Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCần làm rõ khái niệm xét tuyển sớm để thí sinh bớt...

Cần làm rõ khái niệm xét tuyển sớm để thí sinh bớt ‘rối’

Liên quan dự thảo quy chế tuyển sinh đại học từ năm 2025, nhiều chuyên gia đề nghị cần tiếp tục làm rõ khái niệm xét tuyển sớm và quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Cần làm rõ khái niệm xét tuyển sớm - Ảnh 1.

Học sinh và phụ huynh nghe tư vấn tại Ngày hội tư vấn xét tuyển đại học – cao đẳng năm 2024 – Ảnh: D. PHAN

Theo các chuyên gia, dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non có nhiều điểm tích cực nhằm tạo sự công bằng và lập lại trật tự trong tuyển sinh. Tuy nhiên dự thảo vẫn còn một số nội dung gây băn khoăn, lo lắng cho thí sinh, xã hội và các trường đại học.

“Không có phương thức xét tuyển sớm”

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, những năm qua dư luận nhiều lần đề cập băn khoăn với việc các trường đại học sử dụng nhiều phương thức, tổ hợp môn xét tuyển đối với cùng một chương trình, ngành đào tạo, trong đó có việc một số trường dành quá nhiều chỉ tiêu cho xét tuyển sớm, hay việc quy định điểm cộng quá lớn cho các chứng chỉ ngoại ngữ.

Để khắc phục những bất cập trên, một trong những điểm sửa đổi, bổ sung trong dự thảo quy chế là chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Liên quan việc này, bà Nguyễn Thu Thủy, vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng xét tuyển sớm và phương thức xét tuyển là hai chuyện khác nhau. Xét tuyển sớm được sử dụng để phân biệt về mặt thời gian so với đợt xét tuyển theo kế hoạch chung của bộ.

Trong khi đó các phương thức xét tuyển được sử dụng ở bất kỳ đợt xét tuyển nào. Chỉ có điều về mặt thời gian của xét tuyển sớm là trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, nên lúc đó chưa thể dùng phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT mà thôi.

“Không có phương thức nào được gọi là “phương thức xét tuyển sớm” cả, vì các trường đều có thể sử dụng các phương thức xét tuyển ở mọi đợt xét tuyển”, bà Thủy nhấn mạnh.

Bà Thủy nhận định do hiểu nhầm rằng chỉ có kỳ xét tuyển sớm mới được sử dụng các phương thức xét tuyển “riêng” (không sử dụng điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT) nên các trường lo lắng khi bị giới hạn 20% chỉ tiêu. Cũng vì hiểu chưa đúng, thí sinh lo lắng bị giới hạn cơ hội xét tuyển ở các phương thức tuyển sinh mà các trường sử dụng như xét học bạ, xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy…

“Thí sinh không cần lo lắng, dù ở giai đoạn xét tuyển sớm hay giai đoạn xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh vẫn có thể tham gia xét tuyển bằng các phương thức xét tuyển khác nhau mà các em đã và đang chuẩn bị.

Từ hai năm nay bộ cung cấp đầy đủ dữ liệu về kết quả học tập THPT (học bạ) và hỗ trợ các trường tổ chức kỳ thi riêng (như đánh giá năng lực, đánh giá tư duy…) đưa kết quả thi lên hệ thống tuyển sinh chung, tạo điều kiện thuận tiện cho các cơ sở đào tạo thực hiện xét tuyển trong đợt xét tuyển chung. Như vậy dự thảo không hạn chế bất kỳ phương thức xét tuyển nào của các trường”, bà Thủy khẳng định.

Cần làm rõ khái niệm xét tuyển sớm - Ảnh 2.

Một tiết học môn văn của lớp 12A8 Trường THPT Nguyễn Trãi, Q.4, TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG

Vẫn lo ngại

Mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có thông cáo giải thích rõ dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, tuy nhiên thí sinh, phụ huynh và cả các trường vẫn lo ngại với việc bộ dự kiến siết xét tuyển sớm. Trong đó đặc biệt các thí sinh đã tập trung ôn luyện chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực và đã đầu tư thi các chứng chỉ quốc tế để xét tuyển đại học hiện đang rất lo lắng nếu bộ siết xét tuyển sớm.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo một trường đại học tư thục ở TP.HCM băn khoăn: “Hiện mọi người đều nghĩ bộ dự kiến khống chế 20% chỉ tiêu cho tất cả các phương thức xét tuyển sớm. Nếu cho rằng không có phương thức nào được gọi là “phương thức xét tuyển sớm” thì việc bộ đưa ra quy định không xét tuyển sớm quá 20% chỉ tiêu để làm gì?

Với cách giải thích này, các trường có thể tuyển sinh bằng nhiều phương thức khác nhau nhưng không xét tuyển sớm (về mặt thời gian) trước kỳ thi tốt nghiệp THPT mà chờ xét cùng với đợt xét tuyển chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo được không? Lúc đó các trường xác định tỉ lệ 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm theo yêu cầu của bộ thế nào?”.

Trên thực tế hai năm qua với xét tuyển sớm các trường đại học tổ chức xét nhiều đợt trước và cả sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhưng xét tuyển chung đợt 1 trên hệ thống chung của bộ xong thường là hết nguồn tuyển. Các đợt xét tuyển bổ sung chỉ có các trường tư (còn chỉ tiêu) và ở các trường công (vài ngành khó tuyển).

Trưởng phòng tuyển sinh của một trường đại học công lập cho hay: “Lâu nay xét tuyển sớm đang được hiểu là các phương thức xét tuyển không sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT (xét trước đợt xét tuyển chung của bộ).

Thực tế mấy năm qua các trường có rất nhiều phương thức xét tuyển sớm: tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển thẳng; xét học bạ THPT; xét điểm thi đánh giá năng lực; xét tuyển kết hợp kết quả học tập THPT với chứng chỉ quốc tế IELTS; xét kết quả kỳ thi SAT quốc tế… Do vậy nếu không xét tuyển sớm quá 20%, các trường dành 80% chỉ tiêu còn lại phải xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Điều này sẽ khiến điểm chuẩn các phương thức xét tuyển sớm, đặc biệt là điểm bài thi đánh giá năng lực lên cao chót vót, làm ảnh hưởng đến thí sinh đã có kế hoạch ôn luyện chọn phương thức này”.

Nên xem lại cơ sở khoa học

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, chủ tịch hội đồng trường Trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên xem xét lại cơ sở khoa học của việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

“Tuyển sinh là việc của các trường đại học được quy định theo luật, do đó bộ không nên can thiệp quá sâu và đưa ra tỉ lệ khống chế nếu các phương thức khác của các trường trên thực tế tuyển được các em sinh viên giỏi, có chất lượng đầu vào tốt. Bộ chỉ nên hạn chế với các phương thức tuyển sinh dễ dãi, không đánh giá đúng thực chất chất lượng đầu vào, bằng mọi giá để “vơ vét” người học.

Nên đề xuất quy định chỉ tiêu xét tuyển theo từng phương thức và không thay đổi, điều chỉnh giữa các phương thức. Chỉ tiêu theo từng phương thức xây dựng theo tỉ lệ sinh viên giỏi đầu vào, cũng như tỉ lệ tốt nghiệp đúng hạn của chương trình đào tạo, và do thủ trưởng chịu trách nhiệm giải trình”, ông Đức nói

Giải pháp khắc phục bất cập trong tuyển sinh

Đại diện một số trường đại học kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần làm rõ khái niệm xét tuyển sớm tránh gây nhầm lẫn cho thí sinh, xã hội và các trường; hoặc thay đổi khái niệm cho phù hợp với bản chất của hoạt động tuyển sinh vì hầu hết các thí sinh đều chưa tốt nghiệp THPT khi tham gia xét tuyển sớm.

Về giải pháp để khắc phục những bất cập trong tuyển sinh đại học hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng bộ chỉ nên hạn chế hoặc loại bỏ các phương thức tuyển sinh dễ dãi, không đánh giá đúng thực chất chất lượng đầu vào, bằng mọi giá để “vơ vét” người học.

Bộ cần có quy định cơ sở đào tạo cần có tỉ lệ hợp lý cho phương thức tuyển sinh bằng xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT để đảm bảo tính công bằng cho các đối tượng khó khăn trong điều kiện tham gia dự thi các kỳ thi riêng của trường tổ chức; cần quy định thống nhất các tổ hợp xét tuyển hợp lý, kiên quyết loại đi các tổ hợp “lạ”.

Đồng thời bộ cần quy định về đánh giá chất lượng của các phương thức tuyển sinh theo kết quả học tập của sinh viên trong quá trình đào tạo và chuẩn đầu ra của sinh viên trúng tuyển theo các phương thức khác nhau.

Trên cơ sở đó có thể kiểm soát chất lượng các phương thức xét tuyển và loại bỏ những phương thức không bảo đảm chất lượng với ngành đào tạo và lý giải các tổ hợp xét tuyển bảo đảm chuẩn đầu vào năng lực cơ bản để học tập ở bậc đại học.



Nguồn: https://tuoitre.vn/can-lam-ro-khai-niem-xet-tuyen-som-de-thi-sinh-bot-roi-20241203225742635.htm

Cùng chủ đề

Hiệu trưởng từ chức sau phản ánh bữa ăn bán trú chỉ có trứng luộc và xúc xích

Sau phản ánh bữa cơm bán trú chỉ có trứng luộc và xúc xích rán, UBND huyện Sông Mã (Sơn La) quyết định cho thôi chức vụ hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Ty đối với bà Nguyễn Thị Hà. ...

Hà Nội ‘chốt’ concert Anh trai say hi vẫn diễn ra theo kế hoạch, không như lời đồn

Theo thông tin mới nhất, concert 3 và 4 của Anh trai say hi vẫn diễn ra như đúng kế hoạch. Trước đó có thông tin nếu sự kiện này tổ chức sẽ làm ảnh hưởng tới trận thi đấu của đội Việt Nam và Indonesia ngày 15-12. ...

Phụ huynh thấp thỏm với môn thi ‘bí mật’ trong phương án tuyển sinh lớp 10

Nhiều phụ huynh lại thấp thỏm với phương án tuyển sinh lớp 10 năm nay, vì đây là kỳ thi đầu tiên theo chương trình mới và lại có thêm những thay đổi trong phương án thi. Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 là...

Dự thảo quy chế tuyển sinh: Một thang điểm chung khó khả thi!

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến. Trong dự thảo quy chế tuyển...

Tuyển sinh trái quy định cả trăm chỉ tiêu đại học, thạc sĩ

Cả trăm sinh viên đại học, học viên thạc sĩ được Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển sinh, đào tạo tại TP.HCM trong khi chưa được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo kết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bệnh gai đen: Cảnh báo bệnh nguy hiểm

Gai đen không phải là một bệnh lý da liễu thông thường mà là dấu hiệu của các rối loạn bên trong cơ thể của rất nhiều loại bệnh như ung thư, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa. Tưởng chỉ bị đen da...

Thất bại cay đắng của Intel

Intel thông báo giám đốc điều hành (CEO) Pat Gelsinger đã từ chức và rút khỏi hội đồng quản trị từ ngày 1-12, kết thúc nỗ lực gần bốn năm tìm lại ánh hào quang cho gã khổng lồ chip một thời. Trái với...

Bộ sách Chuyện kể trước giờ đi ngủ được trao Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Bộ sách Chuyện kể trước giờ đi ngủ gồm 2 cuốn Nông trại Hoa Đậu Biếc và Soái ca Mèo Mái Ngói đã được trao giải C tại Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024. Nhà báo, nhà văn Trần Gia Bảo cùng hai cuốn trong bộ sách Chuyện kể trước giờ đi ngủ vừa được trao giải C tại Giải thưởng Sách quốc gia 2024 - Ảnh: NXB Kim Đồng Tối ngày 29-11, tại Hà Nội đã diễn ra lễ...

Mình Du Mục: Mơ lớn để làm được nhiều hơn

Đỗ Ngọc Quốc Thông hiện là cái tên được sinh viên tại nhiều trường ở TP.HCM biết đến với vai trò diễn giả. Anh khởi nghiệp ở vị trí sáng lập Học viện Mình Du Mục theo tinh thần linh hoạt, thích nghi. Anh Đỗ Ngọc Quốc Thông muốn là một diễn giả với đam mê truyền đạt kiến thức - Ảnh: NVCC Anh chàng sinh ra ở một thị trấn nhỏ tại huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) này từng...

Việt Nam có 902 đô thị, mức độ đô thị hóa tầm châu Á

Tỉ lệ đô thị hóa của Việt Nam đạt ngang tầm của châu Á với 902 đô thị trong cả nước, đạt tỉ lệ đô thị hóa khoảng 42,7%. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tham dự hội nghị và tìm hiểu các công nghệ mới phục vụ cho thành phố thông minh trong triển lãm bên lề sự kiện - Ảnh: SONG HÀ Những thông tin này được chia sẻ tại Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu...

Bài đọc nhiều

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Hành trình mang “Giáo dục hạnh phúc” tới cho trẻ em Việt Nam

Nổi bật trong số đó là phương pháp Laulau Learning – một chương trình giáo dục tiên tiến của Phần Lan nhằm phát triển toàn diện trí tuệ, kĩ năng và cảm xúc ở trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Vào ngày 29-30/11, 20 cơ sở giáo dục mầm non tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Sơn La đã trở thành những cơ sở giáo dục đầu tiên...

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Thanh tra TP.HCM kết luận Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch thu học phí sai quy định

Chánh Thanh tra TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch rà soát, lập danh sách hoàn trả chênh lệch học phí cho sinh viên. Thu học phí sai quy định là một trong nhiều nội dung...

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy bình đẳng giới qua mô hình Câu lạc bộ ”Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Mặc dù thời gian hoạt động chưa nhiều nhưng các Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” do các cấp Hội LHPN tại các...

Thần đồng 10 tuổi có IQ vượt Einstein, 4 tuổi đã giải toán thập phân

ANH - Đạt điểm số IQ xuất sắc là 162, vượt cả các nhà vật lý huyền thoại Albert Einstein và Stephen Hawking, cậu bé 10 tuổi Krish Arora thuộc nhóm 1% những người thông minh nhất thế giới. Krish Arora, một cậu bé 10 tuổi gốc Ấn Độ, hiện sống ở Hounslow, Tây London (Anh), đã đạt chỉ số IQ 162, vượt qua cả Albert Einstein và Stephen Hawking. Cậu đã được chấp nhận vào tổ chức Mensa (dành...

‘Tủ sách tiếng Việt’ đạt giải nhì Giải thưởng toàn quốc về Thông tin Đối ngoại

Tối 3/12, tại Nhà hát Lớn đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.Tác phẩm Tủ sách tiếng Việt (dành cho người Việt Nam ở nước ngoài) của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã đạt giải nhì – hạng mục Sáng kiến sản phẩm có giá...

Trường nghề mở ngành mới thu hút thí sinh

Các trường nghề tại TP HCM mở thêm những ngành học "hot" để bắt kịp xu hướng với hy vọng thu hút thí sinh học nghề ...

Phụ huynh Trung Quốc đề xuất dạy tiếng Anh từ lớp 1

Tại các thành phố lớn như Cam Túc, Tứ Xuyên và Phúc Kiến, phụ huynh đã đồng loạt gửi kiến nghị lên lãnh đạo thông qua mục Bản tin góp ý của tờ Nhân dân Nhật báo. ...

Mới nhất

Vợ tướng Vịnh kể hậu trường viết ‘Người thầy’ giành 2 Giải thưởng Sách Quốc gia

Bà Đặng Thị Minh Ngọc - vợ cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - bày tỏ bà "vui và xúc động" khi nhận 2 Giải thưởng Sách Quốc gia cho cuốn sách của chồng. Tại lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia 2024, cuốn sách Người thầy của cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân...

Năm 2025, doanh nghiệp bước vào cuộc đua AI mới

DNVN - Năm 2025, các doanh nghiệp tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ bước qua giai đoạn thử nghiệm AI (trí tuệ nhân tạo) để tập trung đánh giá tỷ...

Bộ sách tri ân các thế hệ nhà văn áo lính đạt Giải A Giải thưởng Sách quốc gia

“Tổng tập nhà văn quân đội” tập hợp kỷ yếu và tác phẩm của 366 nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình, dịch giả tiêu biểu trong đội ngũ nhà văn chiến sĩ của cả nước qua các thế hệ. Bộ sách được vinh danh ở giải thưởng cao nhất Hạng mục Sách Văn học. Chia sẻ cùng...

Xung lực mới từ Luật Điện lực (sửa đổi) cho các doanh nghiệp ngành năng lượng

Xung lực mới từ Luật Điện lực (sửa đổi) cho các doanh nghiệp ngành năng lượng | 04/12/2024 ...

Mới nhất