Trang chủNewsThời sựCần một Nghị quyết thí điểm Thuế tối thiểu toàn cầu

Cần một Nghị quyết thí điểm Thuế tối thiểu toàn cầu


Sáng 10/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết.

Trình bày Báo cáo Thẩm tra dự án Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội Lê Quang Mạnh đã nêu sự cần thiết ban hành Nghị quyết.

Theo đó, các quy định về việc áp dụng Thuế Tối thiểu toàn cầu của OECD (Quy định về thuế TTTC), hay còn được gọi là quy định về chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, được OECD đề xuất và bắt đầu áp dụng từ kỳ tính thuế TNDN năm 2024.

101120230850-z4865895124402_1e85f40f5b3075ef5cb78cfa48158544(1).jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra

Nội dung thực hiện thuế TTTC này đã đạt được sự thoả thuận tham gia của hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nhiều nước đã nội luật hoá các quy định này để áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN năm 2024. Nếu Việt Nam không nội luật hoá các quy định về thuế TTTC thì các nước xuất khẩu đầu tư sẽ được thu khoản thuế TNDN bổ sung (cho đủ mức 15%) đối với các công ty đa quốc gia có dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam và đang nộp thuế TNDN thực tế dưới 15%.

Vì vậy, để giữ quyền đánh thuế của Việt Nam trong bối cảnh các nước xuất khẩu đầu tư sang Việt Nam sẽ thực hiện thuế TTTC từ kỳ tính thuế TNDN năm 2024, đa số ý kiến trong Uỷ ban TCNS cho rằng, cần thiết phải ban hành một văn bản pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp ĐTNN thuộc diện điều chỉnh của thuế TTTC có thể kê khai thuế TNDN bổ sung tại Việt Nam thay vì để các nhà ĐTNN nộp khoản thuế bổ sung này tại nước mẹ.

“Mặt khác, việc sớm ban hành Nghị quyết sẽ thể hiện rõ quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện thuế TTTC từ 01/01/2024, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư về môi trường pháp lý tại Việt Nam”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh nhấn mạnh.

Trong bối cảnh Chính phủ chưa triển khai kế hoạch sửa đổi, bổ sung Luật Thuế TNDN để quy định vào Luật các nội dung liên quan đến thuế TTTC, đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS nhất trí cần tạm thời ban hành Nghị quyết (thí điểm) của Quốc hội về việc áp dụng thuế TNDN bổ sung theo Quy định về thuế TTTC của OECD trước khi tiến hành sửa Luật để bảo đảm quyền thu thuế của Việt Nam, phù hợp với xu thế và chuẩn mực quốc tế trong quản lý thuế.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ báo cáo rõ về kế hoạch, thời gian sửa đổi, bổ sung Luật Thuế TNDN để bảo đảm các nội dung về thuế phải được quy định một cách thống nhất trong Luật.

Về hình thức văn bản, Chính phủ đề nghị tên gọi của Nghị quyết không có chữ “thí điểm” để bảo đảm sự chắc chắn cho văn bản đạt chuẩn khi OECD hoặc các nước có quyền lợi liên quan thực hiện rà soát đồng cấp.

Đây là vấn đề về hình thức văn bản. Tuy nhiên, để giảm tối đa các vướng mắc có thể có cho các nhà đầu tư khi thực hiện kê khai thuế tại nước mẹ, đa số ý kiến trong Uỷ ban TCNS nhất trí với việc không có chữ “thí điểm” trong tên gọi của Nghị quyết.

Song, về bản chất Nghị quyết này vẫn là một Nghị quyết thí điểm do có những quy định về chính sách mới, khác với các quy định của các luật hiện hành. Theo đó, cần có các quy định cụ thể về thời hạn áp dụng và kết thúc theo đúng quy định của Luật Ban hành VBQPPL.

Về đánh giá tác động, Báo cáo đánh giá tác động của Chính phủ đã tính toán dựa trên số liệu quyết toán thuế TNDN năm 2022 và dự kiến có khoảng 122 tập đoàn ĐTNN sẽ thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết.

Đối với các tập đoàn trong nước, Báo cáo của Chính phủ dự kiến có 6 tập đoàn sẽ thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết và dự kiến số thuế TNDN bổ sung (IIR) có thể thu từ các khoản đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn này là khoảng 73 tỷ đồng (trong trường hợp các nước nhận đầu tư không áp dụng thuế TTTC). Tuy nhiên, theo Quy định về thuế TTTC, ngay cả đối với phần thu nhập trong nước của các tập đoàn này đang có thuế suất thực tế dưới 15% cũng sẽ phải nộp thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa (QDMTT) để tránh việc các nước thứ 3 sẽ được quyền thu khoản thuế này của Việt Nam từ năm 2025.

“Đây sẽ có thể là ảnh hưởng đáng kể đối với các tập đoàn trong nước”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh nói.

Báo cáo đánh giá tác động của Chính phủ hiện còn chưa đánh giá hết những tác động này, bao gồm cả khả năng số tập đoàn trong nước bị ảnh hưởng sẽ thay đổi hàng năm và có thể là nhiều hơn số lượng đang dự kiến. Vì vậy, Chính phủ cần tính đến các tác động này để chuẩn bị phương án, quan điểm xử lý phù hợp.

Thẩm tra về vấn đề bảo đảm đầu tư và khả năng khiếu kiện, việc áp dụng thuế TTTC sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích các doanh nghiệp ĐTNN đang trong thời gian hưởng ưu đãi miễn giảm và có mức thuế suất thực tế thấp hơn 15%.

Có những nhà ĐTNN mong muốn nộp thuế TTTC bổ sung tại Việt Nam, song cũng có những nhà ĐTNN muốn nộp thuế TTTC bổ sung tại nước mẹ.

101120230859-z4865921655962_222540a0b341b6bf4f9484a7884ead5f.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết

Hiện nay, dự thảo Nghị quyết đang được xây dựng theo hướng, trong trường hợp doanh nghiệp không thống nhất với việc nộp thuế TTTC tại Việt Nam thì có thể áp dụng quy định về bảo đảm đầu tư theo pháp luật về đầu tư.

Khoản 2, Điều 13 Luật Đầu tư về bảo đảm đầu tư quy định như sau: “Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư”.

Với quy định này của dự thảo Nghị quyết và quy định của Luật Đầu tư thì ngay cả đối với những trường hợp ưu đãi đầu tư không được ghi trên Giấy Chứng nhận đầu tư, thì nhà ĐTNN vẫn có thể khiếu kiện để lựa chọn phương án tiếp tục hưởng ưu đãi đầu tư cho thời gian còn lại và sẽ nộp thuế TTTC tại nước mẹ. Nội dung dự thảo này của Nghị quyết là trái với Quy định về thuế TTTC của OECD, trong đó quy định quyền ưu tiên thu thuế TTTC là ở nước nhận đầu tư; nếu nội luật một nước cho phép nhà đầu tư có thể lựa chọn nơi nộp thuế TTTC bổ sung, thì văn bản nội luật này có thể bị xem là “không đạt chuẩn”.

Vì vậy, Uỷ ban TCNS đề nghị Chính phủ có quan điểm chính thức về nội dung bảo đảm đầu tư khi thực hiện thuế TTTC để có phương án quy định phù hợp trong dự thảo Nghị quyết…

Trước đó, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, ngày 8/10/2021, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra tuyên bố Khung giải pháp Hai trụ cột để giải quyết các thách thức phát sinh từ nền kinh tế kỹ thuật số.

Thuế tối thiểu toàn cầu không phải là điều ước quốc tế, không phải là cam kết quốc tế, không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng.

Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu, có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam (nếu thuộc đối tượng áp dụng) mà được hưởng mức thuế suất thực tế tại Việt Nam thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu 15%, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

101120230856-z4865850836663_74fa72e5b838be5cf87b5661c034286f.jpg
Quang cảnh phiên họp

“Trước bối cảnh nêu trên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Việt Nam cần khẳng định áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nói.

Theo hướng dẫn của OECD về quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, Thuế tối thiểu toàn cầu có bản chất là thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung và các nước cần quy định trong hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp.



Nguồn

Cùng chủ đề

Từ sau ngày 1.8, người dân sẽ dễ dàng mua nhà ở xã hội

  Từ ngày 1.8.2024, Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực, sẽ giúp công nhân lao động nghèo dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nhà ở xã hội (NƠXH). Từ ngày 1.8, người dân sẽ dễ dàng mua nhà ở xã hội. Ảnh: Minh Hạnh Luật Nhà ở Số 27/2023/QH15 được Quốc hội Khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27.11.2023, chính thức có hiệu lực từ ngày 1.8.2024. Theo đó, luật mới bổ sung thêm đối tượng được hưởng chính sách...

6 vấn đề lớn cần tiếp thu, giải trình, chỉnh lý

Tiếp tục Phiên họp thứ 31, chiều 15/3 tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).  Điều hành nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, đây dự án Luật khó trong quá trình thiết kế các chính sách. Tại Kỳ họp thứ 6 có 148 lượt ý kiến đại...

Không để phát sinh “giấy phép con” trong thi hành pháp luật

Sáng 7/3, tại Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, 19 luật, nghị quyết được thông qua quy định những nội dung rất quan trọng. Khái quát những nội dung mới, nổi bật của 9 luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng,...

ĐBQH nêu sự cần thiết quy định nồng độ cồn bằng 0 khi lái xe

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã được đưa ra tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Điều 8 dự luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có "điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Đây cũng là căn cứ để lực lượng chức năng dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát. Xoay quanh dự...

Sửa Luật Đất đai khai thông điểm nghẽn, tạo động lực phát triển

Bảo đảm chất lượng tốt nhất trước khi “bấm nút” Để có góc nhìn đa chiều trong việc chưa thông qua Luật Đất đai cũng như những kỳ vọng khi dự án Luật này sẽ được thông qua tại kỳ họp gần nhất, Người Đưa Tin (NĐT) đã lắng nghe những chia sẻ, đánh giá từ TS. Trần Công Phàn – Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam, ĐBQH đoàn Bình Dương. NĐT: Thưa Phó Chủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bổ sung vốn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Theo đó, sẽ hỗ trợ 04 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng như đề...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các nước phương Nam tập trung vào ‘3 thúc đẩy’

Thảo luận tại Hội nghị, các nhà Lãnh đạo đánh giá cao sáng kiến của Ấn Độ duy trì tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Tiếng nói phương Nam lần thứ 3, tạo khuôn khổ để các nước đang phát triển chia sẻ tiếng nói, quan...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang cho Công an TP Hồ Chí...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới dự và thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Công an Thành phố Hồ Chí Minh.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bày tỏ...

Thủ tướng: Phát triển Thủ đô ‘Văn hiến – Văn minh

Thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thủ tướng Chính phủ, ý kiến tham gia góp ý của...

Đẩy mạnh liên kết, phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng với ‘5 tiên phong’

Làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; phát triển kinh tế theo chiều sâu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng...

Bài đọc nhiều

Tỷ phú đưa 4.500 nhân viên sang Việt Nam du lịch giàu cỡ nào?

Tỷ phú Dilip Shanghvi là một trong những doanh nhân giàu nhất Ấn Độ, với tài sản trị giá hàng chục tỷ USD. Cuối tháng 8 này, doanh nghiệp của ông sẽ đưa 4.500 nhân viên đến Việt Nam du lịch. Theo Công ty du lịch Vietravel, tỷ phú Ấn Độ Dilip Shanghvi, nhà sáng lập Tập đoàn dược phẩm Sun Pharmaceutical Industries Limited (Sun Pharma) sẽ đưa 4.500 nhân viên đến Việt Nam để du lịch tại 3 địa điểm là...

HLV Kim Sang Sik khuyến khích U22 Việt Nam chơi bóng bằng đam mê

HLV Kim Sang Sik đang có những công tác chuyên môn đầu tiên cho đội U22 Việt Nam chuẩn bị hướng tới vòng loại U23 châu Á 2026 và SEA Games 33. HLV Kim Sang Sik (giữa) sớm khởi động quá trình chuẩn bị cho U22 Việt Nam hướng tới các giải đấu trong năm 2025 - Ảnh: HOÀNG TÙNG Từ ngày 13 đến 17-8, U22 Việt Nam có đợt tập trung ngắn để HLV Kim Sang Sik rà soát, đánh giá năng...

Trung Quốc mong đợi chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Trung Quốc kỳ vọng và mong đợi chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tiếp tục kế thừa tình hữu nghị Trung - Việt, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy quan hệ hai nước. Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc từ ngày 18-20/8. VietNamNet...

Quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện Việt-Trung ngày càng phát triển

74 năm kể từ khi lập quan hệ ngoại giao, Việt-Trung dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và quý báu với phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai...” Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp thân mật đồng chí Lý Thiết Ánh, Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc nước CHND Trung Hoa và các cựu cố...

Mốc son mới từ chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân sẽ thành công tốt đẹp, trở thành một mốc son mới, mở ra một giai đoạn phát triển mới cho quan hệ hai nước. Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 18-20/8....

Cùng chuyên mục

Một cuộc đời đau như phim, ‘nhân vật chính’ hôm nay trúng tuyển 3 trường đại học

Trong những cuộc trò chuyện với tôi, dù kiên cường nhưng cũng nhiều lần Lê Thảo Duyên khóc không kìm nén được Hàng xóm bảo rằng Duyên đã bốn lần mồ côi, cả thanh xuân cô độc, nhưng chưa bao giờ ngừng nỗ lực. Cứ biến cố đến, Duyên lại đối diện và vượt qua. Lê Thảo Duyên (19 tuổi, xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) sắp bước vào đại học, không cha mẹ hay người thân thích động...

Điểm chuẩn vào các trường Quân đội năm 2024 cao nhất gần 28,55

Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng vừa công bố điểm chuẩn vào các học viện, nhà trường quân đội năm 2024. 17 trường quân đội đều có điểm chuẩn trên 20. Cao nhất là tổ hợp C00 đối với thí sinh nam ở miền Bắc thi vào Trường Sĩ quan Chính trị với 28,55 điểm. Xếp sau đó là ngành Biên phòng, tổ hợp C00 tại Học viện Biên phòng với thí sinh Nam miền Bắc – 28,37;...

Bạch Ngọc Thùy Dương giành HCV cho cờ vua TPHCM ở giải cờ vua xuất sắc quốc gia

Giải đấu đã ghi nhận nhiều kỳ thủ có tên tuổi giành được huy chương trong những nội dung chủ chốt của mình lần này. > 150 kỳ thủ hàng đầu Việt Nam dự giải vô địch cờ vua xuất sắc quốc gia 2024 Nội dung cờ tiêu chuẩn và cờ chớp của bảng nam, bảng nữ tại giải cờ vua xuất sắc quốc gia 2024 đã khép lại tranh tài...

Thành phố Thổ Nhĩ kỳ được xây dựng lại để chống mọi thảm họa thiên nhiên

Hơn 50.000 người đã thiệt mạng và hàng triệu người khác phải di dời sau khi hai trận động đất 7,8 và 7,5 độ richter rung chuyển miền nam Thổ Nhĩ Kỳ và khu vực tây bắc Syria vào ngày 6/2 năm ngoái. Liên hợp quốc ước tính chi phí tái thiết cho khu...

Đội tuyển Việt Nam: Nóng dần trong cuộc sàng lọc mới của HLV Kim Sang-sik

Bước vào giai đoạn đá giao hữu, HLV Kim Sang-sik được quyền thực hiện nhiều phép thử cho đội tuyển Việt Nam, mở ra cơ hội đồng thời đẩy cao áp lực cạnh tranh, sàng lọc đến các cầu thủ. HLV Kim Sang-sik đang để lại dấu ấn nhất định cùng đội tuyển Việt Nam Minh Tú Ông Kim tăng tốc sàng lọc! Hai trận cuối cùng của đội tuyển Việt Nam ở vòng loại World Cup 2026 đã mở ra khởi đầu cho “triều...

Mới nhất

Doanh nghiệp, người dân nói gì khi cà phê sáng với lãnh đạo Bình Dương?

TPO - Tại buổi cà phê sáng với lãnh đạo các thành phố và đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương, chủ doanh nghiệp, người dân đã nêu ra những khó khăn, đồng thời đề xuất cách tháo gỡ vướng mắc. Ngày 17/8, đại diện Thành ủy Bến Cát (Bình Dương) cho biết, với mong muốn...

Cập nhật điểm chuẩn đại học 2024 của các trường trên cả nước

Hôm nay (ngày 17/8), nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn đại học 2024. Dưới đây là cập nhật chi tiết điểm chuẩn của các trường đại học trên cả nước.

Điểm chuẩn vào các trường Quân đội năm 2024 cao nhất gần 28,55

Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng vừa công bố điểm chuẩn vào các học viện, nhà trường quân đội năm 2024. 17 trường quân đội đều có điểm chuẩn trên 20. Cao nhất là tổ hợp C00 đối với thí sinh nam ở miền Bắc thi vào Trường Sĩ quan Chính trị với 28,55 điểm. Xếp sau đó...

Điểm chuẩn hàng loạt trường đại học ở Đà Nẵng, cao nhất 28,13

Điểm trúng tuyển vào Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng theo phương thức xét kết quả kỳ thi THPT năm 2024 cao nhất 27,11 ở ngành công nghệ thông tin, chuyên ngành khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.Mức điểm chuẩn chi tiết vào trường như sau:Theo quy định của Bộ GD&ĐT chậm...

Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 giảm nhẹ

17h30 chiều nay (17/8), Đại học Bách khoa Hà Nội kết thúc nhiệm vụ chủ trì nhóm lọc...

Mới nhất