Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCân nhắc vì học phí đại học tăng

Cân nhắc vì học phí đại học tăng


anhbaiduoi(2).jpg
Thí sinh tìm hiểu ngành nghề, học phí của các trường đại học. Ảnh: Đ.Xá.

Huy Thành, học sinh lớp 12 ngụ tại huyện Bến Lức (tỉnh Long An) cho biết, em có mong muốn được theo học trường Đại học (ĐH) Luật TPHCM, nhưng vừa qua tìm hiểu thông tin thì thấy mức học phí khá lớn nên phải cân nhắc. “Em có học lực tốt nên tự tin lắm nhưng năm nay trường tăng học phí nhiều. Thấp nhất là ngành Luật thương mại với mức học phí hơn 31 triệu đồng/năm. Một số ngành khác mức học phí dao động từ khoảng 37 – 74 triệu đồng/năm. Riêng ngành Luật đào tạo bằng tiếng Anh, mức học phí lên đến 165 triệu đồng/năm. Cùng với các chi phí ăn ở, đi lại… nên sẽ mất một khoản lớn để theo học. Đó thực sự là gánh nặng với thu nhập của gia đình nên em buộc phải cân nhắc bởi nếu không duy trì đóng góp sẽ ảnh hưởng tới tâm lý khi theo học” – Thành cho biết. Theo thí sinh này, hiện nay cánh cửa vào ĐH khá dễ dàng và thí sinh có nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, học phí và chất lượng đào tạo, công việc làm sau khi ra trường là những điều thí sinh phải tính toán, cân nhắc kỹ.

Tuy nhiên, không riêng Trường ĐH Luật TPHCM mà nhiều trường đại học khác ở khu vực phía Nam cũng tăng học phí từ năm học 2024 – 2025 tới. Trong đó, nhiều trường có mức tăng hàng chục triệu đồng mỗi năm, tạo áp lực đáng kể về kinh tế cho người học, thậm chí vượt khả năng của nhiều gia đình vì các khoá học kéo dài trung bình từ 4 – 5 năm. Cụ thể, theo thông tin của Trường ĐH RMIT, học phí năm 2024 – 2025 sẽ tăng khoảng 15 triệu đồng/năm so với năm học trước. Được biết, đây là một trong những trường ĐH có mức học phí cao nhất ở TPHCM. Trung bình mỗi sinh viên phải đóng gần 1 tỷ đồng cho toàn khoá học (khoảng 4 – 5 năm), tuỳ từng ngành khác nhau. Ngoài ra, một số các trường đào tạo khối ngành Sức khoẻ (y, dược) cũng đã thông báo mức học phí tăng so với những năm trước, từ năm học 2024 – 2025.

Đây là năm học đầu tiên mà các trường ĐH áp dụng mức thu học phí mới theo Nghị định 97 của Chính phủ. Theo một số ý kiến, việc các trường tăng học phí là điều không thể tránh khỏi, nhưng mức tăng như thế nào để cân bằng giữa chi phí đào tạo và khả năng của người học là vấn đề cốt lõi. Bởi việc tăng học phí sẽ dẫn tới tình trạng thí sinh cân nhắc lựa chọn, thậm chí thay đổi nhu cầu học vì vấn đề tài chính ảnh hưởng khá lớn tới quá trình học hiện nay. Đó là nguyên nhân khiến bên cạnh việc các trường ĐH tăng học phí mạnh thì nhiều trường lại chấp nhận giữ nguyên, hoặc chỉ tăng “chút đỉnh” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên.

Cụ thể, theo ông Phan Hồng Hải – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, nhà trường dự kiến chỉ tăng khoảng 5-10% mức học phí năm 2024 so với mức cũ để bù vào chi phí dạy và học, tăng lương đội ngũ… Trước đó 3 năm liền trường đều không tăng học phí. Ông Hải tính toán, việc tăng học phí có thể là “con dao hai lưỡi” bởi khi tăng thì chắc chắn số thí sinh sẽ giảm, dẫn tới tổng nguồn thu cũng bị thay đổi. Việc cân bằng giữa chi phí đào tạo và khả năng của người học là vấn đề quan trọng nhất.

Tương tự, ông Phạm Tiến Đạt – Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính – Marketing cho biết, hội đồng trường đã thống nhất không tăng học phí năm 2024 – 2025 với các sinh viên đang theo học tại trường và chỉ tăng 10% với sinh viên khoá mới tuyển sinh từ năm 2024 này. Cũng theo ông Đạt, học phí của trường hiện trung bình khoảng 19,5 triệu đồng/năm nên mức tăng 10% đã được nhà trường cân nhắc để đưa ra nhằm cân bằng lợi ích người học và chất lượng đào tạo.



Nguồn

Cùng chủ đề

Học phí đại học tăng nhưng vẫn ở mức thấp

Trường đại học đồng loạt điều chỉnh học phíTheo ghi nhận, tới thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố mức học phí năm học 2024-2025. So với năm học trước thì năm học này, đa...

Có trường tăng cả chục triệu/năm

Từ năm học 2024-2025, học phí ở các trường đại học sẽ tăng khá cao theo lộ trình về mức thu học phí quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ.Học phí đại học là một trong...

Năm 2024, hàng loạt trường đại học tăng học phí

Theo ghi nhận, tới thời điểm này, nhiều trường đại học trên cả nước đã thông báo học phí năm học 2024 - 2025. Nhiều trường dự kiến mức học phí cho năm học mới ở mức bằng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Quốc phòng ủng hộ 40 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ

Cảm ơn sự ủng hộ của Bộ Quốc phòng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, bên cạnh sự quan tâm thường xuyên của Đảng, Nhà nước, lực lượng quân đội, công...

Hoạt động dạy và học trở lại bình thường sau bão Yagi

Theo tổng hợp của Sở Giáo dục và Đạo tạo tỉnh Thái Nguyên, năm học 2024-2025, toàn tỉnh có 686 cơ sở giáo dục, gồm 245 trường mầm non, 203 trường tiểu học, 191 trường THCS, 36 trường...

MTTQ tỉnh Điện Biên hỗ trợ 8 tỉnh bị thiệt hại bởi bão lũ

Ông Mùa A Vảng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên, cho biết: Với truyền thống đoàn kết “tương thân, tương ái” của dân tộc, những ngày qua, các cấp, các ngành, nhân dân các...

Các kỳ thi riêng thay đổi thế nào từ năm 2025?

Đổi mới nội dung, cấu trúc đề thiGhi nhận từ mùa tuyển sinh năm 2024, số lượng cơ sở giáo dục đại học tổ chức các kỳ thi riêng để phục vụ nhu cầu tuyển sinh tăng lên....

Khuyến khích các trường xây dựng ngân hàng đề minh họa

Mối quan tâm lớn nhất lúc này là việc dạy - học và ôn thi cho học sinh lớp 9 ra sao để bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Ngành Kinh tế đông ứng viên được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư nhất năm 2024

Ứng viên ngành Kinh tế được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024Theo danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024,...

Thí điểm dùng tiếng Anh dạy học, TP.HCM chuẩn bị ra sao?

Lợi thế từ đội ngũ giáo viênTheo TS Nguyễn Thanh Bình, trưởng khoa tiếng Anh (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), lợi thế lớn...

Cùng chuyên mục

Cựu sinh viên ‘rút ruột’ 90% tiền ủng hộ đồng bào bị bão lũ

TPO - Được ủy quyền thay mặt câu lạc bộ ủng hộ số tiền 11.232.000 đồng nhưng H.T chỉ chuyển 1.123.200 đồng, thấp hơn mức công bố 10.108.800 đồng. Vụ việc được phát hiện sau khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố sao kê. Sự việc trên xảy ra ở Câu lạc bộ dự nguồn (CLB) thuộc Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương TPHCM. Ngay sau đó, Đoàn thanh niên – Hội...

Từ câu chuyện sao kê mùa lũ lụt…

Rất cần xử lý nghiêm các hành vi gian dối "phông bạt từ thiện" trong mùa lũ lụt để duy trì niềm tin của cộng đồng xã hội và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Diễn biến mới vụ phụ huynh bức xúc tiền ‘bảo trì ti vi’ 100.000 đồng/học sinh

Liên quan vụ “Phụ huynh bức xúc vì bị thu tiền 'bảo trì ti vi' 100.000 đồng/học sinh” gây tranh cãi, Trường TH-THCS-THPT Hồng Bàng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) vừa có thông báo về việc ngừng thu khoản phí này trong năm học 2024-2025. Cụ thể, theo kế hoạch họp phụ huynh đầu năm, nhà trường đã vận động phụ huynh đóng góp khoản phí bảo trì ti vi 100.000 đồng/học sinh/năm. Theo nhà trường, sau khi ghi...

Đề nghị miễn, giảm học phí cho sinh viên bị ảnh hưởng bão Yagi

Nội dung trên được nêu trong công văn Bộ GD&ĐT gửi các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau bão Yagi, ngày 17/9.Bộ GD&ĐT nhận định, thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt các tỉnh phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề về tài sản, tính mạng bởi cơn bão số 3...

Mới nhất

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp Đại sứ Áo trình Quốc thư

Tiếp Đại sứ Áo Philipp Aga Tho Nos trình Quốc thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ tin tưởng, với kinh nghiệm và sự năng động của mình, Ngài Đại sứ sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ Việt – Áo phát triển hơn nữa. Khẳng định Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương của...

Hai tiếng “ĐỒNG BÀO”, hai tiếng “VIỆT NAM”

(NADS) - Trong những ngày người dân phía Bắc vùng bị thiệt hại nặng nề vì thiên tai, thì hai tiếng "ĐỒNG BÀO" hai tiếng "VIỆT NAM" được nhắc đến nhiều nhất. Và hình ảnh lãnh đạo Đảng, Chính phủ đến tận vùng lũ, thiên tai tàn phá động viên người dân, chỉ đạo cơ sở khắc phục...

Hàng chục ngàn lượt đoàn viên, sinh viên Hà Nội tham gia khắc phục hậu quả bão

Nhằm chung sức khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, trong tuần qua, hàng ngàn lượt đoàn viên, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn Hà Nội đã tham gia các hoạt động hỗ trợ người dân tại Hà Nội và các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào...

Hướng dẫn lựa chọn nhà thầu khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão

Hướng dẫn lựa chọn nhà thầu khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bãoCác bộ, ngành và địa phương có thể áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn đối với các gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả bão số 3 và...

Mới nhất