Trang chủNewsThời sựCần lắm sự tận tâm hơn từ nhiều phía!

Cần lắm sự tận tâm hơn từ nhiều phía!


Bạo lực học đường ngày càng trở thành chuyện lớn và như nhìn nhận của chuyên gia giáo dục – ThS. Bùi Khánh Nguyên, “ngăn chặn và hạn chế bạo lực học đường không thể là việc làm một sớm một chiều của riêng lẻ một ai, mà phải là sự bắt tay triệt để, tận tâm từ nhiều phía”.

Ngày 9/5, Trường THPT An Phúc đã có báo cáo gửi các cơ quan quản lý về sự việc một học sinh lớp 11 tử vong trên đường đi từ trường về nhà. Theo nhiều thông tin, do mâu thuẫn từ trước trên mạng xã hội, sáng 8/5, tại Trường THPT An Phúc, N.P.C  (sinh năm 2005, học sinh lớp 12C6) đã dùng tay tát Đ.H.A.P (sinh năm 2006, trú tại xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu, học sinh lớp 11B6) là bạn học cùng trường. Đến khoảng 17 giờ cùng ngày, N.P.C  được bạn học chở về nhà. Khi C đi đến địa phận xóm 4, xã Hải Phong, huyện Hải Hậu, thì bị Đ.H.A.P cùng nhóm bạn 4 người, đều là học sinh Trường THPT An Phúc chặn lại đánh. Bị đánh, C đã lấy một thanh kim loại tự chế dài khoảng 13cm, đầu được mài nhọn để chống trả. Hậu quả làm Đ.H.A.P bị đâm vào vùng ngực, tử vong trên đường đi cấp cứu.

bao luc hoc duong can lam su tan tam hon tu nhieu phia hinh 1

Điều đau xót là bi kịch học đường tại trường An Phúc chỉ là một vụ việc mới nhất trong những vụ bạo lực học đường diễn tiến theo chiều hướng ngày càng nghiêm trọng. Chỉ cần với từ khóa “học sinh tử vong tại trường”, không khó để nhận diện những sự vụ bi kịch tương tự đã xảy ra. Đơn cử như vụ ngày 7/4/2023, một nam sinh lớp 9 bị đâm tử vong ngay trong sân trường; một học sinh lớp 9 đâm bạn tử vong nghi mâu thuẫn tình cảm tại Sóc Trăng

Theo số liệu mới nhất của Bộ GD&ĐT cho thấy trong một năm học, cả nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Trung bình, cứ 5.200 học sinh lại có một vụ đánh nhau, cứ hơn 11.000 học sinh có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau, cứ 9 trường có một trường có học sinh đánh nhau. Nghiêm trọng hơn, đối tượng phạm tội ngày càng có xu hướng trẻ hóa, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, hành vi bạo lực cũng ngày càng đa dạng hơn.

Theo các chuyên gia tâm lý, giáo dục, hệ lụy gây nên bởi bạo lực học đường là khôn lường và khó có thể đong đếm. Đó không chỉ là bi kịch mất đi những sinh mạng ở tuổi còn xanh mà còn là những hệ quả khó có thể bù đắp được về mặt tinh thần.

Như nhìn nhận của Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Minh Loan – Trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương: “Các tác hại liên quan đến cơ thể thì chúng ta có thể thấy ví dụ như bầm tím, gãy xương, chấn thương sọ não hay nặng hơn có thể tử vong. Ngoài các tổn thương về cơ thể, chúng tôi thấy hậu quả nặng nề và lâu dài hơn đó là các tổn thương về tinh thần. Có những trẻ từ chối không muốn đến trường nữa, nặng hơn có thể gây ra các rối loạn tâm thần, ví dụ các trường hợp trầm cảm, thậm chí có những bạn đã tự tử”.

Cũng theo bác sĩ Đỗ Minh Loan, những nạn nhân của bạo lực học đường có thể có xu hướng bạo lực người khác bởi học cách sử dụng bạo lực trong việc giải quyết vấn đề. Những vết tím bầm rồi cũng sẽ phai nhưng vết thương tâm lý thì chưa biết bao giờ mới có thể lành lặn. Chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang cũng cho rằng, một trong những nỗi ám ảnh của các em là bị cô lập, bị kỳ thị, và đặc biệt là việc bị dọa đánh hội đồng là một ám ảnh và tạo khủng hoảng tinh thần rất lớn.

bao luc hoc duong can lam su tan tam hon tu nhieu phia hinh 2

Nhiều trường hợp học sinh giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực là vấn đề đáng báo động. Thực trạng là nghiêm trọng, hệ lụy là rõ ràng và khôn lường. Vấn đề lớn nhất còn lại được đặt ra vẫn là câu hỏi không hề mới: Làm sao để giảm thiểu bạo lực học đường?

Một câu hỏi không hề mới và cho tới nay vẫn chưa có được lời giải thoả đáng, cũng đủ cho thấy sự nan giải, phức tạp của vấn đề bạo lực học đường. Để có giải pháp thì phải nhìn nhận rõ nguyên nhân. Chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang cho rằng bạo lực học đường nảy sinh có nhiều nguyên nhân, bao gồm cả yếu tố về tâm lý lứa tuổi. Lứa tuổi học sinh thích thể hiện, hiếu thắng, bốc đồng nên dễ nảy sinh những hành vi thiếu kiểm soát.

“Yếu tố thực sự theo tôi đến từ nhận thức về bạo lực, sự thấu hiểu – đồng cảm của các em học sinh với nhau, sự bức bối, căng thẳng từ cuộc sống, học tập đến ảnh hưởng của các phim hành động, của sự bức bối do lối sống, sinh hoạt. Đặc biệt là sự thiếu quan tâm, yêu thương, dạy dỗ từ người lớn….” – Chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang cho biết.

Là một người làm giáo dục, tiếp xúc hằng ngày với các em, thầy Huỳnh Thanh Phú – Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP.HCM) từng cho rằng những vụ bạo lực học đường gần đây có tính chất càng tàn bạo, phản ánh một số vấn đề đáng lo ngại. Thứ nhất, tình trạng “sống ảo”, anh hùng bàn phím; muốn chứng tỏ mình thông qua những clip bạo lực. Thứ hai, là sự vô cảm, thiếu tình thương, của giới trẻ; khi biết thương yêu đoàn kết thì các em không thể hành xử cay nghiệt, gây thương tích cho bạn hoặc thờ ơ trước sự việc. Thứ ba, đây là hồi chuông báo động để ngành giáo dục cần nhìn lại giáo trình giảng dạy trong suốt thời gian dài đã luôn tập trung vào việc dạy chữ mà thiếu dạy làm người, hay nói cách khác là dạy kỹ năng sống cho các em.

Quan điểm của thầy Huỳnh Thanh Phú có lẽ không khác với góc nhìn của chuyên gia giáo dục ThS. Bùi Khánh Nguyên. Theo ông, “ngăn chặn và hạn chế bạo lực học đường không thể là việc làm một sớm một chiều của riêng lẻ một ai, mà phải là sự bắt tay triệt để, tận tâm từ nhiều phía”.

Ở đây, ngoài khía cạnh “từ nhiều phía”, nghĩa là sự vào cuộc đồng loạt của cả gia đình, nhà trường và xã hội, thiết nghĩ cần nhấn mạnh tới hai chữ “tận tâm”, tận tâm hơn nữa. Bởi với một vấn nạn với quá nhiều hệ luỵ khôn lường tới thế hệ trẻ như thế này, mọi sự qua loa, nói rồi để đấy, làm cho xong, làm chưa thực sự đến cùng và quyết liệt, thì hiệu quả sẽ vẫn là con số O.

Với ngành giáo dục, câu chuyện “việc dạy chữ mà thiếu dạy làm người, hay nói cách khác là dạy kỹ năng sống cho các em” cần phải được hiện thực hoá một cách cụ thể quyết liệt hơn nữa. Việc mới đây, Bộ GD&ĐT cho biết đã và đang thực hiện 7 giải pháp phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường, trong đó có việc chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng trường học dân chủ, an toàn, lành mạnh, thân thiện, xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường… có thể xem là những nỗ lực đáng trân trọng bước đầu.

Với các cơ quan chức năng, như nhìn nhận của ông Đinh Công Sỹ – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội là việc cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó quan trọng nhất là hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống bạo lực học đường, sửa đổi, bổ sung các quy định về chế tài xử lý đối với các hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng; tăng cường năng lực ứng phó của các cơ quan chức năng trong việc kịp thời gỡ bỏ các thông tin xấu, thông tin độc hại trên mạng xã hội có thể gây ra các hành vi bạo lực học đường; cần xây dựng và thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương, nhất là cơ chế chia sẻ thông tin đúng, thông tin kịp thời khi có dấu hiệu của vụ việc bạo lực học đường. Cá thể hóa trách nhiệm của các bên trong quá trình tiếp nhận, giải quyết vụ việc.

Và trong câu chuyện loại trừ bạo lực học đường, không thể thiếu sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa gia đình và nhà trường… Đặc biệt, là sự thấu hiểu, chia sẻ, gần gũi hơn nữa từ gia đình, từ những người làm cha làm mẹ. Nói như chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang, trẻ em cần được dạy dỗ cách tự phòng vệ, việc không thể dùng bạo lực để bắt nạt bạn bè, việc thấu hiểu và đồng cảm với người khác – điều này cần bắt đầu từ gia đình, sau đó mới tới nhà trường và xã hội.

Hay góc nhìn của Chuyên gia tâm lý Hoàng Trung Học thiết nghĩ cũng rất đáng được quan tâm: “Các bậc phụ huynh cần chú ý giáo dục nhận thức cho con trẻ hiểu rằng, nếu chúng vung nắm đấm với bạn, đó không phải là hành động của một “anh hùng”,  mà là một hành vi bạo lực đáng bị lên án.

Ngược lại, nếu chúng thụ động chấp nhận hành vi bạo lực, chúng sẽ phải chịu đựng những thương tổn không đáng có. Chúng ta không tán thành việc con cái dùng bạo lực với người khác. Chúng ta cũng không cổ xúy việc dùng bạo lực để chế ngự bạo lực, nhưng cần dạy trẻ cách ứng phó tích cực. Đó là biết tự vệ, biết lên tiếng trước bạo lực thay vì chịu trận và trở thành nạn nhân”.

Nguyễn Hà





Nguồn

Cùng chủ đề

Trường tiểu học mời phụ huynh ‘mục sở thị’ bữa ăn bán trú

Nguồn: https://tuoitre.vn/truong-tieu-hoc-moi-phu-huynh-muc-so-thi-bua-an-ban-tru-20241018115333777.htm

Học sinh hào hứng trải nghiệm cắt dán mô hình Cột cờ Hà Nội

Tại Trường trung học cơ sở Lê Lợi, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, sau khi tiếp nhận phụ san Cột cờ Hà Nội của Báo Nhân Dân, trong ngày 17/10, nhà trường đã tổ chức cho học sinh cắt, dán thành mô hình Cột cờ Hà Nội trong giờ hoạt động trải nghiệm-hướng nghiệp. Theo đó, các học sinh ở khối sáng và chiều đã được nhà trường tổ chức để tham gia trải nghiệm,...

Chủ tịch huyện làm Bí thư huyện ven biển Giao Thủy

Ngày 17/10, tại huyện Giao Thủy, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nam Định Lê Quốc Chỉnh đã trao quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định chuẩn y ông Doãn Quang Hùng, Phó Bí...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mạng 6G dự kiến sẽ có tốc độ nhanh gấp 9.000 lần mạng 5G hiện tại

(CLO) Mạng di động 6G, thế hệ tiếp theo của công nghệ kết nối, đang hứa hẹn mang đến tốc độ internet "chóng mặt" mà trước đây chưa từng thấy. Dự kiến, tốc độ đạt tới 938 gigabit/giây, nhanh gấp 9.000 lần so với mạng 5G hiện tại. ...

Vietcombank, MB nói gì về nhận chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng?

Chiều 17/10, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên Xây dựng Việt Nam (CB) do Nhà nước là chủ sở hữu 100% vốn cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) theo Phương án được...

Hơn 720.000 ôtô Honda bị triệu hồi tại Mỹ

Trong đợt triệu hồi lần này, các dòng xe bị ảnh hưởng bao gồm Honda Accord 2023-2024, Accord Hybrid, Honda Civic Sedan 2025, Civic Sedan Hybrid và Honda CR-V Hybrid 2023-2025. Tổng số lượng xe bị triệu hồi tại Mỹ lên đến hơn 700.000 chiếc, một con số đáng chú...

‘Gánh’ khoản nợ 3.600 tỷ, Saigontel (SGT) mới hoàn thành 4,8% kế hoạch đề ra

Thoát lỗ nhờ doanh thu tài chính, chỉ hoàn thành 4,8% mục tiêu đề ra Có tiền thân là công ty cung cấp dịch vụ hạ tầng viễn thông trong các khu công nghiệp thuộc Tập đoàn đầu tư Sài Gòn, CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn -...

DIC Corp (DIG) mới đạt 2,1% kế hoạch năm, tăng vốn dự án Vị Thanh

(CLO) Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng - DIC Corp (Mã: DIG) vừa công bố thay đổi mục đích sử dụng vốn đợt chào bán 200 triệu cổ phiếu, dồn tiền cho dự án Vị Thanh trong khi mới hoàn thành 2,1% kế hoạch. ...

Bài đọc nhiều

Bộ Công Thương thực hiện Chương trình ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Thực hiện Quyết định số 914/QĐ-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đến năm 2030, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký Quyết định số 2707/QĐ-BCT ngày 15/10 ban hành Kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện Chương trình ứng dụng...

Bộ Ngoại giao: Công dân Việt Nam tại Trung Đông hiện vẫn an toàn

Theo thông tin mới nhất của các cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn an toàn. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. Ảnh: TTXVN phát Chiều 17/10, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về công tác bảo hộ công dân trước xung đột giữa Iran và Israel, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: Theo...

Phát huy đại đoàn kết đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ngày 17-10, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã khai mạc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại đại hội - Ảnh: NAM TRẦN Thực tiễn lịch sử cho thấy khối đại đoàn kết toàn dân tộc làm nên sức mạnh to lớn và là cội nguồn mọi thành công của cách mạng Việt Nam. Càng trong khó khăn, thách thức, đứng...

Bình Thuận làm việc với chủ tài khoản Facebook đăng tin sai sự thật

Theo phản ánh của Trường tiểu học Bắc Phan Thiết, vào lúc 10 giờ 10 phút, ngày 8/10, trên tài khoản fanpage facebook “CLB Báo chí – Truyền thông học sinh Bình Thuận” đăng thông tin “Câu chuyện thu và chi ở Trường Tiểu học BPT - Phan Thiết, Bình...

Việt Nam phối hợp với Thái Lan dẫn độ đối tượng khủng bố Y Quynh Bdap

(VTC News) - Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, việc dẫn độ đối tượng Y Quynh Bdap về Việt Nam là phù hợp, nhằm bảo đảm mọi đối tượng phạm tội bị xử lý theo pháp luật. Ngày 17/10, trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt Nam đối với việc Tòa án Thái Lan quyết định dẫn độ đối tượng khủng bố Y Quynh Bdap về Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm...

Cùng chuyên mục

Gieo “hạt giống đỏ” ở những bản làng dân tộc La Hủ: Cái khó đang hãm sự ‘nảy mầm” (Bài 2)

Những ngày trung tuần tháng 9 vừa qua, chúng tôi may mắn được dự một buổi sinh hoạt chi bộ tại bản Seo Thèn A (xã Pa Vệ Sủ), với sự có mặt của đồng chí Bí thư Đảng ủy xã, Bộ đội Biên phòng, Công an phụ trách xã, giáo viên cắm bản. Buổi sinh hoạt diễn ra nghiêm túc, đúng thủ tục. Các đồng chí đảng viên trong buổi sinh hoạt đã có những ý...

Khởi công xây cầu Phong Châu trong tháng 12/2024

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc đầu tư xây dựng lại cầu Phong Châu là nhiệm vụ cấp bách, phải thực hiện khẩn trương, "áp dụng cơ chế đặc thù, lựa chọn nhà đầu tư để xây dựng cầu Phong Châu nhanh nhất, bảo đảm an toàn, chất lượng". Tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành và tỉnh Phú Thọ đã phân tích, thảo luận phương án giao cho UBND tỉnh Phú Thọ hay Bộ GTVT làm cơ...

Trộm đập tường vào nhà dân, phá két cuỗm đi nhiều tiền vàng

Lợi dụng lúc mưa lớn, kẻ gian táo tợn đập phá tường rồi đột nhập nhà người dân ở huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phá két sắt, lấy trộm nhiều tài sản có giá trị. Ngày 17/10, trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết vừa có văn bản khẩn, chỉ đạo điều tra, xử lý vụ trộm cắp tài sản táo tợn tại nhà...

10 chỉ tiêu và 6 chương trình hành động trong nhiệm kỳ mới của MTTQ Việt Nam

Tiếp tục kiện toàn nhân sự khi đủ điều kiện Đại hội đã thống nhất phương hướng, mục tiêu, đề ra 10 chỉ tiêu cụ thể và 6 chương trình hành động của MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ...

Ông Đỗ Văn Chiến tái cử chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X

(ĐCSVN) - Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX tái đắc cử chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X. Sáng 18/10, báo cáo kết quả Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hoàng Công Thủy...

Mới nhất

Thư của Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng 70 năm Ngày truyền thống Trung đoàn Pháo Phòng không 240

(Bqp.vn) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Trung đoàn Pháo Phòng không 240, Sư đoàn Phòng không 363, Quân chủng Phòng không - Không quân (20/10/1954 - 20/10/2024), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc...

Bayer Việt Nam đồng hành cùng chiến lược quốc gia về phát triển cây trồng chủ lực

Dự án xây dựng dựa trên quan hệ hợp tác công - tư lâu dài giữa Bayer Việt Nam và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia...

Khởi công xây cầu Phong Châu trong tháng 12/2024

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc đầu tư xây dựng lại cầu Phong Châu là nhiệm vụ cấp bách, phải thực hiện khẩn trương, "áp dụng cơ chế đặc thù, lựa chọn nhà đầu tư để xây dựng cầu Phong Châu nhanh nhất, bảo đảm an toàn, chất lượng". Tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành và tỉnh...

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm ngành thêu ren, lụa, áo dài, túi vải năm 2024 Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024 Theo thông tin từ Trung tâm Khuyến công...

Cà Mau xem xét phê bình 8 chủ đầu tư

TP - Sở Kế hoạch và Đầu tư Cà Mau vừa có báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công 9 tháng năm 2024. Trong đó, Sở này đề xuất UBND tỉnh xem xét phê bình 8 chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân thấp. Sở Kế...

Mới nhất