Trang chủNewsChính trịCân nhắc thời điểm thông qua Luật Bảo hiểm xã hội

Cân nhắc thời điểm thông qua Luật Bảo hiểm xã hội


anh-bai-tren(1).jpg
Quang cảnh phiên bế mạc Hội nghị ĐBQH chuyên trách lần thứ 5 (chiều ngày 27/3) thảo luận về một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, trong đó có dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Nguồn: quochoi.vn

Bà Ma Thị Thúy (ĐBQH đoàn Tuyên Quang) đề nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc thông qua Luật sau khi cải cách tiền lương. Bởi theo bà Thúy cải cách tiền lương là một chính sách lớn, khó và phức tạp, tác động mạnh tới nhiều lĩnh vực, nhóm lao động khác nhau trên toàn xã hội, cần có thời gian triển khai cải cách tiền lương để điều chỉnh, xử lý các vấn để phát sinh (nếu có) cho phù hợp với thực tiễn, tránh tình trạng Luật vừa thông qua lại phải rà soát, sửa đổi. Từ đó, bà Thúy đề nghị Quốc hội chưa thông qua tại kỳ họp thứ 7, mà xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10-11/2024).

Ngay cơ quan thẩm tra dự án Luật trên là Ủy ban Xã hội của Quốc hội cũng cho biết, từ ngày 1/7/2024 khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương sẽ phát sinh một số vấn đề liên quan đến dự thảo Luật. Trong khi Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật này chưa dự liệu hết được tác động.

Theo đó, do bãi bỏ “mức lương cơ sở” nên không còn căn cứ thực hiện được việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để tính lương hưu, không còn căn cứ để tính hưởng một số chế độ BHXH và một số chế độ quy định ở các luật khác. Bên cạnh đó, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của nhóm đối tượng thực hiện tiền lương do Nhà nước quy định sẽ tăng lên so với hiện hành, dẫn đến tiền đóng BHXH cũng tăng lên đáng kể. Điều này sẽ làm tăng phần chi ngân sách nhà nước đóng cho những đối tượng này.

Ủy ban Xã hội cũng chỉ ra rằng, việc cải cách tiền lương sẽ làm phát sinh chênh lệch khá lớn về lương hưu giữa người nghỉ hưu trước và sau ngày 1/7/2024, nếu không thực hiện điều chỉnh cho đối tượng nghỉ hưu trước thời điểm này khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Theo đó, nếu nghỉ hưu sau thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương (1/7/2024) từ 4 đến 6 năm, lương hưu của người nghỉ hưu sau khi thực hiện chính sách tiền lương đã tăng 40-50% so với những người nghỉ hưu trước khi thực hiện chính sách tiền lương mới.

Liên quan đến vấn đề trên, trả lời cho câu hỏi có nên lùi thời điểm thông qua Luật BHXH sửa đổi sau khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương hay không? Ông Bùi Sỹ Lợi – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (nay là Ủy ban Xã hội) cho rằng, để thực hiện chính sách tiền lương mới từ 1/7 thì theo lộ trình đến ngày 31/3 phải xong tất cả vị trí việc làm. Cho nên nếu vấn đề cải cách tiền lương chuẩn bị đầy đủ rồi thì có thể báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật. Còn nếu chưa rõ thì có thể dừng lại. Đây là vấn đề bình thường, nếu đủ điều kiện thì thông qua, còn không thì để lại kỳ sau. “Hiện dự thảo Luật chỉ có một vài điểm chưa thống nhất phải thảo luận tiếp” – ông Lợi cho hay.

Theo ĐB Đặng Bích Ngọc (đoàn Hoà Bình), hiện chính sách tiền lương cũng chưa cụ thể. Đến bây giờ chúng ta cũng chưa biết cụ thể lương sẽ như thế nào? Cho nên tính toán làm căn cứ đóng BHXH cũng rất khó khi tới đây bãi bỏ mức lương cơ sở nên không còn căn cứ thực hiện được việc điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH để tính lương hưu.

Trong khi đó, theo ĐB Nguyễn Thị Sửu (đoàn Thừa Thiên Huế), dự thảo Luật đang nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong thời gian qua của người lao động, đặc biệt là lao động yếu thế, cần có điểm tựa để đảm bảo cuộc sống về lâu dài của bản thân, gia đình và người thân. Theo bà Sửu, rút BHXH một lần là vấn đề lớn, phức tạp, cần tiếp tục lấy ý kiến đối với 2 phương án đã được đưa ra. Đặc biệt, cần lấy ý kiến của người lao động là đối tượng chịu sự tác động của Luật. “Dù là phương án nào cũng đều dựa trên quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước là nhằm bảo đảm tốt nhất quyền lợi lâu dài cho người lao động” – bà Sửu lưu ý.

Ông Nguyễn Anh Trí – Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội bày tỏ quan điểm không đồng tình với cả 2 phương án đưa ra. “Nếu là người đóng bảo hiểm thì tôi cũng chưa ưng. Đây là vấn đề trăn trở nhưng cả 2 phương án đưa ra đều chưa thoả đáng. Chính phủ, cụ thể là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần suy nghĩ để xây dựng thêm” – ông Trí nói và đề nghị tìm phương án tốt hơn nữa.

Trong khi đó, bà Trần Thị Hoa Ry – Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho rằng, hiện dự thảo Luật đang còn nhiều ý kiến khác nhau. Chính phủ cũng chưa chọn phương án BHXH một lần nào chính thức để đảm bảo trình tại kỳ họp thứ 7. Vì vậy nên cân nhắc thời điểm thông qua Luật. Nếu chất lượng và nội dung chưa đảm bảo thì chúng ta nên để qua kỳ họp sau để có thời gian đánh giá tác động, xem xét, chặt chẽ hơn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Các quy định phải bảo vệ tối đa quyền lợi người lao động

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 27/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo...

Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Về cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động (Điều 41), tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khuyến khích các trường xây dựng ngân hàng đề minh họa

Mối quan tâm lớn nhất lúc này là việc dạy - học và ôn thi cho học sinh lớp 9 ra sao để bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT...

Tiếp tục khẳng định vai trò chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động

PV: Trong những năm qua Công đoàn Việt Nam (CĐVN) đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận trong chăm lo cho đời sống của đoàn viên, người lao động. Ông có thể cho biết một số điểm...

Thay đổi từ các trường

Thêm kỳ thi riêngNhững năm gần đây, nhiều trường ĐH tổ chức kỳ thi riêng phục vụ tuyển sinh. Từ năm 2025, sẽ có thêm Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi đánh giá...

Đẩy nhanh việc phân bổ nguồn lực ủng hộ đến các tỉnh bị thiệt hại nặng do bão số 3

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Nguyễn Thị Thu Hà đã tiếp nhận ủng hộ từ Công ty gỗ Nhân Tâm số tiền 500 triệu đồng; Tập đoàn Gem Group ủng hộ 40 triệu đồng; Hội thánh...

Bản tin Mặt trận sáng 17/9

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ 1.035 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại do bão lũNgày 16/9, thông tin từ UBTƯ MTTQ Việt Nam cho biết, tính đến 17h00 hôm nay,...

Bài đọc nhiều

Không để người dân nào phải thiếu ăn, thiếu mặc, bị đói bị rét…

Tại Hội nghị, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã hỗ trợ các địa phương trên 350 tỷ đồng, 300 tấn gạo và đang tiếp tục thống kê để hỗ trợ. UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tổ chức...

Tăng cường cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Công điện nêu rõ, những ngày qua, cơn bão số 3 với cường độ đặc biệt lớn đổ bộ trực tiếp vào nước ta và hoàn lưu sau bão gây mưa lớn kéo dài trên diện rộng, gây lũ lụt tại nhiều địa phương khu vực phía bắc gây thiệt hại rất lớn cả về tính mạng và tài sản; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Công tác ứng phó...

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng thăm và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức

Các đại biểu của hai Đoàn Đối thoại đã thảo luận và trao đổi các ý kiến đánh giá, nhận định về vai trò của chủ nghĩa đa phương, đóng góp ngày càng gia tăng của các thể chế đa phương trong thúc đẩy hòa bình và phát triển, hợp tác giải quyết các tranh chấp, xung đột ở khu vực và trên toàn cầu, hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong...

Học viện Chính trị khu vực 3 nghiên cứu thực tế tại Vùng 3 Hải quân

Hai bên đã phối hợp tổ chức hội nghị trao đổi cung cấp thông tin về tình hình biển, đảo. Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Tiến, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 3 Hải quân, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Đức Kiên, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực 3 đồng chủ trì hội nghị. Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Tiến đã thông tin khái quát tình hình biển, đảo; kết quả thực...

An Giang có tân Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Đỗ Trọng Hưng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Lê Hồng Quang, Bí thư Tỉnh ủy An Giang cùng đại diện lãnh đạo hai tỉnh An Giang và Khánh Hòa. Trao Quyết định số 1530-QĐNS/TW, ngày 30/8/2024 của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định đồng chí Hồ Văn Mừng, Bí thư Thành ủy Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, tham gia Ban...

Cùng chuyên mục

Vĩnh Long kỷ niệm 111 năm ngày sinh Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

Đến dự có Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời cùng lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long qua các thời kỳ, chính quyền địa phương và người thân của Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa. Tại buổi lễ, các đại biểu đã thành kính dâng hoa, dâng hương và dành một phút mặc niệm tưởng nhớ về cuộc đời, sự nghiệp của...

Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Anh lần thứ 5

Tại đối thoại, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến nhấn mạnh, Đối thoại Chính sách Quốc phòng là cơ chế trao đổi cấp chiến lược, là dịp để Bộ Quốc phòng hai nước cùng đánh giá lại kết quả hợp tác từ Đối thoại Chính sách Quốc phòng lần thứ 4, thống nhất định hướng hợp tác thời gian tới, nhất là trong bối cảnh quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Anh được lãnh đạo hai nước...

Sóc Trăng tổ chức hội nghị quán triệt văn bản về đại hội đảng bộ các cấp

Tham dự có các cán bộ, đảng viên trong toàn tỉnh Sóc Trăng và đại diện các ban Đảng Trung ương. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn chủ trì hội nghị. Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sóc Trăng Võ Chí Công nhấn mạnh, Đại hội Đảng là sự kiện chính trị quan trọng...

Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 127 Hải quân làm Chánh Văn phòng Bộ Tư lệnh Hải quân

Tại Hội nghị, Thượng tá Đàm Oanh, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 127 đã bàn giao chức trách, nhiệm vụ cho Thượng tá Phạm Lương Hào, Phó Lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 127 phụ trách. Trước đó, theo quyết định của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân, Thượng tá Đàm Oanh được bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Tư lệnh Hải quân. Phát biểu tại Hội nghị, Chuẩn...

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm hỏi động viên người dân vùng lũ Sơn La

Tiếp và làm việc với đoàn, tỉnh Sơn La có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và lãnh đạo một số sở, ban, ngành, huyện Mộc Châu. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại các cơ sở của huyện Mộc Châu đã bị thiệt hại nhiều về nhà cửa, tài sản, hoa màu và hệ thống đường, điện, nước sinh hoạt…, với...

Mới nhất

Lồng đèn truyền thống vẫn được ưa chuộng trong dịp Tết Trung thu

Một tín hiệu đáng mừng là những năm gần đây, các sản phẩm đồ chơi truyền thống làm bằng tre, giấy kính... được nhiều người tìm về sử dụng nhiều hơn. Vì vậy mà dù phải làm việc gấp đôi ngày thường, các nghệ nhân vẫn rất phấn khởi khi nét đẹp văn hoá truyền thống được giới trẻ...

UBCKNN nhận hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu của NCB

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa thông báo đã nhận được hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ của Ngân hàng...

Phú Thọ khôi phục sản xuất sau mưa lũ

VOV.VN - Mưa lũ đã gây ra thiệt hại rất lớn về tài sản cho người dân, Tuy vậy với tinh thần hăng say lao động sản xuất, tại một số địa phương khi nước lũ rút đi, người dân, chính quyền, ngành chức năng đang khẩn trương tiến hành dọn dẹp vệ sinh môi trường, xử lý vườn...

Mới nhất