triển khai. Lộ trình điều chỉnh chủ trương đầu tư đã kéo dài tới 4 năm của Dự...

Hỗ trợ nông dân trồng na sầu riêng theo chuỗi giá trị ở một xã của Điện Biên

Ngày 13/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân Điện Biên, Công ty Cổ phần đầu tư...

Mới nhất