Trang chủNewsThời sựCần quy định cụ thể tiêu chí xác định các hình thức...

Cần quy định cụ thể tiêu chí xác định các hình thức sở hữu di sản văn hóa


Chiều 18/6, Quốc hội thảo luận tại tổ  về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) gồm 09 chương 102 điều, tăng 02 chương 29 điều so với Luật Di sản văn hóa hiện hành (07 chương 73 điều). Trên cơ sở kế thừa các nội dung còn phù hợp của Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tập trung vào 03 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 159/NQ-CP. Việc sửa đổi Luật nhằm tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.






Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu thảo luận tại Tổ 13  (Ảnh: QH) 

Phát biểu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu 3 vấn đề cần quan tâm đối với dự luật quan trọng này. 

Trước hết, về tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Luật có phạm vi tác động lớn, liên quan tới nhiều ngành, lĩnh vực. Vì vậy, phải tiếp tục rà soát để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, làm rõ và khắc phục các chồng chéo giữa văn bản pháp luật về di sản văn hóa với các luật khác như: Bộ luật Dân sự, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở… Trong đó, cần đặc biệt lưu ý các quy định về thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực này. 

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị quan tâm về quyền sở hữu và các quyền liên quan tới di sản văn hóa. Chủ tịch Quốc hội cho biết, Luật Di sản văn hóa hiện hành công nhận 5 hình thức sở hữu di sản văn hóa gồm: Sở hữu nhà nước; sở hữu tập thể; sở hữu chung của cộng đồng; sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hóa. Luật cũng quy định quyền và nghĩa vụ đối với chủ sở hữu di sản văn hóa. 

Trong dự thảo Luật sửa đổi lần này đã quy định các hình thức sở hữu di sản văn hóa gồm: sở hữu toàn dân; sở hữu chung, sở hữu riêng theo quy định của Bộ luật Dân sự. 

Như vậy, dự thảo Luật mới đã chuyển từ quy định “sở hữu nhà nước” thành “sở hữu toàn dân” (khoản 1 Điều 4). Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội, đây là vấn đề cần thảo luận, xem xét kỹ lưỡng bởi dự thảo Luật vẫn chưa xác định thẩm quyền, tiêu chí công nhận loại hình sở hữu.

 

“Trên thực tế có khả năng xảy ra trường hợp cá nhân, tổ chức sở hữu di sản văn hóa là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia nhưng khi có tranh chấp về sở hữu lại chưa có chế tài xử lý. Chế tài xử lý trong dự luật này chưa rõ, đề nghị Ban soan thảo quan tâm vấn đề này” – Chủ tịch Quốc hội nêu. 

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần quy định cụ thể thẩm quyền, tiêu chí xác định các hình thức sở hữu đối với di sản văn hóa; nguyên tắc quản lý, thẩm quyền và trách nhiệm bảo vệ, phát huy di sản văn hóa; giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu đối với di sản văn hóa (nếu có) để bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đồng thời, phát huy tối đa vai trò của chủ sở hữu trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.

“Cần nghiên cứu, xử lý thấu đáo, kỹ lưỡng để xác định quyền sở hữu, các quyền liên quan không bị trùng lắp, chồng chéo”, Chủ tịch Quốc hội nói. 

Vấn đề khác được Chủ tịch Quốc hội lưu ý là về khu vực bảo vệ của di tích, việc phân cấp trong việc cho phép đầu tư, xây dựng công trình trong khu vực bảo vệ di tích. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Luật Di sản hiện hành và dự thảo Luật sửa đổi lần này đều thống nhất về nguyên tắc, khu vực bảo vệ I của di tích là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được bảo vệ nghiêm ngặt. Tại Điều 26, Điều 27 dự thảo Luật quy định khu vực bảo vệ I của di tích được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian đối với những yếu tố gốc cấu thành di tích.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, dự thảo Luật lại quy định cho phép đầu tư, xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ ở trong và ngoài khu vực bảo vệ di tích; đồng thời phân cấp phân quyền cho địa phương (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) quyết định đối với dự án này ở các di tích được xếp hạng các cấp độ. 

“Trên thì quy định chặt chẽ, dưới lại quy định cho phép đầu tư, xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ ở trong và ngoài khu vực bảo vệ di tích thì phải xem xét lại cho kỹ. Ở đây cần phải có phương án để bảo vệ di tích nghiêm ngặt, nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi đối với người dân đã sinh sống trong khu vực di tích”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh./. 



Nguồn: https://dangcongsan.vn/thoi-su/can-quy-dinh-cu-the-tieu-chi-xac-dinh-cac-hinh-thuc-so-huu-di-san-van-hoa-667550.html

Cùng chủ đề

Giải phóng mặt bằng dự án giao thông còn vướng đất ở

Giải phóng mặt bằng thi công đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.  ...

TAND TPHCM thông tin cụ thể về kế hoạch xét xử đại án đăng kiểm

TAND TPHCM vừa ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với 254 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, trung tâm Đăng kiểm tại TPHCM và các trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TPHCM, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng. Phiên tòa dự kiến diễn ra từ ngày 18/7-18/10, do thẩm phán Huỳnh Văn Trực làm chủ toạ. Trả lời báo chí, ông Phạm Ngọc Duy (Chánh văn phòng...

Bộ Công Thương phân công nhiệm vụ của Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long

Công bố Quyết định của Thủ tướng điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ, Tổng thư ký Bộ Ngoại giao Slovenia Việc điều chỉnh, bổ sung này được thực hiện sau khi Bộ Công Thương công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giải phóng mặt bằng dự án giao thông còn vướng đất ở

Giải phóng mặt bằng thi công đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.  ...

Thi đua để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Sáng 18/6, tại thành phố Ninh Bình, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Ninh Bình tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng Lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024. Đồng chí Trung tướng Nguyễn Quang Cường, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 3 dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo. ...

Đoàn doanh nghiệp về logistics của Slovenia sẽ sang Việt Nam kết nối đầu tư

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long tiếp bà Renata Cvelbar Bek, Đại sứ, Tổng thư ký...

Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Thụy Điển đến chào từ biệt

Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Điển Ann Mawe đến chào...

Bài đọc nhiều

TPHCM tiếp tục nghiên cứu làm nhà hát 2.000 tỷ đồng ở Thủ Thiêm

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi vừa giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp và các Sở ngành, đơn vị liên quan khẩn trương bổ sung, hoàn thiện phương án thiết kế kiến trúc công trình dự án Xây dựng nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (gọi...

Hoàn tất 7 phần việc để vận hành đoạn tuyến đường sắt Nhổn

Đoạn tuyến trên cao từ ga S1 - S8 của dự án ĐSĐT Nhổn - Ga Hà Nội đang trong giai đoạn nước rút cuối cùng trước khi bàn giao cho Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội đưa vào vận hành, phục vụ Nhân dân đi lại. Để chuẩn bị tốt nhất cho đoạn tuyến ĐSĐT Nhổn - Cầu Giấy, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội đã hoàn tất 7 nhóm công việc chính. Thứ...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Huỳnh Thị Diễm Ngọc làm Bí thư Thị ủy Ngã Năm

Ngày 17/6, Ban Cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức công bố và triển khai Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Tại buổi lễ, ông Nguyễn Thái Đăng, Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy công bố Quyết định số 1768-QĐ/TU ngày 13/6/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng về việc luân chuyển cán bộ. Theo Quyết định,...

Cùng chuyên mục

TAND TPHCM thông tin cụ thể về kế hoạch xét xử đại án đăng kiểm

TAND TPHCM vừa ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với 254 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, trung tâm Đăng kiểm tại TPHCM và các trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TPHCM, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng. Phiên tòa dự kiến diễn ra từ ngày 18/7-18/10, do thẩm phán Huỳnh Văn Trực làm chủ toạ. Trả lời báo chí, ông Phạm Ngọc Duy (Chánh văn phòng...

Bộ Công Thương phân công nhiệm vụ của Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long

Công bố Quyết định của Thủ tướng điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ, Tổng thư ký Bộ Ngoại giao Slovenia Việc điều chỉnh, bổ sung này được thực hiện sau khi Bộ Công Thương công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long. ...

Thanh Hóa: Lồng ghép các nguồn lực phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Để việc triển khai được thực hiện đúng mục tiêu, hiệu quả hơn, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Nguyễn Văn Hùng đề nghị, Ban Dân tộc tỉnh, các cấp, ngành, đoàn thể cần tập trung, quyết liệt hơn nữa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đặc biệt là nêu cao vai trò của các thành viên trong Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình. Đồng thời, tích cực tuyên...

Tốc độ tăng trưởng GRDP của Bình Định dẫn đầu Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Điểm sáng từ du lịch - dịch vụTừ đầu năm đến nay, Bình Định đã tổ chức nhiều chương trình, lễ hội quảng bá hình ảnh du lịch, quê hương đến với các du khách, người dân trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt một số sự...

Ông Ngô Xuân Tình giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Nguyên

Cũng tại Hội nghị lần thứ 13, Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành đánh giá hoạt động 6 tháng đầu năm. Với nhiều kết quả tích cực, như thực hiện tốt các cuộc vận động,...

Mới nhất

Thanh Hóa: Lồng ghép các nguồn lực phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Để việc triển khai được thực hiện đúng mục tiêu, hiệu quả hơn, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Nguyễn Văn Hùng đề nghị, Ban Dân tộc tỉnh, các cấp, ngành, đoàn thể cần tập trung, quyết liệt hơn nữa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đặc biệt là nêu...

Gặp khó trong đàm phán giá, điện gió Hướng Linh 4 xin gia hạn tiến độ

Gặp khó trong đàm phán giá, điện gió Hướng Linh 4 xin gia hạn tiến độSở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị cho biết đang đề xuất UBND tỉnh về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án “Nhà máy điện gió Hướng Linh 4” của Công ty CP điện gió Hướng Linh 4. ...

TOPI kiến tạo giải pháp tài chính cá nhân khác biệt và tối ưu hóa cho mỗi khách hàng

TOPI kiến tạo giải pháp tài chính cá nhân khác biệt và tối ưu hóa cho mỗi khách hàngRa mắt từ năm 2022, đến nay ứng dụng TOPI đã nhận được đông đảo sự yêu thích và tin dùng của hơn 500.000+ khách hàng đầu tư trên khắp cả nước. ...

Tốc độ tăng trưởng GRDP của Bình Định dẫn đầu Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Điểm sáng từ du lịch - dịch vụTừ đầu năm đến nay, Bình Định đã tổ chức nhiều chương trình, lễ hội quảng bá hình ảnh...

Mới nhất