Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiCần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước


Phát triển làng nghề gắn với du lịch

Trải qua lịch sử hàng trăm năm, các làng nghề không chỉ hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc mà còn chứa đựng những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc hay di tích lịch sử. Vậy mà theo năm tháng, trước những tác động của cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp hóa, các làng nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một.

Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước - Ảnh 1.

Du khách trải nghiệm làm đồ chơi Trung thu truyền thống tại làng Hậu Ái

Là người đã và đang đồng hành với các làng nghề trong nhiều năm nay, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu – Ứng dụng – Phát triển sản phẩm làng nghề Việt Ngô Quý Đức cho biết: “Mặc dù có nhiều tiềm năng để phát triển nhưng các làng nghề truyền thống vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Bởi, hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế và công nghiệp hiện đại, nhu cầu tiêu dùng thay đổi, các sản phẩm công nghiệp giá rẻ, tiện lợi thường được ưa chuộng hơn. Cùng với đó, tuy tay nghề của các nghệ nhân làng nghề rất giỏi nhưng chỉ làm theo mẫu cũ nên tính ứng dụng không cao, không còn phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ với khách hàng, dẫn đến các mặt hàng thủ công ngày càng rơi vào thế “khó”, làm ra nhưng không có thị trường tiêu thụ.

Đặc biệt, hiện nay, sự thiếu hụt nguồn nhân lực trẻ, thiếu nhân lực kế thừa nghề truyền thống cũng là nguyên nhân khiến các làng nghề mai một dần. Việc chỉ còn những nghệ nhân lớn tuổi làm nghề khiến cho họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn, công nghệ và thị trường. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển làng nghề chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Bởi vậy, câu chuyện làng nghề hôm nay cần nhiều hơn nữa những cánh tay nối dài con đường cho nghề truyền thống”.

Trước những khó khăn đó, trong nhiều năm qua, anh Ngô Quý Đức đã thực hiện dự án “Về làng” kết nối cùng với những người nghệ nhân, những người thợ thủ công tạo ra những hoạt động để lan tỏa, làm sống lại những sản phẩm tưởng chừng đã bị mai một. Điểm đặc sắc của dự án là những tour du lịch đến những làng nghề truyền thống.

Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước - Ảnh 2.

Du khách trải nghiệm làm tranh Đông Hồ trong tour “Về làng – Tết xưa vùng Kinh Bắc”

Anh Ngô Quý Đức chia sẻ: “Trước đây, du lịch làng nghề thường chỉ dành cho khách nước ngoài khi tới Việt Nam, song chúng tôi mong muốn chinh phục cả những du khách trong nước thông qua cách khai thác riêng, hướng đến những làng nghề hầu như chưa có dấu ấn du lịch và tìm kiếm những khách hàng mục tiêu để tối ưu hóa khả năng trải nghiệm. Đây là một hướng đi mà ít doanh nghiệp du lịch khai thác và thực hiện, vì các làng nghề không có sẵn các dịch vụ du lịch hoặc họ sẽ phải đầu tư dịch vụ đi kèm. Do đó, họ chọn an toàn hơn là chọn đầu tư vào điểm du lịch mới với chi phí lớn. Tuy nhiên, vì muốn làm một điều gì đó mới, khác lạ cũng như để giúp những người dân làng nghề nên tôi vẫn quyết tâm theo đuổi”.

Qua đó, với niềm đam mê và kiên trì của mình, một số tour du lịch thuộc dự án khi triển khai đã nhận được những đánh giá tích cực từ du khách về tính mới mẻ, hấp dẫn của hành trình như: tour “Về làng – Sợi tơ vàng dệt xuyên thế kỷ” đưa du khách đến với làng nghề dệt lụa Nha Xá (Hà Nam) và làng may áo dài truyền thống Trạch Xá (Hà Nội); tour “Về làng – Tết xưa vùng Kinh Bắc” đưa du khách đến với làng Ðông Hồ…

“Trong quá trình đến với các làng nghề trải nghiệm, mọi người sẽ biết được để làm ra một sản phẩm thủ công cần sự cầu kỳ, tỉ mỉ và khéo tay như thế nào. Qua những chuyến đi như vậy, du khách sẽ thêm trân trọng những sản phẩm thủ công truyền thống của dân tộc” – anh Ngô Quý Đức cho biết thêm.

Cần “luật hóa” để thúc đẩy lành nghề phát triển

Tuy nhiên, theo anh Ngô Quý Đức, du lịch mới chỉ đóng góp một phần nhỏ. Để hỗ trợ các làng nghề phát triển còn đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác nữa. Đặc biệt, các làng nghề và nghệ nhân cần có sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan chức năng một cách cụ thể và sâu sát hơn nữa. Đời sống của các nghệ nhân được đảm bảo cũng đang là một bài toán.

Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước - Ảnh 3.

Làng nghề làm trống Đọi Tam (Hà Nam)

“Ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… họ đã đảm bảo đời sống của các nghệ nhân một cách khá tốt. Những nghệ nhân đó chỉ cần lên ý tưởng và tự sáng tác theo sức sáng tạo của riêng mình mà không phải lo đến việc đảm bảo cuộc sống thường ngày. Nhưng đó là số lượng rất ít, còn Việt Nam thì nghệ nhân quá nhiều, làng nghề cũng nhiều. Do đó, theo tôi, chúng ta cần có sự chọn lọc và nghiên cứu nguồn gốc làng nghề, chọn những khu vực phù hợp để có những phương án bảo tồn giá trị nguồn cội” – anh Ngô Quý Đức nói.

Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam GS.TS Từ Thị Loan cho rằng, hiện nay cả nước có hơn 5000 làng nghề, trong đó, sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở các làng nghề truyền thống là một những lĩnh vực “xương sống” tạo ra thu nhập cho người dân, góp phần đóng góp vào phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn chưa có luật về làng nghề để tạo cơ hội và điều kiện cho các nghệ nhân, các làng nghề phát triển. Trong khi đó, ở các nước trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản,… đã có luật về làng nghề truyền thống từ rất lâu, qua đó, giúp định hướng, khai thác tối đa các nguồn lực phát triển cho đất nước. Vậy nên, tôi nghĩ rằng, Việt Nam chúng ta cũng cần xây dựng và ban hành luật về làng nghề, bởi khi có luật, các nghệ nhân, các làng nghề sẽ tiếp cận được với những cơ chế chính sách ưu đãi hơn cùng với đó sẽ có những quy hoạch tổng thể, chiến lược dài hạn phát triển cho từng làng nghề, tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng, cạnh tranh công bằng hơn, không có sự chồng chéo lên nhau”.

“Bên cạnh việc hoàn thiện về mặt pháp lý, Nhà nước cũng cần tiếp tục ban hành các chính sách khuyến khích các nghệ nhân phát triển nghề. Hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú” – GS.TS Từ Thị Loan cho biết thêm.

Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước - Ảnh 4.

Nghề làm hương đen tại làng Chóa (Hà Nội)

Đồng quan điểm trên, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Trịnh Quốc Đạt cho biết, việc xây dựng và ban hành luật về làng nghề là hết sức cần thiết. Khi có luật về làng nghề như là cánh cửa được mở rộng, góp phần thúc đẩy và bảo tồn sự phát triển của làng nghề. Hiệp hội Làng nghề cũng đã đưa ra vấn đề này từ lâu, bởi luật sẽ điều chỉnh được mối quan hệ giữa phát triển và bảo tồn trên quan điểm hài hòa lợi ích cộng đồng với lợi ích quốc gia. Đồng thời, khi luật ra đời sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các làng nghề hiện nay.

“Đặc biệt, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng rất cấp thiết, hiện nay nhiều người cứ thấy hay, thấy đẹp là sao chép, thậm chí đánh cắp ý tưởng, mẫu mã rồi làm nhái một cách tràn lan, gây ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh. Vậy nên, khi có luật, tôi nghĩ vấn đề này cũng sẽ được giải quyết triệt để hơn” – ông Trịnh Quốc Đạt nói../.



Nguồn: https://toquoc.vn/phat-trien-lang-nghe-truyen-thong-can-co-su-quan-tam-cu-the-hon-tu-phia-nha-nuoc-20240913101828371.htm

Cùng chủ đề

Khám phá không gian ươm mầm sáng tạo cho trẻ thơ tại Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024

(Tổ Quốc) - Dịp cuối tuần, không gian “Giao lộ ký ức” đón nhiều gia đình đưa trẻ nhỏ đến tham gia các hoạt động trải nghiệm. Nhiều hoạt động như Nhà chiếu phim ký ức, Xưởng in dấu tháng năm, Xưởng ghép gạch, Xưởng rối… được các gia đình hào hứng tham gia. ...

Làng nghề dệt đũi 400 năm tuổi ở quê lúa

Trong lúc công nghiệp dệt may phát triển với nhiều máy móc, công nghệ hiện đại thì ở xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình vẫn có một làng nghề dệt đũi hoàn toàn thủ công. Làng nghề ấy đã trải qua hơn 400 năm tuổi. ...

Thú vị với buổi học thực tế tại Nhà máy mì Acecook Việt Nam

Chiều 13-11, gần 50 học sinh Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TP.HCM) đến tham quan và học tập thực tế tại Nhà máy mì Acecook Việt Nam. Học sinh Trường THPT Võ...

Hà Nội tổ chức Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề lần thứ 3 trong 5 ngày

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ (29/11-3/12/2024) tại Khu đô thi Mailand HaNoi City, xã An Khánh, huyện Hoài Đức. Dự kiến sẽ có 260 đơn vị tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá...

Nhọc nhằn nghề hầm than bên dòng Cái Côn

Hầm than (đốt củi lấy than) là một nghề truyền thống của người dân ở khu vực sản xuất than củi ở TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Làng nghề đã có tuổi đời gần nửa thế kỷ, dù nhọc nhằn nhưng đến giờ nhiều người vẫn gắn bó để mưu sinh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTG ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa...

Thực hiện Quyết định số 3082/QĐ-BVHTTDL ngày 18/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc tổ chức tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, Bộ...

Nhiều hoạt động vui chơi, giải trí đặc sắc, độc đáo và mới lạ theo chủ đề Giáng sinh – Năm mới

(Tổ Quốc) - Sáng 19/11, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng tổ chức họp báo, chính thức công bố Lễ hội Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025 (Danang X’mas – New Year Festival 2025) hứa hẹn mang đến một bầu không khí rộn ràng cho thành phố...

Trọn bộ trải nghiệm độc lạ chỉ có tại 8WONDER Winter Festival

(Tổ Quốc) - Trượt tuyết, ngắm tuyết rơi hay tham gia bữa tiệc độc lạ giữa không gian băng giá hoặc đón Giáng sinh bật tung sảng khoái đậm màu sắc nhiệt đới… là những trải nghiệm “độc nhất vô nhị” sẽ có mặt 8WONDER Winter Festival phiên bản Cityfest đang...

Khơi thông nguồn lực xã hội trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản

(Tổ Quốc) - Di sản văn hóa là tài sản quý báu của mỗi quốc gia, phản ánh lịch sử, bản sắc và tinh hoa văn hóa của dân tộc. Việc bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước...

Phú Thọ Công bố Di sản phi vật thể quốc gia Nghề dệt thổ cẩm người Mường huyện Tân Sơn

(Tổ Quốc) - Ngày 18/11, tại khu Dù, xã Xuân Sơn, UBND huyện Tân Sơn, Phú Thọ tổ chức lễ công bố và trao Quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề thủ công truyền thống - nghề dệt thổ cẩm của đồng...

Bài đọc nhiều

Ba cách xem ngày tạo tài khoản Facebook

Nếu muốn biết chính xác gia nhập Facebook ngày nào hay tài khoản Facebook đã bao nhiêu ‘tuổi’, bạn có thể làm theo ba cách dưới đây. Xem ngày tạo tài khoản Facebook Cách dễ nhất để xem ngày tạo tài khoản Facebook là sử dụng mục Thông tin cá nhân trên website hoặc ứng dụng. Trong ô tìm kiếm, nhập “thông tin của bạn”. Facebook sẽ cung cấp kết quả tìm kiếm “Truy cập thông tin của bạn”, bấm vào...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

NSƯT Như Huỳnh giành Huy chương vàng Liên hoan cải lương toàn quốc 2024

Sau 20 ngày tranh tài, Liên hoan cải lương toàn quốc 2024 đã khép lại tại thành phố Cần Thơ. Chương trình được tổ chức bởi Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ.Kết thúc liên hoan, BTC đã trao 4 Huy chương vàng cho các vở diễn Xuân Hương nữ sĩ (Nhà hát cải lương Hà Nội); Người con của rừng Tràm...

Chuỗi hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống ngành LĐ-TB&XH

(Dân trí) - Chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống ngành LĐ-TB&XH được tổ chức ở nhiều địa điểm trên toàn quốc, đúng dịp kỷ niệm ngày lập nước. Ngày 6/11, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống và Đại hội thi đua yêu nước lần thứ VI ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, nhằm đánh giá tiến độ triển khai, xác...

Cùng chuyên mục

Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên “đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số” (digital art train) chạy vào ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp được chiêm ngưỡng khung cảnh hai bên đường theo cách rất đặc biệt.

Tổng kết công tác Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam năm 2024, hướng tới Đại hội X nhiệm kỳ 2025-2030

(NADS) - Sáng 19/11, tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Hội năm 2024 và công bố kế hoạch hoạt động từ nay đến hết nhiệm kì IX (2020-2025), đồng thời triển khai kế hoạch chuẩn bị Đại hội Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam nhiệm kỳ X (2025-2030). ...

Dâng hương chiến sĩ Tàu không số Vũng Rô, tìm hiểu về Đường Hồ Chí Minh trên biển

Ngoài kiến thức từ sách vở, các bạn đoàn viên, thanh niên tại Phú Yên đã có cơ hội xem những hình ảnh, tư liệu trực quan về những chuyến tàu không số làm nên Đường Hồ Chí Minh trên biển và gặp những nhân chứng sống đầy ý nghĩa. ...

Biểu dương 40 người cao tuổi tiêu biểu tham gia xây dựng hệ thống chính trị

Hội NCT quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội vừa long trọng tổ chức Hội nghị biểu dương NCT tiêu biểu tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, giai đoạn 2019 - 2024. Tham dự có các ông, bà: Phạm Huy Giáp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội NCT TP Hà Nội; Nguyễn Quốc Hoàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận; Trương Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ quận; đại diện lãnh đạo các...

Mới nhất

“Vàng trắng”, “bạc mặn” sẽ được giới thiệu đi Mỹ

(Dân trí) - Tỉnh Quảng Ngãi chọn 10 sản phẩm đăng ký tham gia quảng bá, giới thiệu tại một số hệ thống phân phối ở thị trường Mỹ. Trong số này có các sản phẩm đặc trưng như muối, tỏi Lý Sơn, quế Trà Bồng. Ngày 9/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho...

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Ngày 19/11, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) thông tin Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester. Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, đã nhận được thông báo từ Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh...

4 trường học gần 1.000 tỉ xây trên đất bỏ hoang bị thu hồi

4 dự án trường học với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỉ đồng được xây dựng trên những ô đất bỏ hoang, bị TP.Hà Nội thu...

Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên “đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số” (digital art train) chạy vào ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp được chiêm ngưỡng khung cảnh hai bên đường theo cách rất đặc biệt.

Vì sao Huế muốn gìn giữ, bảo tồn 5 ‘cụ’ lò nung vôi hơn 100 năm tuổi?

TPO - Theo Sở Xây dựng Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), hệ 5 lò vôi gắn với tháp chuyển liệu của Nhà máy xi măng Long Thọ cũ (tiền thân là Xí nghiệp vôi nước Long Thọ có từ thời Pháp thuộc) là công trình kiến trúc tiêu biểu cho thời kỳ đầu ngành công nghiệp xứ Huế hơn 100...

Mới nhất