Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCần đưa vào chương trình dạy học bắt buộc về phòng chống...

Cần đưa vào chương trình dạy học bắt buộc về phòng chống mua bán người


Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), một số đại biểu Quốc hội cho rằng: Nạn nhân bị mua bán chủ yếu là người dân tộc thiểu số, vùng cao, biên giới ở độ tuổi trẻ em hoặc lứa tuổi 19 – 20 tuổi. Vì vậy, việc tuyên truyền cần tập trung vào đối tượng và hình thức phù hợp, hiệu quả.

Tiếp tục chương trình sáng 24/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu bày tỏ thống nhất với sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống mua bán người và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, khắc phục những vấn đề bất cập trong quá trình thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người.

Quan tâm tới vấn đề phòng chống mua bán người tại khu vực miền núi, biên giới, đại biểu Trần Thị Nhị Hà, đoàn ĐBQH Hà Nội, cho biết: Theo một báo cáo về tình hình mua bán người ở Việt Nam năm 2021, nạn nhân chủ yếu là người dân tộc thiểu số, vùng cao, biên giới ở độ tuổi trẻ em hoặc lứa tuổi 19 – 20 tuổi, phần lớn là nữ giới. Nếu nhìn vào những con số thống kê, có thể thấy việc tuyên truyền phải nhắm tới những đối tượng cụ thể, đó là trẻ em nữ, người dân tộc thiểu số ở các vùng cao, biên giới.

Thoe đại biểu, Chương 2 của dự án Luật quy định về thông tin tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người nhưng Điều 7 nội dung dự án Luật quy định còn chung chung; không xác định rõ đối tượng tuyên truyền tập trung vào đối tượng nào, hình thức tuyên truyền, giáo dục cụ thể ra sao.

Qua báo cáo thống kê hầu hết nạn nhân bị mua bán chỉ học hết lớp 9, có một số ít học hết lớp 12. Vì vậy, đại biểu Trần Thị Nhị Hà đề xuất, trong dự án Luật cần quy định việc đưa vào nội dung chương trình dạy học bắt buộc đối với các địa bàn vùng cao, biên giới để giáo dục về phòng ngừa mua bán người, giúp các em học sinh có thể nhận thức về những hành vi mua bán người từ sớm. Qua đó, bản thân có khả năng nhận diện nguy cơ và có biện pháp để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Cần đưa vào chương trình dạy học bắt buộc về phòng chống mua bán người tại địa bàn vùng cao, biên giới- Ảnh 1.

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà, đoàn ĐBQH Hà Nội, thảo luận

Về ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt, đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk, cho biết: Về Chính sách của Nhà nước về phòng, chống mua bán người (Điều 5), tại khoản 4 điều này quy định: Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người, ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Đại biểu đề nghị bổ sung thêm vùng biên giới để được ưu tiên bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người.

Đồng quan điểm, đại biểu Chamaléa Thị Thủy, đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận, cho rằng: Để công tác phòng, chống mua bán người được thực hiện hiệu quả, cần rà soát lại các quy định về các chính sách của dự án Luật này cho phù hợp với thực tế và phù hợp với các quy định pháp luật khác.

Ví dụ như tại khoản 4, Điều 5 dự thảo Luật quy định: “Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người, ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn”.

Mặt khác, tại điểm d, khoản 1, Điều 60 của dự thảo Luật quy định trách nhiệm của UBND các cấp: “Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bố trí kinh phí thực hiện công tác phòng, chống mua bán người cho các cơ quan, đơn vị ở địa phương theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn thi hành”.

Theo đại biểu Chamaléa Thị Thủy, Ban soạn thảo dự án Luật cần nên nghiên cứu lại điều khoản này, bởi vì nếu giao cho các địa phương tự bố trí kinh phí thực hiện công tác phòng, chống mua bán người sẽ rất khó cho các địa phương nhất là các các địa phương nguồn thu ngân sách thấp sẽ khó khăn trong việc bố trí, phân bổ kinh phí từ ngân sách địa phương cho công tác này.



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/can-dua-vao-chuong-trinh-day-hoc-bat-buoc-ve-phong-chong-mua-ban-nguoi-tai-dia-ban-vung-cao-bien-gioi-20240624102201384.htm

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Bộ TT&TT trả lời chất vấn về lời giải cho bài toán kinh tế báo chí

Kinhtedothi- Chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề, ngoài việc tăng cường chất lượng, đẩy mạnh số hóa báo chí thì bài toán kinh tế báo chí sẽ phải giải quyết như thế nào đối với báo chí truyền thống… Sáng 12/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc...

Nhiều phòng khám thay tên đổi họ sau khi bị xử phạt, thách thức cơ quan quản lý

Chất vấn tại Kỳ họp 8, Quốc hội khóa XV, đại biểu Tráng A Dương (Đoàn Hà Giang) phản ánh thực trạng nhiều công ty, nhà đầu tư, phòng khám đa khoa tư nhân thách thức các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế. Đó là sau khi bị xử lý vi phạm hành chính, tạm đình chỉ hoạt động 3-4 tháng, các đơn vị này tuyên bố giải thể rồi lại lập công...

ĐBQH: Phòng khám gắn mác quốc tế, bác sĩ ‘dỏm’ bủa vây bệnh nhân

Đặt vấn đề chất vấn tại Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV diễn ra chiều nay (11/11), đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu thực trạng các cơ sở y tế tư nhân, phòng khám, phòng mạch, bác sĩ gắn mác có yếu tố nước ngoài... treo bảng hiệu điều trị nhiều loại bệnh, trong đó không ít bác sĩ không có bằng cấp cũng như giấy phép hành nghề, bệnh nhân không biết đâu mà...

Đại biểu Quốc hội chất vấn tình trạng thiếu thuốc tại các cơ sở y tế

Giải quyết tình trạng thiếu thuốc tại các bệnh viện Tham gia chất vấn, đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Thanh Thúy (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh) cho biết, việc chậm thanh toán chi phí bảo hiểm y tế cho các bệnh viện mặc dù kiến nghị nhiều năm nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm, gây khó khăn cho công tác khám, chữa bệnh và kể cả ảnh hưởng đến việc đấu thầu thuốc....

Cử tri bức xúc khi một bác sĩ sở hữu nhiều giấy phép hành nghề

Tham gia chất vấn chiều nay (11/11) tại Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn Đà Nẵng) cho hay, thời gian qua, cử tri ngành y tế bức xúc vấn đề cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh."Người hành nghề có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy phép hành nghề tại bất kỳ địa phương nào dẫn đến thực trạng một bác sĩ sở hữu nhiều giấy phép...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thi đâu thắng đó với suy nghĩ “học để ứng dụng vào thực tế”

Chi tiết máy là một môn học chuyên ngành quan trọng trong lĩnh vực Cơ khí. Bằng tình yêu khoa học, Nguyễn Thị Thanh Nguyên (Khoa Cơ khí, trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM)...

Nên tạo môi trường học tập tích cực và trách nhiệm, thay vì cấm đoán

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia trước việc trường học siết chặt việc sử dụng điện thoại của học sinh. ...

Những sản phẩm tái sử dụng đặc sắc tại Triển lãm Doanh nghiệp xanh 2024

15 doanh nghiệp tiên phong đổi mới đang tham gia trưng bày các giải pháp bền vững tại Đại học RMIT cơ sở Hà Nội. Đáng chú ý, ngay cả các gian hàng triển lãm cũng thể hiện...

Áp lực chạy theo trào lưu trong giới trẻ

Mỗi ngày, hàng loạt xu hướng mới về thời trang, phong cách sống, thậm chí là cách suy nghĩ được lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội. Với mong muốn được công nhận và nỗi sợ...

VinFuture xây cầu nối đưa khoa học Việt Nam vươn tầm toàn cầu

Thông qua việc kiến tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, chuỗi tọa đàm trực tuyến InnovaTalk do Quỹ VinFuture tổ chức xuyên suốt 3...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Trường đại học tư thục đầu tiên chuyển qua mô hình đại học

Ngày 10/11, tại Đà Nẵng, Đại học Duy Tân tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuyển Trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân. ...

Cùng chuyên mục

Hiệu trưởng xin không nhận quà 20-11 mà đổi thành tập, sữa cho học sinh

Hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Văn Trị, quận 1, TP.HCM viết thư ngỏ xin không nhận hoa, quà ngày 20-11, mà đổi thành tập, sữa… cho học sinh. "Tuy nhiên, kinh phí của nhà trường chỉ có thể dừng lại ở việc trao...

Hiệu trưởng từ chối nhận hoa ngày 20/11, mong nhận quà khác

Một hiệu trưởng ở TPHCM viết thư ngỏ từ chối nhận hoa chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và mong muốn phụ huynh gửi tới món quà khác. Ông Lê Hồng Thái, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Văn Trị, quận 1, TPHCM vừa có thư ngỏ từ chối nhận hoa ngày 20/11. Ông Thái mong muốn xin một món quà khác để gửi tới học sinh.  Trong thư gửi mạnh thường quân, cơ quan, doanh nghiệp, ông Thái...

Giáo dục Thủ đô tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới

Baoquocte.vn. Những thành quả đạt được trong 70 năm qua là tiền đề quan trọng, tạo đà để giáo dục Hà Nội tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới; đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô trong giai đoạn mới.

Hai nữ sinh bị bạn cùng trường đâm từ việc “mách cô giáo”?

Vì mách cô giáo về vụ việc đánh nhau, 2 nữ sinh đã bị 2 nam sinh cùng trường THCS Nguyễn Huệ dùng vật nhọn đâm trọng thương. ...

Báo Tuổi Trẻ chuyển tặng hơn 1.000 quyển sách cho học sinh ở Hà Tĩnh

Ngày 12-11, ông Trần Đề - hiệu trưởng Trường TH & THCS Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh - cho biết nhà trường đã nhận thêm 580 quyển sách quý do báo Tuổi Trẻ chuyển đến từ TP.HCM giúp xây thư viện cho các em học sinh. ...

Mới nhất

Hơn 350 gian hàng tham gia hội chợ xúc tiến thương mại Sóc Trăng

Tối 9/11, Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai mạc Hội chợ Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền năm 2024. Hoạt động nằm trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 6 và Tuần Văn hóa, Thể thao...

Đâm nát siêu xe giá gần 5 tỷ khi đang livestream, nam streamer bị cấm sóng trọn đời

Anh chàng streamer này có lẽ chẳng còn cơ hội để hối hận nữa. ...

Một số thông tin về hoạt huyết dưỡng não Fito

Hoạt huyết dưỡng não Fito là thực phẩm chức năng được sản xuất nhằm hỗ trợ tăng cường lưu thông máu lên não, cải thiện trí nhớ và giảm căng thẳng mệt mỏi. Sản...

Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm” tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép

Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Iran xây "hầm phòng thủ" đầu tiên ở Tehran, Moldova triệu Đại sứ Nga về vụ UAV, Haiti có Thủ tướng mới … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mới nhất