Trang chủNewsThời sựCần mở rộng phạm vi quản lý với doanh nghiệp có dưới...

Cần mở rộng phạm vi quản lý với doanh nghiệp có dưới 50% vốn Nhà nước

Kinhtedothi – Chiều 29/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Đa số các đại biểu nhất trí với các nội dung được trình bày tại tờ trình và báo cáo thẩm tra.

Đồng thời, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích, làm rõ một số nội dung: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; áp dụng Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, điều ước quốc tế; nguyên tắc, quản lý và đầu tư vốn Nhà nước, nội dung quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; hành vi bị cấm trong lĩnh vực quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND cấp tỉnh; quyết định công tác nhân sự; quyền và nghĩa vụ của người đại diện chủ sở hữu vốn tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ…

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh) - Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh) – Ảnh: Quochoi.vn

Tham gia thảo luận, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, Dự thảo Luật áp dụng cho các đối tượng có vốn Nhà nước nắm giữ trên 50%, không quy định với các doanh nghiệp sở hữu vốn Nhà nước dưới 50%.

Tuy vậy, với 1 công ty cổ phần có phần vốn Nhà nước chiếm 49%, số còn lại chia cho 5 cổ đông lớn khác, mỗi người sở hữu chưa đến 10% cổ phần, đại biểu băn khoăn, nếu không quy định sẽ không rõ ai sẽ chịu trách nhiệm quản lý, thi hành, theo dõi; đồng thời, việc quản lý phần vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp, phần lợi nhuận, chế tài xử lý vi phạm sẽ ra sao?.

Từ đó, đại biểu đề nghị cần phải mở rộng phạm vi quản lý đối với doanh nghiệp có dưới 50% vốn Nhà nước, quy định về nguyên tắc quản lý dòng tiền của Nhà nước đi tới đâu thì Nhà nước theo dõi và quản lý tới đó; việc quản lý chỉ dựa theo tỉ lệ sở hữu vốn cổ phần. Có như vậy mới bảo đảm được nguyên tắc quản trị tài chính.

Đại biểu Phan Đức Hiếu (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình) - Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Phan Đức Hiếu (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình) – Ảnh: Quochoi.vn

Đại biểu Phan Đức Hiếu (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình) cho rằng, Dự thảo Luật có nhiều khái niệm không rõ, dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy cần làm rõ các khái niệm: quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, vốn này là gì và nằm ở đâu?.

Theo đại biểu, nếu không rõ các khái niệm này thì không thể có quy định về phương thức quản lý tương ứng, phù hợp để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, tác bạch với chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Góp ý vào nội dung điều 12 Dự thảo Luật về quyền kinh doanh của doanh nghiệp, đại biểu Phan Đức Hiếu cho biết, có nhiều quy định “đương nhiên” mà doanh nghiệp phải tuân thủ. Ví dụ như tuân thủ quy định của pháp luật về doanh nghiệp hay chấp hành sự kiểm tra, thanh tra…

Trên cơ sở đó, đại biểu đề nghị viết lại điều 12 theo nguyên tắc doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đã xác định trong Điều lệ và những gì pháp luật không cấm, không hạn chế.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội)
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội)

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) đánh giá cao nguyên tắc quy định tại điều 5 Dự thảo Luật là vốn Nhà nước sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp là vốn của pháp nhân doanh nghiệp.

Theo đại biểu, với nguyên tắc này, thì việc quản lý, sử dụng tiền vốn của doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước, là quyền của doanh nghiệp, quản lý theo điều lệ của doanh nghiệp, không thể áp đặt cơ chế quản lý vốn ngân sách Nhà nước. 

Do vậy, đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị phải bỏ các quy định áp dụng Luật Đầu tư công về thẩm quyền quyết định đầu tư vốn của doanh nghiệp tại các điều 25, đến điều 32. Phải trao quyền này cho doanh nghiệp tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. Đồng thời, cần bổ sung quy định “Nhà nước sau khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp thì trở thành cổ đông của doanh nghiệp, sở hữu cổ phần theo phần vốn đã đầu tư”.

Với tư cách là cổ đông, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải cử người, hoặc là thuê người để đại diện để thực hiện quyền cổ đông trong doanh nghiệp. Khi đó, người đại diện chịu trách nhiệm quản lý tiền vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp theo mục tiêu đầu tư của Nhà nước.

Các đại biểu tham dự phiên làm việc chiều 29/11 - Ảnh: Quochoi.vn
Các đại biểu tham dự phiên làm việc chiều 29/11 – Ảnh: Quochoi.vn

Cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ giao nhiệm vụ cho người đại diện thông qua các chỉ tiêu kế hoạch mà doanh nghiệp phải thực hiện như: bảo toàn và phát triển vốn đầu tư hoặc trích nộp lợi nhuận tương ứng với phần vốn Nhà nước đầu tư. Đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm quyền chi phối có thể giao thêm các nhiệm vụ chính trị thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước…

Đại biểu Hoàng Văn Cường nêu, để bảo đảm tiền vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp được quản lý, sử dụng đúng mục đích, phòng ngừa rủi ro, thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải cử bộ phận giám sát, độc lập để giám sát các hoạt động của doanh nghiệp và người đại diện chủ sở hữu.

Về công tác nhân sự ở điều 13 Dự thảo Luật, đại biểu đề nghị chỉ quy định các yêu cầu, nguyên tắc cử người đại diện và bộ phận giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Còn việc bổ nhiệm các vị trí quản lý khác trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp phải do người được cử đại diện chủ sở hữu toàn quyền lựa chọn và quyết định theo các tiêu chuẩn cán bộ quản lý doanh nghiệp do Chính phủ quy định.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/can-mo-rong-pham-vi-quan-ly-voi-doanh-nghiep-co-duoi-50-von-nha-nuoc.html

Cùng chủ đề

Góp ý Dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Là một trong cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đang vướng một câu hỏi khó: "Vốn nhà nước tại doanh nghiệp chuyển giao về SCIC là vốn của SCIC hay vốn của nhà nước". Góp ý Dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế tầm nhìn đến năm 2050

Theo Kế hoạch, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hoàn thiện Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Tổ chức rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, nông thôn, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo quy định của pháp luật chuyên ngành, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Quy...

Thay đổi thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C

Kinhtedothi - Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật Đầu tư công (sửa đổi) là thay đổi thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C từ HĐND các cấp sang UBND các cấp. Chiều 29/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông Luật Đầu tư công (sửa đổi) với nhiều điểm mới đáng chú ý. Luật...

Kịp thời lắng nghe, giải đáp vướng mắc của nông dân

Báo cáo tổng hợp kiến nghị của nông dân Thủ đô, Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Phạm Hải Hoa cho biết, có 68 ý kiến, qua tổng hợp có 36 kiến nghị theo 3 nhóm vấn đề. Tại hội nghị, có 12 đại biểu là nông dân, chủ trang trại, cán bộ Hội Nông dân cơ sở nêu câu hỏi với lãnh đạo thành phố. Dưới sự điều hành của Chủ tịch UBND TP Hà Nội...

Xây dựng nông dân Thủ đô thích ứng thời đại, vững bước vào kỷ nguyên mới

Kinhtedothi - Đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đòi hỏi giai cấp nông dân Thủ đô phải có bản sắc riêng, khác biệt về tư duy và nhận thức, chủ động thích ứng với thời đại, không nằm ngoài xu thế này. Đây là chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại hội nghị Đối thoại với nông dân Thủ đô năm 2024 với chủ...

Đăng quảng cáo trực tuyến sai phạm, một công ty bị xử phạt 15 triệu đồng

Theo đó, Công ty TNHH Dịch vụ Dentsu (Việt Nam) đã đặt sản phẩm quảng cáo của nhãn hàng vào kênh mạng xã hội YouTube The Jimmy TV ngày 18/10/2024. Trong quảng cáo có nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng. Quy định tại khoản 2a Điều 38 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 13 Điều 4 Nghị định số 129/2021/NĐ-CP...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Cùng chuyên mục

Đánh giá sau giám sát Chương trình MTQG 1719 tại Ninh Thuận

Sáng 29/11, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá sau giám sát Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại tỉnh Ninh Thuận.Sáng 28/11, tại thành phố Hòa...

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong thực hiện dự án đầu tư công

(ĐCSVN) - Chiều 29/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) với nhiều điểm mới đáng chú ý. Luật Đầu tư công (sửa đổi) gồm 7 Chương 103 Điều, quy định việc quản lý nhà nước về đầu tư công; quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của...

Phạt nặng doanh nghiệp nợ lương tiền tỉ của người lao động

(NLĐO) - Công ty CP Môi trường xanh Friendly bị phạt gần 200 triệu đồng vì các hành vi nợ lương, chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm cho người lao động. ...

Lý do đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam không kéo dài đến Cà Mau?

Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội để giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Theo đó, có ý kiến đề nghị xem xét kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ và đề nghị sửa đổi, bổ sung chiều dài tuyến khoảng 2.110km từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Chính phủ cho biết, với mục tiêu phát...

Một ngày của công nhân điện lực Ukraine

Khi tên lửa Nga lao về phía nhà máy điện của Ukraine, các nhân viên vội vã chạy đến hầm trú ẩn, một nhóm nhỏ công nhân ở lại trong phòng điều khiển được bảo vệ bằng bao cát, để duy trì hệ thống hoạt động thủ công.Ukraine đã sửa chữa một số cơ sở hạ tầng năng lượng bị phá hủy vào mùa xuân và mùa hè, nỗ lực duy trì hoạt động trước khi mùa đông tràn...

Mới nhất

Diễn đàn mua bán – sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam năm 2024

(MPI) - Dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chiều ngày 27/11/2024, Báo Đầu tư tổ chức Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2024 (M&A Vietnam Forum 2024) lần thứ 16 với chủ đề “Nhộn nhịp thương vụ”. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm...

Đổi mới sáng tạo là động lực mới cho phát triển trong kỷ nguyên mới, tạo ra lực lượng sản xuất mới

(MPI) - Chiều ngày 27/11/2024, tại thành phố Hải Phòng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tham dự Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2024 với chủ đề "Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam". Sự kiện vinh dự có sự tham dự và...

Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống

Sáng 29/11, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944 - 22/12/2024) khu vực phía Bắc. Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND...

cần hành động quyết liệt và chính sách đột phá

Sáng 26/11, tại Hà Nội, báo Điện tử VOV đã phối hợp với các đơn vị tổ chức "Diễn đàn kinh tế xanh: phát triển kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu". Chương trình có sự đồng hành của các đơn vị: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank),...

Giá cà phê tiếp tục tăng nóng lên mức kỷ lục, nông dân phấn khởi

Giá cà phê tiếp tục tăng nóng, vượt mức đỉnh các tháng trước đó khiến nhiều vùng Tây Nguyên vào mùa thua hoạch đầy phấn khởi. Thậm chí giá cà phê tươi hiện đã cao hơn cả giá nhân các năm trước đó, điều ít ai nghĩ...

Mới nhất

Tình nghĩa hai bờ Sê San