Trang chủNewsThời sựCân nhắc phương án đầu tư mở rộng sân bay Phù Cát

Cân nhắc phương án đầu tư mở rộng sân bay Phù Cát


Cần thiết xây thêm đường băng thứ 2

Theo Bộ GTVT, tại Quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, để đáp ứng công suất theo quy hoạch và bảo đảm duy trì hoạt động quân sự thường xuyên, Bộ GTVT đã quy hoạch bố trí bổ sung đường cất hạ cánh số 2 về phía Tây để khai thác hàng không dân dụng tương đối độc lập với quân sự.

Cân nhắc phương án đầu tư mở rộng sân bay Phù Cát- Ảnh 1.

Bộ GTVT ủng hộ việc triển khai dự án mở rộng cảng hàng không Phù Cát thành 3 dự án phù hợp.

Đồng thời, bố trí khu hàng không dân dụng về phía Nam (khu vực các công trình quân sự hiện hữu) để thuận lợi kết nối giao thông, hạn chế ảnh hưởng đến nhau giữa khu hàng không dân dụng và quân sự.

Do đó, Bộ GTVT cho rằng phương án triển khai đầu tư do UBND tỉnh Bình Định đề xuất phù hợp với Quy hoạch CHK Phù Cát được Bộ GTVT phê duyệt. Việc triển khai thành 3 dự án phù hợp với tính chất và lộ trình cần thiết đầu tư của các công trình này. 

Trước đó, UBND tỉnh Bình Định đã có Tờ trình đề nghị Chính phủ chấp thuận phương án triển khai đầu tư Cảng hàng không Phù Cát gồm các hạng mục: Xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình khác thuộc khu bay; Xây dựng di chuyển các công trình quân sự để bàn giao đất phục vụ xây dựng mở rộng khu hàng không dân dụng; Xây dựng khu hàng không dân dụng.

Giai đoạn trước mắt, cho phép triển khai đầu tư ngay hạng mục xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình khác thuộc khu bay, với tổng mức đầu tư khoảng 3.013 tỷ đồng (giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 1.008 tỷ đồng), nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Cùng đó, đề nghị Chính phủ trình Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù giao UBND tỉnh Bình Định tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình khác thuộc khu bay từ nguồn vốn ngân sách do tỉnh quản lý (bao gồm nguồn vốn Trung ương hỗ trợ khoảng 1.500 tỷ đồng).

Sân bay Phù Cát được Mỹ xây dựng từ những năm 1960-1970, là căn cứ quan trọng của Không quân Mỹ – Ngụy. Năm 1975, khi đất nước thống nhất, sân bay được sử dụng là căn cứ của Không quân Việt Nam. 

Sân bay Phù Cát nằm trên địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, cũng là căn cứ quân sự quan trọng trong hệ thống phòng thủ bảo vệ Tổ quốc nên tại đây có hoạt động quân sự thường xuyên và phần lớn đất đai do Bộ Quốc phòng quản lý.

Năm 1985, sân bay Phù Cát bắt đầu khai thác hoạt động hàng không dân dụng và trở thành Cảng hàng không Phù Cát. Cảng có 1 đường cất hạ cánh bằng bê tông xi măng, hiện là tài sản thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.

Sau khoảng 60 năm sử dụng (vượt gần 3 lần tuổi thọ thiết kế), hiện hầu hết các tấm bê tông đã bị nứt, nguy cơ phát sinh mảnh vỡ gây mất an toàn khai thác. Sức chịu tải thấp dẫn đến chỉ đảm bảo khai thác giảm tải các loại tàu bay như A320/321 và tương đương.

Với tình trạng trên, Bộ GTVT cho rằng cần thiết phải sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh này. Tuy nhiên, do đây là đường cất hạ cánh bằng bê tông xi măng nên để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp phải đóng cửa sân bay trong thời gian khá dài (không dưới 6 tháng).

“Việc đóng cửa CHK Phù Cát sẽ không đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị quân đội, cũng ảnh hưởng lớn đến du lịch và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Định”, lãnh đạo Bộ GTVT nhận định và cho biết khi lập Quy hoạch CHK Phù Cát Cát thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ GTVT đã thống nhất với Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Bình Định nghiên cứu quy hoạch đường cất hạ cánh số 2 cho cảng để đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo khai thác hàng không dân dụng an toàn, hiệu quả, cũng giữ được đường cất hạ cánh số 1 luôn sẵn sàng phục vụ chiến đấu của các đơn vị quân đội. Đường cất hạ cánh số 2 cũng sẵn sàng phục vụ các đơn vị quân đội khi có nhu cầu.

Vì vậy, việc UBND tỉnh Bình Định đề nghị giai đoạn trước mắt cho phép triển khai đầu tư ngay đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ được đánh giá là cần thiết và phù hợp tình hình của CHK Phù Cát.

Chưa có cơ chế đặc thù cho dùng ngân sách địa phương đầu tư hạ tầng sân bay

Đối với phương án sử dụng vốn đầu tư đường cất hạ cánh số 2, Bộ Quốc phòng đã có văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị thực hiện đầu tư công bằng nguồn ngân sách Nhà nước. 

Trường hợp nguồn ngân sách nhà nước chưa đáp ứng kịp thời, nghiên cứu phương án đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp khác theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai trên cơ sở bảo đảm về nhiệm vụ quốc phòng.

Hiện nay, Bộ GTVT cũng nghiên cứu 2 phương án đầu tư đường cất hạ cánh số 2 tại CHK Phù Cát.

Phương án 1, Bộ GTVT và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tổ chức thực hiện đầu tư.

Ở phương án này, Bộ GTVT cho biết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách Trung ương được cấp có thẩm quyền giao cho Bộ GTVT tập trung ưu tiên phát triển các công trình trọng điểm quốc gia về giao thông theo Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030 và các Nghị quyết của Quốc hội. Do đó, Bộ GTVT không có khả năng cân đối vốn để đầu tư dự án này.

ACV cũng đang tập trung nguồn vốn để đầu tư các dự án lớn, trọng điểm ngành hàng không như xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành, xây dựng nhà ga T3 Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, mở rộng nhà ga T2 Cảng HKQT Nội Bài. 

Theo Bộ GTVT, các cảng hàng không đóng góp rất quan trọng cho phát triển du lịch và kinh tế – xã hội của các địa phương nên vừa qua, nhiều địa phương mong muốn đóng góp cùng ngân sách Trung ương để đầu tư phát triển các sân bay.

Vì vậy, tại Đề án “Định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không”, Bộ GTVT kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng chính sách đặc thù để sử dụng ngân sách địa phương tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không. Hiện, Bộ GTVT đã hoàn thiện đề án và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo kế hoạch, Bộ GTVT sẽ trình cấp có thẩm quyền vào cuối tháng 8/2024. Sau khi đề án được cấp có thẩm quyển thông qua, Bộ GTVT đề xuất chính sách đặc thù trình Chính phủ báo cáo Quốc hội thông qua vào kỳ họp cuối năm 2024, làm cơ sở triển khai thực hiện.

ACV cũng đã và đang thực hiện nhiệm vụ đầu tư nâng cấp các cảng hàng không vùng sâu, vùng xa như Điện Biên, Cà Mau… nên khả năng tiếp tục cân đối vốn để đầu tư dự án này rất khó khăn.

Phương án 2 sẽ do UBND tỉnh Bình Định tổ chức thực hiện đầu tư. Nhưng theo các quy định hiện hành, chưa đủ cơ sở để UBND tỉnh Bình Định sử dụng ngân sách địa phương đầu tư dự án này.

Theo báo cáo, UBND tỉnh Bình Định sẵn sàng bố trí khoảng 1.513 tỷ đồng (trong đó khoảng 1.008 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng) để đầu tư dự án này và đề xuất hỗ trợ khoảng 1.500 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương.

Về điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến hiện nay, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách Trung ương đã phân bổ hết cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương. Với giai đoạn 2026-2030, hiện cấp có thẩm quyền chưa ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. 

Thủ tướng Chính phủ cũng chưa ban hành Chỉ thị về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 và thông báo tổng mức vốn đầu tư công dự kiến cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương. Do đó, chưa có cơ sở xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng cho UBND tỉnh Bình Định thực hiện đầu tư.

Riêng với 2 dự án là Dự án xây dựng di chuyển các công trình quân sự để bàn giao đất phục vụ xây dựng mở rộng khu hàng không dân dụng và Dự án xây dựng khu hàng không dân dụng, Bộ GTVT thống nhất với đề xuất của tỉnh Bình Đình sẽ thực hiện 2 dự án này sau vì nhu cầu vốn đầu tư lớn, cần nhiều thời gian để thực hiện thủ tục liên quan đến việc phá dỡ di dời, bồi thường, xây dựng các công trình quân sự về phía Bắc của cảng.

Việc huy động nguồn vốn xã hội đầu tư xây dựng khu hàng không dân dụng sẽ được nghiên cứu sau khi Đề án “Định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không” của Bộ GTVT được cấp có thẩm quyền thông qua.

Theo ý kiến của Bộ Quốc phòng, Cảng hàng không Phù Cát là một trong các điểm bị ảnh hưởng ô nhiễm chất độc da cam dioxin sau chiến tranh. 

Bộ Quốc phòng đang có chủ trương triển khai dự án xử lý đất nhiễm dioxin tại khu vực này. Việc bố trí khu vực xây dựng các công trình quân sự tại vị trí mới phải đáp ứng các yêu cầu khi có kết quả khảo sát, quan trắc và đánh giá rõ không có nguy cơ phơi nhiễm dioxin; chỉ được triển khai xây dựng sau khi đã hoàn thành việc xử lý đất và được đánh giá an toàn.

Từ đây, Bộ GTVT ủng hộ giao UBND tỉnh Bình Định tổ chức đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình khác thuộc khu bay.

Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trong thời gian chờ chính sách đặc thù cho phép sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không, cho phép UBND tỉnh Bình Định nghiên cứu, triển khai trước các thủ tục chuẩn bị đầu tư và các thủ tục cần thiết khác để triển khai công tác giải phóng mặt bằng theo quy hoạch bằng nguồn vốn của địa phương.

Quá trình chuẩn bị, UBND tỉnh Bình Định phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của quân đội về vấn đề đất đai, xử lý dioxin tại khu vực này (nếu có).

Đồng thời, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, cân đối các nguồn vốn, sớm tham mưu Chính phủ bố trí khoảng 1.500 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương cho UBND tỉnh Bình Định để hỗ trợ thực hiện dự án này. Giao Bộ GTVT và Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị liên quan hướng dẫn, hỗ trợ tỉnh Bình Định tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình chuẩn bị, triển khai dự án.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/can-nhac-phuong-an-dau-tu-mo-rong-san-bay-phu-cat-192240730214541912.htm

Cùng chủ đề

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang thôi phụ trách HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang thôi phụ trách HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủyÔng Nguyễn Xuân Sang, Thứ trưởng Bộ GTVT sẽ thôi phụ trách HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) sau hơn 7 tháng đảm nhận nhiệm vụ này. Trụ sở Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) tại số 172 - Ngọc Khánh, Ba Đình,...

120 chuyến bay bị hủy, nhiều sân bay đổ tường, vỡ kính do bão số 3

Ngoài ra, có hơn 100 chuyến bay khác bị ảnh hưởng, nhiều sân bay bị đổ tường, vỡ kính. Cụ thể, tại sân bay Vân Đồn bị đổ khoảng 50m hàng rào an ninh ngăn cách khu vực hạn chế, và đổ 200m hàng rào ranh giới cảng hàng không. Tại nhà ga hành khách, một số tấm kính lớp trang trí bên ngoài bị rơi vỡ. Khoảng 20 tấm kính ở mái kính bên ngoài nhà ga phía cầu...

120 chuyến bay bị hủy, nhiều sân bay thiệt hại do bão số 3

Theo Cục Hàng không VN, ước tính sơ bộ, có khoảng 120 chuyến bay...

Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm

Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/nămTrong giai đoạn 2021-2030, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc được quy hoạch mới nhà ga hành khách T2 về phía Đông nhà ga hành khách T1 hiện hữu, công suất đạt khoảng 6 triệu hành khách/năm. Một góc Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc hiện hữu. Cục...

Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku

Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không PleikuCảng hàng không Pleiku - Gia Lai được quy hoạch nhà ga hành khách mới tại khu vực phía Bắc đầu 27 đường cất hạ cánh kéo dài, công suất khoảng 4 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021 - 2030. Cảng hàng không Pleiku - Gia Lai. Bộ trưởng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dừng chạy tàu khách Hà Nội

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (siêu bão Yagi), khu vực tỉnh...

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ, đứt gãy hai nhịp

Cụ thể, vào khoảng 10h sáng nay (9/9), 2 nhịp cầu thuộc phía đầu...

“Sao trở mặt như vậy hả em?”

Hai nghệ sĩ trẻ khiến Thanh Hà, Ngọc Anh 3A tranh giành quyết liệtOur...

Vietjet tăng mạnh tần suất bay đến Đài Loan và Hồng Kông

Từ ngày 27/10, Vietjet sẽ tăng tần suất hàng loạt các đường bay lên...

Sửa quy định về điều kiện thành lập trung tâm đăng kiểm

Quy định chặt chẽ hơnTheo dự thảo Nghị định về cơ sở đăng kiểm...

Bài đọc nhiều

Quảng Ninh, Hải Phòng tan hoang vì bão số 3

Trong ngày 7.9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh và TP.Hải Phòng, gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản. Đến tối cùng ngày, nhiều địa phương ở các tỉnh, thành trên vẫn chưa thể cấp điện trở lại nên cơ quan chức năng chưa thể cung cấp chính xác thiệt hại do bão. Quảng Ninh: Hàng nghìn cây xanh bị gãy đổ, nhà tốc mái Qua thống kê sơ bộ của tỉnh Quảng Ninh khi bão số...

Hành trình tàn phá miền Bắc của siêu bão Yagi

(Dân trí) - Thông tin "siêu bão" giảm xuống thành "bão" vào giờ chót không khiến cho Yagi bớt hung dữ. Người dân bước ra khỏi nhà trong sáng 8/9, ngỡ ngàng vì cây đổ, mái tốc và nước chảy trên đường cuồn cuộn...   Khi bình minh 7/9 vừa ló rạng, người dân các tỉnh ven biển miền Bắc đã chuẩn bị tinh thần đối mặt với cơn bão mạnh nhất trong 3 thập kỷ - Yagi. Xuất phát từ Biển Đông,...

Thành phố Hạ Long hoang tàn, đổ nát sau bão Yagi

(Dân trí) - Bão Yagi quét qua TP Hạ Long đã để lại thiệt hại nặng nề, đặc biệt là với các công trình, cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng, ẩm thực dọc tuyến đường ven biển. Chiều 7/9, bão Yagi đổ bộ vào đất liền, quét trực tiếp qua địa phận tỉnh Quảng Ninh, gây thiệt hại nặng nề tại các khu vực TP Cẩm Phả, TP Hạ Long, huyện Vân Đồn... Ghi nhận của phóng viên Dân trí trong...

Cây đổ la liệt, đường ngập sâu sau khi bão số 3 Yagi quét qua Hà Nội

Bão số 3 Yagi quét qua Hà Nội khiến nhiều cây xanh, cột điện, biển báo giao thông gãy đổ. Một số tuyến đường bị ngập sâu khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi bão số 3 Yagi quét qua Hà Nội, hàng trăm cây xanh, biển báo, cột đèn... đã bị gãy đổ. Ghi nhận trên phố Phúc La (quận Hà Đông), hàng loạt cây xanh gãy đổ chắn ngang đường khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó...
15:57:34

Chủ tịch Quốc hội bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga

Khoảng 13 giờ 30 phút (giờ địa phương, tức 17 giờ 30 phút giờ Hà Nội) ngày 8/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến Sân bay quốc tế Vnukovo, thủ đô Moscow, bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam - Liên bang Nga từ ngày 8-10/9/2024. Đón...

Cùng chuyên mục

Nước lũ về dồn dập ở nhiều địa phương, 8 thủy điện lớn mở 29 cửa xả lũ

TPO - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, sáng 9/9, lưu lượng nước về các hồ thuỷ điện tăng nhanh nên có 8 thủy điện đang mở tổng cộng 29 cửa xả lũ. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, sau bão số 3, các nhà máy thủy điện của EVN ở khu vực phía Bắc vẫn duy trì vận hành bình thường. Hiện lưu lượng nước đến các hồ thủy điện đã tăng nhanh...

Nạn nhân thoát nạn ở vụ sập cầu Phong Châu kể lại giây phút sinh tử

Anh Phan Trường Sơn, nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ, kể lại giây phút sinh tử khi bị rơi xuống sông. Vietnamplus.vn Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nan-nhan-thoat-nan-o-vu-sap-cau-phong-chau-ke-lai-giay-phut-sinh-tu-post975262.vnp

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở

Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công...
06:08:54

(Trực tiếp) Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ, nghi có người và xe rơi xuống sông

Sáng 9-9 cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Sập cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng tại Phú Thọ, hình ảnh từ hiện trường - Video: TUẤN PHÙNG - MẠNG XÃ HỘI Cầu Phong Châu chỉ còn lại 1 nhịp - Ảnh: Mạng xã hội Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Phó chủ tịch huyện Tam Nông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết cầu Phong Châu có kết...
06:08:54

Video cận cảnh khoảnh khắc cầu Phong Châu ở Phú Thọ bị sập

Camera hành trình ôtô của người tham gia giao thông đã ghi lại khoảnh khắc cầu Phong Châu ở Phú Thọ sập.  

Mới nhất

06:08:54

Video cận cảnh khoảnh khắc cầu Phong Châu ở Phú Thọ bị sập

Camera hành trình ôtô của người tham gia giao thông đã ghi lại khoảnh khắc cầu Phong Châu ở Phú Thọ sập.  

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu hộ, cứu nạn vụ sập nhịp cầu Phong Châu, Phú Thọ

VOV.VN - Thủ tướng vừa ra Công điện về việc tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ. Thủ tướng Chính phủ điện: - Bí thư, Chủ tịch Ủy ban...
06:08:54

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Mozambique

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Mozambique Filipe Jacinto Nyusi và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8 đến 10/9/2024. Sáng 9/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm...

Bạc duy trì đà tăng

Giá bạc hôm nay được niêm yết ở mức 850.000 đồng/lượng mua vào và 899.000 đồng/lượng bán ra tại Hà Nội. Giá bạc tại TP. Hồ Chí Minh có giá niêm yết cao hơn ở mức 852.000 đồng/lượng mua vào và 901.000 đồng/lượng bán ra. Giá bạc thế giới niêm yết ở mức giá...

Thời tiết đáng chú ý ở Nam bộ và TPHCM sau bão số 3

TPO - Cơ quan khí tượng dự báo trong tuần, thời tiết TPHCM và các tỉnh, thành Nam bộ tiếp tục có mưa, mưa rào nhiều nơi và có nơi có dông; có nơi mưa vừa, mưa to đến rất to, chủ yếu xuất hiện vào trưa đến chiều tối. Theo Đài Khí tượng Thủy văn...

Mới nhất

Bạc duy trì đà tăng