Trang chủDestinationsHà NộiCần Kiệm nhớ Bác

Cần Kiệm nhớ Bác


(HNMNN) – Từ ngày 13-1-1947 đến ngày 2-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc tại nhà cụ Nguyễn Đình Khuê, xóm Lài Cài, thôn Phú Đa (nay là Phú Đa 1), xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất. Tại đây, Bác cùng các đồng chí lãnh đạo của Đảng đã bàn luận, quyết định nhiều chủ trương lớn, hệ trọng liên quan đến vận mệnh đất nước. Đã 76 năm trôi qua nhưng người dân Cần Kiệm luôn trân quý từng kỷ niệm về Bác Hồ kính yêu. Ngôi nhà năm nào cùng các kỷ vật mà Người đã sử dụng vẫn được bảo tồn, trở thành “địa chỉ đỏ” tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng ở địa phương.

Chị Nguyễn Thị Lũy giới thiệu về các kỷ vật của Bác.

NÂNG NIU TỪNG KỶ VẬT

Một ngày đầu tháng 5, men theo con ngõ nhỏ lát đá ong, chúng tôi về thăm Nhà lưu niệm Bác Hồ – Di tích lịch sử cách mạng ở xóm Lài Cài, thôn Phú Đa 1, xã Cần Kiệm. Đây là “địa chỉ đỏ” cách mạng của huyện Thạch Thất, hằng năm thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân, đặc biệt là học sinh trong toàn huyện đến tham quan, dâng hương tưởng nhớ, tri ân Người, từ đó học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Trên nền đất màu cam vàng, ngôi nhà 9 gian và dãy nhà ngang được lợp bằng lá cọ đơn sơ nhuốm màu thời gian nằm trên quả đồi cao nhất khu vực rợp bóng ngọc lan, vú sữa, mít… Tại đây có nhiều kỷ vật mà Bác đã sử dụng trong 19 ngày ở và làm việc, như bàn ghế làm việc, đèn măng xông, giường ngủ, chậu rửa mặt, vại chứa nước… và nhiều bức ảnh tư liệu, bút tích của Người. Những kỷ vật quý giá đó được chị Nguyễn Thị Lũy, hậu duệ đời thứ tư của cụ Nguyễn Đình Khuê nâng niu, giữ gìn.

Theo cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Cần Kiệm”, đêm 13-1-1947 (tức 22 tháng Chạp năm Bính Tuất), trên đường lên chiến khu Việt Bắc chỉ đạo cách mạng, Bác Hồ và một số đồng chí cán bộ Trung ương đã về Cần Kiệm ở và làm việc tại nhà cụ Nguyễn Đình Khuê. Đây là nơi dừng chân lâu nhất trên đường Bác di chuyển từ Hà Nội tới Thủ đô kháng chiến. Ngôi nhà được làm bằng tre, tường đắp đất, cửa che bằng các cành dại ghép lại… Những ngày ở tại căn nhà lá đơn sơ của gia đình cụ Khuê, Bác Hồ đã cùng các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh… bàn luận, quyết định nhiều chủ trương lớn, hệ trọng liên quan đến vận mệnh đất nước, đồng thời thảo nhiều văn bản để chỉ đạo kháng chiến…

Trong thời gian ở tại đây, Bác đã viết “Thư chúc Tết đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ” (24-1-1947), “Thư gửi các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô” (27-1-1947), “Thư gửi các chiến sĩ Vệ quốc đoàn, tự vệ và dân quân toàn quốc”… Bác cũng dành thời gian sửa các cuốn sách cũ để cho in lại và phát hành rộng rãi… Nhân dịp đón Tết Nguyên đán Đinh Hợi, Bác Hồ đã tặng gia đình cụ Khuê một tấm thiệp viết bốn chữ “Cung hỷ tân xuân” bằng chữ Hán. Đến chiều 2-2-1947 (tức ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Hợi), Bác Hồ rời Cần Kiệm lên chiến khu Việt Bắc.

Trong câu chuyện với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Lũy xúc động kể: “Gia đình cụ tôi rất vinh dự khi được đón tiếp Bác Hồ trong 19 ngày đêm. Bác ở và làm việc tại gian buồng ngoài cùng bên trái của ngôi nhà. Đã 76 năm trôi qua nhưng những kỷ vật như vẫn ấm hơi Người. Tôi cùng các con, cháu, chắt của cụ Nguyễn Đình Khuê xin nguyện được tiếp tục nâng niu, giữ gìn để kỷ vật của Người mãi trường tồn”.

Chủ tịch UBND xã Cần Kiệm Nguyễn Tuấn Chinh cho biết thêm: Bác Hồ về ở và làm việc tại Cần Kiệm là sự kiện lịch sử quan trọng, một vinh dự lớn, mãi mãi khắc ghi trong trang sử vàng truyền thống đấu tranh cách mạng của địa phương. Tình cảm của Bác dành cho xã Cần Kiệm nói riêng và huyện Thạch Thất nói chung nhắc nhở các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã phải luôn đoàn kết, thống nhất một lòng, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng ấm no, hạnh phúc…

Tưởng nhớ công ơn của Người, năm 1974, Đảng bộ và nhân dân xã Cần Kiệm đã tham gia phục chế ngôi nhà cũ của cụ Nguyễn Đình Khuê làm Nhà lưu niệm Bác Hồ. Hiện nay, ngôi nhà 9 gian vẫn được bảo tồn nguyên trạng, gian giữa là ban thờ Bác, các gian còn lại là nơi trưng bày kỷ vật gắn với thời gian Bác sống và làm việc tại đây, các bức ảnh tư liệu, bút tích của Người…

Nhà lưu niệm Bác Hồ tại thôn Phú Đa 1, xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất.

NGUYỆN MÃI NOI GƯƠNG NGƯỜI

Không ai bảo ai, mỗi người dân Cần Kiệm đều tôn kính và luôn noi gương Bác Hồ kính yêu. Các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Cần Kiệm luôn đoàn kết một lòng, chung sức xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh. Theo Bí thư Đảng ủy xã Cần Kiệm Nguyễn Hữu Hải, những năm gần đây, mặc dù còn gặp khó khăn song Đảng bộ và nhân dân trong xã đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, luôn đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn, từng bước thực hiện và hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra. Cấp ủy, chính quyền xã từng bước đổi mới phong cách, lề lối làm việc, theo hướng “rõ người, rõ việc, rõ chất lượng, hiệu quả công việc”; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm. Đặc biệt, địa phương chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tập trung khắc phục hạn chế, khó khăn và các khiếm khuyết, tự sửa mình…

Nhờ đó, trong năm 2022 và 4 tháng đầu năm 2023, kinh tế địa phương tiếp tục có mức tăng trưởng khá; thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 62,6 triệu đồng/người/năm; toàn xã chỉ còn 5 hộ thuộc diện nghèo, chiếm 0,19%. Xã tiếp tục duy trì và nâng cao 19 tiêu chí quốc gia quy định về xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2021 đến nay, địa phương được ngân sách cấp trên hỗ trợ đầu tư các công trình dân sinh thiết thực với tổng kinh phí trên 273 tỷ đồng; ngoài ra, nhân dân còn tự nguyện đóng góp hơn 16 tỷ đồng, 974m2 đất và trên 9.433 ngày công xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, đường giao thông…

Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ xã Cần Kiệm từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp ủy Đảng và đảng viên trong Đảng bộ. Việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TƯ của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn xã trong những năm qua đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị. Trong quá trình thực hiện, từng chi bộ đã lồng ghép các nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với các nhiệm vụ chính trị của địa phương, tạo động lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ địa phương đề ra. Đặc biệt, từng đảng viên trong toàn Đảng bộ xã luôn tích cực tu dưỡng, rèn luyện và nêu gương sáng trong thực hiện công việc cũng như học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

… Tháng 5 về Cần Kiệm, trong lòng không khỏi rưng rưng nỗi nhớ Bác. Hình ảnh Người trong ngôi nhà lá đơn sơ, mộc mạc như có sức mạnh phi thường, nhắc nhở mọi người tự rèn luyện, nỗ lực và đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, xứng đáng là mảnh đất cách mạng kiên cường, nơi ghi dấu ấn không bao giờ phai về Bác Hồ kính yêu.



Nguồn

Cùng chủ đề

Lắng nghe, thấu hiểu và tăng gắn kết

Kinhtedothi - Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ các nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân tộc, đó là tin vào dân, dựa vào dân, vì lợi ích của dân để đoàn kết toàn dân. Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đoàn kết trên cơ sở hiệp thương dân chủ, chân thành, thẳng thắn, thân ái; đoàn kết gắn với đấu tranh, tự phê bình, phê bình và đoàn kết...

Ngọc có mài mới sáng

Đưa Quy định 144/QĐ/TW vào thực tiễn là nền tảng cho các cấp ủy Đảng trong công tác giáo dục đảng viên, tạo tấm gương để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi, tự sửa hàng ngày. Tự soi, để tự sửa Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc nhở, cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa, tự thực hành “cần, kiệm, liêm, chính” để làm kiểu mẫu cho dân. Bác dạy: “Muốn thành...

Bác Hồ với “Thủ đô ta”

Sinh thời, Bác nhắc: “Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta” nên Hà Nội phải gương mẫu ở vị trí đầu tàu để làm sao “thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”. Tình cảm sâu nặng, dấu ấn không quên Ba chữ “Thủ đô ta” chứa đựng biết bao tình cảm sâu nặng, gần gũi và sát sao của Chủ tịch Hồ Chí Minh...

Đoàn đại biểu Thành phố Hà Nội dâng hương, tưởng niệm đồng chí Trần Duy Hưng

Cùng tham gia đoàn có lãnh đạo các sở, ban, ngành: Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở LĐTB&XH Hà Nội, Sở VH&TT Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô, quận Nam Từ Liêm. Cố Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội Trần Duy Hưng (1912-1988) xuất thân trong một gia đình trung nông, gia giáo ở làng Hòe Thị, xã Xuân Phương (nay là phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm). Năm 30 tuổi, ông trở thành thầy...

Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội

Hội thảo như một lời khẳng định: 70 năm sau Ngày Giải phóng, Hà Nội đã xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Đây là nỗ lực phấn đấu, lao động, sáng tạo không ngừng nghỉ của Đảng bộ, Nhân dân Thủ đô dưới sự lãnh đạo của Đảng; là hành trình hiện thực...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sản phẩm OCOP Hà Nội

LTS: Sau gần 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã có 2.711 sản phẩm được công nhận; trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao. Nhằm hỗ trợ người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, giá trị, từ đó tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng...

Phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội: Lợi thế từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao. Giá trị văn hóa trong từng sản phẩm Năm nào cũng vậy, cứ tới mùa sen...

Dư địa lớn để Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP từ làng nghề

Thủ đô Hà Nội - “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề đã được đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP, giúp sản phẩm hoàn thiện hơn về mẫu mã, chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường,...

Làng nghề da giày Phú Yên tỏa sáng với sản phẩm OCOP 4 sao

Để nâng cao thương hiệu làng nghề, tôn vinh những nghệ nhân tài hoa, khẳng định chất lượng sản phẩm truyền thống, trong những năm qua, huyện Phú Xuyên không ngừng hỗ trợ hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Một trong những điển hình là 5 sản phẩm giày dép của hộ ông Nguyễn Như Diên (thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên) đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Trở về...

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024. Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Khuất Trọng Kiên cho biết: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vừa và nhỏ, nhằm phát huy giá trị truyền thống của các địa phương, phát triển kinh tế, nâng...

Bài đọc nhiều

“Chợ cóc” lấn chiếm hè đường

(HNMO) - Vỉa hè thành nơi bày bán hàng hóa, lòng đường thành nơi để xe đạp, xe máy... là vi phạm thường xuyên diễn ra tại khu vực xung quanh chợ Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), đặc biệt là tại khu...

Sôi động các chương trình giao lưu đặc biệt Việt Nam

(HNMO) - Tối 14-4, chương trình nghệ thuật chào mừng Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12 và lễ khai mạc không gian "Sắc màu Việt Nam", lễ hội “Dạo chơi nước Pháp” đã...

Chủ tịch nước tiếp Đại sứ các nước Chile, UAE và Sri Lanka trình quốc thư

Sáng 18-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), Sri Lanka và Chile trình quốc thư. ...

FUJIFILM Việt Nam ra mắt ”Giải pháp trí tuệ nhân tạo CAD EYE ™ ứng dụng cho nội soi đường tiêu hóa trên”

Ngày 22-4-2023, tại Hội nghị nội soi toàn quốc lần thứ 7 diễn ra tại Quảng Ninh, Công ty Fujifilm Việt Nam đã cho ra mắt “Giải pháp trí tuệ nhân tạo CAD EYE ™ ứng dụng cho nội soi đường tiêu...

Ngăn ngừa bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em

(HNM) - Bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em vẫn đang là một vấn đề gây nhức nhối. Đáng lo ngại hơn là tính chất các vụ bạo lực ngày càng nghiêm trọng, có thể diễn ra bất cứ nơi nào,...

Cùng chuyên mục

Chiêm ngưỡng Bộ tranh ghép vải “Tứ đại mỹ nhân”

Tranh ghép vải là một hình thức nghệ thuật độc đáo, kết hợp những mảnh vải vụn với nhau để tạo nên những tác phẩm đầy màu sắc và ý nghĩa. Nghệ thuật này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay mà còn cần đến sự sáng tạo và cảm nhận màu sắc tinh tế của người nghệ sĩ. Với những bức tranh đơn giản chỉ cần 1 buổi là có thể hoàn thành nhưng với những...

Bảo tồn múa hát Bài Bông – điệu múa cổ thời Trần

Múa Bài Bông là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa dân tộc. Điệu múa này được cho là có nguồn gốc từ thời Trần và đã trải qua nhiều thăng trầm để tồn tại đến ngày nay. Múa Bài Bông khi biểu diễn sẽ được kết hợp với các làn điệu dân ca truyền thống, tạo nên một tổng thể hài hòa và sâu lắng. Trong xã...

Về Liệp Tuyết nghe điệu hát dô xưa

Từ lâu nhứng làn điệu dân ca đã trở thành linh hồn đại diện cho dân tộc Việt và đang dần dần được công nhận trở thành Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Nhưng còn đó những làn điệu dân ca vẫn nằm trong dân gian với những câu chuyện hấp dẫn về lịch sử. Nằm dọc bờ sông Tích uốn khúc quanh co, xã Liệp Tuyết huyện Quốc Oai, Hà Nội không chỉ là vùng đất cổ,...

Chợ Hà Nội những năm 2000

     Thăng Long xưa còn được gọi là Kẻ chợ, là nơi hội tụ các ngành nghề, là nơi họp chợ, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của Kinh đô. Kể từ ngày ấy đến nay, Thăng Long Hà Nội luôn được ví là một trong những thị trường lớn nhất nước. Chợ ở Thăng Long có từ rất sớm. Năm 1035, nhà Lý đã cho mở chợ Tây Lai, chợ Cửa Đông... dần dần các chợ truyền...

Chén trà sen – tinh hoa ẩm thực Hà Nội

Trà sen Hà Nội, đặc biệt là trà sen Tây Hồ, từ lâu đã được xem như một biểu tượng của văn hóa ẩm thực Hà Nội. Hương thơm thanh khiết, vị ngọt dịu nhẹ của trà quyện với hương thơm ngát của hoa sen đã tạo nên một thức uống vô cùng đặc biệt, mang đậm nét truyền thống và tinh tế của người Hà Nội.

Mới nhất

Ô tô Camry bất ngờ lao xuống hồ thủy lợi ở Đắk Nông

Cơ quan chức năng tại huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) đã trục vớt thành công ô tô Camry bất ngờ lao xuống hồ thủy lợi ở trung tâm thị trấn Kiến Đức. XEM CLIP: (Nguồn người dân cung cấp) Chiều 17/12, trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Công Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk R'lấp xác nhận, trên địa...

Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect 2024 với mục tiêu đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long - TP. Hồ Chí Minh với cả nước. Ngày 17/12, tại Đại học An Giang (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), diễn đàn Mekong Connect 2024 đã được khai mạc. Sự...

Mời tham dự Hội chợ triển lãm du lịch SATTE 2025 tại Ấn Độ

Từ ngày 19-21/2/2025 tại Trung tâm triển lãm India International Convention & Expo Center, New Delhi Ấn Độ sẽ diễn ra Hội chợ Du lịch & Lữ hành Nam Á lần thứ 32 Từ ngày 19-21/2/2025, tại Trung tâm triển lãm India International Convention & Expo Center, New Delhi, Ấn Độ sẽ diễn ra Hội chợ...

Mức lương kỹ sư phần mềm bậc quản lý tại Việt Nam lên đến 52 triệu đồng

Nhân viên IT - phần mềm từ 1-3 năm kinh nghiệm sẽ có mức lương từ 10-20 triệu, trong khi cấp bậc quản lý hoặc trưởng phòng có mức lương từ 27-52 triệu đồng. Trong bối cảnh thị trường lao động nhiều biến động, các lập trình viên và kỹ sư công nghệ đang khẳng định vị trí là nhóm...

Những người gánh sông trăng: Tập thơ của 6 nữ tác giả kỳ cựu trên văn đàn Việt

6 tác giả đều là những nhà thơ, nhà văn đã có hàng chục năm sáng tác, mỗi người một vẻ, góp những "chất giọng" nghệ thuật riêng, đưa tác phẩm thành một dấu ấn trên diễn đàn văn chương Việt. Một tác giả khác là Phó Giáo sư-Tiến sỹ Phạm Thu Yến,...

Mới nhất