Trang chủNewsThời sựCần rút kinh nghiệm từ metro khi làm đường sắt tốc độ...

Cần rút kinh nghiệm từ metro khi làm đường sắt tốc độ cao

Quốc hội vừa thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, đa số các đại biểu đồng tình về sự cần thiết của dự án.

Trao đổi với Báo Giao thông, đại biểu Phạm Văn Hòa (Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) cho rằng, nội dung của tờ trình đã làm rõ được sự cần thiết của dự án, số vốn đầu tư, hướng tuyến và cách thức đầu tư. 

Tuy nhiên, vẫn cần lấy thực tế triển khai các dự án metro làm bài học khi đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam để tránh đội vốn và chậm tiến độ.

Cần rút kinh nghiệm từ metro khi làm đường sắt tốc độ cao- Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa.

Tính toán kỹ để tránh đội vốn

Ông đánh giá thế nào về nội dung mới nhất trong Tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội mà các đại biểu vừa thảo luận tại tổ?

Đây là một siêu dự án chưa từng có trong lịch sử đầu tư công của đất nước. Nhưng tôi đánh giá rất cao cơ quan soạn thảo đã chuẩn bị kỹ lưỡng để trình Quốc hội chủ trương đầu tư ở kỳ họp thứ 8 này.

Tôi cho rằng, rất nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội và người dân đều đồng tình ủng hộ dự án cần sớm triển khai. 

Bởi những lợi ích của đường sắt tốc độ cao đã được chứng minh ở nhiều nước trên thế giới, gần chúng ta nhất là Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia.

Nếu được thông qua và triển khai khẩn trương, chúng ta sẽ có hệ thống đường sắt hiện đại không kém gì các nước phát triển trên thế giới. Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Qua nghiên cứu tờ trình và nội dung họp tổ ở Quốc hội về dự án này, ông còn điều gì băn khoăn không?

Như trong thảo luận tổ vừa qua, tôi và một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần làm rõ về tổng mức đầu tư của dự án. 

Hơn 67 tỷ USD là số tiền rất lớn, chiếm một phần không nhỏ GDP trong hiện tại và chục năm tới. 

Số vốn này liệu có bị đội lên nữa không, nếu đội lên thì đội bao nhiêu, cũng cần phải tính toán kỹ.

Dự án thực hiện qua nhiều năm, đến năm 2035 mới hoàn thành thì yếu tố trượt giá, lạm phát phải được tính đến để hạn chế tối đa đội vốn. 

Bài học từ các dự án đường sắt đô thị ở TP.HCM và Hà Nội vẫn còn nguyên giá trị về đội vốn chậm tiến độ.

Tuy nhiên, tôi cho rằng nếu tính toán kỹ lưỡng và không phụ thuộc vào nước ngoài, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được dự án với số vốn như đã trình Quốc hội.

Điều tôi quan tâm nữa là khả năng làm chủ công nghệ và phát triển ngành công nghiệp đường sắt từ dự án này. 

Tôi được biết, bản thân những người tham gia viết dự án này đã đi học hỏi ở các nước có hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp…

Trước mắt chúng ta học hỏi của các nước, nhưng về lâu dài cần làm chủ và sáng tạo công nghệ cho riêng mình. Chuyển giao công nghệ là điều tối quan trọng để có thể thực hiện được mục tiêu đó.

Làm chủ công nghệ là yếu tố then chốt

Trong phần phát biểu tại tổ vừa qua, Bộ trưởng Bộ GTVT cũng nêu rõ chúng ta dứt khoát phải làm chủ công nghệ về xây dựng, bảo trì, bảo dưỡng… vì đây là những vấn đề nếu sau này phụ thuộc vào nước ngoài sẽ rất phức tạp. 

Vậy theo ông, chúng ta nên làm chủ và yêu cầu chuyển giao công nghệ như thế nào?

Việc làm chủ công nghệ như Bộ trưởng Bộ GTVT đã phát biểu là rất đúng. Theo tôi, các công ty nước ngoài tham gia đấu thầu phải liên doanh với nhà thầu trong nước, đàm phán chuyển giao công nghệ cho công ty trong nước.

Cần rút kinh nghiệm từ metro khi làm đường sắt tốc độ cao- Ảnh 2.

Tính toán kỹ để hạn chế tối đa việc đội vốn, chậm tiến độ là vấn đề quan trọng khi triển khai dự án đường sắt tốc độ cao (ảnh minh họa).

Việc ký hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được thực hiện trước khi đấu thầu. Các công ty nước ngoài không ký hợp đồng chuyển giao trước khi đấu thầu sẽ bị loại. 

Đồng thời cũng cần phải thành lập bộ phận kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chuyển giao công nghệ kèm theo tiêu chí cụ thể.

Cùng đó, chúng ta thực hiện chính sách mời gọi các nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài nước để cùng đóng góp công sức, trí tuệ, thực hiện chính sách đào tạo nhân lực quy mô lớn để phục vụ ngành công nghiệp đường sắt.

Qua thảo luận tổ, nhiều ý kiến nhận diện một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ của các dự án đường sắt đô thị trước đây chính là GPMB. 

Vậy, với dự án đường sắt tốc độ cao, ngoài giải pháp tách GPMB thành 1 dự án riêng, theo ông, còn cần yếu tố gì?

Theo tôi, GPMB liên quan mật thiết tới sự chủ động của các địa phương. 

Vì vậy, ngay khi chủ trương được thông qua, các tỉnh thành có đường sắt tốc độ cao đi qua cần tuyên truyền cho người dân hiểu được tầm quan trọng của dự án. Từ đó, có sự đồng thuận trong GPMB.

Khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, các địa phương cần nhanh chóng bắt tay vào thực hiện điều chỉnh quy hoạch, khai thác quỹ đất và giá trị tăng thêm từ đất vùng phụ cận ga đường sắt tốc độ cao như chính sách đặc thù mà trong tờ trình Chính phủ đang đề xuất.

Không nhất thiết tỉnh nào cũng phải có nhà ga

Tại thảo luận tổ, cũng có ý kiến cho rằng cần phải nghiên cứu hướng tuyến làm sao cho thẳng nhất, hiệu quả nhất, quan điểm của ông về hướng tuyến, nhà ga mà Chính phủ trình ở dự án này thế nào?

Dự kiến, đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ có 23 ga hành khách dọc theo 20 tỉnh thành, một số tỉnh có tới 2 ga khách như Hà Tĩnh, Bình Định, Bình Thuận. Trung bình 70km sẽ có 1 nhà ga.

Trong thảo luận tổ có ý kiến cho rằng, cự ly như vậy thì có phù hợp với tốc độ tàu là 350km/h hay không? 

Bởi tốc độ từ 0 – 350km/h cần phải có khoảng cách đủ lớn mới tận dụng được tốc độ, không thì tàu vừa đạt tốc độ lớn nhất đã phải dừng ở ga, sẽ rất tốn năng lượng.

Điều này được Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng giải thích là loại tàu thiết kế chạy 350km/h chỉ dừng 5 ga xen kẽ với nhau, không phải 1 đoàn tàu dừng ở toàn bộ 23 ga. Tàu dừng ở 23 ga sẽ có vận tốc thấp hơn.

Có nghĩa là khoảng cách dừng của tàu vận tốc cao nhất 350km/h sẽ là hàng trăm km. Điều này là hợp lý, các nước trên thế giới cũng thiết kế như vậy để mang lại hiệu quả cao.

Một điều tôi cũng quan tâm nữa là không nhất thiết phải tỉnh nào cũng có nhà ga. 

Nếu không thấy phù hợp về lưu lượng vận tải (hành khách và hàng hóa), các loại hình giao thông đáp ứng được thì tỉnh đó dù có đường sắt tốc độ cao đi qua nhưng cũng không nhất thiết phải có ga. 

Điều này giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả khai thác sau này.

Cảm ơn ông!

Ông Chu Văn Tuân, Phó giám đốc Ban QLDA Đường sắt, Bộ GTVT:

Loạt cơ chế đặc thù để triển khai nhanh

Cần rút kinh nghiệm từ metro khi làm đường sắt tốc độ cao- Ảnh 3.

Đường sắt tốc độ cao được triển khai ở bối cảnh quy mô nền kinh tế có nhiều thuận lợi. 

Dự kiến thời điểm triển khai xây dựng năm 2027, quy mô nền kinh tế sẽ lên đến khoảng 564 tỷ USD, nguồn lực để đầu tư không còn là trở ngại lớn.

Tuy vậy, đây là dự án có quy mô đặc biệt lớn, chưa có tiền lệ, tính chất kỹ thuật phức tạp, tích hợp nhiều chuyên ngành, Việt Nam chưa có kinh nghiệm, quá trình thực hiện sẽ gặp những vướng mắc, từ huy động vốn, GPMB, trình độ nhân lực…

Đáp ứng tiến độ, hiệu quả triển khai dự án, 19 cơ chế đặc thù đã được nghiên cứu, đề xuất và được Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét.

Trong đó, cơ chế về bố trí vốn là một trong những nội dung quan trọng. Đảm bảo tính khả thi, đưa dự án về đích năm 2035, Bộ GTVT, tư vấn và các cơ quan liên quan đã đề xuất cơ chế dự án được bố trí vốn qua nhiều kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn, mức vốn bố trí mỗi kỳ trung hạn phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.

Tối ưu thời gian chuẩn bị đầu tư, sớm khởi công dự án, quy trình thiết kế cũng được đề xuất theo hướng rút gọn nhưng vẫn bảo đảm chất lượng.

Với quy trình thông thường, dự án sẽ phải thực hiện lập 4 bước thiết kế, để khởi công dự án kể từ thời điểm phê duyệt nhanh nhất cần khoảng hơn 4 năm, tức là dự kiến nhanh nhất quý II/2029 mới có thể khởi công. 

Do đó, tư vấn đã đề xuất cơ chế chủ đầu tư được lập thiết kế FEED thay cho thiết kế cơ sở trong báo cáo nghiên cứu khả thi.

Do dự án có số lượng nhà ga lớn, trải dài theo tuyến nên việc tổ chức thi tuyển kiến trúc theo quy định của luật hiện hành mất tương đối nhiều thời gian (tối thiểu khoảng 6 – 12 tháng).

Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, phương án trúng tuyển sẽ được bảo hộ quyền tác giả, việc điều chỉnh phương án kiến trúc theo yêu cầu thực tiễn của từng nhà ga là rất phức tạp và phát sinh thời gian. 

Trên cơ sở đó, công trình nhà ga đường sắt tốc độ cao được đề xuất không thuộc đối tượng phải thi tuyển phương án kiến trúc.

Bên cạnh đó, từ kinh nghiệm triển khai các dự án giao thông quy mô lớn thời gian qua, hàng loạt cơ chế, chính sách nhằm rút ngắn thời gian GPMB cũng như chuẩn bị nguồn vật liệu đã được đề cập trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Quốc hội.

Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm ủy ban Kinh tế của Quốc hội:

Bắt tay đào tạo ngay nguồn nhân lực

Cần rút kinh nghiệm từ metro khi làm đường sắt tốc độ cao- Ảnh 4.

Dù có nhiều thuận lợi trong việc huy động nguồn lực, song một điều không thể phủ nhận là dự án sẽ đối diện với nhiều khó khăn do chưa từng có tiền lệ, nguồn vốn rất lớn, công nghệ hiện đại, thời gian đầu tư dài, tính chất kỹ thuật phức tạp.

Vừa qua, tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Quốc hội, Chính phủ đã đề xuất 19 cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt thuộc thẩm quyền Quốc hội, có thể chia thành 3 nhóm.

Nhóm thứ nhất là các cơ chế, chính sách về huy động nguồn lực. Theo tôi, đối với nhóm cơ chế này, quan trọng nhất là phải bắt tay ngay vào chuẩn bị nhân lực. 

Bởi sau khi chủ trương được thông qua, công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi trình cấp thẩm quyền phê duyệt cần phải triển khai sớm, sau đó là thiết kế, thi công, nhận chuyển giao công nghệ.

Cần có sự đánh giá kỹ lưỡng, bộ máy quản lý, vận hành khai thác, bảo trì, bảo dưỡng của ta có đủ không? 

Tôi tin chưa đủ và Việt Nam chưa có được nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu quản lý, vận hành tuyến đường sắt có tốc độ đến 350km/h. Vì vậy, đào tạo nhân lực phải triển khai ngay từ bây giờ.

Nhóm thứ hai là đảm bảo tiến độ, chất lượng, thủ tục đầu tư dự án. Tiến độ triển khai dự án được đề xuất là 10 năm, từ 2025 đến 2035. 

Nhưng thực chất giai đoạn thi công chỉ 7 năm, bởi nếu như được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, thì mất 3 năm chuẩn bị để lập báo cáo nghiên cứu khả thi, giải phóng mặt bằng…

Do vậy, cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt về thủ tục đầu tư cực kỳ quan trọng.

Nhóm thứ ba là các giải pháp khác. Trong đó, phải kiện toàn lại tổ chức quản lý dự án, giải pháp này có thể thuộc thẩm quyền Chính phủ nhưng phải đặt ra. 

Với dự án lớn, phức tạp, cần nghiên cứu, thành lập ban quản lý dự án chuyên biệt.

Mô hình quản lý dự án cần thực hiện như thế nào cũng là vấn đề phải được đặt lên hàng đầu, cần có sự chuẩn bị từ sớm.

PGS. TS Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng Công trình Xây dựng, Bộ Xây dựng:

Giải bài toán lựa chọn công nghệ

Cần rút kinh nghiệm từ metro khi làm đường sắt tốc độ cao- Ảnh 5.

Đây là dự án hết sức đặc biệt và mang sứ mệnh lịch sử. Có thể khẳng định, đây là công trình chúng ta phải nhờ công nghệ nước ngoài. 

Chính phủ sẽ phải tính toán để chọn công nghệ của một quốc gia hay kết hợp công nghệ của nhiều quốc gia?

Những thách thức về điều kiện địa lý, khí hậu, bão, lũ… sẽ quyết định lựa chọn công nghệ nào, không chỉ là loại tàu mà còn hệ thống hỗ trợ khác như đường ray, tín hiệu, điện và thông tin liên lạc.

Lựa chọn được công nghệ lõi và hiểu sâu được các công nghệ đặc biệt khác cần có để kết nối với công nghệ lõi sẽ là thách thức rất lớn, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực.

Đảng và Nhà nước ta đã nêu chủ trương rõ ràng là xây dựng đường sắt tốc độ cao phải áp dụng công nghệ tiên tiến, nhưng phải đảm bảo sự tham gia đồng thời của các doanh nghiệp trong nước, tiến tới làm chủ công nghệ.

Chúng ta đã có kế hoạch về đào tạo nhân lực, nhưng nguồn đủ trình độ để tiếp nhận và làm chủ công nghệ là một câu hỏi lớn. 

Giải bài toán này, cần huy động các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu tham gia.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/can-rut-kinh-nghiem-tu-metro-khi-lam-duong-sat-toc-do-cao-192241114230749459.htm

Cùng chủ đề

Đức sắp bỏ phiếu tín nhiệm và giải tán Quốc hội để bầu cử sớm

(CLO) Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ông sẽ yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm vào ngày 16/12, mở đường cho cuộc bầu cử quốc hội sớm vào tháng 2. ...

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Chính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội, tài...

Đánh giá toàn diện phương án tài chính Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao

Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đề nghị bổ sung, đánh giá toàn diện hơn đối với phương án tài chính của Dự án trong giai đoạn vận hành, khai thác đặt trong tổng thể nhu cầu nguồn vốn đầu tư công và bổ sung kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức, vận hành, khai thác đường sắt tốc độ cao. Ủy ban Kinh tế: Đánh giá toàn diện phương án tài chính Dự án đầu tư đường sắt...

Tường minh Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Các nội dung liên quan đến Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vừa được Bộ Giao thông - Vận tải làm rõ theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Các nội dung liên quan đến Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vừa được Bộ Giao thông - Vận tải làm rõ...

Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tháo gỡ nút thắt thể chế Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7% ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng -Lạng Sơn ngay trong 2025

Ngày 14/11, sau khi khảo sát thực địa và làm việc, Thủ tướng đã yêu cầu hoàn thành 2 dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (Lạng Sơn) ngay trong năm 2025, góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau. ...

Thông luồng cho tàu lớn vào sông Hậu

Hiện nay, các tàu ra vào các cảng biển khu vực ĐBSCL qua luồng sông Hậu có trọng tải chủ yếu khoảng 10.000 DWT giảm tải. ...

Hơn 860 tỷ đồng giải phóng mặt bằng mở rộng Cảng hàng không Cà Mau

HĐND tỉnh Cà Mau vừa ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau. ...

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội, TP.HCM ngày càng đáng lo ngại

Theo Bộ trưởng TN&MT Đỗ Đức Duy, ô nhiễm không khí tăng lên mức đáng lo ngại trong khoảng 10 năm gần đây, tập trung tại các thành phố lớn, như Hà Nội và TP.HCM. ...

Nhà đầu tư bàn phương án làm 5 dự án BOT mở rộng các cửa ngõ TP.HCM

Chiều 14/11, Sở GTVT TP.HCM tổ chức hội nghị tham vấn nghiên cứu tiền khả thi 5 dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường hiện hữu ở các cửa ngõ TP theo hình thức BOT mà Nghị quyết 98 cho phép TP.HCM thí điểm. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Cùng chuyên mục

Hướng tới việc đưa quan hệ Việt Nam – Peru lên tầm cao mới

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru, ngày 13.11 (theo giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Peru; có các cuộc hội kiến Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Chánh án Tòa án tối cao Peru. Trước đó, Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra đã chủ trì lễ đón trọng thể Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu cấp cao VN tại...

Thông điệp mạnh mẽ về niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 14/11 theo giờ địa phương, trong chương trình tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru, đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2024. Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC là sự kiện được tổ chức thường niên và có quy mô lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực. Đây là dịp...

Truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam năng động, đổi mới đến Hội nghị G20

Sự tham dự và phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam năng động, đổi mới, sẵn sàng chung vai gánh vác những trách nhiệm toàn cầu. Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024 Luiz Inácio Lula da Silva và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Dominica Luis Abinader và Phu nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính...

Đoàn kết là giá trị tinh thần, cốt lõi của dân tộc

Sáng 14.11, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại khu dân cư 8, TT.Na Sầm, H.Văn Lãng, Lạng Sơn. "Đã đoàn kết rồi phải đoàn kết hơn nữa" Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống ấy tiếp tục được phát huy cao độ trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc,...

Thủ tướng cùng Phu nhân sắp công du Brazil và thăm chính thức Dominica

(Dân trí) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân sẽ có chuyến công du Brazil dự Hội nghị thượng đỉnh G20, tiến hành các hoạt động song phương ở Rio de Janeiro và thăm chính thức Cộng hòa Dominica. Theo thông cáo từ Bộ Ngoại giao, chuyến công tác tới Brazil và Cộng hòa Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân diễn ra từ 16 đến 21/11, theo lời mời của Tổng thống Brazil, Chủ...

Mới nhất

Muốn xuất khẩu nông lâm thủy sản, bắt buộc phải thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam có thể đạt trên 60 tỷ USD. Trong con số này, ấn tượng nhất là...

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công

Cho ý kiến về dự án Luật Đầu tư công, các ý kiến tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công. Chiều 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh...

Đối thủ tăng thần tốc, báo động thế mạnh top 1 thế giới của Việt Nam

Hạt điều Việt Nam được dự báo sẽ lập kỷ lục xuất khẩu 4 tỷ USD trong năm nay. Thế nhưng, báo động cũng được đưa ra cho ngành hàng này khi nguồn cung nguyên liệu lớn nhất là Campuchia đang phát triển thần tốc. Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 10 tháng năm...

Biến động nhân sự FLC: Miễn nhiệm cùng lúc 6 sếp, ngoại trừ anh vợ ông Trịnh Văn Quyết

Theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường, FLC thống nhất miễn nhiệm 4/5 thành viên hội đồng quản trị, ngoài trừ ông Lê Bá Nguyên - chủ tịch hội đồng quản trị. Hai thành viên ban kiểm soát cũng được thay thế. ...

Thông điệp mạnh mẽ về niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 14/11 theo giờ địa phương, trong chương trình tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru, đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2024. Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC là sự kiện được tổ...

Mới nhất