Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCân nhắc việc cấp chứng chỉ hành nghề giáo viên

Cân nhắc việc cấp chứng chỉ hành nghề giáo viên


Tuy nhiên, liên quan đến việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo vẫn có không ít băn khoăn, lo ngại rằng, liệu chứng chỉ này có gây phiền hà, tốn kém cho nhà giáo và cho xã hội hay không?

Những cái “được” của chứng chỉ hành nghề

Một trong những quy định được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo là quy định về Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo. chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo là văn bản xác nhận tư cách nhà giáo do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người đạt tiêu chuẩn chức danh nhà giáo theo quy định. Chứng chỉ này có giá trị sử dụng trong toàn quốc và quốc gia khác theo chương trình hợp tác quốc tế với Việt Nam. Mỗi nhà giáo được cấp 1 hoặc hơn 1 chứng chỉ hành nghề.

Giáo viên Trường Tiểu học Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy trong giờ dạy tiếng Việt. Ảnh: Phạm Hùng
Giáo viên Trường Tiểu học Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy trong giờ dạy tiếng Việt. Ảnh: Phạm Hùng

Đây là lần đầu tiên, việc định danh nhà giáo gắn với đặc thù nghề nghiệp được quy định một cách đầy đủ, hệ thống, làm cơ sở cho việc chuẩn hóa và đề xuất các quy định chế độ, chính sách đối với nhà giáo.

Theo Tiến sĩ Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT, chứng chỉ hành nghề cơ bản sẽ có tác động tích cực đối với nhà giáo và cơ sở giáo dục. Cụ thể, chứng chỉ hành nghề tạo thuận lợi cho nhà giáo nếu có những thay đổi nơi hoạt động nghề nghiệp. Chứng chỉ hành nghề có giá trị sử dụng toàn quốc nên dù nhà giáo dạy học ở đâu cũng không cần phải thực hiện lại chế độ tập sự; giảm được thủ tục cho nhà giáo khi: thuyên chuyển và ký hợp đồng làm việc không thời hạn, hợp đồng có thời hạn, thỉnh giảng hoặc dạy liên trường; khi nhà giáo thuyên chuyển từ cơ sở giáo dục công lập sang cơ sở giáo dục ngoài công lập hoặc ngược lại; khi nhà giáo đã nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia giảng dạy theo nhu cầu của cơ sở giáo dục.

Chứng chỉ hành nghề có giá trị bảo đảm đồng đều về chất lượng dạy học và giáo dục giữa các cơ sở giáo dục; bảo đảm nhiều yêu cầu của hội nhập quốc tế, giúp việc trao đổi nhà giáo giữa các nước được thuận tiện, nhất là việc kiểm soát chất lượng của những người nước ngoài vào hoạt động giáo dục tại Việt Nam.

Chứng chỉ hành nghề nhằm nâng tầm vị thế, vai trò của nhà giáo khi nhà giáo được phân biệt với nghề khác, đặc biệt phân biệt giữa người đủ tư cách dạy học với những người không đủ tư cách dạy học nhưng tự nhận là “nhà giáo”, và hiện tượng này đang rất phổ biến, nhất là trên mạng xã hội.

Cũng theo TS Vũ Minh Đức, để không gây xáo trộn khi áp dụng quy định về chứng chỉ hành nghề, dự thảo Luật Nhà giáo đã tính toán phương án chuyển tiếp thuận lợi cho 1,6 triệu nhà giáo đã được tuyển dụng vào ngành trước khi Luật có hiệu lực sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề mà không cần đánh giá sát hạch. Những nhà giáo đã nghỉ hưu nếu có nguyện vọng cũng được sát hạch để cấp chứng chỉ hành nghề để ghi nhận sự cống hiến cho sự nghiệp giáo dục hoặc sử dụng để tiếp tục hoạt động nghề nghiệp. Ngoài ra, nhà giáo nước ngoài nếu đáp ứng điều kiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền và có nhu cầu, trải qua kỳ sát hạch cũng được cấp chứng chỉ.

Nhà giáo Đỗ Thị Bích Hòa, giáo viên Trường Tiểu học Thạch Xá, huyện Thạch Thất bày tỏ: “Chứng chỉ hành nghề sẽ tạo nhiều thuận lợi và bảo vệ quyền lợi cho giáo viên; cũng là minh chứng dễ dàng nhất để biết được một người nào đó là nhà giáo. Có chứng chỉ hành nghề, vị thế của nhà giáo chắc chắn được nâng lên”.

Với kinh nghiệm hơn 30 năm trong ngành giáo dục, TS Nguyễn Văn Hòa – Chủ tịch Hội đồng Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) ủng hộ việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo bởi theo ông, muốn được công nhận là giáo viên thì sau khi học ngành sư phạm ra còn cần tiếp tục có công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Vẫn băn khoăn, vì sao?

Bên cạnh ý kiến đồng tình thì vẫn còn không ít băn khoăn về sự cần thiết, tính khả thi của chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo. Đáng lưu ý, những ý kiến này không chỉ đến từ người công tác ngoài ngành, mà còn từ rất nhiều người đã, đang và sẽ công tác trong ngành giáo dục hoặc trực tiếp làm nghề giáo viên.

Băn khoăn đầu tiên là liệu chứng chỉ hành nghề nhà giáo có làm phát sinh chi phí và thủ tục hành chính hay không? Hiện chưa có căn cứ chính xác để trả lời câu hỏi này nhưng theo quy định tại dự thảo, những nhà giáo được tuyển dụng vào các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục đạt chuẩn nhà giáo sau ngày Luật có hiệu lực thi hành sẽ phải trải qua một kỳ sát hạch và nếu đạt yêu cầu mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Một kỳ sát hạch thì đương nhiên có đơn vị tổ chức, có đề sát hạch, có hội đồng sát hạch và có chi phí. Do vậy, phát sinh thủ tục, chi phí là điều được dự báo.

Đề cập đến khía cạnh khác, cô giáo Đinh Thị Hà, trú tại tỉnh Thái Nguyên chia sẻ, điều cô lo ngại khi nhắc đến chứng chỉ hành nghề nhà giáo, đó là mất thời gian. “Sát hạch thường thiên về lý thuyết hoặc điều luật; hơn nữa, khả năng phải đi học lớp bồi dưỡng rồi mới được sát hạch. Vậy các thầy cô mất bao lâu để có được chứng chỉ?” – cô Hà nói.

Nêu quan điểm về vấn đề này, cô Nguyễn Ngọc Linh, giáo viên Trường THPT Nguyễn Trãi, quận Ba Đình, Hà Nội cho rằng, vẫn phải xem xét thấu đáo, kỹ lưỡng trước khi quyết định cấp chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo hoặc có thể quy định đối tượng nào cần phải qua kỳ sát hạch để được cấp chứng chỉ hành nghề, ví như: người không học chuyên ngành sư phạm nhưng đi giảng dạy; người nước ngoài giảng dạy tại Việt Nam; giáo viên về hưu có nhu cầu….; còn những sinh viên tốt nghiệp đại học ngành sư phạm phải được cấp chứng chỉ mà không cần trải qua sát hạch.

Hiện dự thảo Luật Nhà giáo vẫn trong giai đoạn xin ý kiến của các bộ, ngành, địa phương. Không ít bộ, ngành cho rằng phải xem xét kỹ việc này vì có thể gây tốn kém, phiền hà. Đơn cử, Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội cho rằng việc cấp giấy phép cho 1,6 triệu nhà giáo hiện nay là “rất khó khăn”. Bộ Nội vụ đề nghị cân nhắc sự cần thiết, tính khả thi và đánh giá tác động cụ thể về quy định cấp chứng chỉ hành nghề với nhà giáo.

Trong khi đó, các bộ: Công Thương, Xây dựng, Văn hóa Thể thao và Du lịch cho rằng không nên có giấy phép này bởi “phức tạp, không cần thiết”, phát sinh thêm thủ tục tục hành chính với nhà giáo và cơ quan quản lý. Các bộ cũng lo ngại loại giấy phép mới gây tốn kém, khó khăn trong tuyển dụng, nguy cơ tạo ra giấy phép con, khó thu hút, trọng dụng nhân tài… Theo kế hoạch, dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp tháng 10.

 

Sinh viên sư phạm thường có điểm thi đầu vào rất cao. Sau 4 năm học trong trường sư phạm, các em được đào tạo kỹ kiến thức nền tảng, được trang bị chuyên sâu về kỹ năng, phương pháp giảng dạy. Không những vậy, ngay từ năm thứ 2, sinh viên đã tham gia các chương trình kiến tập; năm thứ 4 phải qua thực tập 3 tháng, trực tiếp đứng lớp giảng dạy. Như vậy, sinh viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm đã hoàn toàn đủ năng lực, đủ tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ hành nghề với nhà giáo.
Nhà giáo Nguyễn Ngọc Linh, giáo viên Trường THPT Nguyễn Trãi, quận Ba Đình, Hà Nội.

Theo Bộ GD&ĐT, trong năm 2023, Bộ GD&ĐT đã tổ chức hơn 100 cuộc họp chuyên môn, hội thảo xin ý kiến chuyên gia trong và ngoài ngành với các quy mô khác nhau; tổ chức khảo sát, lấy ý kiến của 547.786 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp học mầm non, phổ thông, đại học và giáo dục nghề nghiệp phục vụ phân tích, đánh giá để hoàn thiện các chính sách trong dự thảo Luật Nhà giáo.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/can-nhac-viec-cap-chung-chi-hanh-nghe-giao-vien.html

Cùng chủ đề

59 tác phẩm xuất sắc được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Sáng 14/11, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo tổng kết Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.

Lúng túng tạm thu học phí tại một trường liên cấp ở Thanh Hoá

TPO - Mặc dù chưa xây dựng phương án tự chủ tài chính để cơ quan chức năng xem xét quyết định theo quy định, thế nhưng Trường Tiểu học, THCS&THPT Hồng Đức (trực thuộc Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hoá) đã tuyển sinh, vận hành 2 năm nay.  TPO - Mặc dù chưa xây dựng phương án tự chủ tài chính để cơ quan chức năng xem xét quyết định theo quy định, thế nhưng...

Hướng dẫn viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 từ Ban giám khảo quốc gia

Theo chia sẻ của Ban giám khảo quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, bài thi đoạt giải cao thường là bức thư có ý tưởng độc đáo, cách lập luận sáng rõ với hành văn vừa giản dị vừa giàu tính biểu cảm. Phát động Cuộc thi UPU lần thứ 54 với chủ đề ‘tưởng tượng bạn là đại dương'Cuộc thi UPU lần thứ 54, năm 2025 đã chính thức được phát động. Với...

Làm sâu sắc 5 nội dung cốt lõi của Luật Nhà giáo

Về cách tiếp cận, quan điểm và định hướng phát triển xây dựng Luật Nhà giáo này, trước hết Bộ tuân thủ và bám sát chủ trương, định hướng, quan điểm xây dựng luật, quan điểm mới nhất là Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ chỉ đạo, nhấn mạnh. Đó là chúng ta xây dựng luật không chỉ để quản lý mà còn để phát triển, kiến tạo. Bộ GD&ĐT tiếp cận bằng cách đổi mới quan...

Luật Nhà giáo phải tạo cho giáo viên thấy được sự tôn vinh

Kinhtedothi – Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho các thầy cô giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giảng dạy, không phải ban hành Luật để thầy cô giáo thấy khó khăn hơn trong môi trường giáo dục. Ngày 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Nhà giáo. Chủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

iPhone SE 4 sẽ ra mắt vào tháng 3/2025

Theo nguồn tin nội bộ, LG Innotek - một trong những nhà cung cấp camera cho Apple đã bắt đầu sản xuất module máy ảnh của iPhone SE 4.  Được biết, LG thường trữ linh kiện trước khi sản phẩm mới ra mắt khoảng 3 tháng, nên nhiều khả năng iPhone SE 4 sẽ trình làng vào tháng 3/2025. Lần gần nhất Apple công bố iPhone SE là ngày 18/3/2022. Apple thường ra mắt model giá rẻ cách nhau vài...

Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...

Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Các đồng chí: Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng khoa học...

Giá kim loại đồng hôm nay ngày 15/11 tiếp tục giảm

Đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm xuống còn 8.867 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 12/8. Giá giao dịch gần đây nhất giảm 1,9% xuống còn 8.874 USD. Giá chịu áp lực khi nhiều nhà giao dịch tận dụng khoảng cách giá giữa LME và sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (ShFE) của Trung Quốc. Nhà chiến lược kim loại cấp cao Alastair Munro của Marex cho biết, một số...

TP Hồ Chí Minh sẽ xây dựng Nhà thi đấu Phan Đình Phùng vào năm 2026

Theo đó, tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh ngày 14/11, Sở Văn hoá và Thể thao (VHTT) TP Hồ Chí Minh đã có văn bản trả lời về những vướng mắc trong việc chuyển đổi phương thức đầu tư tại dự án xây dựng Nhà thi đấu TDTT Phan Đình Phùng tại quận 3 sau nhiều năm đình trệ. Cụ thể, Sở VHTT cho biết, một tổ công tác...

đánh thức tiềm năng nông sản địa phương

Điểm danh đầu tiên phải kể đến ớt rẽ Phú Lương - đặc sản của dân tộc Mường. Trước kia, thứ ớt đơn sơ này chỉ mọc hoang trên núi, giờ đây đã trở thành "ngôi sao ẩm thực" nhờ phương pháp muối bí truyền và vị chua thanh của chanh tươi. Đạt chuẩn OCOP 3 sao, ớt rẽ không chỉ là gia vị làm thắm đượm những bữa tiệc, mà còn mang về nguồn thu đáng kể...

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

‏ Mang ‘Trường học hạnh phúc’ tới với thầy và trò xứ Nghệ ‏

‏Dự án “Trường học hạnh phúc” năm học 2024 - 2025 đã chính thức được khởi động tại Trường Tiểu học Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Dự án hứa hẹn sẽ mang lại một môi trường học tập tốt hơn, tạo cơ hội giúp các em học sinh được phát triển toàn diện.‏ ...

Cùng chuyên mục

Phó thủ tướng chỉ đạo xem xét công bố sớm phương án thi lớp 10

Trước lo lắng của phụ huynh về kỳ thi lớp 10 có môn thi thứ 3 'bí mật' được công bố sát kỳ thi, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát kỹ, xem xét quy định thời gian công bố đối với phương án thi lớp 10 sớm. ...

Thêm 1 đại học được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho phép Trường Đại học Tài chính - Marketing được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Như vậy cả nước có 34 trường được tổ chức thi. Theo Cục quản lý chất lượng, đề án tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam của Trường...

Những tấm gương sáng ngời

Bước ra từ các trang viết, nhiều nhà giáo đã đến dự lễ trao giải cuộc thi "Người Thầy kính yêu" lần 3 sáng 14-11. ...

Giành huy chương Vàng cuộc thi Toán nữ sinh lớp 9 vào thẳng đại học tuổi 14

TRUNG QUỐC - Giành Huy chương Vàng cuộc thi Toán học Khâu Thành Đồng lần thứ 4, Ngũ Vân Huyên - nữ sinh lớp 9 Trường THCS Hồng Phàm 8 (Trung Quốc), được tuyển thẳng vào Đại học Thanh Hoa. Ngày 27/10, vượt qua 130 thí sinh đến từ khắp cả nước, Ngũ Vân Huyên - học sinh lớp 9 Trường THCS Hồng Phàm 8 (Trùng Khánh, Trung Quốc) giành Huy chương Vàng cuộc thi Toán học Khâu Thành Đồng...

Đưa nhà giáo giỏi về với học sinh ngoại thành

Để rút ngắn khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa khu vực nội thành và ngoại thành, Sở GD-ĐT Hà Nội có chương trình kêu gọi nhà trường và các nhà giáo cùng sẻ chia trách nhiệm. Những nhà giáo giỏi, những...

Mới nhất

Mới nhất