Trang chủDestinationsThái NguyênCần những giải pháp cấp bách, chưa có tiền lệ để hỗ...

Cần những giải pháp cấp bách, chưa có tiền lệ để hỗ trợ doanh nghiệp


Chiều 31/5, tiếp tục chương trình thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu kiến nghị cần có những giải pháp cấp bách để hỗ trợ cho hệ thống doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay.





Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Trịnh Xuân An phát biểu.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Trịnh Xuân An phát biểu.

Doanh nghiệp đang thực sự khó khăn

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đánh giá, qua các báo cáo cho thấy một bức tranh toàn cảnh về kinh tế – xã hội nước ta thời gian qua có đủ các gam màu sáng, tối, nhiều kết quả đạt được đáng ghi nhận, nhưng cũng còn không ít băn khoăn, lo lắng. Có thể thấy những tháng cuối năm 2022, đầu năm 2023 là giai đoạn rất khó khăn, vất vả của đất nước ta.

Những kết quả đạt được cho thấy sự đoàn kết, chung tay của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò hỗ trợ không nhỏ của Quốc hội, sự nỗ lực của nhân dân và doanh nghiệp, và đặc biệt đó là khả năng chèo lái, cố gắng, nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quản lý, điều hành trước muôn vàn khó khăn.

Đại biểu dẫn lại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đưa ra nhận định “nền kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn cực kỳ khó khăn”.

Về vĩ mô, GDP quý I là 3,32%, với mức thấp như vậy, để đạt được mục đích 6,5% cho cả năm, đại biểu cho rằng phải có quyết tâm và nỗ lực thật cao mới đạt được mục tiêu (mỗi quý còn lại phải đạt 7,5%). Cần tập trung theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới để có giải pháp chính sách chủ động, kịp thời; chú trọng củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế, phát huy tối đa nguồn lực nội tại để phát triển.

Đại biểu Trịnh Xuân An nhấn mạnh: “Cần phải có những giải pháp cấp bách, thậm chí vượt tiền lệ để cứu nguy, hỗ trợ cho hệ thống doanh nghiệp. Ta luôn xác định hệ thống doanh nghiệp là nền tảng vật chất, động lực cho phát triển, nhưng từ các số liệu cho thấy hệ thống doanh nghiệp đang ở giai đoạn thực sự khó khăn”.

Đại biểu cũng nêu lên 4 nút thắt mà doanh nghiệp đang gặp phải, đó là: Thiếu hụt về đơn hàng, tắc nghẽn dòng vốn; thể chế không đầy đủ, thủ tục hành chính bủa vây và những rủi ro pháp lý có thể gặp phải trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đại biểu dẫn những thống kê cho thấy, doanh nghiệp đang “khát” về tín dụng nhưng không tiếp cận được vốn. Nếu có tiếp cận được, rất khó để giải ngân do vướng mắc về thủ tục, điều kiện vay vốn.

“Tuy nhiên, việc giảm lãi suất không quan trọng bằng tiếp cận được vốn và đưa nguồn vốn đó vào sản xuất kinh doanh. Việc giảm lãi suất và đơn giản điều kiện, thủ tục vay cần thực chất để vốn đến đúng, trúng và trực tiếp đến với doanh nghiệp” – đại biểu nhấn mạnh.

Cùng với tín dụng, cần tiếp tục khơi thông các kênh dẫn vốn khác như trái phiếu và chứng khoán, đồng thời cần tiếp tục rà soát thể chế, đơn giản thủ tục hành chính một cách thực chất hơn và đặc biệt cần thay đổi văn hóa “Doanh nghiệp phải đi xin, đi chạy”. Chính quyền, nhà quản lý cần chủ động, thực tâm, thực lòng đến với doanh nghiệp để gỡ khó…

Nhấn mạnh cần xử lý dứt điểm các vướng mắc về thể chế để không gây ảnh hưởng dây chuyền sang các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, đại biểu cho rằng, cần tăng cường vai trò, trách nhiệm phối hợp của các bộ, ngành, làm rõ vai trò chủ trì, chủ động xử lý và hạn chế việc đẩy trách nhiệm lên cho cấp trên, người đứng đầu, không phải nội dung gì cũng phải để Thủ tướng ra công điện đôn đốc hoặc Chính phủ phải ra nghị quyết gỡ khó.

“Thực tế, việc người dân, doanh nghiệp phải xếp hàng mua xăng, xếp hàng đăng kiểm xe ô tô, loay hoay với các quy định về phòng cháy, chữa cháy,… cho thấy khâu phối hợp và trách nhiệm xử lý của các bộ, ngành chưa cao, chưa quyết liệt” – đại biểu nhấn mạnh.

Tháo gỡ các rào cản về phòng cháy, chữa cháy

Nêu ý kiến về vấn đề phòng cháy, chữa cháy, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, cần tháo gỡ ngay khó khăn, vướng mắc đối với quy định về phòng cháy, chữa cháy; tiêu chuẩn, quy chuẩn ban hành không phân biệt quy mô dự án, tính chất công trình, chưa tính đến khả thi khi áp dụng vào thực tiễn.





Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hoà phát biểu.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hoà phát biểu.

“Nếu không có sự thay đổi về tiêu chuẩn, quy chuẩn sẽ có hàng nghìn doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa” – đại biểu Phạm Văn Hòa nêu ý kiến.

Cho ý kiến về vấn đề này, đại biểu Mai Văn Hải (Thanh Hóa) cho rằng, sau 2 năm chống chọi với đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí phải đóng cửa, ngừng hoạt động, việc sản xuất, kinh doanh bị đình trệ. Đến nay, những quy định về phòng cháy, chữa cháy lại đang gây ra nhiều rào cản, khó khăn khiến các doanh nghiệp gặp vướng mắc chưa thể tháo gỡ.

Đại biểu đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan tích cực chỉ đạo, tăng cường phòng cháy, chữa cháy. Trong đó tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật về công tác phòng cháy, chữa cháy, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật; tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình phòng cháy, chữa cháy, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước và năng lực của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đại biểu cho rằng, cần phân loại cụ thể các đối tượng quản lý phòng cháy, chữa cháy theo mức độ, nguy cơ, để có biện pháp xử lý phù hợp, có lộ trình để các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thực hiện tốt các yêu cầu về phòng cháy, tháo gỡ các vướng mắc về phòng cháy, chữa cháy để các doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ giải trí.





Source link

Cùng chủ đề

Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân trên địa bàn

NDO - Ngày 19/12, Bệnh viện đa khoa Thanh Trì, Bệnh viện Thanh Nhàn (Sở Y tế Hà Nội) tổ chức Hội nghị "Ký kết hợp tác toàn diện tăng cường công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân". Theo Giám đốc Bệnh viện đa khoa Thanh Trì, bác sĩ chuyên khoa II Đặng Thành Khẩn, trong bối cảnh ngành y tế đang đối mặt với nhiều thách thức và...

Bảo đảm công chức, viên chức, người lao động được trả đủ lương thưởng

Tổng Bí thư: Văn phòng Trung ương Đảng phải là “bộ não”, “túi khôn” của Đảng; Thủ tướng: Bảo đảm công chức, viên chức, người lao động được trả đủ lương thưởng ...

Nhân viên trường học: ‘Vào nghề gần 20 năm nhưng lương còn thua người giúp việc’

Nhiều nhân viên trường học chạnh lòng khi phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nhưng chế độ, thu nhập còn chưa thỏa đáng, có những người vào nghề 15-20 năm nhưng nhận mức lương chỉ hơn 6 triệu đồng. Cô giáo Huyền Thanh (nhân viên trường tiểu học ở huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) chia sẻ, hiện nay cô làm văn thư trường tiểu học kiêm lưu trữ, thiết bị đồ dùng, có lúc kiêm cả nhân viên y tế nhưng không...

Hội nghị thượng đỉnh D-8 dành phiên họp đặc biệt về Trung Đông, hai nước đối trọng ở Syria “chạm trán”

Ngày 19/12, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác kinh tế D-8 lần thứ 11 đã diễn ra tại thủ đô Cairo của Ai Cập.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tâm tính người Việt quanh chuyện uống trà

Việc chọn trà, pha trà, mời trà là một ứng xử văn hóa, biểu hiện sự tinh tế và lòng mến khách của người Việt. Nét văn hóa này thực chất có cả một hệ thống những kinh nghiệm, những quy ước ứng xử bất thành văn từ ngàn đời xưa. Người Việt uống trà đầu thế kỷ 20 (Nguồn: Internet)  Tuy chưa được nâng lên thành văn hóa Trà Đạo như của người Nhật hay Công Phu Trà như của...

Tạo điều kiện và môi trường thuận lợi nhất để không ngừng phát triển khoa học công nghệ

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chia sẻ, Việt Nam là một quốc gia có nhiều khó khăn, điều kiện để thu hút, hấp dẫn có thể chưa bằng các nước phát triển, nhưng các nhà khoa học vẫn nhiệt thành đến với Việt Nam, vì tình yêu, sự cảm mến không điều kiện, rất chân thành và tự nhiên. Sức hút của Việt Nam có lẽ đến từ văn hóa, từ những nụ cười, từ niềm lạc quan,...

Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”

Tối 12/8, tại Quân cảng Nha Trang diễn ra Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”. Hình ảnh gặp gỡ các thế hệ người lính tàu ngầm. Chương trình do Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đồng tổ chức. Tham dự có các đồng chí: Đại tướng Lương Cường, Ủy viên...

Cải cách hành chính để người dân vùng cao hưởng lợi

Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, Võ Nhai xác định cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, từng bước cải thiện điểm số các tiêu chí cũng như...

Đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là bước vào năm học mới 2023-2024, việc chuẩn bị các điều kiện tổ chức dạy học và những định hướng lớn của ngành Giáo dục trong năm học mới rất quan trọng. Phóng viên Báo Thái Nguyên có cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về vấn đề này. Trường Tiểu học Liên Minh (Võ Nhai) đã nhận đủ sách giáo...

Bài đọc nhiều

“Những lá thư thời chiến Việt Nam”: Cuốn nhật ký về một thời lửa đạn

Giữa những năm tháng kháng chiến khốc liệt, giữa ranh giới của sự sống và cái chết mong manh, vô vàn lá thư của những người lính Cụ Hồ gửi về hậu phương vẫn đầy ắp niềm tin và ý chí mạnh mẽ nơi chiến trường. Cuốn sách “Những lá thư thời chiến Việt Nam”. Dù chỉ mới ra mắt vào giữa tháng 4, nhưng cuốn sách “Những lá thư thời chiến Việt Nam” được phát hành bởi Nhà xuất...

Lực lượng nòng cốt trong bảo vệ và phát triển rừng

Diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng được quản lý, bảo vệ theo quy định; tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm; tỷ lệ che phủ rừng ổn định; giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng... Đó là những kết quả nổi bật Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên đạt được thời gian qua. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Kiểm lâm Thái Nguyên đã khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt trong...

Thái Nguyên: Doanh thu kinh tế số tăng 50%

6 tháng đầu năm nay, lĩnh vực kinh tế số của Thái Nguyên đạt được những kết quả tích cực. Tổng doanh thu kinh tế số trên địa bàn ước đạt 357 nghìn tỷ đồng (hơn 15 tỷ USD), tăng 50% so với cùng kỳ năm 2022. Mô hình chợ 4.0 góp phần thúc đẩy kinh tế số phát triển. Trong ảnh: Người dân quét mã QR để thanh toán không dùng tiền mặt tại chợ Trung tâm Đại...

TP. Sông Công: Thêm 25ha chè được cấp chứng nhận VietGAP

Từ đầu năm đến nay, TP. Sông Công có thêm 25ha chè được cấp giấy chứng nhận VietGAP (tập trung chủ yếu tại xã Bình Sơn và xã Bá Xuyên), nâng tổng diện tích chè VietGAP trên địa bàn lên gần 76ha.   Người dân xã Bình Sơn (TP. Sông Công) thu hái chè sản xuất theo quy trình VietGAP.  Cùng với đó, toàn thành phố có 385ha chè áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, góp phần nâng cao năng suất,...

Sản phẩm OCOP: Nâng cao chất lượng, tăng tính cạnh tranh

Cùng với đẩy mạnh liên kết sản xuất, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc tham gia Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP). Đây cũng được coi là động lực để các HTX nông nghiệp phát triển. Năm 2022, HTX dịch vụ nông nghiệp Hồng Kỳ, xã Úc Kỳ (Phú Bình) có 3 sản phẩm được công nhận đạt OCOP 3...

Cùng chuyên mục

Xuôi hồ Ghềnh hái chè Khe Lim

Chè Khe Lim là một trong những loại chè nổi tiếng của Việt Nam, đặc biệt được yêu thích bởi hương vị thơm ngon, đậm đà và chất lượng cao. Cái tên Khe Lim gắn liền với một vùng đất trồng chè truyền thống ở tỉnh Thái Nguyên, nơi có điều kiện tự nhiên và khí hậu vô cùng thuận lợi cho cây chè phát triển. Vào vụ chè, sáng sớm mọi người cùng nhau xuống hồ Ghềnh đến vùng...

Thái Nguyên – Vùng đất tứ đại danh Trà

Trà đã đi vào tâm thức Việt một cách tự nhiên từ bao đời nay. Pha một ấm trà với hương thơm thanh mát, mộc mạc và dành thời gian thưởng thức vào sáng sớm hay sau mỗi bữa ăn đã trở thành một thói quen, một nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của nhiều người, hay sâu xa hơn là văn hóa của người Việt. Vùng đất được coi là “cái nôi” sản sinh ra những sản...

Bảo tồn múa rối cạn của người Tày – Thái Nguyên

Múa rối cạn là nét nghệ thuật độc đáo trong văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, trong số đó thì rối cạn của người Tày có một nét văn hóa độc đáo và khác lạ. Người Tày thường biểu diễn rối cạn vào dịp đầu năm mới hay trong những lễ hội như: lễ hội Lồng Tồng, lễ hội xuống đồng... là nét đặc trưng truyền thống của dân tộc Tày. Chỉ từ những...

Áp dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp Thái Nguyên

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên vẫn giữ được vai trò là cửa ngõ quan trọng cho nền kinh tế. Toàn tỉnh có thêm 7 xã hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới, 53 sản phẩm nông nghiệp có dánh giá xếp hạng OCOP trong đó có 7 sản phẩm dự thi OCOP 5 sao cấp quốc gia...

Nông nghiệp Thái Nguyên chuyển đổi số vững vàng phát triển

Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp có vai trò quan trọng trong tại dựng môi trường hệ sinh thái số nông nghiệp giúp nông sản của người nông dân khẳng định chỗ đứng trên thị trường...

Mới nhất

Siết chặt kiểm soát thực phẩm chức năng giả dịp cuối năm

Theo ghi nhận của cơ quan chức năng, tình trạng buôn bán thực phẩm chức năng giả, không rõ nguồn gốc vẫn diễn ra phổ biến. Theo ghi nhận của cơ quan chức năng, tình trạng buôn bán thực phẩm chức năng giả, không rõ nguồn gốc vẫn diễn ra phổ biến. ...

Phát huy sức mạnh tập thể, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, kế hoạch được giao

(ĐCSVN) - Ngày 19/12/2024, Đảng ủy Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. ...

Đà Nẵng đang trình Chính phủ đề án thành lập khu thương mại tự do

Thông tin này được lãnh đạo thành phố Đà Nẵng cho biết trong chương trình gặp mặt 2.500 cán bộ quân đội đã nghỉ hưu trên địa bàn. ...

Giải pháp nào cho việc giới trẻ dễ dàng tiếp cận thuốc lá điện tử trên mạng

Việc mua bán thuốc lá điện tử dễ dàng trên các nền tảng mạng xã hội đang tạo ra nhiều thách thức lớn đối với công tác quản lý và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Giải pháp nào cho việc giới trẻ dễ dàng tiếp cận thuốc lá điện tử trên mạngViệc mua bán thuốc lá điện tử...

Hơn 107 tỷ đồng yêu thương trao những mùa Xuân cho trẻ em nghèo

Tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025. Qua Chương trình này, bà Võ Thị Ánh Xuân mong muốn và tin tưởng các ban, bộ,...

Mới nhất