Trang chủNewsChính trịCần giải pháp đột phá

Cần giải pháp đột phá

Ngày 26/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024. Tại phiên thảo luận, ý kiến của đại biểu Quốc hội cho rằng, cần xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá để phòng, chống tham nhũng, lãng phí một cách hiệu quả.

DDK 332_2024

Tội phạm về tham nhũng, chức vụ tăng 20,55%

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tiếp tục diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực ở hầu hết các địa phương. Số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ được phát hiện, điều tra, xử lý nhiều hơn 20,55%, số vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế ít hơn 2,4%, số vụ buôn lậu nhiều hơn 8,25%.

Trong khi đó, theo Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến, ngành Kiểm sát đã tăng cường phối hợp với Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố và đưa ra xét xử nghiêm minh nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã áp dụng các biện pháp bảo đảm để thu hồi số tiền hơn 26.215 tỷ đồng.

Về phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong thông tin, các cơ quan điều tra trong lực lượng Công an Nhân dân đã thụ lý điều tra 1.538 vụ án với 3.897 bị can phạm tội về tham nhũng. Đã đề nghị truy tố 856 vụ án với 2.686 bị can. Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã điều tra 23 vụ án với 70 bị can; đề nghị truy tố 11 vụ án với 57 bị can. Viện kiểm sát Nhân dân các cấp đã thụ lý giải quyết 1.186 vụ với 3.869 bị can, đã giải quyết 1.006 vụ với 3.242 bị can. Tòa án Nhân dân các cấp đã giải quyết sơ thẩm 1.154 vụ với 3.201 bị cáo về các tội phạm tham nhũng; Đã xét xử 917 vụ với 2.418 bị cáo. Tổng số việc phải thi hành án hình sự về tham nhũng, kinh tế là 12.877 việc, có điều kiện thi hành 10.944 việc, đã thi hành xong 9.211 việc.

ả nh toàn cảnh
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quang Vinh.

Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ còn hạn chế

Thẩm tra báo cáo phòng, chống tham nhũng năm 2024 của Chính phủ, bà Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đánh giá, tình trạng vi phạm việc thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động, vi phạm việc thực hiện quy tắc ứng xử, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ vẫn diễn ra ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị. Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác để phòng ngừa tham nhũng ở một số địa phương còn thấp.

“Việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn hạn chế; còn nhiều trường hợp sau khi cơ quan điều tra khám xét thì mới phát hiện khối tài sản lớn không kê khai, không rõ nguồn gốc” – bà Nga nói và chỉ rõ tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp vẫn chưa được khắc phục triệt để; tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi công vụ vẫn diễn ra.

Đối với kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng, theo bà Nga, vẫn còn hạn chế. Công tác tự kiểm tra, tự phát hiện tham nhũng chưa chuyển biến. Chất lượng, tiến độ giải quyết một số vụ án tham nhũng chưa đạt yêu cầu; còn có vụ án phải đình chỉ do hành vi không cấu thành tội phạm; nhiều vụ án phải tạm đình chỉ do phải chờ kết quả giám định, định giá.

Cùng với đó, là tài sản phải thu hồi trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế vẫn còn tồn đọng lớn… “Tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, nổi lên là các sai phạm lớn ở một số lĩnh vực như: quy hoạch, xây dựng, năng lượng, đấu thầu, quản lý tài sản công, quản lý, sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản. Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn còn diễn ra” – Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội đánh giá.

Bên cạnh đó, bà Nga thấy rằng, những sai phạm về tham nhũng, tiêu cực thời gian qua cho thấy có sự buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm của nhiều tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu trong công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn chưa được quan tâm đúng mức. Việc khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, hạn chế về năng lực, sợ sai không dám làm còn chậm. Nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác phòng chống tham nhũng là thực trạng đã được nhận diện rõ từ nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả.

Trên cơ sở đó, bà Nga đề nghị, Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng; xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá để phòng, chống hiệu quả.

Tham nhũng chỉ có một số nơi, nhưng lãng phí có khắp mọi nơi

Theo đánh giá của ĐBQH Phạm Đình Thanh (Đoàn Kon Tum), công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh quyết liệt đồng bộ và toàn diện hơn. Tuy nhiên theo ông Thanh, tội phạm về tham nhũng kinh tế, buôn lậu tiếp tục diễn biến phức tạp, nổi lên là vi phạm về quy hoạch, xây dựng, năng lượng, đấu thầu mua sắm tài sản công, quản lý sử dụng đất đai.

“Tội tham ô tài sản tham nhũng tăng 45,61%, vấn đề này cần phải được tổ chức nghiên cứu nghiêm túc để làm rõ nguyên nhân, điều kiện phạm tội, kiểm tra, rà soát chặt chẽ để khắc phục sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế, đất đai, tài nguyên, khoáng sản để giúp cho việc phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hiệu quả hơn loại tội phạm này trong thời gian tới” – ông Thanh kiến nghị.

ĐBQH Phan Thị Nguyệt Thu (Đoàn Hà Tĩnh) cho rằng, công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày càng quyết liệt, mạnh mẽ cũng đặt ra, áp lực lớn đối với các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử, thi hành án, chú trọng thu hồi tài sản do phạm tội mà có.

Bà Thu đề nghị, cần dự báo đúng tình hình vi phạm tội phạm, có giải pháp phòng ngừa, xử lý phù hợp, hiệu quả, nhất là đối với các vi phạm tội phạm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai, kinh tế, tài chính, doanh nghiệp, thẩm định định giá; vi phạm tội phạm trong hoạt động đấu thầu, đấu giá đầu tư.

Cùng quan điểm, ĐBQH Tô Văn Tám (Đoàn Kon Tum) nói: “Đảng ta coi tham nhũng là quốc nạn, giặc nội xâm, phải luôn kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, nhiều vụ việc tham nhũng được dư luận xã hội quan tâm đã được xử lý đúng kế hoạch, đúng pháp luật, nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn được dư luận và nhân dân đồng tình và đánh giá cao”.

Tuy nhiên, theo ông Tám, việc thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự tham nhũng, kinh tế còn tồn đọng lớn, đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo quyết liệt. “Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của người dân trong công tác phòng chống tham nhũng, hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Do đó, cần nghiên cứu, thí điểm các hình thức phản ánh tố cáo tham nhũng qua điện thoại, đường dây nóng trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển như hiện nay”- ông Tám kiến nghị.

ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) nêu: “Phải có sự vào cuộc của cơ quan chức năng trong thanh tra, kiểm toán khách quan trung thực, phòng ngừa để không dám, không lạm dụng, không tham”. Cho rằng, tham nhũng là bề nổi của “tảng băng chìm”, còn vấn đề lãng phí xảy ra bình thường thì lại là vô hình, ít được quan tâm, ông Hòa nhấn mạnh, xét cho cùng lãng phí có thể gây thất thoát không kém gì tham nhũng. Tham nhũng chỉ có một số nơi, nhưng lãng phí có khắp mọi nơi dù là việc nhỏ cho đến việc to trên tất cả các lĩnh vực, việc nào cũng có nhưng ít có sự chú ý. “Đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các ngành chức năng quan tâm nhiều hơn về lãng phí để ngăn chặn có hiệu quả lãng phí” – ông Hòa kiến nghị.

Giải trình trước các vấn đề ĐBQH nêu, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, công tác hoàn thiện thể chế về phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong một số trường hợp còn chưa đáp ứng yêu cầu. Một số chủ trương chính sách của Đảng chậm được thể chế hoá thành pháp luật. Trong thời gian tới, thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điễm nghẽn của điểm nghẽn là thể chế, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo xây dựng hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, tạo sự thông thoáng khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển, khắc phục những sơ hở bất cập dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, theo ông Phong, trong năm 2024 nhiều biện pháp đã được các cấp các ngành tổ chức thực hiện và đạt được kết quả tích cực. Tuy nhiên, còn nhiều tồn tại hạn chế. Trong thời gian tới, Thanh tra Chính phủ sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa tham nhũng như công khai hoạt động kết quả của các cơ quan đơn vị, chuyển đổi vị trí công tác, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. “Thực hiện kiểm soát tài sản thu nhập, xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra những lĩnh vực còn nhiều tồn tại, hạn chế” – ông Phong cho hay.

Chính thức đánh thuế VAT 5% đối với phân bón

Ngày 26/11, với đa số đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Theo đó, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) mới với 407/451 đại biểu tham gia tán thành.

Trước khi biểu quyết, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật này.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách, nhiều ý kiến thống nhất với đề xuất áp thuế suất 5% đối với phân bón. Một số ý kiến đề nghị giữ như quy định hiện hành; có ý kiến đề nghị áp dụng thuế suất 0% hoặc 1%, 2%.

Về ý kiến đề xuất đưa phân bón vào diện áp dụng thuế suất VAT 0% (hoặc 1%, 2%), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách nói đúng như ý kiến của đại biểu, nếu quy định phân bón áp dụng thuế suất 0% sẽ bảo đảm lợi ích cho cả doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu vì đều sẽ được hoàn thuế VAT đầu vào đã nộp và không phải nộp thuế VAT đầu ra. Tuy nhiên, trong trường hợp này, hàng năm Nhà nước sẽ phải bỏ ngân sách để hoàn thuế cho các doanh nghiệp. Ngoài yếu tố bất cập đối với ngân sách nhà nước, việc áp dụng thuế suất 0% đối với phân bón là trái với nguyên tắc, thông lệ của thuế VAT là thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, không áp dụng với tiêu dùng trong nước.

Ngoài ra, việc quy định thuế suất 1% hoặc 2% đối với phân bón cũng không phù hợp với mục tiêu cải cách thuế VAT là giảm bớt số lượng các mức thuế suất, không gia tăng số lượng các mức thuế suất so với quy định hiện hành như đã được giải trình với các đại biểu Quốc hội.

Qua tổng hợp ý kiến cho thấy, 72,67% tổng số đại biểu Quốc hội cho ý kiến tán thành với đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ theo hướng quy định thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tàu khai thác thủy sản. Nội dung này được thể hiện tại khoản 2 Điều 9 của dự thảo Luật.

T.S



Nguồn: https://daidoanket.vn/phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-lang-phi-can-giai-phap-dot-pha-10295345.html

Cùng chủ đề

xây nhà trăm tỉ cho sinh viên, 10 năm không ai ở

Xuống cấp vì 10 năm gần như bỏ hoang Nằm trong Khu đô thị mới Hoàng Phát phường 1, TP Bạc Liêu, Dự án Khu nhà ở cho sinh viên do Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu làm chủ đầu tư, với kinh phí hơn 260 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Tháng 7/2015, giai đoạn 1 của dự án hoàn thành với 2 tòa nhà khang trang, hiện đại, được bàn giao cho Trung tâm Phát...

Thí điểm 5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra vụ án tham nhũng

Kinhtedothi - Sáng 28/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự với nhiều biện pháp. Theo đó, Nghị quyết quy định việc thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi...

Đồng bộ hệ thống pháp luật, khắc phục sơ hở, dễ phát sinh tham nhũng

Kinhtedothi - Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo tháo gỡ điểm nghẽn của điểm nghẽn là thể chế; tạo sự thông thoáng để khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển, khắc phục những sơ hở, dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 26/11, thảo luận ở hội trường về công tác phòng, chống tội phạm...

Tiếp tục nhận diện nguyên nhân, đề ra giải pháp đột phá trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Kinhtedothi - Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng; trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá để phòng, chống hiệu quả... Nâng cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị Sáng 26/11, trình bày báo cáo...

Lãng phí ngôi chợ 20 tỷ đồng

Được đầu tư xây dựng trên khu đất “vàng”, với tổng số vốn lên đến 20 tỷ đồng, chợ Quảng Thành, phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ, thương mại, kinh tế - xã hội cho địa phương. Tuy nhiên, sau 5 năm đi vào hoạt động, đến nay khu chợ hoàn toàn bị bỏ không, gây lãng phí tiền của và tài nguyên đất đai. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ngày 17/12, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Quốc phòng tới dự và chủ trì Lễ Tổng duyệt. ...

Sách giáo khoa vào thế cạnh tranh: Lợi đôi đường

Việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng. Không còn...

Sách giáo khoa vào thế cạnh tranh: Lợi đôi đường

Việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng. Không còn...

Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ phải chịu trách nhiệm

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) khẳng định, việc dạy “chui” văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, trách nhiệm thuộc về hiệu trưởng. Bộ GDĐT vừa có...

Lựa chọn nội dung, hình thức giám sát phù hợp

Thời gian qua, MTTQ tỉnh Lào Cai đã tập trung nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội, chú trọng lựa chọn nội dung, đối tượng, hình thức giám sát phù hợp, coi đây là giải pháp quan trọng góp phần đổi mới hoạt động của MTTQ, thiết thực trong việc phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. ...

Bài đọc nhiều

Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới

Để phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập trên nhằm tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam...

Tinh gọn là phải rất gọn, chức năng và nhiệm vụ rõ ràng

Đồng chí Lê Minh Hưng cho biết, khi sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ các Bộ phải rà soát rất kỹ, đảm bảo đúng yêu cầu một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì. ...

Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW đã ban hành Kế hoạch số 141/KH-BCĐTKNQ18 định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ. Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 140/KH-BCĐTKNQ18 ngày 05/12/2024. Theo đó số nhiệm vụ chung cần triển khai như các cơ quan, tổ chức kết thúc hoạt động Ban cán sự đảng, khẩn trương xây dựng phương án thành lập Đảng bộ các bộ, cơ...

Nhiệm vụ và giải phát trong phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn nhấn mạnh đến vai trò của đại đoàn kết,  một giá trị truyền thống quý báu của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tự tôn dân tộc. Xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc là chủ trương xuyên suốt, thống nhất của Đảng ta trong suốt quá...

Đảm bảo sản xuất, kinh doanh lúa, gạo xuất khẩu bền vững

Những tháng đầu năm 2024, thị trường lúa gạo khu vực và thế giới diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến tâm lý một số doanh nghiệp và người nông dân. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số cơ quan liên quan thì tình hình xuất khẩu gạo vẫn thuận lợi, nhu cầu gạo của các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn duy trì ở mức cao...

Cùng chuyên mục

Theo dõi, giám sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo

Theo báo cáo tổng hợp từ các địa phương, tình hình khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, môi trường, khai thác tài nguyên và xây dựng ở một số địa phương vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. ...

Tinh gọn là phải rất gọn, chức năng và nhiệm vụ rõ ràng

Đồng chí Lê Minh Hưng cho biết, khi sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ các Bộ phải rà soát rất kỹ, đảm bảo đúng yêu cầu một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì. ...

Quốc hội họp bất thường trong tháng 2/2025 về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quán triệt rõ đây là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. ...

Hội nghị Báo chí toàn quốc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 16/12 tại TP Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. ...

Khẩn trương kiện toàn, sáp nhập tổ chức bộ máy của Ban Dân vận và Ban Tuyên giáo

Ngày 16/12, tại TP Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tham mưu cấp ủy xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức và các lĩnh vực tuyên giáo năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. ...

Mới nhất

Đường sắt Việt Nam và Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về thông tin tín hiệu

Ngày 17/12, tại trụ sở Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã diễn ra Lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty hữu hạn Tập đoàn Thông tin tín hiệu Đường sắt Trung Quốc và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Tham dự có ông  Ô Quốc Quyền, Tham tán Công sứ Đại sứ...

Cụm lực lượng Hải quân 4 bảo đảm tốt công tác sẵn sàng chiến đấu

(ĐCSVN) – Kết quả kiểm tra cho thấy, các đơn vị của Cụm lực lượng Hải quân 4 đã xây dựng kế hoạch, lịch hoạt động phong trào, công tác thi đua, tuyên truyền trong dịp nghỉ Lễ đảm bảo chặt chẽ, sát thực tế. Cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, sẵn sàng nhận và quyết tâm...

2025: Lưu lượng 5G sẽ vượt qua 4G

Mạng 5G được dự báo tăng nhanh nhu cầu sử dụng trong thời gian tới, và sẽ vượt qua mạng 4G trong năm 2025. ...

Đà Lạt vào mùa đón khách quốc tế

Đà Lạt đang làm mới sản phẩm với những dịch vụ du lịch từ văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, để đón dòng khách trong và ngoài nước dịp cuối năm. ...

Hà Nội công bố mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm

HĐND TP.Hà Nội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn TP.Hà Nội. HĐND TP.Hà Nội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi...

Mới nhất