Cẩn thận với các triệu chứng viêm loét dạ dày gây ung thư sớm

Báo Thanh HóaBáo Thanh Hóa19/05/2023


Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm loét dạ dày khi tỷ lệ tử vong rất cao, đặc biệt là khi phát hiện ở giai đoạn muộn. Vì vậy, hãy cẩn thận với các triệu chứng viêm loét dạ dày và thực hiện điều trị kịp thời để tránh gây ung thư sớm.

1. Những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Theo Hội khoa học Tiêu hóa, tại Việt Nam có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày. Đáng nói, bệnh có xu hướng gia tăng và trẻ hóa hơn so với trước đây.

Bệnh viêm loét dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó có 2 nguyên nhân phổ biến nhất là:

- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter. pylori (vi khuẩn HP): Sau khi xâm nhập vào dạ dày, vi khuẩn HP sẽ chui vào lớp nhầy của niêm mạc dạ dày, tiết ra độc tố làm tổn thương niêm mạc dạ dày, ức chế sản xuất yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày hình thành các vết loét.

- Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như naproxen, ibuprofen, diclofenac…trong thời gian dài sẽ khiến dạ dày bị tổn thương, viêm loét.

Cẩn thận với các triệu chứng viêm loét dạ dày gây ung thư sớmDạ dày tổn thương do viêm loét.

- Ngoài ra, còn một số nguyên nhân ít gặp hơn gồm:

- Tăng tiết axit trong dạ dày.

- Hội chứng Zollinger-Ellison gây dư thừa axit trong dạ dày.

- Một số yếu tố nguy cơ khác: thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu/các thức uống có cồn khác; hay căng thẳng, lo lắng; ăn uống, sinh hoạt không điều độ, thiếu khoa học…

2. Triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày

Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày rất đa dạng, điển hình nhất là cảm giác nóng rát, cồn cào và đau ở vùng thượng vị, cơn đau dữ dội hơn khi dạ dày trống, không chứa thức ăn. Một số triệu chứng khác có thể kể đến là:

- Đầy hơi, khó tiêu.

- Nôn, buồn nôn.

- Ợ hơi, ợ chua.

- Trào ngược axit.

- Ăn nhanh no, chán ăn vì đau.

- Khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

- Đi ngoài phân đen hoặc có máu.

- Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón.

- Sụt cân đột ngột.

- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi.

Cẩn thận với các triệu chứng viêm loét dạ dày gây ung thư sớmMột số triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày.

Viêm loét dạ dày khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó điều trị dứt điểm và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh như:

- Xuất huyết tiêu hóa.

- Thủng dạ dày.

- Hẹp môn vị.

- Ung thư dạ dày.

Đặc biệt, tỉ lệ ung thư hóa sau loét dạ dày chiếm 5-10%. Theo tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu (IARC) có khoảng 870.000 người mới mắc, 650.000 người chết do căn bệnh này. Tại Việt Nam, ung thư dạ dày chiếm 10,6% số ca mắc ung thư hàng năm tương đương với 17.527 ca.

( >> Xem chi tiết: Biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng )

3. Cải thiện triệu chứng viêm loét dạ dày với Thuốc dạ dày chữ Y

Bệnh viêm loét dạ dày kéo dài với các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị, buồn nôn… sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống. Do đó, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt đồng thời kết hợp sử dụng thuốc dạ dày chữ Y - Yumangel.

Với thành phần chính là hoạt chất Almagate 1g, thuốc dạ dày chữ Y giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày chỉ sau 5 - 10 phút sử dụng. Thuốc dạng hỗn dịch còn giúp tạo ra lớp màng giống lớp nhầy trên niêm mạc để bao bọc niêm mạc dạ dày. Từ đó giúp giảm tổn thương bởi acid dịch vị hoặc các gốc tự do.

Thuốc Yumangel có vị dễ uống, được thiết kế dạng gói, uống ngay không cần pha với nước nên thuận tiện với những người bận rộn.

Cẩn thận với các triệu chứng viêm loét dạ dày gây ung thư sớmThuốc dạ dày chữ Y - Yumangel

( >> Xem thêm: Thuốc Yumangel (Dạ dày chữ Y): Tác dụng, liều dùng, giá bán)

YUMANGEL - GIẢM NHANH CƠN ĐAU DẠ DÀY

- Sản phẩm có bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

- Hotline tư vấn miễn cước: 1800 1125

- Website: https://yumangel.vn/

Bên cạnh dùng thuốc dạ dày chữ Y –Yumangel, bạn nên áp dụng một số cách sau để chủ động phòng tránh viêm loét dạ dày tái phát: Tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ và lợi khuẩn như hoa quả, rau xanh, sữa chua; ăn chín uống sôi; ăn chậm nhai kỹ; ăn đúng và đủ bữa; không nên vừa ăn vừa làm việc; không hút thuốc lá, tránh rượu và caffein; hạn chế ăn đồ cay, chua; kiểm soát căng thẳng; hạn chế thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau…

Tùy theo nguyên nhân gây viêm loét dạ dày mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Điều quan trọng là bệnh nhân phải đi khám sớm ngay khi có các triệu chứng bất thường. Khám chữa càng sớm thì cơ hội khỏi bệnh càng cao.

VH



Nguồn

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

No videos available