Trang chủNewsNhân quyềnCần quan tâm đến chính sách đất đai cho vùng đồng bào...

Cần quan tâm đến chính sách đất đai cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số khi sửa Luật Đất đai

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6, các đại biểu Quốc hội đề nghị chính sách đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải do Quốc hội quyết định để vừa đảm bảo đúng thẩm quyền theo Hiến pháp, vừa thể hiện rõ trách nhiệm của Quốc hội đối với chính sách hết sức quan trọng này.

Bà Nguyễn Thị Thủy đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định rõ hơn 4 nội dung: đối tượng được hỗ trợ; địa bàn được hỗ trợ; chính sách để hỗ trợ và trách nhiệm thực hiện từ Chính phủ đến HĐND và UBND các cấp.

Tuy nhiên, theo đại Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn), về đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ thì cá nhân là người dân tộc thiểu số, tuy thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo nhưng không sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bà Thuỷ lý giải, tức ngoài phạm vi 3434 xã đã được phân định thuộc vùng này sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ đối. Trong khi đó, Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về đất đai không đặt vấn đề về phân biệt địa bàn đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Vì vậy, nữ đại biểu đề nghị tiếp tục nghiên cứu kỹ vấn đề này để thể chế hóa đúng, đủ tinh thần Nghị quyết của Trung ương.

Về việc thừa kế tặng cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bà Nguyễn Thị Thuỷ cho rằng, dự thảo luật quy định đối với người đã được hỗ trợ đất lần 2 chỉ được phép để lại thừa kế, tặng, cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với người thuộc hàng thừa kế và người này phải có hoàn cảnh giống mình, tức là cũng phải là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và phải được hỗ trợ đất lần đầu nhưng đến nay không còn đất hoặc thiếu đất so với hạn mức.

Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ nhận định, việc thiết kế chính sách như vậy nhằm bảo toàn quỹ đất để thực hiện tốt hơn chính sách hỗ trợ đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, ý tưởng rất tốt nhưng đề nghị cần cân nhắc tính khả thi của quy định này.

Nêu cụ thể trường hợp được người hỗ trợ đất theo trường hợp nêu trên, bà Thuỷ cho biết, sau khi được hỗ trợ đất, người này sinh con và sinh sống cùng với cả gia đình trên mảnh đất này cho đến khi người đó mất và mảnh đất này là nơi ăn chốn ở của cả gia đình và là nơi thờ tự tổ tiên theo truyền thống của người Việt.

Sau khi người này mất, các thành viên trong gia đình không thuộc trường hợp quy định, mảnh đất đã gắn bó cả đời với gia đình của họ sẽ bị Nhà nước thu hồi theo chính sách này.

Do đó, đại biểu tỉnh Bắc Kạn bày tỏ băn khoăn đối với việc thực thi chính sách này, nếu hực thi chính sách thu hồi thế vậy có thể làm phát sinh vấn đề mới về xã hội và có thể làm phát sinh khiếu nại, khiếu kiện mà chúng ta đang cố gắng sửa Luật Đất đai để giải quyết vấn đề này.

Bà Nguyễn Thị Thuỷ đề nghị các cơ quan cần đánh giá kỹ hơn về tác động của vấn đề này.

Còn đại biểu Lê Thị Thanh Xuân (đoàn Đắk Lắk) bày tỏ đồng tình khi dự thảo Luật trình Quốc hội lần này đã bổ sung từ “tín ngưỡng”, đó là “cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc”.

Bà Lê Thị Thanh Xuân đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk

Tuy chỉ là bổ sung một từ nhưng theo bà Xuân, đã phản ánh đầy đủ ý nghĩa, vai trò quan trọng của đất đai đối với đời sống vật chất và tâm linh của đồng bào, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Quốc hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.

Theo truyền thống đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số, nhất là đối với người Tây Nguyên, đất đai không đơn thuần là nguồn tài nguyên mang lại giá trị vật chất mà trên hết nó thể hiện quyền sở hữu tài sản, vị thế xã hội và đặc biệt là mang tính tâm linh. Khi chính sách đất đai thay đổi sẽ tác động sâu sắc đến không gian sinh tồn và truyền thống văn hóa của đồng bào, đã ít nhiều làm mai một văn hóa truyền thống.

Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân đề nghị những chính sách trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ là tiền đề cơ bản để giải quyết những vấn đề về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Về quy định trách nhiệm của Nhà nước có chính sách đảm bảo đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số là quy định hết sức cần thiết, đáp ứng mong đợi của đồng bào trong việc có điều kiện để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo trong bối cảnh cùng đất nước hội nhập và phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, theo đại biểu Lê Thị Thanh Xuân, quy định này trong dự thảo Luật còn chung chung, chưa rõ việc Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất trong những trường hợp như thế nào, điều kiện ra sao.

Hơn nữa dự thảo Luật mới chỉ quy định đối với đất nông nghiệp, chưa đề cập đến đất khác sử dụng cho sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng. Do đó, đề nghị mở rộng quy định cả các loại đất khác dành cho đất sinh hoạt, đồng thời, để đảm bảo tính khả thi của chính sách này, đề nghị giao Chính phủ quy định cụ thể.

Bà Lê Thị Thanh Xuân cũng kiến nghị, chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải do Quốc hội quyết định. Dự thảo Luật cần dành một chương riêng hoặc ít nhất là một mục riêng quy định về chính sách này.

Việc Quốc hội quy định chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số vừa đảm bảo đúng thẩm quyền theo quy định của Hiến pháp, vừa thể hiện rõ trách nhiệm của Quốc hội đối với chính sách lớn quan trọng này, chắc chắn đây sẽ là một dấu mốc, một bước tiến vượt bậc trong xây dựng thể chế pháp luật về đất đai đối với đồng bào các dân tộc thiểu số“, bà Xuân nhấn mạnh.

Cũng theo nữ đại biểu đoàn Đắk Lắk, đó là minh chứng rõ nhất cho sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đối với đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói...

Phấn đấu năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" là có 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Quyết định số 142/QĐ-TTg...

Bài đọc nhiều

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Mới nhất

Mới nhất