Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiCẩn trọng với vi phạm bản quyền âm nhạc trên không gian...

Cẩn trọng với vi phạm bản quyền âm nhạc trên không gian mạng

(Tổ Quốc) – Internet phát triển mạnh mẽ, mở ra cơ hội để các nhà sáng tạo tham gia vào hoạt động âm nhạc trên không gian mạng: từ việc sáng tạo, trình diễn đến công bố tác phẩm, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, góp phần vào phát triển công nghiệp văn hoá của Việt Nam. Tuy nhiên, việc ngăn chặn hành vi xâm phạm bản quyền âm nhạc trên không gian mạng đang ngày càng trở nên phức tạp.

Tác giả bị mất quyền với chính “con đẻ” của mình

Thời gian vừa qua, nhiều nhạc sĩ đã có kiến nghị gửi về Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) để được hỗ trợ về pháp lý khi không may có những ký kết thiếu khách quan, minh bạch với một đơn vị khác làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả khi đã ký ủy thác cho Trung tâm bảo vệ và khai thác quyền tác giả đối với các tác phẩm của mình. Và hầu hết các công ty đều biết các tác giả là thành viên của VCPMC, nhưng khi mời ký hợp đồng, họ đều khẳng định việc ký kết với công ty họ không ảnh hưởng và không xung đột quyền lợi giữa tác giả với VCPMC và với công ty của họ.

Cẩn trọng với vi phạm bản quyền âm nhạc trên không gian mạng  - Ảnh 1.

Rất nhiều tình huống mà các nhạc sĩ, đặc biệt là các nhạc sĩ lớn tuổi, bị lợi dụng, thậm chí một số nhạc sĩ cho biết là họ đã bị lừa dối như trong trường hợp của nhạc sĩ Hoàng Sông Hương với tác phẩm “Tình ta biển bạc đồng xanh”

Mới đây, nhạc sĩ Đài Phương Trang cũng đưa ra cảnh báo và cho biết bản thân nhạc sĩ cũng có vài lần bị mấy công ty săn đón, nhắn tin mời bán tác phẩm, nhạc sĩ cũng lưu ý các tác giả cần lưu ý tránh trường hợp ký hợp đồng rồi nhưng cứ nghĩ là chỉ để cho sử dụng thôi chứ không lường hết được hậu quả của việc mất hết quyền do những điều khoản cài cắm trong hợp đồng.

Trên thực tế, nhiều nhạc sỹ bị “vướng” phải tình trạng không thể thu được tiền bản quyền từ các nền tảng trực tuyến, khi đã “lỡ” ký hợp đồng miễn phí toàn bộ tiền tác quyền. Bởi có tình trạng, nhiều nền tảng trực tuyến đang có những điều khoản chỉ có lợi cho họ, mà không chi trả bất cứ số tiền bản quyền nào cho nhạc sỹ, nhưng tất cả đều được soạn thảo bằng tiếng Anh nên nhiều nhạc sỹ “lơ mơ” đã ký đại, khi nghe nói tác phẩm được đưa lên nền tảng trực tuyến để công chúng nghe… dẫn đến tình trạng bị mất trắng tiền bản quyền, lợi nhuận chảy vào túi người kinh doanh trực tuyến.

Bộ phận pháp lý của VCPMC cho biết, trong nhiều trường hợp thường thấy, việc cài cắm điều khoản, nội dung gây bất lợi trong một bản hợp đồng để đưa các nhạc sĩ ký diễn ra khá phổ biến, bởi họ lợi dụng chính tính cách nghệ sĩ cởi mở, phóng khoáng và trọng tình, tin vào lời nói trao đổi rồi dễ dàng ký, rồi khi ký xong cũng đưa hết cho người ta không giữ lại bản nào cả… Rất nhiều tình huống mà các nhạc sĩ, đặc biệt là các nhạc sĩ lớn tuổi, bị lợi dụng, thậm chí một số nhạc sĩ cho biết là họ đã bị lừa dối như trong trường hợp của nhạc sĩ Hoàng Sông Hương với tác phẩm “Tình ta biển bạc đồng xanh”. Vụ việc này diễn ra từ năm 2021, nhưng kéo dài tới tận bây giờ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Hay như trong trường hợp của nhạc sĩ Trần Thanh Tùng, tác giả của những ca khúc nổi tiếng như “Đừng ví em là biển”, “Tình khúc Nguyệt hồ”, “Biển hát lời anh ca”, cũng đã rất bức xúc khi phải đăng đàn vì một bản hợp đồng bị đánh tráo khái niệm. Ông cũng thừa nhận bản thân còn non nớt về mặt pháp lý nên đã bị lừa gạt. Bởi sau khi ký một tuần, không nhận được bản chính hợp đồng như thỏa thuận, rồi 2 tháng vẫn không thấy đâu. Liên hệ điện thoại không được nên ông đã lần theo địa chỉ tới công ty. Tuy nhiên, họ tiếp nhạc sĩ ở quán nước với một bản hợp đồng đưa trả lại không có dấu công ty, không có dấu giáp lai giữa các trang…

Sau khi mang thắc mắc hỏi một người bạn, nhạc sĩ Thanh Tùng đã biết hợp đồng bị đánh tráo, sửa chữa, có dấu hiệu lừa dối nên ông đã gửi kiến nghị lên Cục Bản quyền tác giả đề nghị không cấp giấy ủy quyền cho công ty tư nhân vì hợp đồng không ghi rõ họ tên tác giả nhạc và tác giả lời. Đồng thời cũng gửi đơn đề nghị VCPMC thay mặt nhạc sĩ tiến hành các bước chấm dứt hợp đồng và xử lý các vấn đề liên quan”. Đây cũng là một kinh nghiệm lớn cho các tác giả, nhạc sĩ cần lưu ý, và phải cẩn trọng kỹ càng hơn trước bất cứ lời đề nghị hay bản hợp đồng nào.

Cùng với các nhạc sĩ Hoàng Sông Hương, Trần Thanh Tùng, Giáng Son, Ngọc Thịnh, thì nhạc sĩ Bảo Chấn cũng rơi vào tình huống rắc rối khi tác phẩm – đứa con tinh thần của mình bị xâm phạm quyền lợi và không được tôn trọng, thậm chí là bất chấp thủ đoạn để ép buộc, “bắt nạt” tác giả nhằm vô hiệu hóa quyền của chính người sáng tạo ra tác phẩm.

Cẩn trọng với vi phạm bản quyền âm nhạc trên không gian mạng  - Ảnh 2.

Nhạc sĩ Bảo Chấn cũng là nạn nhân của tình trạng vi phạm bản quyền trên không gian mạng

Theo bộ phận pháp lý của VCPMC cho biết, bản thân nhạc sĩ Bảo Chấn khi nhận thấy việc ký một bản hợp đồng ủy quyền cho đơn vị tư nhân là vội vàng, không phù hợp, thậm chí không đúng với những gì đã trao đổi miệng trước đó, nên Nhạc sĩ đã nhanh chóng đề nghị công ty tư nhân chấm dứt việc ủy quyền này từ tháng 6/2021. Tuy nhiên, mong muốn này của nhạc sĩ đã không được đơn vị này tôn trọng, khiến nhạc sĩ phải ủy quyền cho luật sư làm việc nhiều lần và chính thức khởi kiện ra Tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình từ năm 2022.

Mặc dù Bản án sơ thẩm vào năm 2023 của Tòa án đã tuyên chấp nhận yêu cầu của nhạc sĩ Bảo Chấn. Tuy nhiên đơn vị này vẫn cố tình tiếp tục gây khó khăn cho Nhạc sĩ, kháng cáo bản án sơ thẩm, khiến cho vụ án tiếp tục kéo dài. Điều này khiến một người nhạc sĩ lớn tuổi như nhạc sĩ Bảo Chấn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, thất vọng.

Thêm 01 năm nữa vất vả đi đòi lại tác phẩm của chính mình thì cuối cùng Bản án phúc thẩm đã được tuyên “y án sơ thẩm”, một lần nữa công lý vẫn luôn đứng về phía Nhạc sĩ, sự thật được sáng tỏ, tác phẩm và quyền định đoạt tác phẩm đã được trở về với Tác giả. Song, toàn bộ vụ việc và cả sự dai dẳng đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sức khỏe và tinh thần của Nhạc sĩ.

Chưa tính đến chi phí tốn kém về luật sư, lập vi bằng, thu thập chứng cứ, rồi đi lại không biết bao nhiêu lần từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội… để khiếu nại giải quyết tranh chấp và theo đuổi vụ kiện trong suốt hơn 03 năm ròng rã đó ở cả hai giai đoạn sơ thẩm và phúc thẩm (từ 2021 đến 2024), thì bên cạnh đó, khoản thu nhập bản quyền của nhạc sĩ Bảo Chấn cũng gặp phải tình trạng xung đột, tạm dừng chưa thể nhận trong một khoảng thời gian dài, do phải chờ bản án, quyết định Phúc thẩm của Tòa để thi hành. Hệ lụy này là điều mà tác giả không thể ngờ tới. Đây cũng là bài học kinh nghiệm để giúp các nhạc sĩ, tác giả cần ý thức rõ hơn về việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, thận trọng trước bất cứ giao dịch nào nhằm tránh những rắc rối, vất vả và thiệt hại không đáng có.

Cẩn trọng lựa chọn những đơn vị đủ năng lực

Nói về những hợp đồng bị đánh tráo khái niệm, dẫn đến tình trạng xung đột bản quyền, nhạc sĩ Giáng Son cho biết: “Một trong những chiêu trò vi phạm đó là gài trong hợp đồng những điều khoản bất lợi cho tác giả, nếu tác giả không đọc kỹ sẽ thiệt hại rất lớn về bản quyền lâu dài. Nên trước khi đặt bút ký bất kỳ một hợp đồng nào, mong các tác giả hãy đọc kỹ hoặc nhờ luật sư tư vấn xem xét”.

Cẩn trọng với vi phạm bản quyền âm nhạc trên không gian mạng  - Ảnh 3.

Quan điểm của nhạc sĩ Giáng Son là quyền tác giả luôn phải được tôn trọng

Quan điểm của nhạc sĩ Giáng Son là quyền tác giả luôn phải được tôn trọng. “Các bên sử dụng, khai thác cần phải có trách nhiệm rõ ràng, không thể cứ lạm dụng cơ chế của các nền tảng hay đơn vị trung gian mà đổ vấy cho nhau, thoái thác và vô trách nhiệm… để rồi cuối cùng, người nhạc sĩ, người sáng tác phải chịu không ít những tổn hại, bức xúc, ảnh hưởng đến tác phẩm cũng như ảnh hưởng đến tinh thần, động lực sáng tạo của người nghệ sĩ – Nhạc sĩ Giáng Son nhấn mạnh.

Là một trong những nhạc sĩ ký ủy thác với VCPMC từ những ngày đầu, nhạc sĩ Hoài An giải thích thêm: “Sau khi tác giả qua đời, quyền tác giả vẫn được bảo đảm đến 50 năm cho người thừa kế. Do đó, ủy quyền cho ai, lĩnh vực nào, thời gian bao lâu… đều tác động trực tiếp đến quyền lợi của tác giả. Rà soát các tác phẩm đã ủy quyền, đọc kỹ và hiểu đúng các điều khoản… cũng không phải là chuyện đơn giản. Thực tế đã có hợp đồng “cài cắm” câu từ, định nghĩa… gây ra nhiều bất lợi cho tác giả”.

Pháp luật Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu bảo hộ quyền tác giả phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Việt Nam, đáp ứng đầy đủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, tình trạng xâm phạm quyền tác giả trong môi trường số đang ở mức báo động. Các hành vi xâm phạm từ quyền tài sản (như các quyền sao chép, quyền phái sinh, quyền biểu diễn, quyền phát sóng, truyền đạt, tác phẩm…) cho đến quyền nhân thân (quyền công bố tác phẩm, quyền đặt tên, đứng tên tác phẩm, bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm…) vẫn đang diễn ra khá phức tạp với nhiều chiêu thức khác nhau. Bên cạnh việc vi phạm trên nền tảng công nghệ số, có xảy ra nhiều trường hợp xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực biểu diễn, tổ chức biểu diễn…

Nhiều đơn vị tìm cách né tránh, không thực hiện quy định xin phép, trả tiền sử dụng quyền tác giả, dẫn đến việc quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả bị xâm phạm, thiệt hại và không được tôn trọng, gây nên nhiều bức xúc cho người sáng tạo và cả trong dư luận. Một hiện tượng phức tạp, khó lường và gây nhiều tổn hại, nhiều bức xúc hơn nữa đó chính là xuất hiện ngày càng nhiều các dạng giao dịch chuyển giao hay ủy quyền thiếu minh bạch, thiếu trung thực, lợi dụng cài cắm câu chữ trong hợp đồng gây nhầm lẫn để chiếm đoạt quyền sở hữu tác phẩm hoặc quyền sử dụng toàn bộ kho tác phẩm với hàng chục, thậm chí hàng trăm, hàng nghìn bài chỉ bằng một cái giá vô cùng rẻ mạt và lừa gạt. Sự xuống cấp về đạo đức kinh doanh của một số tổ chức, cá nhân này thật sự đang ở mức báo động, đáng lên án và rất cần chung tay ngăn chặn.

Vấn đề khai thác âm nhạc trên môi trường số đang là chủ đề nóng và rất được quan tâm hiện nay. Nhiều hội nghị, hội thảo quốc gia và quốc tế được tổ chức, Theo đó, các chuyên gia về bản quyền khuyến nghị, để bảo đảm thực thi bảo hộ quyền tác giả, ngoài hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, thì chính những người sáng tạo – chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan cũng cần hiểu rõ quyền lợi hợp pháp của mình, cẩn trọng lựa chọn những đơn vị đủ năng lực để bảo vệ tài sản của chính mình./.



Nguồn: https://toquoc.vn/can-trong-voi-vi-pham-ban-quyen-am-nhac-tren-khong-gian-mang-20241114164422371.htm

Cùng chủ đề

Bước tiến mới về quản lý không gian mạng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Nhìn từ góc độ các nền tảng mạng xã hội, làm sao để các quy định trong Nghị định này phát huy hiệu quả, hiệu lực?

Làm sao có thể thoát ra khi lướt mạng trở thành ‘cuộc sống thứ hai’ của nhiều người?

Thói quen lướt mạng dần trở thành phản xạ tự nhiên, đến nỗi không có nó, tôi thấy mình như mất phương hướng giữa cuộc sống đời thực. Như phản ánh, trong phiên thảo luận tại Quốc hội, đại biểu Bùi Hoài Sơn -...

Không gian mạng là mặt trận chính của báo chí

Sáng 12/11, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông. Mở đầu phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, thông tin và truyền thông là một ngành đa lĩnh vực, vừa hạ tầng, vừa kỹ thuật - công nghệ, vừa kinh tế, vừa chính trị, nhưng đều liên...

Nâng cao năng lực thích ứng, sử dụng thông thái thành tựu của công nghệ số

Mỗi người dân, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực thích ứng, tự bảo vệ và là người tiếp cận, sử dụng và ứng dụng thông thái những thành tựu của công nghệ số.

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế số, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hà Nội tìm kiếm cơ hội kinh doanh hiệu quả trong thời đại công nghệ số. Sáng 8/11, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan tổ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổ chức ngày hội tôn vinh giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận

(Tổ Quốc) - Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận lần thứ I năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức tại TP Phan Thiết với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc. ...

“Long An – Khát vọng sông Vàm”: Dấu ấn về đất và người Long An

(Tổ Quốc) - Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 do UBND tỉnh Long An tổ chức từ ngày 28/11-04/12/2024, hứa hẹn mang đến cho người dân, du khách trong và ngoài nước những trải nghiệm thú vị về văn hóa...

Ninh Thuận phát triển kinh tế ban đêm thúc đẩy phát triển du lịch

(Tổ Quốc) - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển kinh tế ban đêm tỉnh đến năm 2030. ...

Giới trẻ mê mẩn check-in “thiên đường” hoa dã quỳ ở ngoại thành Hà Nội

(Tổ Quốc) - Thời điểm cuối Thu, hoa dã quỳ bung nở, khoe sắc vàng đầy sức sống tại Vườn quốc gia Ba Vì, thu hút du khách tới tham quan, chụp ảnh. ...

Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc

(Tổ Quốc) - Tối 13/11, chương trình khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024 đã chính thức diễn ra tại Quảng trường Bạch...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Tuyệt chủng gần 90 năm bất ngờ được tìm thấy nhờ một chú chó

Xuất hiện lần cuối vào năm 1937, các nhà nghiên cứu cũng không thể ngờ lại có thể nhìn thấy loài động vật này xuất hiện giữa những cồn cát ở Nam Phi. ...

Gần 50 ngân hàng, tổ chức tài chính ‘luyện quân’ để ứng phó tấn công mạng

Diễn tập thực chiến tấn công - phòng thủ không gian mạng DF Cyber Defense 2024 là dịp 46 tổ chức tài chính, ngân hàng ‘luyện quân’, góp phần nâng cao năng lực ứng phó tấn công mạng cho đội ngũ nhân sự CNTT, an toàn thông tin. Diễn tập thực chiến tấn công, phòng thủ không gian mạng DF Cyber Defense 2024 được Cục CNTT của Ngân hàng Nhà nước, Cục An toàn thông tin thuộc Bộ TT&TT và...

Gawon MEOVV từng là người mẫu, như bản sao Park Min Young

Theo truyền thông Hàn Quốc, nhóm MEOVV bao gồm 5 thành viên, chính thức ra mắt vào tháng 9 năm nay.The Black Label đã thông báo về việc tổ chức sự kiện trải nghiệm cửa hàng pop-up độc đáo dành cho những người hâm mộ của nhóm. Sự kiện sẽ diễn ra tại The Hyundai Seoul từ ngày 29.8 đến 4.9, mang đến cho du khách cơ hội mua một số sản phẩm của MEOVV và chụp ảnh...

Cùng chuyên mục

Hợp tác quốc tế để bảo vệ cơ sở hạ tầng số quan trọng của Việt Nam

Ghi nhớ hợp tác giữa Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) với Cơ quan An ninh mạng và an ninh cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ - CISA tiếp tục khẳng định nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo vệ cơ sở hạ tầng số quan trọng. Ngày 14/11, tại Hà Nội, Cục An toàn thông tin – AIS thuộc Bộ TT&TT Việt Nam và Cơ quan An ninh mạng và an ninh cơ sở hạ tầng...

Các tác phẩm trưng bày triển lãm Liên hoan Ảnh nghệ thuật Khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ 26 năm 2024

Với chủ đề “Văn hóa đồng bằng sông Hồng – Nơi hội tụ và phát triển”, qua nhiều vòng chấm, Ban tổ chức Liên hoan Ảnh nghệ thuật Khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ 26 năm 2024 đã chọn ra 135 tác phẩm được trưng bày triển lãm. ...

Làm dự án, workshop chia sẻ kiến thức, tăng chiều cao trẻ em Việt

"Tạo ra sự thay đổi, cải thiện đối với cuộc sống của mọi người thông qua kiến thức dinh dưỡng đúng và tập luyện thể thao khoa học" được chọn như sứ mệnh dẫn dắt, hình thành Viện Nghiên cứu dinh dưỡng và phát triển thể chất Nutrievan. ...

Mới nhất

Thế giới có hơn 800 triệu người lớn mắc bệnh tiểu đường, nhiều người không được điều trị

NDO - Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet cho biết, trên thế giới có 800 triệu người lớn mắc bệnh tiểu đường, gần gấp đôi so với ước tính trước đây, trong đó hơn một nửa số người trên 30 tuổi mắc bệnh này không được điều trị. Nghiên cứu...

Tăng kiểm tra an toàn thực phẩm những tháng cuối năm

Những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm các loại hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc, xuất xứ dễ trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng...

Con ếch, con lươn đồng là 2 con ưa nước, nông dân Cần Thơ nuôi thành công trên cạn, bán trúng

Bà con ấp Thới Hiệp B, xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) tấm tắc khen vợ chồng chị Đinh Thị Kỳ “thuận vợ thuận chồng”, chí thú làm...

Đề xuất dùng ngân sách địa phương nâng cấp Cảng Hàng không Phù Cát

(ĐCSVN) - Trong bối cảnh Bộ GTVT, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) chưa thể cân đối vốn để đầu tư ngay Dự án hạng mục xây dựng đường cất hạ cánh số 2, Cảng Hàng không Phù Cát trong giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT đề xuất việc sử dụng ngân sách địa phương của UBND...

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh lên mức đáng lo ngại

(ĐCSVN) – Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy, ô nhiễm không khí đã tăng lên mức độ đáng lo ngại trong khoảng 10 năm gần đây, tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Trong đó, thông số ô nhiễm không khí chính hiện nay là bụi mịn kích thước nhỏ...

Mới nhất

200 năm kênh Vĩnh Tế