Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếCần thiết áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có...

Cần thiết áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, trong đó có nước giải khát có đường, là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Cần thiết áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, trong đó có nước giải khát có đường, là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Hệ lụy lớn với sức khỏe

Thực tế thời gian qua, trong mô hình bệnh tật ở Việt Nam, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân tử vong hàng đầu, ước tính trung bình cứ 10 người thì có 8 người chết do các bệnh không lây nhiễm.





Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, trong đó có nước giải khát có đường, là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị cho các quốc gia trong đó có Việt Nam nhằm giảm mức tiêu thụ và các tác hại của đồ uống có đường đến sức khỏe.

PGS-TS.Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho hay, đồ uống có đường cũng là nguyên nhân của ít nhất 9 nhóm bệnh (nguy cơ thừa cân béo phì, tiểu đường tuýp 2, hội chứng rối loạn chuyển hóa, tim mạch, tiết niệu, tiêu hóa, ung thư đường tiêu hóa, sa sút trí tuệ…).

Tiêu thụ đồ uống có đường/nước giải khát có đường gây ra những tác động nặng nề lên nền kinh tế, không chỉ ở cấp quốc gia mà còn ảnh hưởng đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau.

Theo các nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiêu thụ nhiều và thường xuyên đồ uống có đường/ nước giải khát có đường là một nguyên nhân gây thừa cân, béo phì. Đường dạng lỏng trong đồ uống có đường được dung nạp một cách nhanh chóng khiến cơ thể không kịp ghi nhận lượng calo vừa nạp vào và gửi tín hiệu no đến não bộ, vì vậy, cơ thể sẽ tiếp tục nạp năng lượng vào một cách không kiểm soát.

Do đó, tổng lượng calo nạp vào tăng lên dẫn đến tình trạng dư thừa năng lượng gây thừa cân, béo phì nhưng lại thiếu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể do năng lượng từ đồ uống có đường/nước giải khát có đường là năng lượng rỗng.

Người lớn uống 1 lon nước ngọt/ngày trong vòng 1 năm có thể làm tăng tới 6,75kg cân nặng (nếu giữ nguyên mức dung nạp năng lượng từ các nguồn thực phẩm khác). Trẻ em uống nhiều đồ uống có đường thường xuyên có nguy cơ bị béo phì > 2,57 lần so với những trẻ không uống.

Tiêu thụ nhiều đồ uống có đường/nước giải khát có đường làm gia tăng cơ mắc các rối loạn chuyển hóa và các bệnh không lây nhiễm khác. Đường trong đồ uống có đường/nước giải khát có đường làm thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể, ảnh hưởng đến insulin, cholesterol và các chất chuyển hóa gây ra huyết áp cao và viêm nhiễm. Những thay đổi này đối với cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, sâu răng, hội chứng chuyển hóa và bệnh gan.

Chẳng hạn, tiêu thụ đồ uống có đường/nước giải khát có đường sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Người uống từ 354 – 704ml đồ uống có đường/ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 > 26% và nguy cơ phát triển các bệnh về chuyển hóa khác > 20%.

Những nam giới và phụ nữ trung niên uống từ 01 ly/lon nước ngọt trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường cao hơn 25% – 32% và có khả năng mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn gần 45% so với những người không uống.

Đồ uống có đường/ nước giải khát có đường cũng khiến gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nam giới uống 354ml đồ uống có đường/ngày có nguy cơ bị mạch vành hoặc tử vong do bệnh mạch vành > 20%. Nữ giới uống 708ml đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ bị bệnh mạch vành hoặc tử vong do bệnh mạch vành cao hơn 40%.

Bên cạnh đó, việc tiêu thụ nhiều và thường xuyên đồ uống có đường/nước giải khát có đường có nguy cơ bị tăng huyết áp > 1,36 lần; gia tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở cả nam và nữ. Cụ thể, phụ nữ uống một lon đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gút > 75%. Nam giới uống 1 lon đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gút > 1,45 lần, và uống >1 lon mỗi ngày có nguy cơ > 1,85 lần.

Nguy cơ ung thư đại trực tràng > 2 lần ở những người tiêu thụ ≥ 708ml đồ uống có đường/ngày. Đồng thời làm giảm khả năng sinh sản: Uống ≥ 354 ml đồ uống có đường/ngày có liên quan đến việc giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.

Chưa kể, việc tiêu thụ nhiều và thường xuyên đồ uống có đường/ nước giải khát có đường là nguyên nhân chính gây ra sâu răng và các bệnh về răng miệng, tác động xấu đến sức khỏe của xương. Nguy hiểm hơn, tiêu thụ nhiều đồ uống có đường/nước giải khát có đường gây nguy cơ tử vong do liên quan tới bệnh tim mạch và ung thư hoặc nguyên nhân bất kỳ.

Cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường/nước giải khát có đường

Với những gánh nặng bệnh tật do đồ uống có đường/nước giải khát có đường gây ra như nêu trên theo nhiều chuyên gia, Việt Nam cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm này để giảm tiêu thụ, giảm gánh nặng bệnh tật cho người dân, đồng thời giảm chi phí điều trị y tế.

Trên thế giới, nhiều nước cũng áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường vì nó mang lại 3 lợi ích, bao gồm cải thiện sức khỏe cộng đồng; tăng thu cho ngân sách nhà nước; và giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe với các bệnh có liên quan và giảm tổn thất năng suất lao động về dài hạn.

Tính đến 8/2023 đã có 117 quốc gia áp thuế đối với đồ uống có đường, trong đó 104 quốc gia áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này. Bằng chứng từ các khu vực đã thực hiện áp thuế tiêu thụ đặc biệt cho các sản phẩm đồ uống có đường cho thấy mức giảm đáng kể trong việc tiêu thụ đồ uống có đường so với các khu vực không áp dụng thuế.

Bà Đinh Thị Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, chia sẻ: Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt cho đồ uống có đường có thể làm gia tăng ngân sách từ 5.300 – 17.350 tỷ đồng tùy theo cơ chế thuế và mức thuế suất.

Nguồn thu có được từ thuế đối với đồ uống có đường/nước giải khát có đường có thể được tái đầu tư vào các chương trình cải thiện sức khỏe cộng đồng như trợ cấp cho cơ sở hạ tầng, nước uống, hỗ trợ các bữa ăn lành mạnh tại trường học hoặc cung cấp quỹ tài chính cho các chiến dịch truyền thông sức khỏe. Đồng thời giúp tăng chi cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe, các chương trình xã hội và thực hiện các đề án phục hồi kinh tế hậu Covid-19.

Nghiên cứu của Trường Đại học Y tế Công cộng đã chỉ ra, nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt 20% trên giá bán lẻ đối với đồ uống có đường thì tỷ lệ thừa cân và béo phì có thể giảm lần lượt là 2.1% và 1.5%.

Với băn khoăn của nhiều người hiện nay về việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường/nước giải khát có đường có làm giảm việc làm trong ngành công nghiệp nước giải khát?

Theo phân tích của một số chuyên gia, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường làm tăng giá bán lẻ dẫn đến giảm tiêu dùng các loại sản phẩm này nhưng không có bằng chứng nào về mối liên hệ với mất việc làm trong ngành đồ uống.

Theo Báo cáo “Các công cụ tài chính nhằm giảm tiêu dùng đồ uống có đường tại Việt Nam” do WHO công bố 2018 thì hiện tượng giảm việc làm trong ngành đồ uống thường đến từ việc ngành đầu tư dây chuyền công nghiệp hóa hiện đại, vì trên thực tế việc làm trong ngành đồ uống không nhiều vì mức độ công nghiệp hóa dây chuyền sản xuất rất cao.

Áp thuế đồ uống có đường giảm sức mua các nhóm đồ uống có đường chịu thuộc diện chịu thuế, nhưng ngành đồ uống còn cung ứng ra thị trường nhiều loại đồ uống khác mà không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có bằng chứng nào việc áp thuế này sẽ làm giảm sức mua của các loại đồ uống đó.

Cũng như chưa có bằng chứng nào về giảm doanh thu của ngành công nghiệp đồ uống, nhất là khi sức mua các loại đồ uống lành mạnh (như nước lọc) sẽ tăng khi đồ uống có đường bị áp thuế và điều này sẽ tạo ra các việc làm thay thế.

Áp thuế đồ uống có đường làm tăng doanh số các đồ uống lành mạnh không bị đánh thuế và tạo động cơ cho nhà sản xuất điều chỉnh lại công thức sản phẩm, giảm hàm lượng đường.

Tuy quá trình này có thể mất nhiều thời gian nhưng khi làm được sẽ giúp cho không bị mất công ăn việc làm và sản phẩm mới có mức tiêu dùng tăng sẽ bù lại cho lượng giảm đồ uống có hàm lượng đường cao hơn.

Điều này sẽ bù cho doanh thu đồ uống có đường mất đi. Nhiều khu vực có áp thuế đồ uống có đường đã có sự tăng trưởng trong tổng doanh số và doanh thu cho các nhà sản xuất đồ uống, mặt dù doanh số đồ uống có đường giảm.

Các nghiên cứu từ Mỹ, Mexico và Anh cho thấy không có sự mất việc làm đối với ngành sản xuất đồ uống hoặc ngành bán lẻ thực phẩm, không có các tác động kinh tế tiêu cực khác sau khi áp dụng thuế đồ uống có đường.

Tại thành phố Berkeley (California, Mỹ), doanh thu của các cửa hàng bán lẻ thực phẩm không giảm sau khi áp thuế đồ uống có đường, và việc làm trong ngành thực phẩm tăng 7% trong giai đoạn từ tháng 7/2014 đến tháng 6/2016, 15 tháng sau khi triển khai đánh thuế.

Các đánh giá về thuế đồ uống có đường tại thành phố Philadelphia’s (Pennsylvania, Mỹ) sau 1 và 2,5 năm triển khai không ghi nhận thay đổi đáng kể nào về tình trạng thất nghiệp trong lĩnh vực siêu thị, sản xuất nước ngọt và các ngành công nghiệp liên qua sau khi đánh thuế đồ uống có đường so với các hạt lân cận không đánh thuế đồ uống có đường.

Nghiên cứu mô hình tác động của thuế đồ uống có đường từ 20% đến 50% ở Brazil còn chỉ ra mức thuế này sẽ làm tăng GDP và sẽ tạo ra từ 69.000 đến 200.000 việc làm, tùy thuộc vào thuế suất.

Mô hình mô phỏng tác động của thuế đồ uống có đường 20% tại bang Illinois và California cho thấy việc triển khai thuế sẽ dẫn tới tăng số việc làm thực ở cả hai bang.

Nghiên cứu về tác động của bộ luật ở Chile làm giảm 24,7% sức mua đồ uống có đường cũng cho thấy không có việc giảm việc làm.

Tại Mexico, việc giảm lao động chủ yếu xảy ra trong giai đoạn hiện đại hóa khi, ngành công nghiệp đồ uống tăng cường đầu tư máy móc, hiện đại hóa. Từ khi tăng thuế thì việc làm không thay đổi.

Một nghiên cứu mô hình tác động của thuế đồ uống có đường từ 20% đến 50% ở Brazil còn chỉ ra mức thuế này sẽ làm tăng tổng sản phẩm quốc nội từ 2,4 tỷ R$ (460 triệu USD) đến 3,8 tỷ R$ (736 triệu USD) và sẽ tạo ra từ 69.000 đến 200.000 việc làm, tùy thuộc vào thuế suất.

Áp thuế đối với đồ uống có đường/nước giải khát có đường sẽ giúp tiết kiệm nguồn lực hiện tại và tương lai cho các hộ gia đình và xã hội đồng thời có nhiều khả năng tạo ra công ăn việc làm mới.

Theo số liệu thống kê của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế; trung bình một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa (50g/ngày) và cao gần gấp đôi so với mức tiêu thụ theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là dưới 25g/ngày.

Ở Việt Nam, tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng mạnh trong những năm qua. Tổng tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng nhanh từ 1,59tỷ lít năm 2009 lên 6,67tỷ lít năm 2023 (tăng 420%). Tiêu thụ đầu người cũng tăng nhanh tương ứng, từ mức 18.5 lít/người năm 2009, lên thành 66.5 lít/người năm 2023 (tăng 350%). Trong khoảng thời gian từ năm 2002-2016, lượng tiêu thụ đồ uống có ga đã tăng gấp 3 lần, sản phẩm đồ uống thể thao và nước tăng lực tăng 9 lần và sản phẩm trà/café hòa tan tăng 6 lần.





Nguồn: https://baodautu.vn/can-thiet-ap-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-do-uong-co-duong-d228009.html

Cùng chủ đề

“Lợi” và “hại” khi đồ uống có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

“Lợi” và “hại” khi đồ uống có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệtChuẩn bị được trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ tám, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) với đề xuất bổ sung nước giải khát có đường vào diện chịu thuế đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả người dân và doanh nghiệp. Dự thảo...

Người Việt dùng nhiều sản phẩm có hại, tăng thuế có thể giảm tiêu thụ

Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia phòng chống yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm, Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, khẳng định ba sản phẩm thuốc lá, rượu bia và đồ uống có đường đang gây hại trực tiếp cho sức khỏe cũng như hệ lụy trong tương lai.Hút...

Malaysia dự kiến đánh thuế mạnh các loại đồ uống có đường

Trang Nikkei Asia đưa tin ngày 15-9 cho biết Malaysia đang có kế hoạch đánh thuế cao hơn với các loại đồ uống có đường, với hy vọng giảm lượng tiêu thụ đường của người dân trong nỗ lực đối phó với bệnh tiểu đường và các bệnh không lây nhiễm khác.Kế hoạch được Bộ trưởng Y tế Dzulkefly Ahmad công bố...

Tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt, tránh gây sốc cho doanh nghiệp

Tại hội thảo “Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (sửa đổi) và ngành đồ uống” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Bia-Rượu-NGK Việt Nam (VBA) tổ chức ngày 8.8, nhiều chuyên gia, các đối tượng chịu tác động trực tiếp, gián tiếp... đã lên tiếng nhằm đóng góp hoàn thiện dự thảo Luật.Theo bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn...

Được và mất khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Được và mất khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đườngS. Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về mặt được và mất nếu Việt Nam áp dụng công cụ thuế này, cũng như bài học từ các nước. TS. Angela Pratt, Trưởng đại diện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phản hồi về khám chữa bệnh ngoài giờ tại Bệnh viện Bạch Mai

Việc khám chữa bệnh ngoài giờ tại Bệnh viện Bạch Mai nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ người bệnh. Phản hồi về khám chữa bệnh ngoài giờ tại Bệnh viện Bạch MaiViệc khám chữa bệnh ngoài giờ tại Bệnh viện Bạch Mai nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ người bệnh. Khung giờ khám ngoài giờ tại Bệnh viện Bạch Mai là từ 17h...

Giảm 30% doanh thu môi giới, Chứng khoán BIDV báo lãi quý III hơn 94 tỷ đồng

Lợi nhuận quý III giảm tới 38%. Nửa đầu năm tăng trưởng tốt giúp lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm chỉ giảm nhẹ 6,13% so với cùng kỳ, đạt 402 tỷ đồng. Đến nay, Chứng khoán BIDV hoàn thành 73% kế hoạch cả năm. Giảm 30% doanh thu môi giới, Chứng khoán BIDV báo lãi quý III hơn 94 tỷ đồngLợi nhuận quý III giảm tới 38%. Nửa đầu năm tăng trưởng tốt giúp lợi nhuận trước thuế...

Phát hiện ung thư dạ dày dù không có triệu trứng bất thường

Nam bệnh nhân 23 tuổi, nội soi tiêu hóa bất ngờ phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm, dù trước đó anh chỉ rối loạn tiêu hóa thông thường. Nam bệnh nhân 23 tuổi, nội soi tiêu hóa bất ngờ phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm, dù trước đó anh chỉ rối loạn tiêu hóa thông thường. Theo lời kể của bệnh...

TP.HCM mở rộng 2 tuyến đường nối để đồng bộ với mở rộng cao tốc Trung Lương

TP.HCM sẽ chủ động đầu tư mở rộng 2 tuyến nối Tân Tạo - Chợ Đệm và Bình Thuận - Chợ Đệm để đồng bộ với việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận. TP.HCM mở rộng 2 tuyến đường nối để đồng bộ với mở rộng cao tốc Trung LươngTP.HCM sẽ chủ động đầu tư mở rộng 2 tuyến nối Tân Tạo - Chợ Đệm và Bình Thuận - Chợ Đệm để đồng bộ với...

Ninh Thuận thông tin tình hình triển khai Dự án Sunbay Park Hotel & Resort

Do “chưa giải quyết được khó khăn về vấn đề nguồn vốn thực hiện dự án”, Dự án Sunbay Park Hotel & Resort đang chậm tiến độ. Ninh Thuận tiếp tục yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành theo cam kết. Ninh Thuận thông tin tình hình triển khai Dự án Sunbay Park Hotel & ResortDo “chưa giải quyết được khó khăn về vấn đề nguồn vốn thực hiện dự án”, Dự án Sunbay Park Hotel...

Bài đọc nhiều

Bộ Y tế đề xuất danh mục thuốc, sinh phẩm cho người tham gia bảo hiểm y tế

Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất ba danh mục bao gồm:Danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bao gồm trạm y tế xã, phường, thị trấn (trạm y tế xã) gồm 1.037 hoạt chất như: Atropin...

Hệ thống bệnh viện Mắt Sài Gòn được xác nhận kỷ lục

Đại diện Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn và Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tại buổi lễ trao kỷ lục quốc gia. Ảnh : bệnh viện Mắt Sài Gòn Được thành lập vào...

Rắc hạt tiêu vào món ăn có tác dụng gì?

Hạt tiêu đen là quả của cây hồ tiêu (Piper nigrum), không chỉ là gia vị mang lại sự hấp dẫn cho món ăn mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.Báo Thanh Niên dẫn nguồn trang Times Now News cho biết, theo nghiên cứu được công bố năm 2023 trên tạp chí y khoa Aging and Disease, hạt tiêu đen chứa piperine - hợp chất mang lại vị cay nồng đặc trưng và đóng vai trò...

Cô gái 27 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện u dây thanh quản từ dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua

Khoảng 2 tháng gần đây, nữ bệnh nhân nữ, 27 tuổi thường xuyên bị khàn tiếng, nói mệt, hụt hơi... nên đã đi khám và được chẩn đoán: Nang dây thanh. Bệnh nhân đã được tư vấn phẫu...

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn uống nước lá tía tô mỗi ngày?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn uống nước lá tía tô mỗi ngày?Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời Lương y Trần Đăng Tài - Phó Chủ tịch Hội Đông y Thị xã Thái Hoà - Nghệ An cho biết, nhiều người quan điểm uống lá tía tô thay nước để nâng cao sức khoẻ, uống thay nước trắng, vậy điều này có tốt không?Giống như mọi loại thực phẩm khác, khi sử dụng quá nhiều...

Cùng chuyên mục

Bảo đảm quyền lợi cho người có thẻ BHYT

NDO - Chiều 24/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm là quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, đặc biệt liên quan đến việc hoàn trả chi phí khi người bệnh phải tự mua thuốc do thiếu nguồn cung tại cơ sở khám, chữa bệnh. ...

Phản hồi về khám chữa bệnh ngoài giờ tại Bệnh viện Bạch Mai

Việc khám chữa bệnh ngoài giờ tại Bệnh viện Bạch Mai nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ người bệnh. Phản hồi về khám chữa bệnh ngoài giờ tại Bệnh viện Bạch MaiViệc khám chữa bệnh ngoài giờ tại Bệnh viện Bạch Mai nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ người bệnh. Khung giờ khám ngoài giờ tại Bệnh viện Bạch Mai là từ 17h...

Thiếu thuốc ở bệnh viện TP.HCM là do đứt gãy nguồn cung ứng

Việc thiếu thuốc thời gian vừa qua tại TP.HCM không phải vướng ở cơ chế mua sắm, mà chủ yếu vướng chuỗi cung ứng, ông Lê Ngọc Danh - trưởng phòng nghiệp vụ dược Sở Y tế TP.HCM - cho hay. Theo thông tin...

Truyền thông đã tạo những thay đổi tích cực trong phòng, chống ung thư vú

NDO - Chiều 24/10, trong khuôn khổ hoạt động của Chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú “Chung tay vì người phụ nữ tôi yêu” năm 2024, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế) phối hợp các đơn vị tài trợ tổ chức Diễn đàn bệnh nhân ung thư vú với chủ đề: “Chị đẹp hiện đại, không ngại khó khăn”.  Diễn...

Phát hiện ung thư dạ dày dù không có triệu trứng bất thường

Nam bệnh nhân 23 tuổi, nội soi tiêu hóa bất ngờ phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm, dù trước đó anh chỉ rối loạn tiêu hóa thông thường. Nam bệnh nhân 23 tuổi, nội soi tiêu hóa bất ngờ phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm, dù trước đó anh chỉ rối loạn tiêu hóa thông thường. Theo lời kể của bệnh...

Mới nhất

Việt Nam và Đức thúc đẩy hợp tác hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc

Từ ngày 20 đến 23-10, Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng, cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, đã dẫn đầu đoàn công tác thăm và làm việc tại Đức, nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên...

Công điện của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc chủ động ứng phó với bão số 6

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa có Công điện số 1566/CĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT gửi Giám đốc Sở GDĐT các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình...

Mong con vô vọng trong hơn 2 năm, người phụ nữ bất ngờ phát hiện nguyên nhân từ vết sẹo mổ đẻ cũ

Vừa qua, MEDLATEC tiếp nhận bệnh nhân nữ, 29 tuổi, gặp biến chứng khuyết sẹo từ vết mổ đẻ cũ. Với kinh nghiệm chuyên môn cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, bệnh...

Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc thăm chính thức Việt Nam

Chiều ngày 24/10, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng (Hà Nội), Đại tướng Phan Văn Giang đã chủ trì Lễ đón chính thức Thượng tướng Trương Hựu Hiệp và các thành viên Đoàn. ...

Eximbank lên tiếng về những tin đồn liên quan đến ngân hàng

Ngày 24/10/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cho biết nhận được thông tin lan truyền liên quan đến chủ trương chuyển trụ sở; cấp tín dụng cho khách hàng… Eximbank cho rằng các thông tin này đã gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, khách hàng, xâm phạm quyền lợi...

Mới nhất