Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcCần có cơ chế hỗ trợ nhà khoa học, tránh tình trạng...

Cần có cơ chế hỗ trợ nhà khoa học, tránh tình trạng ‘nghiên cứu bị xếp ngăn tủ’



DNVN – Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu có cơ chế hỗ trợ nhà khoa học, tránh tình trạng “nghiên cứu bị xếp ngăn tủ”. Kết quả nghiên cứu cần được chuyển giao cho doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động.

Những tồn tại cần khắc phục

Tại buổi gặp gỡ các đại biểu trí thức và nhà khoa học ngày 30/12 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trí thức và nhà khoa học luôn là lực lượng tiên phong trong việc khai sáng dân trí, xây dựng lý luận cách mạng và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn.

Tổng Bí thư ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao và chúc mừng những thành tựu, kết quả mà đội ngũ trí thức, nhà khoa học Việt Nam đã đạt được trong các giai đoạn cách mạng của Đảng, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới đất nước. Trong đó, ứng dụng công nghệ mới đã giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng giá trị sản xuất, đưa Việt Nam vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, cao su…

Bên cạnh những thành tựu, Tổng Bí thư cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại cần sớm khắc phục. Tổng bí thư cho biết, số lượng các công trình, sáng chế mang tầm quốc tế còn hạn chế, thiếu các phát kiến đột phá. Các tập thể khoa học mạnh, có uy tín khu vực và quốc tế vẫn chưa nhiều, trong khi nghiên cứu khoa học chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của xã hội.

Đáng chú ý, đội ngũ nhân tài tinh hoa và các chuyên gia đầu ngành đang thiếu hụt nghiêm trọng. Nhân lực kế cận cũng chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến đóng góp của trí thức cho phát triển kinh tế – xã hội chưa tương xứng.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp gỡ các đại biểu trí thức và nhà khoa học ngày 30/12 tại Hà Nội. (Ảnh: VGP).

Theo Tổng Bí thư, đội ngũ trí thức, nhà khoa học cần thực hiện trách nhiệm và sứ mệnh của mình, hướng tới các mục tiêu lớn lao. Cụ thể, đến năm 2030, Việt Nam cần có 100 phát minh, sáng chế được ghi nhận trên bảng xếp hạng khoa học thế giới, ba tạp chí khoa học đạt tiêu chuẩn quốc tế và tối thiểu 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc.

Xa hơn, đến năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực, đứng nhóm 30 quốc gia dẫn đầu về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

“Đội ngũ trí thức, nhà khoa học phải là nòng cốt để Việt Nam vươn lên dẫn đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và năng lực cạnh tranh số”, Tổng Bí thư khẳng định.

Tổng Bí thư cũng đề nghị cần sớm đổi mới đào tạo, tuyển chọn và trọng dụng trí thức, gắn kết chặt chẽ giữa trung tâm khoa học, viện nghiên cứu, nhà trường và doanh nghiệp. Đặc biệt, Tổng Bí thư yêu cầu có cơ chế hỗ trợ nhà khoa học, tránh tình trạng “nghiên cứu bị xếp ngăn tủ”, thay vào đó, kết quả nghiên cứu cần được chuyển giao cho doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động.

Việc xây dựng Chiến lược quốc gia phát triển đội ngũ trí thức, dự kiến hoàn thiện vào nửa đầu năm 2025, cũng được nhấn mạnh như một nhiệm vụ cấp bách.

Niềm tin vào Nghị quyết 57

Tại buổi gặp gỡ, các đại biểu trí thức, nhà khoa học bày tỏ sự tin tưởng vào Nghị quyết số 57 vừa được Bộ Chính trị ban hành ngày 22/12/2024. Theo GS, TSKH Trần Đình Long – Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, nghị quyết này mở ra động lực lớn cho sự đổi mới và phát triển khoa học, công nghệ. Ông cũng đề xuất khen thưởng xứng đáng cho các sáng tạo nông nghiệp chất lượng cao, góp phần đẩy mạnh kinh tế số trong ngành nông nghiệp.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Quân – nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, kiến nghị giao quyền sở hữu và định giá nghiên cứu khoa học cho các nhà khoa học. Điều này sẽ tháo gỡ các rào cản, giúp tối ưu hóa giá trị ứng dụng của khoa học vào thực tiễn.

Kết luận buổi gặp, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Đảng, Nhà nước và nhân dân đặt kỳ vọng lớn vào đội ngũ trí thức, nhà khoa học – những người tiên phong kiến tạo gia tốc cho sự phát triển bền vững của đất nước”.

Những kỳ vọng này không chỉ là thách thức mà còn là động lực to lớn để đội ngũ trí thức, nhà khoa học Việt Nam khẳng định vai trò trong thời kỳ mới, góp phần đưa Việt Nam vươn tầm khu vực và thế giới.


Minh Thu





Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/cong-nghe/can-co-co-che-ho-tro-nha-khoa-hoc-tranh-tinh-trang-nghien-cuu-bi-xep-ngan-tu/20241230041718093

Cùng chủ đề

Cao tốc Bến Lức – Long Thành lại trễ hẹn

Sau khi được tháo gỡ các vướng mắc vào năm 2023, đại công trường cao tốc Bến Lức - Long Thành đã thi công sôi động trở lại để hoàn thiện các hạng mục còn dang dở. Tuy nhiên dự án có nguy cơ không hoàn thành đúng tiến độ cam kết, vì sao? ...

Văn nghệ sĩ TP HCM tự hào về “TP HCM – 50 năm tự hào bản anh hùng ca”

(NLĐO) - 83 giải thưởng đã được trao, niềm vui phấn khởi dâng trào trong lòng văn nghệ sĩ TP HCM. ...

Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh

Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được Tổ chức, Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Thứ bảy, ngày 27/04/2024 - 08:08     0:00/0:00 0:00 Nam miền Nam Một tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ kỷ niệm. Tới...

Tuyển Việt Nam vào chung kết AFF Cup: Chơi tất tay, lật đổ tuyển Thái Lan

(Dân trí) - Cũng giống như hai năm trước, tuyển Việt Nam đã tiến vào trận chung kết AFF Cup 2024. Đây được xem là thời cơ chín muồi để thầy trò HLV Kim Sang Sik lật đổ sự thống trị của Thái Lan ở giải đấu này. Canh bạc tất tay của HLV Kim Sang Sik   "Tôi đánh cược cả sự nghiệp vào chức vô địch AFF Cup 2024", HLV Kim Sang Sik tuyên bố sau khi đội tuyển Việt Nam lọt...

Quần thể danh thắng Tràng An – Hành trình 10 năm ghi danh di sản thế giới

Một thập niên được ghi danh là di sản thế giới, Quần thể danh thắng Tràng An đã trở thành nguồn lực, trụ cột và động lực quan trọng trong xây dựng văn hóa, con người Ninh Bình, đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập quốc tế, đưa Ninh Bình phát triển bền vững. Đến nay, Quần thể danh thắng Tràng An đã có thêm sứ mệnh mới trở thành "trái tim" của “Đô thị di sản thiên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ nhà khoa học, tránh tình trạng ‘nghiên cứu bị xếp ngăn tủ’

DNVN - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu có cơ chế hỗ trợ nhà khoa học, tránh tình trạng "nghiên cứu bị xếp ngăn tủ". Kết quả nghiên cứu cần được chuyển giao cho doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động. ...

Vị thế trung tâm nuôi biển – Bài cuối: Quản lý tốt quy hoạch nuôi trồng

Ngành nuôi biển tại tỉnh Khánh Hòa đã ghi nhận nhiều thành công, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong việc nâng cao thu nhập cho người dân vùng ven biển và hải đảo. ...

Thuốc điều trị HIV được vinh danh ‘Đột phá của năm’ 2024

Tạp chí khoa học Science của Mỹ tháng 12/2024 đã vinh danh lenacapavir - một loại thuốc tiêm thế hệ mới được dùng để điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV là “Đột phá của năm”. Một nghiên cứu quy mô lớn cho thấy thuốc có hiệu quả phòng ngừa căn bệnh thế kỷ...

10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

DNVN - Năm 2024 đánh dấu những bước tiến quan trọng của ngành logistics Việt Nam, từ việc ra mắt các dự án tầm cỡ, tổ chức sự kiện quốc tế đến những đổi mới đột phá về hạ tầng và chính sách. Các sự kiện nổi bật không chỉ góp phần nâng cao...

Những biến số nào sẽ làm gia tăng áp lực tỷ giá trong năm 2025?

Những biến động mạnh mẽTrong báo cáo tổng kết về thị trường tiền tệ năm 2024, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định tỷ giá USD/VND đã trải qua một năm biến động đáng kể, với áp lực mất giá của tiền đồng đặc biệt gia tăng mạnh trong các quý II và IV.Theo VDSC, diễn biến của tỷ giá USD/VND trong năm nay chịu tác động lớn từ xu hướng của đồng USD trên thị trường quốc...

Bài đọc nhiều

Tàu NASA tìm ra “nấm mộ kho báu” của một tàu vũ trụ khác

(NLĐO) - Chiến binh InSight của NASA đã bị nhuộm màu đỏ sau 2 năm ngưng hoạt động, nhưng vẫn để lại cho các nhà khoa học kho báu lớn. ...

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong lĩnh vực hydrogen

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 7/2, sáng 8/10, tại trụ sở Văn phòng Tổng Lãnh sự quán tại Fukuoka, Tổng Lãnh sự Vũ Chi Mai đã tiếp và làm việc với Đoàn Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc...

Động lực mới cho lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Để trí tuệ nhân tạo (AI) thật sự trở thành động lực thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển bền vững, cần có những giải pháp cụ thể và đồng bộ. Việc phát triển lực lượng sản xuất phải đi đôi với điều chỉnh quan hệ sản xuất, bảo đảm rằng các yếu tố này không trở...

Ứng dụng công nghệ giảm carbon trong nông nghiệp của Việt Nam

Công nghệ phân tích vệ tinh sẽ giám sát tình trạng đất và sự phát triển của cây mía, từ đó tối ưu hóa loại, lượng và thời điểm bón phân, giảm lượng phân hóa học bón vào đất. ...

Tạo đột phá về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(ĐCSVN) – Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, với quyết tâm cao nhất, Bộ KH&CN, Bộ TT&TT đã phối hợp chặt chẽ với Ban Kinh tế Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng tham mưu, trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. ...

Cùng chuyên mục

Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ nhà khoa học, tránh tình trạng ‘nghiên cứu bị xếp ngăn tủ’

DNVN - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu có cơ chế hỗ trợ nhà khoa học, tránh tình trạng "nghiên cứu bị xếp ngăn tủ". Kết quả nghiên cứu cần được chuyển giao cho doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động. ...

Thuốc điều trị HIV được vinh danh ‘Đột phá của năm’ 2024

Tạp chí khoa học Science của Mỹ tháng 12/2024 đã vinh danh lenacapavir - một loại thuốc tiêm thế hệ mới được dùng để điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV là “Đột phá của năm”. Một nghiên cứu quy mô lớn cho thấy thuốc có hiệu quả phòng ngừa căn bệnh thế kỷ...

Tạo đột phá về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(ĐCSVN) – Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, với quyết tâm cao nhất, Bộ KH&CN, Bộ TT&TT đã phối hợp chặt chẽ với Ban Kinh tế Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng tham mưu, trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. ...

Quận Phú Nhuận 2 năm liên tiếp dẫn đầu chuyển đổi số tại TP.HCM

Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP, UBND quận Phú Nhuận có 2 năm liên tiếp dẫn đầu chuyển đổi số tại TP.HCM. Kết quả, 5 đơn vị dẫn đầu lần lượt là quận Phú Nhuận, quận 1, TP Thủ...

Lừa đảo trên ứng dụng Signal

Ông Ngô Minh Hiếu, đồng sáng lập dự án Chống lừa đảo trên không gian mạng Việt Nam (Chongluadao.vn) cho biết, theo báo cáo gần đây từ các nạn nhân cho thấy, một chiến dịch lừa đảo đến...

Mới nhất

Ngắm ‘phiên bản phố cổ’ đẹp nhất ở Hội An sau 25 năm nhận danh hiệu di sản UNESCO

Nhiều người tới Hội An nhầm lẫn tuyến phố bên kia sông Hoài là phố cổ. Tuy nhiên đó chỉ là một 'phiên bản tiệm cận' phố đi bộ được ra đời từ một khu nhà chồ của dân vạn chài.   Các tuyến phố ở bờ nam sông Hoài (một nhánh của sông Thu Bồn đoạn chảy qua Hội An)....

Đồng loạt tăng cả ba miền

Giá heo hơi hôm nay 31/12/2024 ghi nhận sự tăng giá trở lại ở một số tỉnh thành trên cả nước và đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (31/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự tăng giá trở lại tại các tỉnh Bắc Giang,...

Thoáng lối vào TP HCM dịp cuối năm

Các công trình khi đi vào hoạt động giúp giảm áp lực giao thông, tăng kết nối cho cửa ngõ phía Nam và phía Tây của TP...

Tòa án Hàn Quốc phê chuẩn lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol

Tòa án phê chuẩn đề xuất bắt Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, sau khi ông không tuân thủ 3 lệnh triệu...

Thực hư chuyện NSND Xuân Bắc tham gia “Táo quân 2025”

(Dân trí) - Mới đây, NSƯT Chí Trung và NSND Tự Long chia sẻ video và hình ảnh hậu trường tập luyện "Táo quân 2025", trong đó có sự xuất hiện của NSND Xuân Bắc. Trên trang cá nhân, NSƯT Chí Trung đã đăng tải video các nghệ sĩ tập luyện chương trình Táo quân 2025, trong đó có sự góp...

Mới nhất