Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhCần thay đổi cách tính giảm trừ gia cảnh

Cần thay đổi cách tính giảm trừ gia cảnh

Việc cử tri thông qua các đoàn đại biểu Quốc hội liên tiếp kiến nghị thay đổi cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN), theo hướng nâng mức giảm trừ gia cảnh (GTGC), cho thấy việc cải cách sắc thuế này được dư luận rất quan tâm.

Cần thay đổi cách tính giảm trừ gia cảnh - Ảnh 1.

Các chuyên gia cho rằng trước mắt cần sớm điều chỉnh tăng mức GTGC cho phù hợp, nhưng về lâu dài cần xem xét lại cách tính mức GTGC – Ảnh: T.T.D.

Thậm chí có những quan điểm gay gắt, bức xúc với việc chậm thay đổi chuyện sát sườn với đời sống, thu nhập của người lao động, đặc biệt là tại các đô thị lớn.

Những năm qua, trong các kỳ họp Quốc hội, chúng ta cũng thấy có nhiều ý kiến đề nghị Quốc hội và Chính phủ sớm phải thay đổi căn cơ việc áp dụng GTGC của thuế TNCN.

Mức giảm trừ quá thấp so với chi tiêu thực tế

Dư luận xã hội cũng bày tỏ quan điểm nóng không kém về chuyện này trên các phương tiện thông tin đại chúng. Không thể duy trì mãi mức GTGC là 11 triệu đồng/tháng với người nộp thuế và 4,4 triệu đồng/tháng với người phụ thuộc, quá thấp so với nhu cầu chi tiêu của người nộp thuế.

Tuy nhiên đáp lại kiến nghị của cử tri và dư luận, Bộ Tài chính vẫn cho rằng chưa có cơ sở để điều chỉnh mức GTGC, do tổng mức tăng của chỉ số CPI chưa đến 20% kể từ thời điểm điều chỉnh gần nhất (năm 2020)! Như vậy nút thắt ở đây chính là việc xác định mức GTGC và khi nào sẽ điều chỉnh mức GTGC.

Tại thời điểm Luật Thuế TNCN có hiệu lực vào năm 2009 (thay thế pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 2001), khi GDP bình quân đầu người là 1.200 USD (theo số liệu của Tổng cục Thống kê), mức GTGC được áp dụng là 4 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế và 1,6 triệu đồng/tháng đối với người phụ thuộc.

Đến năm 2024, GDP bình quân đầu người ước khoảng 4.500 USD, tăng 3,75 lần so với năm 2009, trong khi mức GTGC hiện nay chỉ tăng 2,75 lần.

Điều đó cho thấy sự chênh lệch rất lớn giữa mức tăng GDP bình quân đầu người so với mức tăng GTGC, rồi giá cả nhiều mặt hàng tăng rất cao, nhất là bất động sản, nhà ở (là nhu cầu lớn nhất và quan trọng nhất của người lao động).

Chưa hết, mức lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng/tháng, gấp 4,3 lần so với mức lương cơ sở vào năm 2009, cao hơn rất nhiều so với mức tăng GTGC (2,75 lần) trong cùng thời gian.

Chính sách tăng lương cơ sở và tăng lương tối thiểu vùng đều là những chỉ số phản ánh rõ nhất nhu cầu tăng lên của người lao động, đảm bảo phù hợp với những biến động tăng của giá cả hàng hóa, tiêu dùng, và chúng ta cũng điều chỉnh tăng dễ dàng.

Vậy sao lại chưa điều chỉnh tăng mức GTGC? Với đời sống hiện nay, nhất là tại các đô thị lớn, mức 11 triệu đồng đối với người làm ra tiền cũng rất khó có thể đủ chi tiêu.

Mức 4,4 triệu đồng đối với người phụ thuộc lại càng khó khăn hơn. Tại sao lại cho người phụ thuộc chỉ được chi tiêu 4,4 triệu đồng?

Dù không làm ra tiền, nhưng người phụ thuộc vẫn có nhu cầu đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt không kém gì người nộp thuế, nhất là trẻ em và người già, nhu cầu học tập, chữa bệnh cũng rất tốn kém. Phải chăng chúng ta cho rằng họ chỉ là người “phụ thuộc” nên không cần tiêu nhiều?

Chỉ dựa vào CPI để điều chỉnh là chưa phù hợp

Tôi cho rằng việc chỉ quy định căn cứ vào chỉ số CPI để điều chỉnh mức GTGC là chưa phù hợp, trong khi chỉ số tăng trưởng GDP rất quan trọng nhưng lại không được tính đến.

Thực tế đời sống của người lao động biến thiên rất lớn không chỉ theo chỉ số CPI, mà còn bởi sự phát triển của nền kinh tế và thu nhập của người lao động.

Thu nhập tăng lên, nhu cầu chi tiêu cũng sẽ nhiều hơn. Việc chi tiêu này cũng phục vụ cho tái tạo sức lao động và nhu cầu bản thân, gia đình người nộp thuế.

Trong khi chỉ số CPI được thống kê theo các tiêu chí mang tính vĩ mô, thực tế giá cả hàng hóa nhiều mặt hàng biến động hằng ngày, hằng giờ, với mức tăng lớn hơn nhiều chỉ số CPI bình quân, thậm chí nhiều hàng hóa tăng “chóng mặt” như nhà ở, bất động sản, vui chơi, giải trí…

Mục tiêu của chính sách thuế TNCN là phân phối lại, điều hòa thu nhập của xã hội. Nhưng đây là sắc thuế trực thu, người lao động thấy được ngay số tiền thuế phải nộp, trong khi chưa thấy được bù đắp gì ngay ở nguồn thuế đó mà Nhà nước thu được từ người có thu nhập cao khác.

Do đó theo tôi, cần phải sớm điều chỉnh các quy định của Luật Thuế TNCN theo hướng trao quyền cho cơ quan nào được quyết định điều chỉnh mức GTGC theo tình hình thực tế.

Việc điều chỉnh mức GTGC và ngưỡng chịu thuế cần căn cứ theo tỉ lệ tăng trưởng GDP, mức lương cơ sở hoặc lương tối thiểu vùng, các chỉ số này phản ánh sát nhất với nhu cầu chi tiêu và đời sống của người lao động, chứ không dựa theo chỉ số CPI.

Ngoài ra cần tăng mức GTGC đối với người phụ thuộc tiệm cận sát hơn với người nộp thuế.

Đặc biệt, cần chia các mức GTGC theo khu vực để sát hơn với tình hình kinh tế – xã hội mỗi địa phương, thay vì áp dụng cào bằng một mức GTGC chung cho cả nước. Việc cào bằng này là rất bất cập, càng gây khó khăn cho người lao động.

Trong thực tế, tương quan thu nhập với nhu cầu tiêu dùng và đời sống ở đô thị khác nông thôn, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM.

Hơn nữa, chúng ta quy định mức lương tối thiểu vùng cho các khu vực khác nhau, rồi các mức phụ cấp khác nhau theo vùng… nhưng lại cào bằng mức GTGC là rất bất hợp lý.

Cuối cùng cần điều chỉnh biểu thuế lũy tiến từng phần theo hướng giảm mức thuế suất đối với các mức thu nhập trung bình, thấp và tăng thêm đối với các mức thu nhập cao để phát huy rõ vai trò điều phối thu nhập nhưng cũng phải bảo vệ những nhu cầu tiêu dùng và khả năng đáp ứng cơ bản của người lao động có thu nhập trung bình, thấp.

Chúng ta không quá lo lắng về việc sẽ khó khăn hơn về thu ngân sách. Bởi nếu điều chỉnh hợp lý, chẳng những không giảm nguồn thu mà còn tăng.

Hơn nữa, nếu người nộp thuế có thêm tiền, chắc chắn sẽ chi tiêu nhiều hơn, góp phần kích thích tiêu dùng và tăng trưởng sản xuất hàng hóa, dịch vụ.

– Đại biểu TRẦN VĂN LÂM (ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách):

Mức GTGC đã quá lạc hậu

Cần thay đổi cách tính giảm trừ gia cảnh - Ảnh 2.

Đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa đề xuất điều chỉnh mức GTGC với lý do CPI biến động chưa đến 20%! Trong khi đó mức GTGC và nhiều nội dung khác liên quan đến Luật Thuế TNCN đã được cử tri, nhiều đại biểu nêu ra.

Có nội dung đã lạc hậu nhiều năm, Quốc hội cũng đã “giục” rồi, cần phải sớm điều chỉnh. Trong đó các quy định trong tính thuế TNCN như khởi điểm thu nhập chịu thuế, mức GTGC, bậc chịu thuế… không được cập nhật theo biến động của lương tối thiểu, giá cả và lạm phát.

– Đại biểu NGUYỄN QUANG HUÂN (Bình Dương):

Cần sớm xem xét nâng mức GTGC sát thực tế

Cần thay đổi cách tính giảm trừ gia cảnh - Ảnh 2.

Không chỉ tại kỳ họp này mà từ các kỳ họp trước, rất nhiều ý kiến cử tri, đại biểu đã nêu rõ những bất cập, lạc hậu, đồng thời đề nghị cần sớm điều chỉnh mức GTGC của thuế TNCN.

Việc Bộ Tài chính lấy lý do CPI biến động chưa đến 20% để rồi vẫn giữ mức GTGC là không ổn. Trong thực tế với mức giảm trừ 4,4 triệu đồng/tháng với người phụ thuộc là không đủ nuôi một đứa trẻ ở thành phố, bởi riêng tiền ăn, tiền học thôi cũng cao hơn nhiều mức này.

Bộ Tài chính nên có nghiên cứu, đánh giá cụ thể để xem xét sớm sửa đổi, điều chỉnh mức GTGC cũng như tổng thể Luật Thuế TNCN.

Mức GTGC áp dụng từ năm 2020 chỉ phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội, mức lương cơ sở, tối thiểu vùng, chỉ số giá tiêu dùng, thu nhập của thời điểm đó.

Đến nay sau 4 năm, mức lương cơ sở đã tăng qua các năm và từ 1-7 năm nay, mức lương cơ sở đã tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng, lương tối thiểu vùng cũng điều chỉnh tăng.

Chưa kể rất nhiều hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đều tăng giá mạnh, thậm chí có hàng hóa, dịch vụ thiết yếu còn tăng nhanh hơn tăng thu nhập của người dân…

Theo tôi, khi GDP tăng, mức sống tăng, giá cả tăng… phải sớm điều chỉnh mức GTGC để sát với thực tế. Bộ Tài chính cũng nên nghiên cứu quy định mức GTGC điều chỉnh phù hợp với mức lạm phát. Nếu không điều chỉnh hằng năm, có thể 2 – 3 năm điều chỉnh/lần.

Đồng thời nên nghiên cứu để đưa tỉ lệ tăng mức trần hằng năm và giao cho Chính phủ quy định chi tiết hằng năm sẽ linh hoạt hơn, chứ không phải cứ đến lúc cần Chính phủ lại phải xin ý kiến.



Nguồn: https://tuoitre.vn/can-thay-doi-cach-tinh-giam-tru-gia-canh-20241107222517258.htm

Cùng chủ đề

Khẩn trương chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội bất thường

Sáng nay (17/12), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì tổng kết công tác năm 2024, một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. ...

Bố mẹ bao nhiêu tuổi thì con được tính phần nuôi dưỡng, giảm trừ thuế?

(Dân trí) - Bố mẹ khi đáp ứng đủ các điều kiện về tuổi lao động, mức thu nhập được tính là người phụ thuộc để tính mức giảm trừ gia cảnh cho con khi nộp thuế thu nhập cá nhân. Trao đổi về cách tính thuế thu nhập cá nhân với người lao động, bà Vũ Thùy Trang, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH YouMe cho hay, căn cứ quy định tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ...

Hôm nay, Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu lần hai, quyết định việc luận tội tổng thống

Một tuần sau cuộc bỏ phiếu luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol vì lệnh thiết quân luật, khoảng 16h ngày 14/12, Quốc hội Hàn Quốc sẽ bỏ phiếu lần hai luận tội tổng thống vì cáo buộc hành vi nổi dậy phá hoại trật tự hiến pháp. ...

Chậm hoàn thuế VAT vẫn ‘nóng’ tại phiên đối thoại thuế ở TP.HCM

Câu chuyện chậm hoàn thuế VAT tiếp tục là tâm điểm tại Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục thuế và hải quan do Bộ Tài chính và VCCI tổ chức ngày 13-12. Bà Cao Thị Thêu, đại diện Công ty...

Đồng Yên Nhật bất ngờ giảm đồng loạt ở nhiều ngân hàng

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 13/12/2024: Đồng Yên Nhật bất ngờ giảm đồng loạt. Đổi 1 Man bằng bao nhiêu VND? Eximbank là ngân hàng mua Yen cao nhất. Tham khảo các địa chỉ đổi Ngoại tệ - Mua Bán USD được yêu thích tại Hà Nội: 1. Tiệm vàng Quốc Trinh Hà Trung - số 27 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 2....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lộ diện dàn khí tài quân sự của Việt Nam trước thềm Triển lãm quốc phòng quốc tế

Hàng loạt khí tài quân sự của Việt Nam - những sản phẩm của nền tự chủ công nghiệp quốc phòng thuộc 77 đơn vị thành viên Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - đã xuất hiện ấn tượng trước thềm Triển lãm quốc phòng quốc tế 2024. ...

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

2025: Lưu lượng 5G sẽ vượt qua 4G

Mạng 5G được dự báo tăng nhanh nhu cầu sử dụng trong thời gian tới, và sẽ vượt qua mạng 4G trong năm 2025. Riêng tại Việt Nam, ông Nguyễn Văn Sơn, giám đốc Trung tâm Dịch vụ di động, Viettel Telecom, cho biết...

Đà Lạt vào mùa đón khách quốc tế

Đà Lạt đang làm mới sản phẩm với những dịch vụ du lịch từ văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, để đón dòng khách trong và ngoài nước dịp cuối năm. ...

61 bóng hồng xinh đẹp khối quân nhạc dự Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ngày 17-12, buổi tổng duyệt khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 được Bộ Quốc phòng tổ chức, một trong những điểm nổi bật của buổi lễ chính là hình ảnh 61 nữ quân nhân của khối quân nhạc Quân đội nhân dân Việt Nam. ...

Bài đọc nhiều

Hải Phòng 10 năm liên tiếp tăng trưởng hai con số

Năm 2024, TP Hải Phòng chính thức đạt mốc tăng trưởng hai con số trong 10 năm liên tiếp - đây là dấu son trong lịch sử phát triển của thành phố. Ngày 4/12, HĐND TP Hải Phòng đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu đánh giá, đây là kỳ...

Người Việt mất 18.900 tỉ đồng vì bị lừa đảo trong năm 2024

Lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành trong năm 2024, cứ 220 người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam thì có 1 người trở thành nạn nhân của lừa đảo. Hình thức lừa đảo phổ biến nhất là mời gọi đầu tư. ...

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 tăng, chờ quyết định từ Fed

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 trên thị trường thế giới dự báo tăng khi Fed sắp có quyết định quan trọng về lãi suất. Đầu tuần trước, giá vàng nhẫn trong nước điều chỉnh tăng. SJC niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 82,7-84,2 triệu đồng/lượng (mua - bán). Doji nâng giá vàng nhẫn 9999 lên mức 83,3-84,3 triệu đồng/lượng (mua - bán). Giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji là 82,7 triệu đồng/lượng (mua vào)...

Giá vàng miếng SJC biến động bất ngờ

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay bất ngờ giảm rất mạnh đối với vàng miếng SJC dù giá thế giới bật tăng khi vừa mở cửa tuần giao dịch mới ...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành

Bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các Sở Giao dịch chứng khoán và VSDC đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành trong năm 2025. Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hànhBà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các Sở Giao dịch chứng khoán và VSDC...

Đà Lạt vào mùa đón khách quốc tế

Đà Lạt đang làm mới sản phẩm với những dịch vụ du lịch từ văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, để đón dòng khách trong và ngoài nước dịp cuối năm. ...

Chủ tịch Ủy ban chứng khoán: Đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành năm 2025

Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành năm 2025. Sở...

Liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect là dịp để các tỉnh thành phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương thông qua liên kết vùng, trong bối cảnh cạnh tranh mới. Diễn đàn cũng thu hút sự tham dự, đóng góp tham luận...

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng, VN-Index giảm nhẹ

NDO - Phiên giao dịch ngày 17/12, giao dịch tiếp tục ảm đạm cùng các nhóm ngành phân hóa khiến chỉ số chung giằng co, rung lắc nhẹ quanh tham chiếu và chìm hẳn trong sắc đỏ từ cuối phiên sáng. Phiên này các mã lớn như: FPT, VCB, MWG gây ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index. Chốt phiên, VN-Index giảm 2,07 điểm xuống mức 1.261,72 điểm. Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên...

Mới nhất

2025: Lưu lượng 5G sẽ vượt qua 4G

Mạng 5G được dự báo tăng nhanh nhu cầu sử dụng trong thời gian tới, và sẽ vượt qua mạng 4G trong năm 2025. ...

Đà Lạt vào mùa đón khách quốc tế

Đà Lạt đang làm mới sản phẩm với những dịch vụ du lịch từ văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, để đón dòng khách trong và ngoài nước dịp cuối năm. ...

Hà Nội công bố mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm

HĐND TP.Hà Nội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn TP.Hà Nội. HĐND TP.Hà Nội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi...

Trung Quốc bất bình mạnh mẽ với EU, khẳng định một điều về vấn đề cung cấp vũ khí

Ngày 17/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào các công ty quốc gia Đông Bắc Á trong gói trừng phạt thứ 15.

Mới nhất