Trang chủNewsThời sựCần có giải pháp quyết liệt hơn trong xây dựng và thực...

Cần có giải pháp quyết liệt hơn trong xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tư công


Đầu phiên làm việc chiều 3-7, kỳ họp thứ mười hai, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội Lê Anh Quân trình bày báo cáo đánh giá tình hình thực hiện giữa kỳ và cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố; điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2023; định hướng kế hoạch đầu tư công thành phố năm 2024.

du-an-dau-tu-cong.jpeg
Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND thành phố đề nghị phát huy hiệu quả vốn đầu tư với các công trình trọng điểm. Ảnh minh họa.

Bố trí gần 191,7 nghìn tỷ đồng: Áp lực còn rất lớn

Về kết quả thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn của thành phố, theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng nguồn Kế hoạch đầu tư công trung hạn đến nay là 364.678 tỷ đồng (gồm cấp thành phố là 278.841 tỷ đồng, cấp huyện là 85.837 tỷ đồng). Kế hoạch đã bố trí năm 2021, 2022, 2023 tổng là 142.437,9 tỷ đồng, đạt 39,06% tổng kế hoạch trung hạn. Kết quả giải ngân năm 2021, 2022 là 81.950/97.724 tỷ đồng trên tổng kế hoạch đã bố trí, đạt 83,9% kế hoạch. Năm 2023, toàn thành phố giải ngân đến ngày 15-6-2023 là 13.123 tỷ đồng, đạt 28% kế hoạch năm.

“Hai năm qua, Kế hoạch đầu tư công đã được các cấp, các ngành nỗ lực triển khai với phương châm vừa chống dịch, vừa phục hồi phát triển kinh tế, góp phần chủ động thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như tình hình triển khai, khả năng hấp thụ vốn của các dự án chậm nên tỷ lệ giải ngân không cao; vẫn còn dự án được bố trí vốn năm 2021, 2022 nhưng không giải ngân hết, bị hủy dự toán; công tác phê duyệt, điều chỉnh thủ tục đầu tư còn chậm. Ngoài ra, áp lực bố trí vốn trung hạn giai đoạn 2023-2025 của cấp thành phố rất lớn, còn gần 191,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 68,8% kế hoạch vốn trung hạn…”, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Lê Anh Quân nêu.

Để triển khai kế hoạch đầu tư công 5 năm 2021-2025 hiệu quả, khắc phục những hạn chế nêu trên, UBND thành phố đề xuất điều chỉnh kế hoạch đầu tư công 5 năm 2021-2025. Trong đó, với nguồn vốn đầu tư công trung hạn cấp thành phố, nguồn vốn ngân sách Trung ương và nguồn ngân sách địa phương không thay đổi; nguồn vốn ODA vay lại đề xuất điều chỉnh giảm trên 25.351 tỷ đồng

Với Kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp thành phố, nguồn vốn ngân sách địa phương (không bao gồm ODA vay lại) được điều chỉnh trên nguyên tắc không làm thay đổi tổng nguồn vốn kế hoạch 5 năm 2021-2025 ngân sách thành phố. Đối với các dự án chuyển tiếp, giảm 4.917,1 tỷ đồng của 28 dự án do chậm triển khai, có nhiều khó khăn, vướng mắc hoặc do đã hoàn thành, hoặc không còn nhu cầu kế hoạch vốn; tăng 5.507,6 tỷ đồng của 47 dự án có nhu cầu bổ sung kế hoạch vốn để hoàn thành trong giai đoạn.

Với các dự án mới đã có chủ trương đầu tư sau điều chỉnh giảm 3.113,3 tỷ đồng và điều chỉnh tăng 1.279,6 tỷ đồng cho một số lĩnh vực.

Về danh mục 39 công trình trọng điểm giai đoạn 2021-2025, trong 2 năm qua, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã quan tâm chỉ đạo, điều hành, ưu tiên bố trí vốn và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các công trình trọng điểm. Tuy nhiên, tiến độ triển khai các dự án còn chậm. Hiện còn 13 dự án chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư; 6 dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư, chưa phê duyệt dự án. Kết quả giải ngân thấp.

Trên cơ sở rà soát, UBND thành phố trình HĐND thành phố xem xét, thông qua điều chỉnh tiến độ, kế hoạch vốn, bổ sung danh mục một số dự án công trình trọng điểm. Theo đó dự kiến hoàn thành 14 công trình trong giai đoạn 2021-2025, giảm 3 công trình so với quyết nghị của HĐND thành phố.

Kế hoạch vốn trung hạn 5 năm 2021-2025 dự kiến bố trí/ dự nguồn cho 32 dự án sử dụng vốn ngân sách sau điều chỉnh là 83,9 nghìn tỷ đồng (giảm 6,6 nghìn tỷ đồng so với dự nguồn hiện nay) và đề xuất bổ sung 2 dự án hỗ trợ xây dựng mở rộng trụ sở Bộ Công an và dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính vào danh mục các công trình trọng điểm giai đoạn 2021-2025 của thành phố.

Phát huy hiệu quả vốn đầu tư các công trình trọng điểm

Thẩm tra báo cáo đánh giá tình hình thực hiện giữa kỳ và cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố, Trưởng ban Kinh tế – Ngân sách HĐND thành phố Hồ Vân Nga đánh giá cao những vấn đề tồn tại vướng mắc đã được chỉ rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Tuy nhiên, thời điểm hiện nay đã là 1/2 thời gian thực hiện Kế hoạch, thành phố cần nghiên cứu, đánh giá, phân tích thêm việc triển khai Kế hoạch đầu tư công trong thời gian qua đã tác động, tạo đà và hoàn thành như thế nào các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đảng bộ thành phố Hà Nội đầu nhiệm kỳ đã đề ra.

Về kết quả đến giữa kỳ trung hạn vẫn chưa đạt yêu cầu, mặc dù kết quả giải ngân năm sau tăng cao hơn so với năm trước, Ban Kinh tế – Ngân sách cũng chỉ rõ một số vấn đề bất cập, tồn tại trong quá trình thực hiện như việc lập và điều hành kế hoạch chất lượng chưa cao; tổ chức thực hiện kế hoạch còn hạn chế, thiếu đồng bộ giữa các cấp, các ngành…

Về phương án điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố, Ban Kinh tế – Ngân sách thống nhất sự cần thiết và nguyên tắc điều chỉnh do UBND thành phố trình và đề nghị làm rõ khả năng đáp ứng nguồn lực để bảo đảm đủ nguồn dự kiến của Kế hoạch trung hạn như hiện nay, trong điều kiện bối cảnh kinh tế 2 năm tới dự báo còn nhiều khó khăn.

Ban cũng đề nghị rà soát lại tiến độ thực hiện các dự án trên tinh thần quyết tâm, quyết liệt và phấn đấu cao nhất trong tổ chức thực hiện để tránh việc triển khai đầu tư kéo dài, đội vốn, lãng phí, rà soát nghiên cứu các giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án tồn đọng, cần phát huy hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là các công trình trọng điểm.

Thẩm tra về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công cấp thành phố năm 2023, Ban Kinh tế – Ngân sách nhận định, việc rà soát, điều chỉnh kế hoạch vốn năm 2023 là cần thiết nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đáp ứng kịp thời các dự án có nhu cầu vốn phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố và địa phương.

Để phương án điều chỉnh cụ thể bảo đảm phù hợp quy định, tuân thủ các nguyên tắc đã đề ra, Ban đề nghị UBND thành phố làm rõ tiến độ, thời gian hoàn thành các dự án điều chỉnh vốn, đồng thời rà soát, xem xét cân nhắc không giảm vốn đối với các dự án cần hoàn thành trong năm 2023, tránh trường hợp dự án kéo dài, đầu tư dở dang. Đặc biệt cần làm rõ trách nhiệm đối với các đơn vị, gồm cả chủ đầu tư  trong việc đề nghị giảm vốn do tổ chức thực hiện chậm, không đáp ứng tiến độ yêu cầu đối với các dự án trọng điểm, quan trọng, các dự án triển khai kéo dài gây lãng phí hoặc không hiệu quả đã được nêu tại Nghị quyết 74/2022/QH15 ngày 15-11-2022 của Quốc hội.

Về định hướng Kế hoạch đầu tư công năm 2024, Ban Kinh tế – Ngân sách cơ bản thống nhất các nội dung về mục tiêu, nguyên tắc định hướng Kế hoạch đầu tư công năm 2024 do UBND thành phố trình. Tuy nhiên, UBND thành phố cần rà soát, báo cáo bổ sung về các căn cứ đề xuất dự kiến nguồn vốn ngân sách dành cho chi đầu tư xây dựng cơ bản năm 2024 khi dự kiến tổng vốn ngân sách thành phố là 57.964,643 tỷ đồng, tăng 23,5% so với tổng nguồn đã giao đầu năm 2023 (46.946, 267 tỷ đồng), tăng 9% so với tổng nguồn đề nghị điều chỉnh năm 2023.

“Năm 2024 là năm tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án để hấp thụ cơ bản kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được cân đối bố trí. Do đó, đề nghị UBND thành phố cần có các giải pháp quyết liệt, cứng rắn hơn nữa trong nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đầu tư công và công tác điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch”, Trưởng ban Kinh tế – Ngân sách HĐND thành phố Hồ Vân Nga nêu.

Các nội dung về tình hình thực hiện giữa kỳ và cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2023; định hướng kế hoạch đầu tư công thành phố năm 2024 cũng sẽ được các đại biểu HĐND thành phố thảo luận tại tổ trong phiên làm việc chiều nay (3-7).



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Kinhtedothi - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Công điện gửi Bộ trưởng các...

Tháo gỡ vướng mắc, triển khai hiệu quả các dự án đầu tư công

Sáng 6/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ...

các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đang bị “tắc”

Kinhtedothi - Sáng 5/11, thảo luận về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2024, đại biểu Quốc hội cho rằng, ngoài những dự án lớn, dự án trọng điểm Quốc gia thì các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước đang bị "tắc". Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu khi duyệt dự án Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng...

Đầu tư cơ sở vật chất cho lĩnh vực giáo dục, y tế, giải pháp nào?

Kinhtedothi - Theo đại biểu Quốc hội, đầu tư công đã tạo ra sự đột phá cho phát triển, tuy nhiên, đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao lại chưa được quan tâm đúng mức, đầu tư về cơ sở vật chất trên lĩnh vực giáo dục, y tế còn hạn chế... Sáng 5/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm...

Đại biểu Quốc hội đề xuất gỡ nút thắt cho đầu tư tư nhân

Kinhtedothi - Theo đại biểu Quốc hội, tại sao đầu tư công lớn mà không dẫn dắt được đầu tư tư nhân, cần làm rõ được điểm nghẽn này để thúc đẩy hơn nữa đầu tư tư vào nền kinh tế… Đầu tư tư chỉ đạt khoảng 7%   “Giải ngân vốn đầu tư công có tích cực nhưng chưa đạt kế hoạch; tỷ lệ giải ngân chung cả nước 9 tháng năm 2024 là 47,29%, thấp hơn cùng kỳ năm 2023....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo đột phá mới đưa đất nước vào kỷ nguyên vươn mình

LTS: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” và hiện tại “Việt Nam đang đứng trước thời điểm lịch sử mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Trong bối cảnh rung lắc dữ dội của một thế giới đầy biến động với những xu thế mới, Việt Nam đang đứng trước một sự lựa chọn lịch sử mang tính đột phá, quyết định...

Đưa Long An thành điểm du lịch đặc sắc vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Long An xác định văn hóa, du lịch là lĩnh vực tiềm năng cần “đánh thức” trong thời gian tới để phát huy thế mạnh đa dạng của tỉnh. Là tỉnh cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có vị trí “giao thoa” giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Long An có lợi thế rất lớn để phát triển du lịch. Đặc biệt, Long An sở hữu vùng lõi Đồng Tháp Mười rộng lớn, nơi có...

Hội nghị Cấp cao ASEAN: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Hoa Kỳ

Tiếp tục chương trình làm việc của các Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại thủ đô Viêng Chăn (Lào), sáng 11-10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 12. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 12. Ảnh: Dương...

Ký ức tháng 10 lịch sử

Cách đây 70 năm, ngày 10-10-1954 đã đánh dấu một mốc son lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, hy sinh nhưng oanh liệt và vẻ vang của quân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. hanoimoi.vn Nguồn:https://hanoimoi.vn/ky-uc-thang-10-lich-su-680924.html

Triển lãm sách nổi bật 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội

Sáng 9-10, Triển lãm sách Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10//2024), do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức, đã khai mạc tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (31 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Các đồng chí lãnh đạo Trung ương,...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp lớn của Saudi Arabia

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, cùng với mở rộng sản xuất, Tập đoàn tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hóa chuỗi phân phối các sản phẩm của Zamil.   Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, sáng 30/10 (giờ địa phương), tại thủ đô Riyadh, Thủ tướng Chính phủ...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam

Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh - sạch, từng bước đảm...

Vĩnh Hoàn tạm ứng cổ tức gần 450 tỷ đồng

Vĩnh Hoàn sắp dành 450 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% vốn điều lệ, tức mỗi cổ phiếu nhận 2.000 đồng. Vĩnh Hoàn sắp dành 450 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% vốn điều lệ, tức mỗi cổ phiếu nhận...

Phát hiện hành vi giả mạo hồ sơ đấu thầu dự án ở Khánh Hòa

Quá trình thẩm định, đơn vị chuyên môn phát hiện một số doanh nghiệp có dấu hiệu giả mạo hồ sơ tham gia đấu thầu dự án tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa). Ban quản lý Dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định hủy thông báo mời thầu gói...

Hai phi công được tìm kiếm, giải cứu giữa rừng rậm như thế nào?

Quá trình giải cứu hai phi công trong vụ rơi máy bay huấn luyện ở Bình Định không thể triển khai nhanh chóng nếu không có công nghệ hỗ trợ. ...

Phụ huynh muốn chuyển lớp học sinh làm con mình gãy tay, trường không đồng ý

Học sinh bị bạn làm gãy tay, phụ huynh muốn nhà trường chuyển lớp cho bạn gây tai nạn vì sợ học chung không an toàn. Nhà trường nói gì? ...

Mới nhất