Trang chủNewsThời sựCần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp

Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp


TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 1

Ô nhiễm không khí vốn không phải là vấn đề mới của Hà Nội, thế nhưng cứ “đến hẹn lại lên”, nhất là vào thời điểm giao mùa hay tiết trời nồm, ẩm, sương mù  của những ngày đầu Xuân năm mới, những lo lắng về sức khỏe người dân Thủ đô lại đẩy lên cao trào, bởi chỉ số chất lượng không khí (AQI) xuất hiện những tín hiệu cảnh báo mất an toàn với các màu nâu, đỏ, thậm chí là màu tím.

Trao đổi về thực trạng này, TS Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho rằng, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trườnghiệu quả, không chỉ trông chờ trách nhiệm của lãnh đạo TP, chính quyền sở tại mà phải có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp, vì  tất cả đều là người cùng hưởng cùng chịu. Vậy nên, “ông mất chân giò, bà phải thò chai rượu”, trên đời này không có gì là miễn phí.


TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 2

Thưa TS Hoàng Dương Tùng! Là người luôn tâm huyết với công tác bảo vệ môi trường của Thủ đô, ông đánh giá thế nào về chất lượng không khí của Hà Nội những ngày đầu Xuân năm mới Giáp Thìn năm 2024?

-Tôi vẫn có thói quen theo dõi chỉ số AQI mỗi ngày, nhất là của Hà Nội. Không chỉ xem trên trang moitruongthudo mà còn tham khảo ở nhiều kênh khác nhau để tự đánh giá, so sánh thay đổi chất lượng không khí của Hà Nội nói riêng và một số vùng khác nói chung trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy được trong thời gian công tác trước đây.

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 3

Tôi cho rằng, chất lượng không khí Hà Nội diễn biến khá phức tạp, thay đổi theo năm, theo mùa thậm chí theo ngày theo giờ. Mùa đông, nhất là vào thời điểm giao mùa Thu- Đông, Đông -Xuân, tiết trời nồm, ẩm, sương mù như những ngày đầu Xuân vừa qua làm cho chất lượng không khí kém đi, thậm chí có ngày ngồi trong nhà cũng cảm thấy khó thở. Điều này không có gì bất thường đối với một số tỉnh phía Bắc trong đó có Hà Nội. Trong điều kiện khí tượng không thuận lợi như lặng gió, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp khí thải lưu cữu ở tầng thấp không phát tán được sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng, khiến cho AQI có chỉ số xấu như mấy ngày đầu tháng 1/2024 hay những ngày đầu Xuân vừa qua. Tuy nhiên, khi gió mùa Đông Bắc về,  hay mưa lớn một chút thì chất lượng không khí tốt hơn nhiều vì khí bụi được khuếch tán hoặc rửa trôi.

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 4

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 5

Nói như vậy có phải thời tiết là nguyên nhân khiến chất lượng không khí của Hà Nội kém đi không, thưa ông?

-Ồ không, điều kiện thời tiết không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm mà là yếu tố khách quan làm tăng hay giảm nồng bộ bụi được phát tán từ các hoạt động của con người. Tuy nhiên, qua lăng chiếu của thời tiết để chúng ta nắm được phần nào thực  trạng bụi mịn PM2.5 ở Hà Nội. Thực tế có nhiều ngày rất đáng quan ngại.

“Quan ngại”  ở đây có phải là sự gia tăng của bụi mịn?

Đúng như vậy. Chúng ta có thể kiểm tra lại khoảng thời gian đầu tháng của tháng 12/2023, tháng 1&2/2024,  chỉ số AQI rất cao chứng tỏ nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội  cao so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và quy chuẩn quốc gia  (với bụi mịn PM2.5 theo Quy chuẩn Việt Nam là dưới 50µg/m³ hàng ngày).

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 6

Tôi được biết, ông cũng từng nhiều lần đăng đàn cho rằng, nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm không khí của Hà Nội chủ yếu là từ phương tiện giao thông như ô tô, xe máy (chạy bằng xăng, dầu); từ các hoạt động sản xuất công nghiệp tại các nhà máy, các làng nghề; từ các hoạt động xây dựng đô thị và từ đốt rác, đốt rơm rạ sau thu hoạch,…Ở thời điểm này, ông có còn cho do nguyên nhân nào khác không?

-Những nguồn thải đó vẫn là những nguyên nhân chủ yếu nhưng cần nói rõ hơn là không chỉ các nguồn thải đó trực tiếp trên địa bàn Hà Nội mà còn bị ảnh hưởng bởi các nguồn phát thải này ở các vùng lân cận dồn về.

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 7

Còn có một nguồn thải nữa, tôi cho là mới cần phải hết sức chú ý, đó những nhà máy đốt rác. Nguồn này mới xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng chúng ta chưa để ý đến nó, dù một số địa phương khác cũng bắt đầu “ngấm đòn” vì những phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí trong đó có thể có những chất vô cùng độc hại như dioxin/furan. Vậy nên, lãnh đạo Hà Nội cần phải lưu tâm và có giải pháp đối với nguồn thải này.

Còn tỉ lệ, khối lượng, phần trăm tính toán mỗi nguồn thải là bao nhiêu thì phải qua kiểm kê nguồn thải mới biết chính xác được. Việc kiểm kê này, Hà Nội vẫn chưa thực hiện được nên chưa có lộ trình giảm phát thải cụ thể cho mỗi ngành, nghề, quận/huyện. Vậy nên hiệu quả không rõ rệt, bằng chứng là vẫn còn sắc nâu, sắc đỏ, sắc tím của chỉ số AQI ở nhiều ngày trong năm.

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 8

Ông cho rằng, Hà Nội chưa có lộ trình cho việc giảm phát thải cụ thể nhưng thực tế Hà Nội đã có lộ trình trong việc giảm phát thải cho lĩnh vực giao thông (ví dụ hạn chế xe cá nhân, phát triển xe công công cộng, xe điện); Hà Nội đã và đang triển khai hạn chế đốt rơm rạ, thay thế bếp than tổ ong, cải tạo- xử lý ô nhiễm sông hồ;… và đã đạt được con số cũng ấn tượng, theo báo cáo từ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.


-Những nỗ lực của Hà Nội trong việc bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng không khí là rất đáng ghi nhận, không thể phủ nhận. Đúng như chị nói. Và tôi cũng biết. Có điều, dù mặt trận nào Hà Nội cũng  triển khai, lĩnh vực nào Hà Nội cũng “xông pha” nhưng chưa quyết liệt, chưa đi đến cùng giải quyết sự việc, còn dàn trải, thậm chí mông lung. Ví như kế hoạch hạn chế/ cấm đốt rơm rạ ở các huyện ngoại thành, dù báo cáo khá đẹp nhưng thực tế Hà Nội hạn chế được bao nhiêu thì chưa rõ ràng và chưa bền vững vì chính sách đối với người nông dân không cụ thể, còn chung chung nặng về hô hào nên quay đi quẩn lại họ lại quay về đốt rơm rạ tự phát. Muốn người nông dân đồng hành thì chính quyền sở tại phải kiên trì với những chính sách, giải pháp kỹ thuật kể cả hỗ trợ kinh phí một cách đồng bộ hợp lý và bền vững phù hợp với từng địa phương. Tôi cho là kinh phí hỗ trợ này không đáng kể so với ngân sách của huyện. Đương nhiên, khi có chính sách hỗ trợ, người dân phải có trách nhiệm thực hiện và không được tái phạm thói quen cũ.  “Ông mất chân giò, bà phải thò chai rượu”,trên đời này làm gì có gì miễn phí không mất công sức mà tạo nên giá trị bền vững. Doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm đồng hành, không thể đứng ngoài cuộc.

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 9

Vậy theo ông, Hà Nội phải làm gì để giảm phát thải hiệu quả?

-Như tôi nói ở trên, Hà Nội đã làm rất nhiều việc để bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng không khí nhưng tôi thấy còn dàn trải, chưa có ưu tiên và chưa thực sự quyết liệt. Hà Nội cần có công trình nghiên cứu chuyên sâu, bài bản về nguồn phát thải để có được những số liệu cụ thể mang tính khoa học. Khi có những số liệu tin cậy về nguồn phát thải thì Hà Nội mới có thể đặt ra mục tiêu giảm phát thải trong 5 năm là bao nhiêu, 10 năm là bao nhiêu. Căn cứ mục tiêu chiến lược này, Hà Nội mới phân bổ chỉ tiêu giảm phát thải cụ thể cho từng ngành, nghề, quận/huyện; nên ưu tiên ngân sách giảm phát thải cho lĩnh vực nào mang tính trọng yếu trước; bắt buộc ngành nào, quận/huyện nào phải thực hiện ngay,… Có như vậy mới đến được cái đích cần đến theo lộ trình.

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 10

Và để người dân, doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với môi trường, Hà Nội phải đẩy mạnh tuyên truyền về chất lượng không khí hàng ngày như trước đây từng làm. Muốn đẩy mạnh tuyên truyền thì số liệu phải đầy đủ và chính xác. Điều này đồng nghĩa với việc, sau khi đầu tư các trạm quan trắc  Hà Nội cần có chế độ bảo trì bảo dưỡng theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Chi phí đầu tư ban đầu rất đáng ghi nhận nhưng chi phí bảo trì nó cũng không phải nhỏ, song, nhất thiết phải làm, nếu Hà Nội thực sự muốn cải thiện chất lượng không khí.

 Xin trân trọng cảm ơn ông!

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 11

09:27 02/03/2024



Nguồn

Cùng chủ đề

Từ năm 2025, Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã

Kinhtedothi - Sáng 14/11, tại phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại Hà Nội từ ngày 1/1/2025. Sáng 14/11, tại phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh,...

Kiểm soát ATTP dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố quanh cổng trường học

Đối tượng áp dụng mô hình nêu trên là các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh cổng trường học, gồm: nhà hàng, cửa hàng ăn uống, quầy hàng kinh doanh thức ăn chín, hàng rong… Phạm vi triển khai mô hình tại phường Hàng Trống là khu vực xung quanh các trường: Tiểu học Trần Quốc Toản, Tiểu học Tràng An, Mầm non tháng Tám, THCS Hoàn Kiếm; toàn bộ phố...

thêm một dự án nhà ở cao cấp tại KĐT Tây Hồ Tây

Theo Quyết định số 5894/QĐ-UBND ngày 12/11 của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội sẽ bổ sung danh mục, kế hoạch sử dụng đất năm 2024 với diện tích 10,76ha bao gồm xây dựng tuyến đường nối từ đường Nguyễn Đình Tứ đến đường Cổ Nhuế và đến tuyến đường số 10 khu đô thị Bắc Cổ Nhuế...

Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội

Kinhtedo thị- Theo thông tin từ Văn phòng Quốc hội, phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 15/11 sẽ xem xét, cho ý kiến đối với 12 nội dung Theo dự kiến chương trình phiên họp, ngày 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh, thành phố: An...

Đồng bộ giải pháp, xuyên suốt trong hành động

Kinhtedothi - Triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (CLP) khi trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, ngành, kết quả thu được đã góp phần quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao hiệu quả nguồn lực tài sản công Qua giám sát của Quốc hội cũng như thực tiễn cho thấy, việc tăng cường thực hành tiết kiệm, CLP đã tạo nguồn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá kim loại đồng hôm nay ngày 15/11 tiếp tục giảm

Đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm xuống còn 8.867 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 12/8. Giá giao dịch gần đây nhất giảm 1,9% xuống còn 8.874 USD. Giá chịu áp lực khi nhiều nhà giao dịch tận dụng khoảng cách giá giữa LME và sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (ShFE) của Trung Quốc. Nhà chiến lược kim loại cấp cao Alastair Munro của Marex cho biết, một số...

đánh thức tiềm năng nông sản địa phương

Điểm danh đầu tiên phải kể đến ớt rẽ Phú Lương - đặc sản của dân tộc Mường. Trước kia, thứ ớt đơn sơ này chỉ mọc hoang trên núi, giờ đây đã trở thành "ngôi sao ẩm thực" nhờ phương pháp muối bí truyền và vị chua thanh của chanh tươi. Đạt chuẩn OCOP 3 sao, ớt rẽ không chỉ là gia vị làm thắm đượm những bữa tiệc, mà còn mang về nguồn thu đáng kể...

Tìm hướng phát triển ngành vật liệu xây dựng hiện đại, bền vững

Nhận diện được những khó khăn PGS.TS Lê Trung Thành - Vụ trưởng Vụ VLXD (Bộ Xây dựng) nhìn nhận, hiện nay, nhu cầu sử dụng VLXD trong xây dựng ở nước ta vẫn rất lớn vì diện tích nhà ở toàn quốc vẫn còn thấp, tỷ lệ đô thị hóa mới đạt khoảng 43%, hệ thống kết cấu hạ tầng về giao thông, năng lượng chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành VLXD gặp...

Bao giờ vùng bãi ở huyện Phúc Thọ hết “khát” nước sạch?

Việc đẩy nhanh tiến độ dự án cấp nước sạch cho vùng bãi được chính quyền địa phương xem là nhiệm vụ trọng tâm, quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Mong mỏi của người dân Năm nay đã gần 70 tuổi nhưng ông Tạ Văn Hà (thôn Kim Lũ, xã Thượng Cốc) chưa từng có cơ hội được dùng nước sạch từ nguồn tập trung. Để có nguồn nước sử dụng hàng ngày, gia đình ông Hà thuê người khoan...

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng-Lạng Sơn ngay trong năm 2025

Kinhtedothi - Ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát thực địa và có cuộc làm việc với yêu cầu hoàn thành 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) ngay trong năm 2025. Đây là lần thứ 3, Thủ tướng Phạm Minh Chính có mặt tại 2 dự án này. Cùng đi với Thủ tướng có các đồng...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 13/11: Nắng gián đoạn, chỉ số tia UV cao

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, thời tiết TP.HCM hôm nay 13/11, Mây thay đổi, ngày nắng gián đoạn, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong cơn dông đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.Nhiệt độ dao động trong khoảng 30-32 độ C, độ ẩm tương đối phổ biến 73%, mật độ mây 75%.Dự báo chỉ số UV: Các quận, huyện của TP.HCM...

Cùng chuyên mục

Giá trên trời, nhà thầu cao tốc khó nhập khẩu cát

Trong bối cảnh nguồn vật liệu cát chưa đáp ứng được tiến độ thi công, nhiều nhà thầu giao thông vẫn cố mua từ các mỏ thương mại trong nước và tìm giải pháp thay thế, thay vì mua cát nhập khẩu từ Campuchia. ...

Bão Usagi tiến gần Biển Đông, bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

(ĐCSVN) – Hôm nay (15/11), Bão Usagi giật cấp 15 tiến gần Biển Đông, bão số 8 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.Trên đất liền, miền Bắc tiếp tục có nắng hanh, đêm và sáng sớm trời se lạnh.​   ...

Ông Trump chọn ‘người nghi ngờ vaccine’ làm lãnh đạo Bộ Y tế Mỹ

Ngày 14/11 (giờ địa phương), Tổng thống đắc cử Donald Trump thông báo đề cử ông Robert F. Kennedy Jr. làm người đứng đầu Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS).“Sự an toàn và sức khỏe của tất cả người Mỹ là vai trò quan trọng nhất của bất kỳ chính quyền nào, và HHS sẽ đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo mọi người được bảo vệ khỏi các hóa chất độc hại, chất...

Dự báo thời tiết 15/11/2024: Bão Usagi tiến vào biển Đông, miền Bắc se lạnh

Dự báo thời tiết 15/11/2024: Bão Usagi với sức gió mạnh cấp 12 đang tiến vào Biển Đông. Trên đất liền, miền Bắc tiếp tục có nắng hanh, đêm và sáng sớm trời se lạnh. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, bão số 8 suy yếu thành vùng áp thấp. Trong khi đó dự kiến bão Usagi đang đi vào biển Đông. Tới 19h ngày 15/11, dự báo tâm bão ở vào khoảng 121,6 độ Vĩ...

Thuỷ điện xả nước bất thường gây thiệt hại cho dự án kè vùng hạ du Bắc Kạn

Thuỷ điện Thác Giềng 1 nhiều lần xả nước bất ngờ khiến các công trình đang thi công tại dự án Kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn thiệt hại nặng nề. ...

Mới nhất

Đa u tủy xương và những điều cần lưu ý

Đa u tủy xương là khái niệm mà rất ít người hiểu rõ. Nhiều người mắc bệnh mà không hề biết hoặc nhầm lẫn sang một số bệnh lý về xương khớp hay đường...

Hai bảo vật quốc gia ở Bình Dương, mộ táng lạ, tượng con động vật lạ hơn, chả biết là loài thú gì

Trong 1.300 hiện vật gốc đang trưng bày ở Bảo tàng Bình Dương có hai bảo vật quốc gia là: Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh và Tượng động...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo gỡ khó cho doanh nghiệp hóa dầu

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian qua đạt nhiều kết quả tốt. Trong đó, 11/12 chỉ tiêu kinh tế, tài chính tăng trưởng so với cùng kỳ và cao hơn mức kế hoạch năm 2024. Tổng thu ngân sách đến nay đạt gần...

Mới nhất