Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCần gỡ nút thắt, áp lực vô hình đang bủa vây nhà...

Cần gỡ nút thắt, áp lực vô hình đang bủa vây nhà giáo

Xin hãy bình tĩnh phân định rạch ròi giữa đúng – sai, phải – trái để đối xử công bằng với người thầy và gỡ từng nút thắt, cởi trói áp lực vô hình đang bủa vây nhà giáo.

Những áp lực vô hình vẫn đang bủa vây nhà giáo - Ảnh 1.

Những tín hiệu tích cực gần đây liên quan tới nghề giáo đem lại niềm vui cho thầy cô. Nhưng thực tế nhà giáo vẫn còn nhiều áp lực. Thầy cô cần “cởi trói” áp lực như giảm bớt hồ sơ sổ sách không cần thiết, rà soát các cuộc thi gây áp lực, giải phóng giáo viên thoát nhiệm vụ thu tiền trường…

Theo bạn đọc Thanh Nguyễn – giáo viên đang giảng dạy tại một trường THPT, người thầy phải hạnh phúc mới sản sinh những tiết học hạnh phúc và đào tạo những thế hệ học sinh hạnh phúc.

Sau đây là chia sẻ của bạn đọc này, gửi đến Tuổi Trẻ Online.

Muốn có trường học hạnh phúc, đừng bỏ quên người thầy

Mùa tuyển sinh mấy năm trở lại đây, ngành giáo dục liên tục đón nhận tin vui: Điểm chuẩn của nhiều ngành sư phạm bật lên cao chót vót. Nhiều người vui mừng bởi vị thế người thầy đã và đang được neo giữ, vun bồi. 

Tín hiệu tích cực ấy là quả ngọt của hàng loạt quyết sách từ các ban ngành nhằm vực dậy trường sư phạm sau một hồi dài “trượt giá” trước sức nóng của các ngành nghề “hot” và thời thượng. 

Đó là chính sách miễn học phí và hỗ trợ sinh hoạt phí đối với sinh viên ngành giáo, là chính sách đặt hàng sư phạm đảm bảo đầu ra sau khi tốt nghiệp, là hàng loạt chính sách “cởi trói” áp lực cho người thầy…

Giáo dục luôn được khẳng định là quốc sách hàng đầu, nâng cao vị thế nhà giáo để giữ chân người giỏi và kéo người tài về với giảng đường sư phạm là khát vọng cao đẹp của biết bao con người tâm huyết với nền giáo dục nước nhà. 

Từ khóa “trường học hạnh phúc” được gợi nhắc nhiều hơn nhen lên trong lòng người bức tranh tươi đẹp về môi trường học đường an toàn, thân thiện, vui vẻ, năng động, sáng tạo.

Một vài tín hiệu vui nhen lên niềm hy vọng về những đổi thay tích cực: giảm bớt hồ sơ sổ sách không cần thiết, rà soát các cuộc thi gây áp lực, giải phóng giáo viên thoát nhiệm vụ thu tiền trường…

Và muốn trường học hạnh phúc, xin đừng bỏ quên người thầy!

Người thầy phải hạnh phúc mới sản sinh những tiết học hạnh phúc và đào tạo những thế hệ học sinh hạnh phúc. 

Còn đó những áp lực bủa vây nhà giáo

Dẫu vậy, tiếp xúc và lắng nghe tâm sự của nhiều nhà giáo gồng gánh nhiệm vụ gieo hạt hôm nay, chúng tôi chạnh lòng nghĩ về những áp lực vô hình vẫn đang bủa vây bục giảng phấn trắng.

Đó là áp lực từ công việc giảng dạy đổi mới liên tục đã đủ quay cuồng, thêm vô số nhiệm vụ dồn ép. 

Áp lực từ những con số, chỉ tiêu in hằn thành tích về tỉ lệ khá giỏi, số lượng huy chương năng khiếu, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, số giải học sinh giỏi các môn văn hóa… cứ cuốn thầy trò vào cuộc đua mải miết ôn luyện, giải đề, thi cử, rà soát chỉ tiêu, đánh giá thành tích, bài học kinh nghiệm và giải pháp khắc phục. 

Và áp lực lớn nhất có lẽ là sự kỳ vọng của phụ huynh muốn con trẻ phát triển toàn diện. Thế mà trong phương pháp giáo dục trẻ, đôi khi nhà trường và gia đình lại chưa tìm thấy tiếng nói chung.

Đưa trẻ đến trường cùng lời gửi gắm “trăm sự nhờ cô”. Nhưng không ít lần chưa hiểu rõ nội hàm câu chuyện, chưa tường tận đúng – sai trong vụ việc, nhiều phụ huynh chỉ nghe lời nói một phía từ con cái đã vội xúc phạm người thầy. 

Câu quát mắng ném thẳng về phía người thầy ngay trên bục giảng, trước mặt học sinh, và rêu rao trên mạng xã hội.

Nghề nghiệp nào cũng tiềm ẩn áp lực, nhưng có quá lời chăng khi khẳng định nghề giáo luôn đứng tốp đầu về áp lực bủa vây? Con số thống kê về nhà giáo bỏ việc mấy năm trở lại đây như một nốt lặng buồn…

Chính vì vậy, nhà giáo đang cần hơn hết là sự thấu cảm.

Về phía phụ huynh và dư luận xã hội, hãy bình tĩnh phân định rạch ròi giữa đúng – sai, phải – trái để đối xử công bằng với người thầy.  

Mong lắm thay phụ huynh và những ngành liên quan nhìn nhận một cách thấu đáo những lực cản trên sự nghiệp “trồng người” để gỡ từng nút thắt, cởi trói áp lực vô hình đang bủa vây nghề giáo…

Tạo môi trường sư phạm dân chủ, đoàn kết và gắn bó để người thầy yên tâm công tác, thoải mái đổi mới sáng tạo, mạnh dạn cất lên chính kiến cá nhân góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục là yêu cầu cấp thiết! 



Nguồn: https://tuoitre.vn/can-go-nut-that-ap-luc-vo-hinh-dang-bua-vay-nha-giao-20241023155511974.htm

Cùng chủ đề

Rút đề xuất miễn học phí cho con nhà giáo

Đại diện Ban soạn thảo dự thảo luật Nhà giáo (Bộ GD-ĐT) cho biết đã rút đề xuất miễn học phí cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo. ...

Những đãi ngộ đối với giáo viên trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ở dự thảo thứ 5 Luật Nhà giáo, Bộ GD-ĐT đã định hình cụ thể hơn những chính sách, đãi ngộ đối với nhà giáo. Dự thảo thứ 5 Luật Nhà giáo có một chương về chính sách, đãi ngộ đối với nhà giáo, ở các điều 25 và 26. Nhà giáo là người được tuyển dụng, làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Theo dự thảo, tiền...

Nhiều chính sách, đãi ngộ đối với giáo viên trong dự thảo Luật Nhà giáo

Bộ GD&ĐT đã định hình cụ thể hơn những chính sách, đãi ngộ đối với nhà giáo ở dự thảo thứ 5 Luật Nhà giáo.

Hạn chế công khai sai phạm giáo viên: Có nên không?

TPO - Đề xuất không công khai sai phạm giáo viên khi chưa có kết luận của Bộ GD&ĐT giúp giảm áp lực xong về lâu dài có thể ảnh hưởng đến các giáo viên. Mới đây, Bộ GD&ĐT lấy ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó đề xuất không công khai thông tin về sai phạm của giáo viên khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền....

TPHCM kiến nghị giao quyền cho hiệu trưởng tổ chức chương trình nhà trường

Kiến nghị này được Sở GD&ĐT TPHCM đề cập tại báo cáo gửi Bộ GD&ĐT về công tác chuẩn bị và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ đầu năm học 2024-2025.Theo báo cáo của Sở GD&ĐT TPHCM, bình quân mỗi năm số học sinh tăng thêm ở các cấp học tại thành phố khoảng 25.000 học sinh, áp lực này làm gia tăng sĩ số học sinh/lớp vượt cao so với chuẩn, học sinh tham gia...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phó bí thư Thành ủy TP.HCM: Nhiều kỹ thuật y tế ngang tầm thế giới, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất

Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Phước Lộc cho rằng nhiều kỹ thuật y tế tại TP đã phát triển ngang tầm với thế giới, cần tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Ngày 24-10, Sở Y tế TP.HCM đã...

Hiểu được tiếng heo nhờ AI, còn dám ăn thịt heo không?

Các nhà khoa học châu Âu vừa phát triển một thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng giải mã âm thanh của heo, nhằm tạo ra công cụ giúp nông dân cải thiện cuộc sống cho động vật. Nhóm các chuyên...

Chuyến xe đầu tiên vận chuyển dừa tươi từ Tiền Giang sang Trung Quốc

Sở Công thương tỉnh Tiền Giang phối hợp cùng Công ty cổ phần FADOIexport tổ chức lễ khởi hành chuyến xe đầu tiên vận chuyển dừa tươi Tiền Giang xuất khẩu sang Trung Quốc vào chiều 24-10. ...

Chàng trai được an ủi khi xấu hổ vì làm người thu gom rác

Một chàng trai 24 tuổi tiết lộ anh xấu hổ khi nói với mọi người rằng mình là người thu gom rác. Bất ngờ, cư dân mạng đã đồng loạt ủng hộ và cho anh thấy công việc của anh có giá trị như thế nào. ...

Hiệu trưởng kê khai bất thường khi dùng tiền xã hội hóa, bị phụ huynh phản ứng

Hiệu trưởng dùng tiền xã hội hóa do phụ huynh đóng góp lắp bạt chống nắng cho các phòng học. Nhưng sau đó phụ huynh phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường về giá lắp công trình bạt che nắng này. Bà Thuyết cũng...

Bài đọc nhiều

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Sinh viên tí hon bị nhầm là trẻ tiểu học: Mồ côi mẹ, đến trường bằng gánh rau của bà

Bố mẹ ly hôn, mẹ mất, có thân hình nhỏ bé so với bạn bè đồng trang lứa... tất cả những thách thức đó không đủ đánh gục nam sinh “tí hon” Nguyễn Công Bách (xã Châu Phong, thị xã Quế Võ, Bắc Ninh) chinh phục ước mơ vào đại học. Tại lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Học viện Hành chính Quốc gia, Nguyễn Công Bách “lọt thỏm” trong hơn 3.300 tân sinh viên. Chàng sinh viên năm...

Địa phương mời gọi trường ĐH công thành lập phân hiệu

Gần đây, hàng loạt trường ĐH ở thành phố lớn mở phân hiệu tại các tỉnh. Đáng chú ý, có những địa phương ban hành thông báo mời gọi các trường ĐH công thành lập phân hiệu. Có địa phương còn ban hành...

Cùng chuyên mục

thành lập Công ty đào tạo và sát hạch lái xe thuần điện VinDT

Hôm nay, 24/10 Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng đã chính thức công bố thành lập Công ty Cổ phần VinDT, cung cấp dịch vụ đào tạo và sát hạch lái xe thuần điện đầu tiên...

Trao tặng phòng máy tính hiện đại cho học sinh Thanh Oai

Sáng 24/10, Công ty Bảo hiểm Bảo lãnh Seoul Hàn Quốc (SGI) phối hợp Tổ chức GCS Hàn Quốc tại Việt Nam đã tổ chức lễ bàn giao phòng máy tính cho Trường trung học cơ sở Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Đây là hoạt động nằm trong Dự án hỗ trợ “SGI Dream Class”, xây dựng các phòng học tin học ở các trường đang gặp nhiều khó khăn của Việt Nam. ...

Hồ sơ ấn tượng của ứng viên Phó Giáo sư sinh năm 1989, là Phó trưởng Khoa tại một học viện nổi danh

TS Lê Hải Trung là ứng viên Phó Giáo sư thuộc HĐGS ngành Kinh tế năm 2024. Hiện, TS Lê Hải Trung đang là Phó trưởng Khoa Ngân hàng của Học viện Ngân hàng - học viện nổi danh ở miền Bắc. ...

Bộ Giáo dục và Đào tạo rút đề xuất miễn học phí cho con nhà giáo

Sau khi lắng nghe các ý kiến đóng góp, phản biện của dư luận, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rút đề xuất miễn học phí cho con giáo viên ra khỏi dự thảo Luật Nhà giáo. Sau khi lắng nghe các ý kiến đóng góp, phản biện của dư luận, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rút đề xuất miễn học phí cho con giáo viên ra khỏi dự thảo Luật Nhà giáo. ...

2 đại học cùng tổ chức thi đánh giá năng lực chuyên biệt để tuyển sinh từ 2025

Trường Đại học Sư phạm TPHCM và Đại học Công Thương TPHCM sẽ cùng phối hợp tổ chức thi đánh giá năng lực chuyên biệt để tuyển sinh từ năm 2025. Theo đó, trường Đại học Công Thương TPHCM chuẩn bị địa điểm tổ chức kỳ thi tại cơ sở của trường. Phía trường Đại học Sư Phạm TPHCM sẽ cung cấp các quy trình, kỹ thuật và các hồ sơ pháp lý liên quan để đảm bảo kỳ thi...

Mới nhất

Sẽ hết cảnh ‘trắng’ trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc

TPO - Cho ý kiến về giải pháp xóa trắng trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc Nam sau khi Tiền Phong có tuyến bài về nội dung này, ông Lâm Văn Hoàng - Cục trưởng Cục đường cao tốc Việt Nam (ĐCTVN) - cho biết đã đã yêu cầu các Nhà đầu tư hoàn thành công trình...

Chuyến xe đầu tiên vận chuyển dừa tươi từ Tiền Giang sang Trung Quốc

Sở Công thương tỉnh Tiền Giang phối hợp cùng Công ty cổ phần FADOIexport tổ chức lễ khởi hành chuyến xe đầu tiên vận chuyển dừa tươi Tiền Giang xuất khẩu sang Trung Quốc vào chiều 24-10. ...

Masan Group hoàn thành 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 nhờ tăng trưởng mạnh tiêu dùng – bán lẻ

“Quý III/2024, WinCommerce và Masan MEATLife đã đạt lợi nhuận sau thuế dương và là động lực then chốt giúp tối đa hóa giá trị cho cổ đông. Xu hướng này sẽ tăng tốc hơn nữa khi chúng tôi tiếp tục thực hiện các phát kiến chiến lược trong trung hạn. Masan Consumer tiếp tục đà tăng trưởng doanh...

Điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Cụ thể, về phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp: Huy động các nguồn lực để phát triển mạng lưới khu công nghiệp tại các địa phương trong vùng phía Nam và lân cận gồm: Thành phố Đồng Xoài, thị xã Chơn Thành, huyện Đồng Phú, huyện Hớn Quản. Đồng thời, mở rộng và thành lập mới các...

thành lập Công ty đào tạo và sát hạch lái xe thuần điện VinDT

Hôm nay, 24/10 Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng đã chính thức công bố thành lập...

Mới nhất