Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCần kế hoạch dài hơi giúp trẻ em thích nghi trở lại...

Cần kế hoạch dài hơi giúp trẻ em thích nghi trở lại cuộc sống sau bão lũ

Chúng ta cần một kế hoạch dài hơi để giúp những người yếu thế, đặc biệt là trẻ em có thể thích nghi trở lại với cuộc sống, vượt qua những sang chấn tâm lý sau bão lũ.

Hỗ trợ tâm lý
PGS. TS. Trần Thành Nam cho rằng, trẻ em có thể chịu những tổn thương nghiêm trọng sau thiên tai, bão lũ. (Ảnh: NVCC)

Nhiều nguy cơ sang chấn tâm lý ở trẻ sau thảm họa

Thưa ông, những tác động tâm lý tiêu cực nào thường gặp ở trẻ em sau khi trải qua các thảm họa thiên nhiên như bão lũ? Và những tác động này có thể kéo dài trong bao lâu?

Những đứa trẻ sau khi trải qua những thảm họa thiên nhiên có thể chịu sang chấn tâm lý và phát triển thành rối loạn stress sau sang chấn. Đứa trẻ có thể thay đổi cách nhìn nhận về thế giới và những người xung quanh là nguy hiểm, dẫn đến gặp những khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ bình thường với người khác kể cả người thân. Lâu dần nếu trẻ không được hỗ trợ những sang chấn tâm lý này có thể ảnh hưởng đến cả các chức năng sinh lý và cấu trúc của não bộ.

Thường thì các dấu hiệu của rối loạn stress sau sang chấn có thể xuất hiện sau sự kiện từ một tháng đến một vài năm. Đặc trưng bởi 3 nhóm biểu hiện là ký ức nhâm nhập về sự kiên gây sang chấn, bao gồm ý nghĩ, hình ảnh, nhận thức xuất hiện lặp lại nhiều lần, có thể xuất hiện dưới những cơn ác mộng.

Thứ hai là hành vi né tránh. Cá nhân trở nên né tránh những ý nghĩ, cảm giác, cuộc đối thoại liên quan sự kiện; quên đi một đoạn ký ức quan trọng của liên quan đến sự kiện; mất hứng thú rõ ràng với các hoạt động thường ngày và trở nên né tránh những hoạt động, địa điểm, những nguời kích thích việc nhớ lại sự kiện. Nhiều cá nhân cảm giác mình bị tách ra khỏi xã hội, cô độc không được chấp nhận và yêu thương, cảm thấy tương lai như đang bị rút ngắn lại.

Gia đình và cộng đồng đóng vai trò thế nào trong việc hỗ trợ trẻ em vượt qua những khó khăn về tâm lý sau thảm họa?

Gia đình và cộng đồng đóng vai trò then chốt trong việc giúp trẻ vượt qua các khó khăn tâm lý sau thảm họa. Điều quan trọng là tạo ra một môi trường an toàn, ổn định để trẻ cảm thấy được bảo vệ và yêu thương. Gia đình cần duy trì sự gần gũi, tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ cảm xúc, lắng nghe mà không phán xét. Điều này giúp trẻ không cảm thấy cô đơn và bị tách biệt khỏi những người xung quanh.

Cộng đồng có thể đóng góp bằng cách thiết lập các nhóm hỗ trợ, tạo ra các hoạt động mang tính cộng đồng để giúp trẻ hòa nhập, đồng thời tạo không gian cho các em trải qua và vượt qua những tổn thương. Các tổ chức, trường học và nhóm cộng đồng có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn tâm lý, tổ chức các hoạt động tái hòa nhập để giúp trẻ lấy lại niềm tin và cảm giác an toàn.

Chúng ta cũng cần những nhà chuyên môn (nhân viên công tác xã hội và các nhà tâm lý) tiến hành công tác sơ cứu tâm lý, theo dõi hiện trạng các biểu hiện tâm lý trong một tháng đầu, sàng lọc bằng các công cụ chuyên môn để phân loại và có các chương trình can thiệp phòng ngừa cụ thể.

Việt Nam đã học hỏi được những gì từ các quốc gia khác về việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ em sau thảm họa?

Từ những nghiên cứu đi trước và kinh nghiệm các quốc gia khác trên thế giới đã rút ra, trẻ có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sang chấn tâm lý sau thiên tai/thảm họa như bão lũ vừa qua sẽ là nhóm mà cha mẹ mất hoặc mất khả năng hỗ trợ và điều hòa cảm xúc sau thiên tai/thảm họa.

Trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao nếu cha mẹ không thể bình tĩnh hoặc dịu đi trước các phản ứng của con trẻ, thậm chí bị kích thích theo bởi các sự kiện gợi nhớ đến thảm họa. Bên cạnh đó, nếu cha mẹ trở nên phó thác cho người khác, mẫu thuẫn không hòa hợp với nhau hay không có mặt khi trẻ cần cũng khiến các triệu chứng của trẻ trở nên trầm trọng. Một số bậc cha mẹ trở nên nhạy cảm và bảo vệ quá mức. Chính cha mẹ cũng bị sang chấn tâm lý và phóng chiếu sự sợ hãi lên trẻ cũng khiến cho các triệu chứng trầm trọng. Vì vậy, điều cần thiết để hỗ trợ trẻ là phải điều chỉnh cảm xúc, làm an dịu cha mẹ.

Việc hỗ trợ nhu cầu của nạn nhân tùy thuộc vào tiến trình thời gian sự kiện thảm họa xảy ra. Ví dụ, ngay sau khi thảm họa xảy ra. Việc cần ưu tiên nhất là đáp ứng nhu cầu căn bản của người dân như chỗ nghỉ, thức ăn, nước sạch, vệ sinh; cung cấp dịch vụ y tế cho những người bị thương; truyền thông để hiếu đúng về sự kiện, các dịch vụ hiện có, đấu tranh với tin giả gây hoang mang, lo lắng. Giúp cá nhân kết nối và liên lạc được vưới người thân, họ được thông tin đầy đủ và được tham gia ý kiến về những quyết định quan trọng có liên quan đến họ.

Giai đoạn tiếp sau có thể là giai đoạn theo dõi và đánh giá sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần. Quan trọng là chúng ta phải hỗ trợ các nhóm yếu thế, đặc biệt là trẻ em. Thông thường thì người lớn thường đánh giá thấp kinh nghiệm của trẻ em về thiên tai. Chúng ta thường tin rằng nên bảo vệ trẻ khỏi buồn bằng cách không nói, không thảo luận về các vấn đề liên quan đến thiên tai. Đôi lúc, chính bố mẹ cũng nói giảm, nói tránh vì nỗi đau của riêng mình. Tuy nhiên, điều này càng làm cho đứa trẻ trở nên mông lung, hoang mang và lo lắng hơn.

Với những đứa trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, việc chỉ dẫn và giúp đỡ cha mẹ là quan trọng nhất. Cần đảm bảo trẻ được thông báo đầy đủ thông tin về thiên tai để tránh hiểu nhầm và tăng hiểu biết, giảm sự nhạy cảm, giảm độ không chắc chắn về tình huống qua đó tạo cảm giác an toàn cho các em. Người lớn hãy cố gắng duy trì lịch hoạt động thường ngày của các em, thậm chí hãy ứng xử với các em như bình thường, đừng trở nên quá đau buồn.

Với những đứa trẻ ở độ tuổi tiểu học và THCS, cần truyền thông đúng về mức độ của thiên tai, thảm họa, không trầm trọng hóa. Hỗ trợ các em bình thường hóa một số biểu hiện của lo lắng hoặc các phản ứng của rối loạn stress sau sang chấn. Dùng áp lực tâm lý nhóm để động viên sự kiên cường, cứng rắn qua các hoạt động tập thể. Đảm bảo sự quan tâm chú ý động viên từ gia đình đối với trẻ. Hãy nhớ rằng, trẻ em thường ứng phó tốt nếu cha mẹ giao tiếp và chia sẻ thông tin với trẻ về điều gì đã xảy ra một cách rõ ràng và hỗ trợ trẻ xử lý theo kinh nghiệm của bản thân.

Với những đứa trẻ chứng kiến sự ra đi của người thân ngay trước mặt mình, những thành viên khác cần không lảng tránh, hãy nói với trẻ về người đã mất với sự tôn trọng. Tổ chức các hoạt động tưởng nhớ cho trẻ, có thể đưa cho trẻ lưu giữ lại những kỷ vật của người đã mất, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc với người đã mất qua nhật ký, thư viết tay. Động viên điều chỉnh nỗi đau của trẻ khi nghĩ về người đã mất bằng cách hỏi trẻ có nghĩ rằng người đã mất mong muốn thấy trẻ đau khổ như vậy không.

Hỗ trợ tâm lý
Ngập lụt ở thị trấn An Châu (Sơn Động). (Nguồn: Báo Bắc Giang)

Để người yếu thế thích nghi trở lại cuộc sống

Theo ông, những thách thức lớn nhất trong việc cung cấp hỗ trợ tâm lý cho trẻ em sau bão lũ ở Việt Nam là gì? Và chúng ta cần những giải pháp nào để khắc phục những thách thức này?

Có lẽ thách thức lớn nhất trong việc cung cấp hỗ trợ tâm lý cho trẻ em sau bão lũ ở Việt Nam chính là nhận thức. Dường như cả xã hội chúng ta đang chỉ tập trung vào các hoạt động thiện nguyện hỗ trợ về vật chất, tài chính chứ không quan tâm nhiều đến vấn đề tinh thần.

Chưa có nhiều người nghĩ đến hoạt động tình nguyện hỗ trợ bằng chuyên môn cũng quan trọng và có giá trị không kém. Chúng ta chưa nhìn thấy rõ rằng, bên cạnh nhu cầu vật chất sẽ rất cần ngay sau khi thiên tai thảm họa xảy ra. Chúng ta cần một kế hoạch dài hơi để giúp những người yếu thế, đặc biệt là trẻ em có thể thích nghi trở lại với cuộc sống, vượt qua những sang chấn tâm lý.

Có rất nhiều người vẫn còn định kiến có vấn đề tâm lý đồng nghĩa với việc thiếu ý chí, kém bản lĩnh, lười biếng và viện cớ. Khiến cho nhiều người đang có khó khăn về tâm lý sau thiên tai thảm họa không dám bộc lộ và chia sẻ để tìm kiếm sự giúp đỡ.

Vì vậy, truyền thông cần vào cuộc để tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về các nguy cơ tổn thương sức khỏe tâm thần sau thiên tai thảm họa. Tuyên truyền về cách cá nhân tự vệ sinh sức khỏe tâm thần, giáo dục cho cha mẹ và người lớn những cách thức đúng đắn trong việc bình thường hóa và hỗ trợ tổn thương tâm lý ở những đứa trẻ.

Trách nhiệm của nhà trường trong việc phát hiện và hỗ trợ sớm các vấn đề tâm lý ở trẻ em sau thảm họa?

Nhà trường và giáo viên đóng vai trò nòng cốt trong việc phát hiện sớm, hỗ trợ kịp thời những khó khăn tâm lý phát sinh của học sinh sau thiên tai thảm họa. Bản thân giáo viên và nhân viên y tế học đường cũng như ban giám hiệu của những địa phương vùng chịu thiên tai thảm họa nặng nề cần được tập huấn chuyên đề về sơ cứu tâm lý, nhận diện và hỗ trợ các vấn đề tâm lý sau thiên tai tham họa. Bản thân các nhà trường cũng sẽ cần triển khai một hệ thống đánh giá sàng lọc tâm lý học sinh để từ đó có thể kịp thời phát hiện và can thiệp hỗ trợ trước khi sự việc trở nên quá mức kiểm soát.

Sau khi thiên tai xảy ra phải biến trường học thành một môi trường an toàn, mọi người đều cảm thấy được quan tâm, yêu thương và bảo vệ. Giáo viên tạo điều kiện cho các em chia sẻ với nhau về các vấn đề cảm xúc để bình thường hóa nó và qua đó làm giảm bớt đi sự lo lắng, căng thẳng.

Sử dụng những hoạt động nghệ thuật, sân khấu hóa hoặc thể thao để giúp những đứa trẻ bộc lộ cảm xúc qua đó giải tỏa được cảm xúc. Với những trường có đội ngũ tư vấn tâm lý, đây là cơ hội để đánh giá và lên kế hoạch hỗ trợ tâm lý trực tiếp cho học sinh qua các buổi nói chuyện chuyên đề, hướng dẫn kỹ năng thư giãn và kiểm soát cảm xúc. Phòng tâm lý cũng có thể đầu mối để hợp tác với các tổ chức xã hội, chuyên gia tâm lý và cơ quan y tế tại cộng đồng để huy động các nguồn lực và mạng lưới xã hội để hỗ trợ cho trẻ em sau thảm họa.

Trong điều kiện có thể, nhà trường cần tích hợp các nội dung về chăm sóc sức khỏe tinh thần và kỹ năng ứng phó với ký ức xâm nhập, cảm xúc lo lắng và hành vi né tránh (các biểu hiện của rối loạn stress sau sang chấn) vào hoạt động ngoại khóa của nhà trường, bình thường hóa các phản ứng tâm lý của trẻ sau thảm họa.

Có thể nói, trách nhiệm của nhà trường không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức mà còn phải đảm bảo rằng, học sinh được hỗ trợ về mặt tâm lý, đặc biệt là sau những thảm họa gây ra căng thẳng và sang chấn tinh thần.

Ngoài việc hỗ trợ tâm lý, chúng ta có thể làm gì để giúp trẻ em phòng ngừa và ứng phó tốt hơn với các tình huống, sự cố khó lường trong tương lai?

Bên cạnh các kỹ năng tâm lý, chúng ta có thể góp phần giáo dục những kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn cơ bản cho trẻ em khi đối diện với các tình huống nguy cơ, thảm họa, bão lụt, động đất vả các cách thức bảo vệ bản thân, liên lạc với những người tìm kiếm.

Gia đình và nhà trường cần giáo dục trẻ về cách lên kế hoạch và ứng xử trong tình huống khẩn cấp, kiểm soát cảm xúc để bình tĩnh, chiến lược tìm nơi trú ẩn an toàn và cách thoát hiểm khi xảy ra sự cố.

Trong các tình huống hàng ngày, cần rèn cho trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định quyết đoán trong những tình huống lưỡng nan, phân tích vấn đề và lựa chọn hành động một cách có trách nhiệm.

Ở phương diện can thiệp y tế công cộng, ngay sau khi có vụ việc như thế này xảy ra, cần có những nghiên cứu đánh giá thực trạng tổn thương sức khỏe tâm thần sau bão lũ và nhu cầu được hỗ trợ tâm lý. Đồng thời, tập huấn triển khai sơ cứu tâm lý và đánh giá hiệu quả của hoạt động hỗ trợ sơ cứu tâm lý cho người dân.

Xin cảm ơn ông!





Nguồn: https://baoquocte.vn/pgs-ts-tran-thanh-nam-can-ke-hoach-dai-hoi-giup-tre-em-thich-nghi-tro-lai-cuoc-song-sau-bao-lu-286862.html

Cùng chủ đề

Bão Yinxing giật cấp 17, dự báo suy yếu dần khi vào Biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, lúc 19h hôm nay, vị trí tâm bão Yinxing vào khoảng 18,6 độ Vĩ Bắc; 121,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippines).Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 15 (167-183km/h), giật trên cấp 17; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 10-15km/h.Dự báo đến tối mai, bão Yinxing trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách...

Philippines đối phó bão Yinxing

Giới chức Philippines hôm nay 7.11 thông báo đã sơ tán hàng ngàn người khỏi các cộng đồng ven biển trước cơn bão Yinxing, chỉ vài tuần sau khi bão Trà Mi khiến ít nhất 150 người thiệt mạng. ...

Tây Ban Nha gửi thêm quân đến vùng lũ lụt khi sự phẫn nộ gia tăng

(CLO) Thêm 2.500 binh lính đã đến vùng lũ lụt phía đông Tây Ban Nha vào thứ Hai để tăng cường nỗ lực tìm kiếm thi thể và dọn dẹp đống đổ nát, trong khi các quan chức chỉ trích nhau về cách xử lý trận lũ lụt tồi tệ nhất...

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Hậu bầu cử Mỹ, tin vui không chỉ đến với ông Trump, tài sản 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD

Ngày 6/11 không chỉ là một ngày tốt lành đối với ông Donald Trump. Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới trong ngày này tăng kỷ lục. Tính chung, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD.

Quốc hội Nicaragua vừa quyết định mở cửa đón quân đội Nga, Mỹ và loạt nước, vì sao?

Ngày 7/11, Quốc hội Nicaragua thông qua sắc lệnh của Tổng thống Daniel Ortega cho phép quân đội, tàu và máy bay quân sự của Nga, Mỹ, Cuba, Venezuela và Mexico vào nước này trong nửa đầu năm 2025.

Giá cà phê bứt phá, robusta tăng 3 con số, thị trường “gọi tên” một mặt hàng xu hướng và giá tốt

Niên vụ cà phê 2024 - 2025 đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, sản lượng cả nước dự kiến khoảng 1,47 triệu tấn, giảm mạnh so với vụ trước do thời tiết bất lợi, nhưng giá sẽ tốt hơn nhiều năm trước, theo đánh giá của Vicofa.

45 năm đổi mới và vươn tầm quốc tế

Với lịch sử 45 năm phát triển, Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO) - một trong những đơn vị tư vấn xây dựng hàng đầu Việt Nam, đã để lại nhiều dấu ấn thành công qua các công trình trọng điểm quốc gia trong tất cả các lĩnh vực từ thủy điện, thuỷ lợi, nông nghiệp cho tới công nghiệp dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải, năng lượng... trên mọi miền Tổ quốc, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước và đưa ngành tư vấn xây dựng Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Điểm mới cần lưu ý trong bài thi V-SAT để không mất điểm

Năm 2025, gần 20 trường ĐH sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cung cấp ngân...

Cùng chuyên mục

Sở GD-ĐT TPHCM lên tiếng về yêu cầu ‘bắt’ giáo viên dạy thêm

Về tin nhắn có nội dung yêu cầu các phòng GD-ĐT bắt và "kiểm điểm giáo viên dạy thêm đang lan truyền trên mạng xã hội, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM khẳng định đây là trò giả mạo. Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh chụp lại tin nhắn chỉ đạo về vấn đề dạy thêm học thêm của Sở GD-ĐT TPHCM gửi Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức và các quận, huyện. Nội dung tin...

Tỉnh nào có diện tích rừng lớn nhất cả nước?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tinh-nao-co-dien-tich-rung-lon-nhat-ca-nuoc-ar906183.html

Có hay không Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm?

Trưa 8.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phản hồi chính thức với phóng viên Báo Thanh Niên trước thông tin tin nhắn đang lan truyền trên mạng xã hội về việc sở này yêu cầu các trường "bắt và lập kiểm điểm các hành...

Nhà trường bị “tố” dạy thêm trong giờ… chính khóa!

(NLĐO) - Một trường THPT ở Đắk Lắk bị phản ánh xếp lịch học thêm trùng học chính khóa nên học sinh bỏ học môn thể dục, giáo dục quốc phòng đi học thêm. ...

Sở GD-ĐT TP HCM nói gì về bữa ăn bán trú của học sinh không đủ no?

(NLĐO)- Ngành GD-ĐT cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội góp ý với nhà trường trong tổ chức bữa ăn bán trú. ...

Mới nhất

Tăng cường giao lưu hữu nghị, hợp tác toàn diện với thành phố Trùng Khánh

(ĐCSVN) - Thủ tướng khẳng định: Chính phủ Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc, ủng hộ và sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để các bộ, ngành, địa phương Việt Nam mở rộng và tăng cường giao lưu hữu nghị, hợp tác toàn diện với thành phố Trùng Khánh. ...

Doanh nghiệp Argentina coi Việt Nam là mô hình phát triển kinh tế đáng học hỏi

Ngày 8/11, tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Argentina tại Việt Nam Marcos Antonio Bednarski tới chào xã giao nhân dịp ông nhận nhiệm kỳ mới. Cảm ơn Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giành thời gian tiếp, Đại sứ Marcos Antonio Bednarski cho biết năm...

Sở GD-ĐT TPHCM lên tiếng về yêu cầu ‘bắt’ giáo viên dạy thêm

Về tin nhắn có nội dung yêu cầu các phòng GD-ĐT bắt và "kiểm điểm giáo viên dạy thêm đang lan truyền trên mạng xã hội, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM khẳng định đây là trò giả mạo. Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh chụp lại tin nhắn chỉ đạo về vấn đề dạy...

Tây Ninh: Xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân

Sau hơn 12 năm triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), tỉnh Tây Ninh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần mang lại những đổi thay nhanh chóng và rõ nét về diện mạo kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn.Chương trình không chỉ cải...

Yêu nước và yêu đời

(NLĐO) - Tùng Dương chia sẻ anh hạnh phúc vô cùng khi khán giả gen Z biết đến anh qua những ca khúc ca ngợi quê hương...

Mới nhất

Yêu nước và yêu đời