Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCần thể hiện được những chính sách tương xứng với cống hiến...

Cần thể hiện được những chính sách tương xứng với cống hiến của thầy cô


Dự thảo Luật Nhà giáo cần thể hiện được những chính sách đối với đội ngũ nhà giáo tương xứng với những cống hiến của thầy, cô; đồng thời có chính sách khuyến khích nhà giáo làm việc tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn…

Ngày mai (20/11), Quốc hội sẽ tiến hành Đợt họp thứ 2, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV với nội dung mở đầu là phiên toàn thể thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.

Trao đổi trên Cổng TTĐT Quốc hội trước thềm Phiên thảo luận, các ĐBQH kì vọng việc quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8 này không chỉ để tri ân, tôn vinh những người thầy, người cô mà còn tạo điều kiện, cơ hội tốt nhất để Nhà giáo được phát huy, khẳng định và được trả công xứng đáng.

Luật Nhà giáo: Cần vươn lên tầm mới

Theo đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh: Đảng ta luôn xác định, cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Tại Phiên thảo luận tổ về dự án Luật Nhà giáo tại Đợt 1, Kỳ họp thứ 8, Tổng Bí thư Tô Lâm đã quán triệt một số chủ trương, chính sách cần triển khai trong dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội đó là: Việc đầu tiên khi nhắc đến đào tạo là nhắc đến vai trò của người thầy.

Do đó xây dựng Luật Nhà giáo không chỉ là quy định những nội dung trước đây chưa quy định, mà cần vươn lên tầm mới, xác định vai trò quan trọng của người thầy – chủ thể chính của dự thảo Luật.

“Khi tham gia Luật Nhà giáo, tôi không chỉ kỳ vọng Luật được ban hành mà Luật cần phải giải quyết thật tốt mối quan hệ thầy – trò, là mối quan hệ chủ đạo trong môi trường giáo dục đào tạo, có trò thì phải có thầy, mà đã có trò, có thầy thì phải có trường.

Không thể quy hoạch, quản lý mà không có trường được”, đại biểu nêu quan điểm.

Theo đại biểu, việc xây dựng Luật Nhà giáo phải xác định người thầy là một nhà khoa học, phải có chuyên môn rất sâu trong từng lĩnh vực giảng dạy, là chiếc “máy cái” để đào tạo ra thế hệ tương lai của đất nước, người thầy phải luôn tìm tòi, nghiên cứu cái mới vì khoa học và tri thức là không dừng lại.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Cần thể hiện được những chính sách tương xứng với cống hiến của thầy cô- Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh

Cần chính sách vừa cụ thể, vừa bao quát, khuyến khích cho nhà giáo làm việc tại vùng khó khăn

Dự thảo Luật cần có chính sách vừa cụ thể, vừa bao quát, khuyến khích cho nhà giáo làm việc tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vì tại đây thầy cô giáo không chỉ dạy học mà còn phải dỗ dành, động viên học sinh đến trường.

Tuy nhiên, những chính sách đã được thực hiện với đội ngũ nhà giáo chưa thực sự tương xứng với những cống hiến mà thầy, cô giáo đã làm, nhất là với những khu vực còn nhiều khó khăn.

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, “đội ngũ thầy cô giáo đang chờ đợi rất nhiều, do vậy khi xây dựng Luật Nhà giáo cần có các quy định tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy, tránh tình trạng sau khi Luật ban hành lại khó khăn hơn trong việc chấp hành các quy định của Luật”.

Ngoài các nội dung đang lấy ý kiến, đại biểu bày tỏ đồng tình với quan điểm của Cơ quan thẩm tra và nhiều ĐBQH đã góp ý tại Phiên thảo luận tổ.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà cho biết bà quan tâm đến việc xác lập các quy định đối với nhà giáo ngoài công lập; nhà giáo được chuẩn hóa thông qua hệ thống chức danh, chuẩn nghề nghiệp với các tiêu chuẩn bám sát yêu cầu về năng lực nghề nghiệp nhưng vẫn đảm bảo yếu tố riêng biệt gắn với từng cấp học và trình độ đào tạo.

Việc tuyển dụng nhà giáo đảm bảo phải có thực hành sư phạm nhằm lựa chọn người có đủ năng lực gắn với chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, đáp ứng hoạt động nghề nghiệp nhà giáo theo từng cấp học, trình độ đào tạo.

Về chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo thông qua quyền và những điều không được làm đối với nhà giáo; thu hút, trọng dụng người có trình độ cao, người có tài năng, người có năng khiếu đặc biệt, người có kỹ năng nghề cao làm nhà giáo; nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; về chính sách tiền lương và đãi ngộ…

Cần có các quy định rõ ràng hơn về việc bảo vệ giáo viên

Góp ý về Điều 8 quy định quyền của nhà giáo, đại biểu đề nghị Luật cần có các quy định rõ ràng hơn về việc bảo vệ giáo viên khỏi các hành vi xúc phạm, bạo lực từ học sinh hoặc phụ huynh.

Việc này sẽ giúp xây dựng môi trường làm việc an toàn và lành mạnh hơn cho giáo viên. Quy định chặt chẽ về xử lý kỷ luật đối với các vi phạm đạo đức nhà giáo nhưng cần đảm bảo quyền lợi và tiếng nói của giáo viên khi bị tố cáo sai sự thật.

Trong không khí toàn ngành Giáo dục đang hân hoan, phấn khởi chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, việc quan tâm, tham gia ý kiến vào Luật Nhà giáo không chỉ để tri ân, tôn vinh những người thầy, người cô mà qua đó đại biểu mong muốn tạo điều kiện, cơ hội tốt nhất để Nhà giáo được phát huy, khẳng định, trả công xứng đáng; để nghề giáo không còn phải lo lắng về khó khăn của cuộc sống mà chuyên tâm cho việc “trồng người”.

Tạo ra một khung pháp lý để xây dựng đội ngũ nhà giáo có trình độ chuyên môn cao

Dự thảo Luật Nhà giáo: Cần thể hiện được những chính sách tương xứng với cống hiến của thầy cô- Ảnh 2.

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng

Quam tâm đến vấn đề tuyển dụng nhà giáo được quy định tại Điều 16 của dự thảo Luật, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh, Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng, cho rằng, quy định này đã thể hiện quyền chủ động của ngành giáo dục: Luật đã trao cho ngành giáo dục quyền chủ động trong việc tuyển dụng và sử dụng nhà giáo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có vai trò quan trọng trong xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển và quản lý tổng biên chế nhà giáo. Các Bộ này cũng có trách nhiệm điều phối biên chế nhà giáo cho các cơ sở giáo dục công lập.

Còn các cơ sở giáo dục có quyền chủ trì trong việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp, ủy quyền.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, việc tuyển dụng nhà giáo phải đảm bảo có thực hành sư phạm và người được tuyển phải đáp ứng chuẩn nghề nghiệp nhà giáo.

Điểm mới của dự thảo Luật Nhà giáo lần này là đã tạo điều kiện cho ngành giáo dục có sự chủ động trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách về nhân sự, giúp đáp ứng linh hoạt nhu cầu của từng địa phương và từng cấp học.

Việc yêu cầu thực hành sư phạm và đáp ứng chuẩn nghề nghiệp nhà giáo cho thấy Nhà nước quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đảm bảo quá trình dạy và học đạt hiệu quả cao.

Đồng thời, việc quy định rõ ràng về cơ quan chủ trì, thẩm quyền quyết định và các tiêu chí tuyển dụng giúp quá trình tuyển dụng trở nên minh bạch và công bằng hơn.

Tất cả các yếu tố nêu trên góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục. Bởi việc tuyển dụng nhà giáo có chất lượng cao là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.

Dự thảo Luật đã tạo ra một khung pháp lý để xây dựng đội ngũ nhà giáo có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đồng thời việc quy định rõ ràng về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước giúp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục.

Ngoài yêu cầu nhà giáo phải có thực hành sư phạm và đáp ứng chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, tôi nhận thấy, cần bổ sung yêu cầu về kinh nghiệm thực tế của giáo viên. Việc yêu cầu giáo viên có thời gian, kinh nghiệm thực tế sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục, cụ thể:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng giảng dạy. Giáo viên có kinh nghiệm thực tế sẽ truyền đạt kiến thức một cách sinh động, gắn liền với thực tế, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu và ứng dụng.

Thứ hai, khắc phục tình trạng học “chay”, dạy “chay”.

Đại biểu cho rằng, việc học và dạy chỉ dựa trên lý thuyết sẽ khiến học sinh khó hình dung và áp dụng kiến thức vào thực tế.

Với việc thường xuyên được cập nhật kiến thức, giáo viên sẽ được tiếp xúc với những công nghệ, kỹ thuật mới nhất trong ngành, từ đó cập nhật kiến thức và truyền đạt cho người học một cách đa dạng, linh hoạt hơn.

Cần làm rõ phạm vi đối tượng chức danh nhà giáo

Góp ý về dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Leo Thị Lịch – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giangđề nghị Ban soạn thảo làm rõ phạm vi đối tượng chức danh nhà giáo ngoài 3 đối tượng dự thảo Luật đã quy định là nhà giáo công lập, ngoài công lập và nhà giáo là người nước ngoài, hiện còn có đối tượng dạy tiếng đồng bào dân tộc thiểu số.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Cần thể hiện được những chính sách tương xứng với cống hiến của thầy cô- Ảnh 3.

Đại biểu Leo Thị Lịch – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang

Đại biểu bày tỏ băn khoăn hiện nay đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín và nghệ nhân ở địa phương tổ chức các lớp học dạy tiếng dân tộc thiểu số dù soạn thảo chưa theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng liệu đây có phải là đối tượng nhà giáo hay không?

Đại biểu đề nghị quan tâm đến đối tượng này và cần có chính sách để hỗ trợ cho họ.

Bên cạnh đó, đối tượng là người lãnh đạo, các công chức, viên chức đã nghỉ hưu, tham gia giảng dạy ở các trường học thì tính đến các đối tượng này như thế nào, có phải là nhà giáo hay không?

Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo quan tâm, xem xét các đối tượng này ngoài phạm vi 3 đối tượng lớn mà dự thảo Luật đã quy định.

Cần nghiên cứu quy định chế độ nghỉ hưu phù hợp đói với nhà giáo

Liên quan đến chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo (Điều 30 của dự thảo Luật), đại biểu chia sẻ, qua tiếp xúc cử tri, có nhiều ý kiến về vấn đề này.

Tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học thì nên nghỉ hưu như ở Luật hiện hành quy định là 55 tuổi (giáo viên nữ) và 57 tuổi (giáo viên nam).

Còn đối với giáo viên từ THCS trở lên thì tùy theo yêu cầu và nhu cầu của giáo viên muốn nghỉ trước tuổi.

Tuy nhiên theo Nghị định hướng dẫn, muốn nghỉ trước tuổi thì phải có 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ.

Cho rằng, nếu quy định như vậy thì trái với nhu cầu đặt ra của giáo viên, do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo lưu ý thêm vấn đề này vì các cử tri là giáo viên rất quan tâm.

Đối với đối tượng ở trường cao đẳng nghề, đại biểu bày tỏ băn khoăn ngoài những giáo viên biên chế thì có giáo viên không phải biên chế, được mời để giảng dạy nghề và được kí hợp đồng với Trung tâm dạy nghề thì được coi là giáo viên hay không, hoặc được hưởng chế độ như thế nào? Họ cũng đặc biệt quan tâm.

Từ những phân tích nêu trên, đại biểu mong muốn Ban soạn thảo quan tâm đến các đối tượng này, bổ sung thêm để làm rõ phạm vi đối tượng chức danh nhà giáo, có chính sách phù hợp cho họ (ngoài 3 đối tượng là nhà giáo công lập, ngoài công lập và nhà giáo là người nước ngoài) nhằm góp phần hoàn thiện dự thảo Luật.

Còn đối với giáo viên là người dân tộc thiểu số và miền núi, đại biểu cho rằng, Ban soạn thảo cần bổ sung thêm chính sách từ khi tuyển dụng, cần đào tạo nguồn từ THPT, nắm được nhu cầu muốn làm giáo viên của các học sinh từ khi học THPT sau khi tốt nghiệp sư phạm để đưa về địa bàn cần giáo viên là người dân tộc thiểu số, hoặc vùng hộ nghèo, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Vấn đề đặt ra là cần có chính sách phù hợp đối với trường hợp này để khi Luật được ban hành có thể đáp ứng nhu cầu thực tiễn và đảm bảo tính khả thi đối với từng vùng miền, từng đối tượng được đề cập đến.

Nguồn: xaydungchinhsach.chinhphu.vn



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/du-thao-luat-nha-giao-can-the-hien-duoc-nhung-chinh-sach-tuong-xung-voi-cong-hien-cua-thay-co-20241119162619981.htm

Cùng chủ đề

Quốc hội hoàn thiện sắp xếp, tinh gọn các cơ quan trước 15/3/2025

Thông tin trên được Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đề cập tại cuộc họp tổng kết công tác năm 2024, một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 17/12.Báo cáo kết quả công tác năm 2024, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, năm 2024, với sự nỗ...

Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Qua chất vấn, Quốc hội nhận thấy vẫn còn một số tồn tại, hạn chế và bất cập cần khắc phục trong công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 173/2024/QH15 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Quốc hội thống nhất đánh giá sau...

Quốc hội Dự kiến sẽ xem xét 31 nội dung thuộc công tác lập pháp

NDO - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dự kiến xem xét 31 nội dung thuộc công tác lập pháp, 7 nhóm nội dung về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; 7 nhóm nội dung các cơ quan gửi báo cáo để đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu. Sáng 11/12, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 40, dưới sự chủ trì của Chủ...

Chính phủ dự kiến trình Quốc hội sửa 2 luật về tổ chức tại kỳ họp bất thường

Thông tin trên được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đề cập tại phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tổng kết Kỳ họp thứ 8, chuẩn bị bước đầu cho Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV, sáng 11/12.Ông Trần Văn Sơn cho biết, ngay sau khi bế mạc Kỳ họp thứ 8, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành khẩn trương tham...

Cử tri TP HCM gửi gắm nhiều vấn đề dân sinh đến đại biểu Quốc hội

Cử tri đã gửi gắm đến các ĐBQH nhiều mối quan tâm liên quan đến ô nhiễm môi trường; kiểm soát hút thuốc lá gây ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng; vấn đề bình ổn giá xăng dầu; vấn đề bảo vệ mỹ quan đô thị;... ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Học sinh Phú Thọ được thí điểm học 5 ngày trong tuần, nghỉ học thứ Bảy

Ngày 19/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ đã ban hành văn bản số 1918/SGD&ĐT-GDTrH về việc thí điểm dạy học 5 ngày/tuần và cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, nghỉ...

Kỳ thi tuyển sinh đại học riêng năm 2025 “hút” thí sinh

Các kỳ thi tuyển sinh đại học riêng năm 2025 của nhiều đơn vị đang thu hút thí sinh với quy mô cùng số lượng đăng ký dự thi tăng mạnh. ...

Liên kết với TPHCM là “chìa khóa” để vùng Đồng bằng sông Cửu Long vượt qua các thách thức

Sự liên kết chặt chẽ giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và TPHCM - trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ hàng đầu của cả nước, chính là chìa khóa để vượt qua các...

LG ra mắt điều hòa tích hợp AI, tiết kiệm năng lượng chủ động

LG Electronics Việt Nam vừa ra mắt dải sản phẩm điều hòa LG DUALCOOLTM AI Air với cải tiến từ thiết kế đến công năng. Với khả năng “Hiểu thấu, mát sâu”, dải sản phẩm được tích hợp...

Sun Life Việt Nam nhận giải thưởng về dịch vụ khách hàng

Sun Life Việt Nam vừa được vinh danh với giải thưởng “Công ty Bảo hiểm Nhân thọ có Dịch vụ Khách hàng tốt nhất - Việt Nam 2024”. ...

Bài đọc nhiều

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chiếm 0,2% dân số, tại sao người Do Thái ‘ẵm’ nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Giải thưởng Nobel, do nhà bác học Alfred Nobel thiết lập, là giải thưởng cao quý nhất để tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp đặc biệt cho nhân loại trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Xét về mặt sắc tộc, người Do Thái là một trong những dân tộc ghi nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử giải Nobel. Chỉ chiếm 0,2% dân số thế...

Cùng chuyên mục

Sinh viên Phenikaa tỏa sáng rực rỡ tại Euréka 2024

Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - Euréka lần thứ 26 năm 2024 vừa diễn ra với những dấu ấn đầy ấn tượng, đánh dấu một mốc son mới trong hành trình khám phá và sáng tạo của sinh viên các trường đại học trên cả nước. Với sự tham gia của 5.991 thí sinh đến...

Học sinh Phú Thọ được thí điểm học 5 ngày trong tuần, nghỉ học thứ Bảy

Ngày 19/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ đã ban hành văn bản số 1918/SGD&ĐT-GDTrH về việc thí điểm dạy học 5 ngày/tuần và cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, nghỉ...

Thay đổi cấu trúc đề kiểm tra định kỳ của học sinh phổ thông

Từ học kỳ 2, năm học 2024 - 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đổi cấu trúc đề kiểm tra định kỳ của học sinh THCS, THPT. Bộ GDĐT vừa có công văn gửi các sở GDĐT hướng...

Phụ huynh vui mừng, nhà trường đồng thuận

TPHCM vừa đề xuất hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên GDTX hệ THPT từ năm học 2025 - 2026. ...

Hơn 1.400 giáo viên được tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dạy học

Chương trình hỗ trợ người làm công tác giáo dục nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ AI, đặc biệt là AI tạo sinh, trong các hoạt động dạy và học. Thông tin từ Trường Đại học RMIT Việt Nam cho biết trong tháng 11 và 12, đơn vị này vừa triển khai tập huấn miễn phí cho hơn 1.400 giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước về ứng dụng các...

Mới nhất

Tích cực tham gia Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(MPI) - Ngày 17/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 10385/BKHĐT-KTCNDV gửi Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch 885/KH-MTTW-BCĐTWCVĐ ngày 07/5/2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu...

Google Maps giúp phá vụ án mạng tại Tây Ban Nha

Nhờ manh mối từ hình ảnh trên Google Maps, cảnh sát Tây Ban Nha đã phá vụ án người đàn ông Cuba mất tích ở nước này hơn 1 năm trước. ...

Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí vừa ký Quyết định số 145/QĐ-BCĐ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo này. Nguyên tắc làm việc Quy chế nêu rõ, Trưởng Ban Chỉ đạo, các Phó Trưởng ban và các ủy viên Ban Chỉ đạo...

Vietjet tính thuê máy bay Trung Quốc bay Côn Đảo dịp Tết

Vietjet lên kế hoạch thuê máy bay COMAC để phục vụ cao điểm Tết, trong đó chủ yếu bay chặng như Hà Nội, TP.HCM đi Côn Đảo. ...

Mới nhất