Trang chủCần giải pháp phù hợp

Cần giải pháp phù hợp


Tuy nhiên, việc bốc thăm ngẫu nhiên môn thứ 3 thi vào lớp 10 là điểm mới, chưa có tiền lệ, còn nhiều rủi ro, nhất là với những địa phương khó khăn. Do đó, cần có lộ trình và giải pháp phù hợp.

Mới đây, Bộ GD-ĐT công bố Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT. Theo đó, về phương thức thi tuyển lớp 10, có 3 môn thi gồm toán, ngữ văn và môn thứ 3 do Sở GD-ĐT bốc thăm ngẫu nhiên trong số các môn tính điểm của chương trình cấp THCS như ngoại ngữ, khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý, giáo dục công dân, tin học, công nghệ.

QUY CHẾ TUYỂN SINH THCS, THPT HIỆN HÀNH CÒN NHIỀU BẤT CẬP

Từ năm 2006, Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế tuyển sinh THCS, THPT theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày 5.4.2006. Theo quy chế này, về tuyển sinh THPT có 3 phương thức: Xét tuyển, thi tuyển, kết hợp thi tuyển với xét tuyển. Áp dụng quy chế này, các địa phương đã chủ động trong việc chọn phương án tuyển sinh phù hợp với tình hình thực tiễn, giảm áp lực thi cử, dạy thêm – học thêm đối với học sinh (HS) tốt nghiệp THCS.

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Cần giải pháp phù hợp- Ảnh 1.

Học sinh lớp 9 năm nay sẽ tham gia kỳ thi lớp 10 dự kiến có nhiều thay đổi phù hợp với Chương trình GDPT 2018

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Cần cân nhắc kỹ khi bỏ phương án thi kết hợp

Trong dự thảo Quy chế tuyển sinh THPT, Bộ GD-ĐT chỉ giữ lại 2 phương án là xét tuyển và thi tuyển, không còn phương án kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển như trước đây. Theo các chuyên gia giáo dục, kết hợp cũng là một phương án hay, vì nó kết hợp giữa đánh giá quá trình (điểm học bạ) và đánh giá tại một thời điểm. Vì vậy Bộ GD-ĐT cũng cần cân nhắc kỹ khi bỏ phương án kết hợp.

Trong đó, về xét tuyển, điểm xét tuyển bao gồm tổng số điểm tính theo kết quả rèn luyện, học tập 4 năm học ở THCS và điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, điểm khuyến khích.

Về thi tuyển, có 3 môn thi viết, gồm toán, ngữ văn và môn thứ 3 được chọn trong số những môn học còn lại của chương trình THCS. Giám đốc sở GD-ĐT chọn và công bố môn thi thứ 3 sớm nhất 15 ngày trước ngày kết thúc năm học.

Về kết hợp thi tuyển và xét tuyển, có 2 môn thi là toán và ngữ văn, được tính thang điểm 10 cho mỗi môn, sau đó nhân hệ số 2, kết hợp với điểm học tập, hạnh kiểm của 4 năm THCS, điểm ưu tiên, khuyến khích.

Qua gần 20 năm thực hiện quy chế tuyển sinh năm 2006 cho thấy, mỗi phương án tuyển sinh có những ưu – nhược điểm khác nhau. Phương án xét tuyển giảm áp lực thi cử, nhưng dẫn tới HS giảm động lực học tập và nảy sinh tiêu cực trong dạy và học. Vì vậy, sau nhiều năm áp dụng xét tuyển, nhiều địa phương đã trở lại thi tuyển để nâng cao chất lượng giáo dục THCS. Phương án thi tuyển có ưu điểm là tạo động lực học tập cho HS, giảm tiêu cực trong kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, đa số địa phương chọn môn thi thứ ba là ngoại ngữ, dẫn đến tình trạng HS học tủ, học lệch. Và dẫn đến việc dạy thêm, học thêm 3 môn thi từ năm lớp 6.

Phương án kết hợp thi tuyển và xét tuyển có ưu điểm vừa kết hợp đánh giá tại thời điểm và đánh giá quá trình. Tuy nhiên, cũng dẫn đến tình trạng tập trung cho 2 môn toán, ngữ văn và một số nơi tiêu cực trong đánh giá HS.

HƯỚNG ĐẾN GIÁO DỤC TOÀN DIỆN

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 với mục tiêu trọng tâm là phát triển phẩm chất và năng lực, song song với đó là phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho từng cá nhân HS. GDPT chia làm 2 giai đoạn: giáo dục cơ bản (tiểu học và THCS) và định hướng nghề nghiệp (THPT). Mục tiêu giáo dục và sự phân chia làm 2 giai đoạn chính là hiện thực hóa mục tiêu giáo dục của Đảng, được xác định tại Nghị quyết số 29/NQ-TW, đó là: “Bảo đảm cho HS có trình độ THCS (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS; THPT phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng”.

Để đạt được tri thức và kỹ năng nền tảng, phát triển phẩm chất, năng lực, ở cấp THCS HS học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc. Để đạt được kiến thức và kỹ năng nền tảng, nhà trường, giáo viên và HS cần phải chú trọng đến tất cả các môn học, không coi trọng môn này và xem nhẹ môn kia. Nếu ở cấp THCS, HS lơ là một số môn học nào đó, rồi sau này lên THPT không chọn học những môn này sẽ dẫn đến tình trạng không nâng cao được chất lượng giáo dục cho giai đoạn sau phổ thông.

Việc tập trung mục tiêu giáo dục toàn diện cấp THCS là xu hướng chung của giáo dục thế giới, coi trọng và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục cơ bản. Chương trình đánh giá năng lực HS lứa tuổi 15 (PISA) cũng nhằm hướng đến mục tiêu này.

Chính vì vậy, với phương án thi tuyển, trong đó môn thứ ba do sở GD-ĐT bốc thăm ngẫu nhiên, dẫn đến các môn đều có cơ hội được chọn thi. Điều này yêu cầu các nhà trường, giáo viên và HS phải chú trọng đến nâng cao chất lượng tất cả các môn học, không coi trọng môn này mà bỏ môn kia. Như vậy, việc bốc thăm môn thi thứ ba sẽ hướng đến tính phổ thông nền tảng, toàn diện và công bằng giữa các môn học đối với cấp THCS.

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Cần giải pháp phù hợp- Ảnh 2.

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT dự kiến thi tuyển lớp 10 gồm 3 môn toán, ngữ văn và môn thứ 3 do sở GD-ĐT bốc thăm ngẫu nhiên trong số các môn tính điểm của chương trình cấp THCS

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

VIỆC BỐC THĂM NGẪU NHIÊN CẦN THẬN TRỌNG

Tuy nhiên, việc bốc thăm môn thi thứ ba có thể dẫn đến một số khó khăn cho một số địa phương và bất lợi với môn ngoại ngữ, khi tiếng Anh được hướng tới mục tiêu là ngôn ngữ thứ hai được sử dụng trong trường học.

Trước hết, đó là do điều kiện một số địa phương thiếu đội ngũ giáo viên và thiết bị dạy học với tin học, công nghệ nên chất lượng dạy và học 2 môn này không đồng đều giữa các trường. Việc ra đề thi cho 2 môn học này rất mới nên sẽ khó khăn cho một số địa phương.

Thứ hai, ngoại ngữ (trong đó tiếng Anh là chủ yếu) không phải là môn thi cố định như trước đây, dẫn đến chất lượng dạy và học môn này bị giảm, ảnh hưởng về mục tiêu nâng cao chất lượng môn ngoại ngữ để hội nhập quốc tế.

Thứ ba, nếu bốc thăm ngẫu nhiên trúng các môn tích hợp như khoa học tự nhiên hay sử – địa, dẫn đến HS phải học tập rất nặng, vì kiến thức HS phải ôn luyện thi là 5 lĩnh vực (toán, ngữ văn, lý, hóa, sinh) hay 4 lĩnh vực (toán, ngữ văn, sử, địa).

Để hạn chế những rủi ro và bất lợi trên, trong quy chế tuyển sinh THPT, cần thiết khẳng định việc bốc thăm ngẫu nhiên môn thi thứ ba là cần thiết và phù hợp với mục tiêu đạt trình độ phổ thông nền tảng đối với HS tốt nghiệp THCS.

Tuy nhiên, không nên bắt buộc tất cả các địa phương phải bốc thăm đầy đủ 6 môn học, mà số môn đưa vào bốc thăm phải đạt 4 môn trở lên, sau 3 năm học phải đầy đủ 6 môn.

Cần khắc phục tình trạng không thi là không học hoặc thi gì học nấy đối với HS. Vì vậy, nhà trường, giáo viên và HS cũng như phụ huynh phải coi trọng các môn học như nhau, bởi vì môn học nào cũng dẫn đến sự thành công của HS, chứ không chỉ có toán, ngữ văn hay ngoại ngữ.

Đối với các môn tích hợp khoa học tự nhiên hay sử – địa, tổ chức dạy và học để nâng cao chất lượng và từng bước thay đổi quan điểm môn tích hợp là một môn học với nhiều phân môn, chẳng hạn như môn toán có đại số, hình học chứ không phải nhiều môn học trong môn tích hợp.




Nguồn: https://thanhnien.vn/boc-tham-mon-thi-thu-3-vao-lop-10-can-giai-phap-phu-hop-185241008222254096.htm

Cùng chủ đề

Tránh tình trạng học lệch?

Chấm dứt mỗi địa phương một kiểu Bộ GD&ĐT lấy ý kiến các địa phương, trường học về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh...

Bốc thăm môn thứ 3 vào lớp 10: Gia tăng tình trạng học thêm, dạy thêm?

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xin ý kiến các địa phương về dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và THPT.Theo đề xuất của Bộ, kỳ thi vào lớp 10 tại các tỉnh thành sẽ thi 3 môn gồm toán, ngữ văn và một môn do Sở GD&ĐT tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên trong số các môn học còn lại thuộc chương trình giáo dục phổ thông mới.Môn thi được bốc thăm công...

Thi tuyển sinh: Có nên bốc thăm chọn môn thi?

Ủng hộ để tránh "học lệch"Cô Vũ Thị Thu Hà - hiệu trưởng Trường THCS Tô Hoàng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) - cho rằng việc thi tuyển vào lớp 10 quy định thi ba môn trong đó có văn, toán và một môn chọn ngẫu nhiên trong số các môn học còn lại là hợp lý. "Việc này tránh được tâm...

Tuyển sinh lớp 10 từ năm 2025: Phải thay đổi cách dạy và học

Môn toán: bám sát yêu cầu cần đạt"Cách ra đề tuyển sinh lớp 10 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM là muốn học sinh học sâu các kiến thức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tiếp theo đó là sử dụng các kiến thức đó để giải quyết bài toán thực tế diễn ra trong cuộc sống. Đề...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Thành phố Sơn La đẩy mạnh vai trò của giáo dục mầm non trong lĩnh vực học tập suốt đời

Trong khuôn khổ Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 đang diễn ra trên khắp cả nước, sáng ngày 7/10, thành phố học tập toàn cầu Sơn La tổ chức Hội thảo Vai trò của giáo dục mầm non trong học tập suốt đời.

Bộ GD&ĐT lý giải phương án bốc thăm môn thứ 3 thi vào lớp 10

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra chiều 7/10, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã trả lời báo chí về vấn đề bốc thăm chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10. Bộ GD&ĐT đang xin ý kiến để sửa đổi quy chế thi THCS và THPT, trong đó về phương thức xét tuyển, tuyển sinh lớp 10 THPT có đưa ra 2 phương thức là xét tuyển và thi tuyển. Về...

Sinh viên tố khoa ‘xù’ học bổng, Trường đại học Công thương TP.HCM nói gì?

Theo phản ánh của sinh viên hệ kỹ sư ngành công nghệ thực phẩm Trường đại học Công thương TP.HCM, học kỳ I năm học 2023-2024 có 178 sinh viên được học bổng khuyến khích học tập từ 40% đến 100% học phí. Tuy nhiên do sinh viên chưa bảo vệ khóa luận tốt nghiệp nên phải bảo lưu học bổng.Thế nhưng...

Hỗ trợ đào tạo nhân tài trẻ ngành viễn thông

DNVN - Ericsson vừa ra mắt chương trình EricssonEdge Academia với mục tiêu cách mạng hóa việc phát triển nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực viễn thông tại khu vực Đông Nam Á, Châu Đại Dương và Ấn Độ. ...

Đề nghị mở rộng mô hình xe buýt đưa đón học sinh, cấp ngành Quảng Ngãi nói gì?

Sáng 8/10, trao đổi với PV, Giám đốc Sở GTVT, Phó trưởng Ban Thường trực - Ban ATGT tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Phong chia sẻ, mô hình tổ chức các điểm đưa đón học sinh THPT bằng xe...

Cùng chuyên mục

Thầy giáo 35 tuổi tiếp tục thi đại học lần 3 để đỗ trường Y

Tối 4/10, xuất hiện trên một nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc, nam giáo viên Lý Long tuyên bố tiếp tục thi đại học lần 3 vào năm sau. "Kết thúc kỳ nghỉ Quốc khánh (từ ngày 1/10 đến 7/10), tôi sẽ bắt đầu chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2025, mục tiêu vẫn là 700/750 điểm", thầy giáo nói.  Thầy Lý Long cho biết, nguyện vọng đặt ra là đỗ ngành Y...

Bị nhập nhầm điểm, thí sinh trượt trở thành thủ khoa lớp 10

Thông tin từ Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết, Thanh tra sở đã yêu cầu Hội đồng chấm thi Trường THPT Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) tổ chức kiểm điểm do nhập điểm thi của một thí sinh thi vào lớp 10. Trước đó, Sở GD-ĐT Thanh Hóa nhận được phản ánh về việc học sinh C.T.H. (SN 2009), học sinh lớp 10 của Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn đạt điểm cao bất...

Sau thanh tra, ‘thủ khoa lớp 10’ bị trượt, buộc phải dừng học

Chiều 8-10, thông tin từ Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cho biết đơn vị này vừa có thông báo kết quả kiểm tra, rà soát điểm bài thi của thí sinh tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 theo đơn thư phản ánh.Theo đó, Thanh tra Sở Giáo dục...

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật

Tiếp tục Phiên họp thứ 38, sáng 8/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến lần thứ hai đối với dự án Luật Nhà giáo. Hồ sơ dự án Luật đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, tại Tờ trình...

Mới nhất

Mùa vàng ngát hương lúa chín trên đại ngàn Hà Giang

Mùa vàng trên đại ngàn Hà Giang vào độ rực rỡ nhất khi các thửa ruộng bậc thang giữa lưng chừng núi khoác lên mình màu của lúa chín. Laodong.vn Nguồn:https://dulich.laodong.vn/media/mua-vang-ngat-huong-lua-chin-tren-dai-ngan-ha-giang-1403932.html

Món bún tên lạ ở Nam Định giá 15.000 đồng, khách ăn 2 bát vẫn thèm

Bún đũa là một trong những món ngon nổi tiếng ở Nam Định. Sở dĩ có tên gọi độc đáo như vậy là do hình thức độc đáo của món ăn này. Theo đó, bún đũa là loại bún được bắt sợi to gần như chiếc đũa ăn cơm, màu trắng phau và mềm, dai hơn sợi bún thông...

Thầy giáo 35 tuổi tiếp tục thi đại học lần 3 để đỗ trường Y

Tối 4/10, xuất hiện trên một nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc, nam giáo viên Lý Long tuyên bố tiếp tục thi đại học lần 3 vào năm sau. "Kết thúc kỳ nghỉ Quốc khánh (từ ngày 1/10 đến 7/10), tôi sẽ bắt đầu chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2025, mục...

Việt Nam luôn lấy người dân làm trung tâm của mọi chính sách và hành động

NDO - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, Việt Nam luôn lấy người dân làm trung tâm của mọi chính sách và hành động, nỗ lực phấn đấu để những thành tựu kinh tế mang lại những chuyển biến tích cực cho phát triển và công bằng xã hội, cải thiện cuộc sống của người dân và phát...

Khối DNNN lỗ 115.270 tỷ đồng, 2 ‘ông lớn’ âm vốn chủ sở hữu

Chính phủ vừa gửi Quốc hội báo cáo hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2023. Tại báo cáo này, Chính phủ đã báo cáo tổng hợp tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2023 của 671 doanh nghiệp...

Mới nhất

422429171728419988

422429171728419988