Trang chủNewsThời sựCân nhắc hiệu quả khi thành lập trung tâm văn hóa Việt...

Cân nhắc hiệu quả khi thành lập trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài

Kinhtedothi – Ngày 1/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

100% học sinh, sinh viên sẽ được tiếp cận hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa

Thảo luận  về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn (đại biểu Quốc hội Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho hay, trong chương trình mục tiêu quốc gia để phát triển văn hóa, có khá nhiều nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi tại phiên họp ngày 1/11. Ảnh: Quochoi.vn
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi tại phiên họp ngày 1/11. Ảnh: Quochoi.vn

Lĩnh vực văn hóa và giáo dục có nhiều nội dung giao thoa, gần gũi. Cả 2 bộ, ngành đều chung mục tiêu, đối tượng lớn là phát triển con người và các giá trị của con người. Trong quá trình xây dựng chương trình, 2 bộ cũng đã phối hợp chặt chẽ, có nhiều nội dung của giáo dục, đào tạo đã được đưa vào trong chương trình.

“Đối với ý kiến của các đại biểu có liên quan đến nhiệm vụ của giáo dục, chúng tôi cũng mong trong quá trình triển khai chương trình mục tiêu quốc gia này, sẽ giải quyết được nhiều nội dung kỳ vọng của ngành giáo dục và đào tạo” – Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ.

Liên quan các mục tiêu cụ thể của chương trình, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi, mục tiêu số 6 có đề cập đến năm 2030, 100% học sinh, học viên, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiếp cận, tham gia hiệu quả, thường xuyên các hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa.

Nội dung này do Bộ GD&ĐT đề xuất với mong muốn là, phát triển con người một cách toàn diện. Thực chất, các nội dung giáo dục về nghệ thuật, di sản văn hóa đã có trong chương trình giáo dục phổ thông; trong đó có các môn học về mỹ thuật, nghệ thuật mà các trường đã triển khai.

Quốc hội thảo luận tại hội trường ngày 1/11. Ảnh: Quochoi.vn
Quốc hội thảo luận tại hội trường ngày 1/11. Ảnh: Quochoi.vn

Đây là nội dung triển khai với mục tiêu tốt đẹp, tuy nhiên, thực tế một số nơi, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện có phần khó khăn. Cũng có nhiều giải pháp được đưa ra và được triển khai. Lĩnh vực giáo dục về âm nhạc, nghệ thuật, rất nhiều địa phương đã dạy cho học sinh chính những nội dung nghệ thuật của dân tộc, địa phương mình.

Các học sinh có thể học sáo, khèn, các điệu múa, nhạc cụ của dân tộc; trong đó môn giáo dục địa phương đã bao gồm rất nhiều nội dung về lịch sử địa phương, di tích lịch sử, văn hóa. Giáo dục địa phương cũng là một môn giáo dục bắt buộc.

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, các nội dung đề xuất phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông. Các nơi có khó khăn nhưng đã đề ra các giải pháp có thể kết hợp cả trực tiếp, cả trực tuyến, bằng các công cụ giáo dục khác. Tuy nhiên, nếu đặt mục tiêu là phải tham gia một cách hiệu quả, thường xuyên thì đúng là có phần khó khăn. Cho nên để khả thi hơn, Bộ GD&ĐT cân nhắc ý kiến nêu của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục.

Bộ dự kiến có thể điều chỉnh như sau: Phấn đấu đến năm 2030, 100% học sinh, học viên, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiếp cận, tham gia các hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa. Con số 100% phải để nguyên bởi, chúng ta không thể để một bộ phận học sinh không được tiếp cận với việc này và cũng phù hợp với chương trình đã thành nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) đồng tình, ủng hộ việc thành lập trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài, tuy nhiên đại biểu đề nghị cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả. Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) đồng tình, ủng hộ việc thành lập trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài, tuy nhiên đại biểu đề nghị cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả. Ảnh: Quochoi.vn

Sẽ thành lập 3-5 trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) đồng tình, ủng hộ việc thành lập trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài, tuy nhiên đại biểu đề nghị cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả. Theo đại biểu, bản chất đây là xuất khẩu văn hóa, là quảng bá văn hóa, phụ thuộc rất lớn vào khẩu vị văn hóa, sự yêu thích, thậm chí kể cả vấn đề chính trị của quốc gia đó, quan hệ giữa hai quốc gia.

“Nếu xây dựng thì cần phải đảm bảo có tính lưỡng dụng cao, đó là văn hóa, là biểu diễn, là trưng bày, hội nghị, hội thảo, hội chợ, họp mặt… và phải lưu ý là không chỉ chúng ta mà nước bạn cũng tham gia” – đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu ý kiến.

Cùng đó, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề xuất chỉ xây dựng trung tâm văn hóa tại nước ngoài khi dự kiến thu bù đủ cho chi, vì bây giờ có kinh phí của chương trình nhưng sau này phải có kinh phí thu được từ các hoạt động để trang trải cho việc duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp, kể cả kinh phí thuê đất… thì trung tâm mới tồn tại lâu dài được.

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao & Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu giải trình. Ảnh: Quochoi.vn
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao & Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu giải trình. Ảnh: Quochoi.vn

Phát biểu giải trình về vấn đề này tại cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao & Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, việc đầu tư các trung tâm văn hóa nước ngoài nhằm thực hiện chiến lược văn hóa đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Khi làm, Chính phủ sẽ hết sức lưu ý, dựa trên các hiệp định giữa hai Chính phủ, ưu tiên các quốc gia Việt Nam có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Như nhiều đại biểu khẳng định, đây là sự hiện diện của văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và thông qua đó để chúng ta quảng bá, bảo tồn, giới thiệu văn hóa của Việt Nam. Đó cũng là ngôi nhà chung văn hóa của kiều bào nước ta ở nước ngoài.

“Vì vậy, hướng tới chúng ta sẽ lựa chọn từ 3 – 5 trung tâm cần thiết và ưu tiên theo thứ tự. Nguồn lực của chúng ta đến đâu, kiều bào của chúng ta sinh sống ở địa bàn nào, nhu cầu ở đó ra sao, khả năng phát triển thế nào, chúng ta sẽ làm đến đó” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu ý kiến.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/can-nhac-hieu-qua-khi-thanh-lap-trung-tam-van-hoa-viet-nam-o-nuoc-ngoai.html

Cùng chủ đề

đề xuất ưu tiên chính sách tiền lương đối với giáo viên

Kinhtedothi - Trình bày Tờ trình Dự án Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên. Trong đó, lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp… Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Dự án Luật...

Bộ GD&ĐT sẽ xử lý triệt để lợi ích nhóm trong in ấn sách giáo khoa

Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong thời gian qua, ngành giáo dục đã chấn chỉnh và xử lý những trường hợp liên quan đến lợi ích nhóm trong việc in ấn, phát hành sách; đồng thời Bộ sẵn sàng tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý triệt để vấn đề này. Ngày 4/11, sau phần thảo luận của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ  GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã giải...

phát động hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2024

Kinhtedothi - Sáng 31/10, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với quận Thanh Xuân tổ chức Lễ hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2024 tại Trường THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân). Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đến dự và trao quà cho thầy trò nhà trường. Cùng dự lễ hưởng ứng có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân...

Đoàn công tác Chính phủ làm việc với 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Đoàn công tác theo Quyết định số 435 ngày 24/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn làm trưởng đoàn làm việc với tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, xuất nhập khẩu và các tồn tại, vướng mắc tại địa phương. Tại buổi làm việc, ông Dương Văn Ngoảnh - Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Sóc Trăng cho...

băn khoăn về tính công bằng

Không thể có quá nhiều "đặc quyền, đặc lợi" Tại phiên họp thứ 38 của Quốc hội, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thẩm tra sơ bộ của các Ủy ban Quốc hội với Dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ kiến tạo các chính sách đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong bối...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đồng bộ giải pháp, xuyên suốt trong hành động

Kinhtedothi - Triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (CLP) khi trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, ngành, kết quả thu được đã góp phần quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao hiệu quả nguồn lực tài sản công Qua giám sát của Quốc hội cũng như thực tiễn cho thấy, việc tăng cường thực hành tiết kiệm, CLP đã tạo nguồn...

dự kiến xem xét, thông qua 13 nghị quyết chuyên đề triển khai Luật Thủ đô

Kinhtedothi - Ngày 19/11, HĐND TP Hà Nội sẽ tổ chức Kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 19) khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 để xem xét, ban hành các nội dung triển khai thi hành Luật Thủ đô và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của HĐND TP. Quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức Theo đó, dự kiến tại kỳ họp này, HĐND TP sẽ xem xét, thông qua 13 nghị...

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thanh Trì

Kinhtedothi-Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì. Báo cáo tại Ngày hội, Bí thư Chi bộ - Trưởng ban công tác Mặt trận thôn 1, xã Vạn Phúc Nguyễn Anh Huy cho...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong dự Ngày hội Đại đoàn kết tại quận Tây Hồ

Kinhtedothi – Tối 12/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên tổ dân phố 15, 16 phường Bưởi, quận Tây Hồ. Cùng dự có Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa; các đồng chí lãnh đạo quận Tây Hồ cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Tại...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết tại phường Quán Thánh, quận Ba Đình

Kinhtedothi - Tối 12/11, Tổng Bí thư Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với cán bộ, Nhân dân phường Quán Thánh, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ...

Bài đọc nhiều

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Việt Nam là điểm đến “có một không hai” thu hút du khách Ấn Độ

Theo báo economictimes của Ấn Độ, số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay đã tăng 500% so với thời điểm 5 năm trước. Theo báo economictimes của Ấn Độ, Việt Nam là điểm đến có một không hai đang thu hút sự quan tâm của người Ấn Độ. Số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay...

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: ‘Quy mô kinh tế chúng ta sẽ đạt vài ngàn tỉ đô trong thời gian gần’

Chắc chắn quy mô kinh tế chúng ta sẽ đạt vài ngàn tỉ đô la trong thời gian không xa, chứ không nằm trong quy mô gần 500 tỉ đô như hiện nay. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh: GIA HÂN Đầu giờ chiều 11-11, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có phần giải trình nhóm chất vấn về lĩnh vực ngân hàng. "Quy mô kinh tế sẽ tăng 3-4 lần...

Dòng máu Việt trong tim một người Hàn

Câu chuyện về mối nhân duyên đặc biệt bắt đầu từ 800 năm trước của ông Lý Xương Căn - hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ, đã trở thành điểm nhấn tại một hội thảo quốc tế ở TP.HCM cuối tuần qua. Ông Lý Xương Căn mở điện thoại, chia sẻ về kênh TikTok và YouTube của ông với các video chia sẻ về Việt Nam. Ông cho biết những bình luận mà ông nhận được...

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile

  Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở khu vực Mỹ Latinh, nhất là với Chile. TTXVN đưa tin, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, chiều 10.11 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile Paulina Vodanovic. Chủ tịch nước đánh giá cao việc hai nước, hai đảng chia sẻ nhiều...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp. Chiều 12/11, Quốc hội chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho biết Chính phủ đặt ra nhiệm vụ muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả một cách thực chất của bộ máy hành chính thì phải gắn với phân cấp, phân quyền hợp...

Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”

Theo Chủ tịch Quốc hội, các Bộ trưởng, Trưởng ngành đã thể hiện trách nhiệm cao, nắm chắc thực trạng của ngành, lĩnh vực phụ trách, trả lời rõ nhiều vấn đề khó, phức tạp, thẳng thắn, không né tránh. Đánh giá phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Trương Xuân Cừ (Hà Nội) cho rằng Bộ trưởng đã bám vào quy định...

Phấn đấu khởi công dự án đầu tư mở rộng cao tốc Cao Bồ

Dự kiến, dự án đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn sẽ được khởi công trong tháng 12 tới đây. ...

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chính sách tại Đại học Chile

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp thăm chính thức Cộng hòa Chile, sáng 12/11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Chile. Đại học Chile là tổ chức giáo dục lớn nhất, lâu đời nhất ở Chile và là một trong những tổ chức giáo dục lâu đời nhất ở châu Mỹ. Được thành lập năm 1842, trường Đại học Chile có lịch sử học thuật, khoa học...

Đồng bộ giải pháp, xuyên suốt trong hành động

Kinhtedothi - Triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (CLP) khi trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, ngành, kết quả thu được đã góp phần quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao hiệu quả nguồn lực tài sản công Qua giám sát của Quốc hội cũng như thực tiễn cho thấy, việc tăng cường thực hành tiết kiệm, CLP đã tạo nguồn...

Mới nhất

Ngắm nhan sắc Thanh Thủy, người đẹp Việt Nam đầu tiên đăng quang Hoa hậu Quốc tế

Huỳnh Thị Thanh Thủy là người đẹp Việt Nam đầu tiên giành chiến thắng tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế (Miss International). Cô cũng là Hoa hậu Việt Nam đầu tiên tham gia cuộc thi này. Khoảnh khắc đại diện nhan sắc Việt Nam Thanh Thủy đăng quang Miss International 2024 Khoảnh khắc đăng quang của hoa hậu Huỳnh Thị...

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp. Chiều 12/11, Quốc hội chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho biết Chính phủ đặt ra nhiệm vụ muốn nâng cao hiệu lực,...

Bão số 8 vẫn đang ở cấp 11, nhiều khả năng tan ngay trên biển Đông

Tin bão mới nhất, hiện, bão số 8 đang ở vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp...

Tỉnh nào rộng nhất miền Nam?

Miền Nam gồm 2 thành phố trực thuộc trung ương và 17 tỉnh, mỗi tỉnh/thành có diện tích khác nhau? ...

Mới nhất