Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCần có gỉải pháp giúp người khuyết tật tháo gỡ khó khăn...

Cần có gỉải pháp giúp người khuyết tật tháo gỡ khó khăn trong học tập


Việc đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa để đáp ứng yêu cầu mới đã hoàn tất nhằm phát huy tối đa năng lực của người học. Tuy nhiên, những học sinh khiếm thị vẫn phải tiếp tục trông chờ những bộ sách giáo khoa chữ nổi để học tập và trẻ câm điếc còn gặp rất nhiều rào cản để có thể tiếp thu kiến thức để học lên những bậc học cao hơn.

Trong 10 năm trở lại đây, sau sự ra đời của một loạt các văn bản, chính sách về giáo dục, đặc biệt là giáo dục cho người khuyết tật và việc triển khai chương trình Giáo dục Phổ thông 2018, Luật Giáo dục 2019, giáo dục nói chung và giáo dục cho người khuyết tật nói riêng có những chuyển biến khá rõ nét. Sự bình đẳng về giáo dục đã giúp người khuyết tật có cơ hội khẳng định mình ở nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, số lượng người khuyết tật tham gia giáo dục vẫn còn thấp so với tỷ lệ chung và phần lớn trẻ khuyết tật vẫn gặp khó khăn khi tham gia những bậc học cao. Đặc biệt là từ khi ngành giáo dục thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, học sinh khuyết tật lại gặp phải những khó khăn khiến cho việc học của các em có xu hướng “thụt lùi”.

Bao giờ học sinh khiếm thị có sách giáo khoa?

Sách giáo khoa là công cụ học tập cực kỳ quan trọng đối với tất cả học sinh. Đặc biệt, với học sinh khiếm thị, sách giáo khoa không chỉ là công cụ mà còn là cánh cửa mở ra thế giới tri thức. Sự thiếu hụt sách giáo khoa chữ nổi khiến các em gặp nhiều khó khăn, hạn chế cơ hội học tập và phát triển.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 quyết định lựa chọn 3 bộ sách giáo khoa phục vụ việc dạy và học cho học sinh các cấp. Trong khi đối với những em học sinh khiếm thị đang tham gia học hòa nhập ở các trường phổ thông, vẫn chưa có cơ hội để các em tiếp cận sách giáo khoa chữ nổi chương trình mới.

Với chủ trương “một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa” mà ngành giáo dục đang thực hiện, học sinh khuyết tật cần có 3 bộ sách giáo khoa chữ nổi Braille. Tuy nhiên việc làm ra một bộ sách chữ nổi Braille đòi hỏi nhiều kinh phí, kỹ thuật công phu. Điều này khiến các em học sinh khiếm thị đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức, kinh phí làm sách chưa có, các em hiện trông chờ vào sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm điều này đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong công cuộc đổi mới giáo dục.

Trả lời câu hỏi “Những rào cản nào khiến việc làm sách giáo khoa cho học sinh khiếm thị bị chậm trễ?” Tiến sĩ Nguyễn Đức Minh – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục đặc biệt Việt Nam – một chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt cho biết: “Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 đã được thực hiện, thế nhưng sách giáo khoa mới được thực hiện cuốn chiếu theo từng năm chứ không thực hiện đồng loạt. Và sau khi có sách giáo khoa, chúng ta mới có thể chuyển đổi sách giáo khoa sang chữ nổi được. Điều thứ hai, hiện tại Việt Nam chưa có kinh phí để dành cho sách giáo khoa. Việc quan trọng hơn nữa là đội ngũ chuyên gia có thể làm sách giáo khoa chữ nổi ở Việt Nam là rất ít, phương tiện để sản xuất sách giáo khoa cũng cực kỳ hạn chế”.

Trước những rào cản về thời gian, kinh phí, đội ngũ sản xuất khiến công cuộc sản xuất sách chữ nổi trở nên cực kỳ khó khăn, gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập của các em học sinh khiếm thị, bà Đinh Việt Anh – Phó Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam chia sẻ: “Đối với các em học sinh khiếm thị, việc cả tháng cả năm không có sách giáo khoa là cực kỳ khó khăn đối với các em và đây là một vấn đề rất lớn”.

Bên cạnh những quan điểm và sự đồng cảm, bà bày tỏ mong muốn: “Trước mắt khi chưa có nguồn ngân sách của Nhà nước thì mong muốn là cũng có sự chung tay của các tổ chức, các cơ quan, các cá nhân trong cộng đồng để có thể trước mắt là in ấn những bộ sách mà đã được chuyển đổi sang chữ Braille, để đủ cho các em đang học trong năm học 2024 – 2025, sau đó thì tiếp tục chuyển đổi những bộ sách mà chưa được chuyển đổi.

“Cùng với việc chuyển đổi in ấn sách thì chúng tôi đã hình thành việc xây dựng thư viện lưu động để luân chuyển sách cho các em học sinh có nhu cầu. Còn về lâu dài thì tôi rất mong cơ quan sẽ quan tâm việc xây dựng cơ chế đảm bảo nguồn ngân sách Nhà nước cho vấn đề sách giáo khoa và học liệu, học vụ cho các em học sinh khuyết tật.”, bà Đinh Việt Anh chia sẻ.

TS Nguyễn Đức Minh cho biết, hiện vẫn chưa có kinh phí Nhà nước cho vấn đề chuyển đổi sách giáo khoa cho học sinh khuyết tật. Tất cả đều dựa vào kinh phí của tổ chức, cá nhân. Và việc chuyển đổi đến nay chỉ mới hoàn thành các môn chính, còn các môn tiếp theo vẫn dựa vào sự hỗ trợ từ quỹ thiện tâm của tập đoàn VinGroup để làm tiếp. Tuy nhiên việc nhân bản cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, bộ ngành để huy động nguồn kinh phí và xưởng sản xuất.

Những khó khăn trong việc học lên bậc học cao hơn của trẻ câm điếc

Học sinh khiếm thị và học sinh khiếm thính là hai đối tượng chiếm phần đa trong số những học sinh khuyết tật khi tham gia giáo dục hòa nhập. Với học sinh khiếm thính do mất khả năng nghe nói nên việc học tập chủ yếu dựa vào ngôn ngữ cử chỉ. Tuy nhiên hiện nay chưa có sự thống nhất giữa các vùng miền về ký hiệu ngôn ngữ nên việc dạy và học của học sinh khiếm thính gặp không ít khó khăn. Gần như không thể truyền đạt kiến thức ở các cấp bậc cao như THCS, THPT cho các học sinh khiếm thính.

Bàn về những khó khăn của trẻ câm điếc trong học tập, TS Nguyễn Đức Minh chia sẻ thêm: “Khó khăn hơn nữa đối với các em đó là hiện tại mặc dù Bộ Giáo dục Đào tạo cũng như một số tổ chức đã xây dựng một số hệ thống ký hiệu ngôn ngữ, ký hiệu đồng bộ. Tuy nhiên đây mới là hệ thống thu thập và sử dụng cho giao tiếp hàng ngày, còn hệ thống ký hiệu ngôn ngữ chuyên môn của các môn học đối với các cấp học cao hơn cấp tiểu học cho người khuyết tật nghe nói thì gần như là thiếu vắng hoàn toàn, nên tôi nghĩ rằng đây là khó khăn, rào cản rất lớn”.

Cần sớm chuyển đổi sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông và thực thi những chính sách cụ thể để hỗ trợ học sinh khuyết tật trong học tập

Học tập là quyền lợi chính đáng của tất cả mọi người không phân biệt người bình thường hay khuyết tật. Để người khuyết tật có thể tham gia học tập bình đẳng, rất cần những chính sách hỗ trợ và sự chung tay của cộng đồng xã hội đặc biệt của ngành giáo dục.

Những rào cản khi học sinh khuyết tật tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới cần sớm được giải quyết, cụ thể là in sách giáo khoa mới cho học sinh khiếm thị, thay đổi cách đánh giá, đào tạo giáo viên dạy ngôn ngữ ký hiệu để tạo cơ hội cho học sinh khiếm thính được học lên những bậc học cao hơn như mong muốn của bản thân các em. Những điều đó chính là tạo điều kiện cơ bản nhất để các em phát huy được khả năng của mình để học tập và cống hiến cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội.



Nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/can-co-giai-phap-giup-nguoi-khuyet-tat-thao-go-kho-khan-trong-hoc-tap-post1131040.vov

Cùng chủ đề

Ô nhiễm không khí liên quan đến học tập và trí nhớ kém ở trẻ em

Một nghiên cứu mới với sự tham gia của 8.500 trẻ em từ khắp nơi trên nước Mỹ đã tiết lộ rằng một dạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là sản phẩm từ khí thải nông nghiệp, có liên quan đến khả năng học tập và ghi nhớ kém ở trẻ 9 và 10 tuổi. ...

Ngành giáo dục hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024

NDO - Hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trường học đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm tuyên truyền, phổ biến những giá trị cốt lõi của pháp luật trong môi trường giáo dục, góp phần xây dựng xã hội văn minh, kỷ cương và phát triển. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho...

Mở rộng tập hợp để Hội luôn nhịp bước cùng thanh niên

5 tổ thảo luận tại Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM lần IX trong ngày 4-11 là những góc nhìn đa dạng, cũng là đòi hỏi cho tổ chức Hội trong giai đoạn mới. Ông Lê Thanh Minh, phó giám...

TP.HCM tham gia mạng lưới học tập toàn cầu của UNESCO: Thêm cơ hội học tập cho người dân

TP.HCM đang xây dựng mạng lưới thành phố học tập toàn cầu theo bộ tiêu chí của UNESCO. Người dân sẽ có nhiều cơ hội tham gia học tập suốt đời và thêm nhiều kỹ năng của thời đại công nghệ số. Trao đổi...

TP.HCM hướng dẫn người dân đăng ký danh hiệu công dân học tập

Bước vào mạng lưới thành phố học tập toàn cầu, TP.HCM đang đẩy mạnh các hoạt động thúc đẩy học tập ở nhiều cấp độ như công dân học tập, đơn vị học tập, cộng đồng học tập… Ngày 30-10, tại hội nghị sơ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sửa đổi khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 3.0

VOV.VN - Bộ TT&TT vừa có quyết định sửa đổi, bổ sung vai trò của nền tảng chia sẻ, điều phối dữ liệu của Trung tâm Dữ liệu quốc gia đối với “Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 3.0 hướng tới Chính phủ số” để phù hợp với thực tiễn triển khai chính phủ số và chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay.   Cụ thể, “Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam...

Về Bần nghe hạt đỗ tương kể chuyện

VOV.VN - Cách Hà Nội khoảng 25km, thị trấn Bần Yên Nhân huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nổi tiếng với nghề làm tương Bần. Về làm tương, ở trong nước có nhiều địa phương làm tương ngon và nổi tiếng nhưng Tương Bần có hương vị thơm ngon, khác biệt với những nơi khác.     VOV.vn Nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/ve-ban-nghe-hat-do-tuong-ke-chuyen-post1133243.vov

ĐBQH: Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình

VOV.VN - Theo đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương), việc sử dụng nguồn FDI là cơ hội để tăng trưởng, nhưng không phải là động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình sắp tới.   Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, sáng nay 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân...

Những giờ vận động cuối cùng tại bang chiến địa gay cấn nhất bầu cử Mỹ 2024

VOV.VN - Cả ông Donald Trump và bà Kamala Harris đều tự tin sẽ giành chiến thắng khi họ vận động tranh cử tại Pennsylvania, bang chiến địa gay cấn nhất cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay. Đây cũng là các cuộc vận động cuối cùng của cả 2 ứng viên ngay trước Ngày bầu cử.   Cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay chứng kiến những thay đổi chóng mặt: 2 nỗ lực ám sát và một bản...

Xuất khẩu thủy sản quay lại mốc 1 tỷ USD/tháng sau hơn 2 năm

VOV.VN - Sau hơn 2 năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam lại đạt mốc 1 tỷ USD/tháng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong những tháng cuối năm nay.   Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thuỷ sản của cả nước tháng 10/2024 ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm...

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Thúc đẩy giao lưu, hợp tác giáo dục Việt Nam

Vừa qua, Đại học Phenikaa phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ giáo dục quốc tế khảo thí Hán Ngữ (CTI) và Công ty TNHH Giáo dục quốc tế CTI Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hợp tác giáo dục Việt Nam-Trung Quốc năm 2024” (Vietnam – China Education Conference 2024).

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Điểm mới cần lưu ý trong bài thi V-SAT để không mất điểm

Năm 2025, gần 20 trường ĐH sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cung cấp ngân...

Cùng chuyên mục

‘Bà giáo’ khó đứng lớp mầm non

TP - Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55. TP - Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm...

Thêm trường đại học không xét tuyển học bạ năm 2025

Nhà trường không dùng điểm học bạ để xét tuyển mà chỉ làm điều kiện sơ tuyển từ năm 2025. Năm 2025, Trường Đại học Nha Trang sẽ xét tuyển theo phương thức kết hợp kết quả học tập THPT và kết quả đánh giá năng lực học tập đại học. Trường tổ chức sơ tuyển (điều kiện cần) thông qua kết quả học bạ theo các môn do trường quy định, sau đó xét tuyển (điều kiện đủ) bằng...

Đề xuất miễn học phí ngành Y: Hay nhưng không thực tế?

Mới đây, tại phiên họp Quốc hội ngày 4/10, đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) đặt vấn đề, các y bác sĩ là những chiến sĩ thầm lặng trên mặt trận chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, chế độ phụ cấp trực đêm, ca mổ đã hơn 10 năm qua chưa được thay đổi.Vì vậy, đại biểu đề nghị quan tâm điều chỉnh tăng các khoản phụ cấp để động viên và...

7 học sinh tiểu học ở Phú Thọ bất ngờ đau bụng, nôn ói phải nhập viện sau tiết học Thể dục ở trường

Sau tiết học Thể dục tại Trường tiểu học Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, 7 học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn ói phải nhập viện điều trị. ...

Thêm trường không dùng điểm học bạ xét tuyển đại học năm 2025

Thêm một trường đại học thông báo không dùng điểm học bạ để xét tuyển mà chỉ là điều kiện sơ tuyển thí sinh vào năm 2025 ...

Mới nhất

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và tặng quà người lao động tại KCN ViMariel (Cuba) – Tổng công ty Viglacera

Đây là dự án nhượng quyền khai thác có thời hạn đầu tiên của Cuba cho một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nguồn: VietnamNet Trong khuôn khổ các hoạt động nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez đã đến...

Máy hút mùi không vào điện & mẹo xử lý cấp tốc

Máy hút mùi không vào điện gây ảnh hưởng không tốt tới trải nghiệm sử dụng nên bạn muốn tìm hiểu rõ các nguyên nhân và cách khắc phục tại...

Sen Vòi phủ PVD: Sản phẩm cao cấp mới của Viglacera trong hệ sinh thái vật liệu xây dựng xanh – Tổng công ty...

Trong bối cảnh hiện nay, việc lựa chọn các sản phẩm vật liệu xây dựng không chỉ đơn thuần là vấn đề công năng hay thẩm mỹ, mà còn liên quan sâu sắc đến yếu tố bền vững và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Trước nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm thân...

Toạ đàm Tầm quan trọng của vật liệu trong thiết kế thi công nội ngoại thất – Tổng công ty Viglacera

Vasta Stone và Công ty TNHH Đá Mỹ thuật VPS vừa phối hợp tổ chức tọa đàm “Tầm quan trọng vật liệu trong thiết kế thi công nội ngoại thất” với sự tham gia của các chuyên gia, CEO, kiến trúc sư, chủ đầu tư và các nhà phân phối trên lĩnh vực này. https://www.youtube.com/watch?v=M1zsQN3nkJg Trước khi Tọa đàm diễn...

Có nên mua hay không?

Ưu điểm của máy ép chậm là gì? Máy ép chậm có gì vượt trội hơn so với máy ép nhanh thông thường? Đây chắc hẳn là những câu hỏi...

Mới nhất

Có nên mua hay không?

Theo 3 cách phân loại