Trang chủNewsThời sựCần sớm giải tỏa nỗi ám ảnh quy định hành chính với...

Cần sớm giải tỏa nỗi ám ảnh quy định hành chính với doanh nghiệp


Khó tiếp cận tín dụng được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp chậm hoặc không thể phục hồi hoạt động, chưa nói đến mở rộng sản xuất, kinh doanh…

Cần sớm giải tỏa nỗi ám ảnh quy định hành chính với doanh nghiệp
Theo TS. Nguyễn Văn Đáng, cần sớm giải tỏa nỗi ám ảnh quy định hành chính với doanh nghiệp. (Ảnh: NVCC)

Phát biểu tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV ngày 22/5, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội đã nêu ra thực trạng: tổng số doanh nghiệp thành lập mới trong bốn tháng đầu năm 2023 và quay trở lại hoạt động giảm 2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường tăng 25% và xu hướng này có thể diễn biến phức tạp hơn trong thời gian tới. Nhiều doanh nghiệp đối diện với áp lực trả nợ lớn, phải chuyển nhượng hoặc bán cổ phần doanh nghiệp với giá rất thấp.

Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp được bán cho các đối tác nước ngoài. Hiện tượng nhiều doanh nghiệp trong nước đã phải rút lui khỏi thị trường và không ít doanh nghiệp đã phải “bán thân mình” cho nhà đầu tư ngoại khiến dư luận không khỏi lo ngại.

Khó tiếp cận tín dụng được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp chậm hoặc không thể phục hồi hoạt động, chứ chưa nói đến mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 800.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động, hơn 95% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo khảo sát của VCCI, năm 2022 chỉ có gần 18% doanh nghiệp được hỏi cho biết có khoản vay tại các ngân hàng.

Điều đáng quan tâm là tỷ lệ này đã giảm liên tiếp trong thời gian gần đây: năm 2017, tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân có khoản vay từ các tổ chức tín dụng là gần 49%, sang năm 2018 còn 45%, năm 2019 còn 43%, năm 2020 còn hơn 42%, năm 2021 còn trên 35% và năm 2022 chỉ còn gần 18%. Cùng với khó tiếp cận tín dụng là áp lực lãi suất của các khoản vay.

Mặc dù mặt bằng lãi suất cho vay đang có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao; lãi suất cho vay bình quân VNĐ phát sinh mới của các ngân hàng thương mại vẫn ở khoảng 9,3%/năm. Do đó, theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc Hội mới đây thì tăng trưởng tín dụng tính đến đầu tháng 5/2023 chỉ đạt 2,78%, cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh đang gặp rất nhiều khó khăn.

Đáng chú ý, một nguyên nhân khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận các nguồn tín dụng lại là các quy định. Cũng theo khảo sát năm 2022 của VCCI, có tới gần 80% doanh nghiệp được hỏi cho biết lý do khiến họ không thể vay vốn là bởi không có tài sản đảm bảo.

Có thể thấy, quy định chỉ cho vay khi có tài sản thế chấp đảm bảo sự an toàn cho khoản vay nhưng lại coi nhẹ cơ hội, khả năng thành công, cũng như tính hiệu quả của dự án đầu tư. Bởi thế, sẽ có nhiều nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp bị lỡ cơ hội, buộc phải dừng các ý tưởng đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh chỉ bởi các quy định nặng tính chất hành chính.

Nhìn rộng hơn, theo một phát biểu hồi đầu tháng 5/2023 của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, mấy năm gần đây, các bộ, ngành, địa phương đã ban hành thêm nhiều quy định. Thực tế này tất yếu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đầu tư theo cả hai chiều hướng.

Nếu quy định hợp lý thì sẽ điều chỉnh hành vi của các bên liên quan, góp phần tạo ra môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh bình đẳng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh. Ngược lại, nếu các quy định chỉ nhằm siết chặt quản lý Nhà nước mà không phù hợp thực tế, không đáp ứng đúng nhu cầu của các bên liên quan thì lại có thể tạo ra các rào cản thủ tục hành chính rườm rà, thu hẹp không gian tự do kinh tế và gây khó khăn cho hoạt động cũng như các nguyện vọng tiếp cận nguồn lực của doanh nghiệp.

Sự phát sinh các quy định hành chính quá rườm rà, không thúc đẩy các nguyên tắc, quy luật căn bản như cạnh tranh, bình đẳng, tự do, cung cầu là biểu hiện đi ngược với tiến trình vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại.

Hệ quả dễ thấy nhất là các quy định chỉ thuần túy phản ánh nhu cầu quản lý mà coi nhẹ nhu cầu của các bên liên quan sẽ làm gia tăng thời gian cho việc hoàn thiện thủ tục các dự án đầu tư, hoặc cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Điển hình cho những bất cập về các quy định hành chính được nói đến nhiều trong thời gian gần đây là những yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, hay đăng kiểm. Không ít doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động vì khó có thể thực hiện theo được các quy định chưa phù hợp nêu trên.

Bảo đảm và thúc đẩy tự do kinh tế là điều kiện sống còn với sự vận hành và phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại. Vì thế, để góp phần đưa nền kinh tế nước ta sớm thoát ra khỏi những khó khăn hiện nay và hướng đến sự phát triển bền vững thì một yêu cầu hàng đầu là phải giảm thiểu các quy định mang tính “trói buộc”, xa rời thực tiễn. Gỡ bỏ những quy định nặng về ý chí chủ quan chính là biện pháp thiết thực để khuyến khích, thúc đẩy sự sáng tạo cho người dân, doanh nghiệp.

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang đối diện với nhiều thách thức nan giải hiện nay, để nhanh chóng gỡ bỏ những rào cản, tạo sự thông thoáng cho môi trường đầu tư, sản xuất và kinh doanh, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển thì cần sự quyết liệt hành động từ chính quyền trung ương.

Theo đó, nên sớm thành lập các “Tổ đặc nhiệm” để trực tiếp tiến hành rà soát và xử lý những thủ tục, quy định hành chính không phù hợp. Đây là những tổ công tác liên ngành phối hợp với các cơ quan trung ương và địa phương để rà soát xem những quy trình, thủ tục hành chính nào đang tạo ra những yêu cầu không cần thiết, gây phiền hà cho doanh nghiệp, từ đó kiến nghị cách thức bãi bỏ ngay những “giấy phép con”.

Kịp thời phát hiện các nhu cầu của doanh nghiệp và thực hiện những điều chỉnh chính sách đáp ứng đúng nhu cầu sẽ là nhóm giải pháp then chốt để chính quyền thực sự đồng hành cùng doanh nghiệp, cùng vượt qua khó khăn. Đặt trong bối cảnh hiện nay, việc gỡ bỏ hoặc điều chỉnh các quy định hành chính chưa phù hợp sẽ đáp ứng đúng mong đợi của nhiều doanh nghiệp, qua đó giúp doanh nghiệp tự vượt qua khó khăn thay vì phải thu hẹp, tàm dừng, hay chấp nhận bị sáp nhập, bị bán cho người khác.

Bên cạnh đó, chính quyền các cấp cũng cần triển khai nhiều hình thức đối thoại, ghi nhận ý kiến, khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp. Khi gia tăng các buổi đối thoại thì chính quyền không chỉ sẽ lắng nghe được nhiều ý kiến, mà còn tìm ra những cơ sở hợp lý cho sự linh hoạt điều chỉnh các quy định chính sách phù hợp, thiết thực hỗ trợ đúng nhu cầu của các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nguồn cung nhà ở TP.HCM sẽ ‘khát’ đến bao giờ?

Năm 2025, TP.HCM được dự báo sẽ tiếp tục ‘khát’ nguồn cung nhà ở, bất chấp những nỗ lực của chính quyền trong việc gỡ vướng pháp lý cho các dự án. Bao giờ TP.HCM hết ‘khát’ nhà ở? Tại tọa đàm "Bất động...

Hà Nội công bố thủ tục hành chính ban hành mới về lĩnh vực nhà ở

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6376/QĐ-UBND công bố thủ tục hành chính ban hành mới, thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực nhà ở thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Xây dựng. Theo đó, danh mục thủ tục hành chính ban hành mới trong lĩnh vực nhà ở gồm: Thủ tục thông báo đủ điều kiện được huy động vốn thông qua việc góp vốn, hợp...

Bộ GD-ĐT không xin lỗi người dân khi chậm giải quyết thủ tục hành chính

(NLĐO)- Có hồ sơ chậm giải quyết tới 7 tháng, có hồ sơ quá hạn giải quyết trên 30 ngày nhưng cơ quan giải quyết thủ tục hành chính không xin lỗi ...

Bộ Y tế: hồ sơ quá hạn gần 70%, nhiều khuyết điểm trong giải quyết thủ tục hành chính

Thanh tra Chính phủ cho rằng tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết quá hạn trong lĩnh vực dược, y dược cổ truyền, trang thiết bị thuộc Bộ Y tế rất cao, tồn đọng nhiều năm 'là một trong những tác nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm thuốc, thiết bị'. ...

Bộ Y tế: hồ sơ quá hạn gần 70%, báo cáo Chính phủ chỉ 4,97%

Thanh tra Chính phủ cho rằng tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết quá hạn trong lĩnh vực dược, y dược cổ truyền, trang thiết bị thuộc Bộ Y tế rất cao, tồn đọng nhiều năm 'là một trong những tác nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm thuốc, thiết bị'. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Rạn nứt ở Tây Phi

Hội nghị thượng đỉnh ECOWAS diễn ra trong bối cảnh khu vực chứng kiến nhiều chuyển biến sâu sắc, nhất là sau các cuộc đảo chính đưa chính quyền quân sự lên nắm quyền...

Gần 200 quân nhân các nước ASEAN diễu hành qua đường phố Hà Nội

Gần 200 quân nhân thuộc Quân đội Hoàng gia Campuchia, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, Quân đội nhân dân Lào, Quân đội Malaysia, Lục quân Myanmar đã có màn diễu hành qua các đường phố Hà Nội ngay trong tối ngày 19/12.

Nga “thách” phương Tây “thượng đài”, tuyên bố đã sẵn sàng với vũ khí bất khả chiến bại

Ngày 19/12, trong cuộc họp báo cuối năm 2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thách thức phương Tây "đấu công nghệ cao" để chứng minh sức mạnh tên lửa của mình.

Hội nghị thượng đỉnh D-8 dành phiên họp đặc biệt về Trung Đông, hai nước đối trọng ở Syria “chạm trán”

Ngày 19/12, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác kinh tế D-8 lần thứ 11 đã diễn ra tại thủ đô Cairo của Ai Cập.

Ấn Độ-Sri Lanka: Láng giềng cần nhau

Trong hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Narendra Modi tại New Delhi hôm 16/12, Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake khẳng định Colombo sẽ không để lãnh thổ được sử dụng "theo cách gây bất lợi cho lợi ích của Ấn Độ".

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở tỉnh Thái Bình

Chiều 10/12, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng Kỳ họp thứ 37 triển khai các văn bản của Ban Chỉ đạo tỉnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị...

Cùng chuyên mục

Đám cưới của thương nhân người Mông Cổ ở Phú Quốc đầy sang trọng và ấn tượng

Cặp đôi thương nhân thành công người Mông Cổ đã có buổi tiệc cưới trên du thuyền Nautilus ở TP Phú Quốc (Kiên Giang) đầy sang trọng và ấn tượng, khi hòa mình cùng cảnh sắc núi rừng, biển đảo. Cặp đôi thương nhân người Mông Cổ tổ chức đám cưới trên du thuyền Nautilus ở Phú Quốc - Ảnh: CHÍ CÔNG Chiều 19-12, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, đám cưới thương nhân thành công người Mông Cổ có tên E. Zorigtbaatar và...

Thông điệp của hòa bình, hợp tác và phát triển

Sáng 19.12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế VN 2024. Dự khai mạc có Thủ tướng Phạm Minh Chính; Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hoà Bình; đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, cùng nhiều lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư và khách quốc tế. VN thấu hiểu và trân trọng giá trị của tình hữu nghị,...

Bản tin Mặt trận sáng 20/12

Bản tin Mặt trận sáng 20/12 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Sáng mãi truyền thống 'Bộ đội Cụ Hồ'; Hoạt động giám sát nâng cao vai trò của Mặt trận; Quảng Ninh: Phát huy vai trò phong trào thi đua trong tái thiết sau bão Yagi; Hơn 2.000 người tham gia biểu diễn khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. ...

Việt Nam lên tiếng việc công dân bị sát hại ở Singapore

(Dân trí) - Một công dân Việt Nam đã bị tấn công và tử vong tại Singapore, cơ quan chức năng nước sở tại đã bắt giữ hung thủ và tiến hành xét xử theo quy định, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Chiều 19/12, tại cuộc họp báo Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi liên quan đến việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Singapore ngày 10/12. Người...

Việt Nam lên tiếng việc công dân bị sát hại ở Singapore

(Dân trí) - Một công dân Việt Nam đã bị tấn công và tử vong tại Singapore, cơ quan chức năng nước sở tại đã bắt giữ hung thủ và tiến hành xét xử theo quy định, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Chiều 19/12, tại cuộc họp báo Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi liên quan đến việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Singapore ngày 10/12. Người...

Mới nhất

Đà Nẵng đón chuyến bay đầu tiên từ Jakarta Indonesia

DNVN - Ngày 19/12, chuyến bay mang số hiệu QG870 của hãng hàng không Citilink Indonesia từ sân bay quốc tế Jakarta đã đưa 170 du khách Indonesia đến với TP Đà Nẵng. ...

Bộ trưởng đi công tác được nghỉ phòng 3 triệu đồng/ngày

Lãnh đạo cấp bộ trưởng và các chức danh tương đương có thể được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ lên 3 triệu đồng/ngày/phòng, thay vì như hiện tại là 2,5 triệu đồng. Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ...

Indonesia ‘chiến thắng’ Apple nhưng còn là nơi hấp dẫn với đại bàng công nghệ?

Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto “bật đèn xanh” tháo dỡ lệnh cấm bán iPhone 16 tại nước này, sau khi Apple đề xuất đầu tư bổ sung 1 tỷ USD. Tháng trước, Indonesia đã cấm bán iPhone 16 với lý do Apple không tuân thủ các yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa đối với điện thoại thông minh...

Việt Nam lên tiếng việc công dân bị sát hại ở Singapore

(Dân trí) - Một công dân Việt Nam đã bị tấn công và tử vong tại Singapore, cơ quan chức năng nước sở tại đã bắt giữ hung thủ và tiến hành xét xử theo quy định, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Chiều 19/12, tại cuộc họp báo Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã...

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu...

Mới nhất