Trang chủKinh tếNông nghiệpCần cơ chế minh bạch trong chuyển nhượng sản phẩm khoa học

Cần cơ chế minh bạch trong chuyển nhượng sản phẩm khoa học


Cần có cơ chế cụ thể và minh bạch để thúc đẩy quá trình chuyển giao sản phẩm khoa học, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng các kết quả nghiên cứu nhanh chóng, hiệu quả.

Các nhà khoa học và doanh nghiệp cần đồng hành ngay từ khi có ý tưởng trong nghiên cứu cho đến ra sản phẩm cuối cùng.
Các nhà khoa học và doanh nghiệp cần đồng hành ngay từ khi có ý tưởng trong nghiên cứu cho đến ra sản phẩm cuối cùng.

“Sống” được là nhờ áp dụng khoa học công nghệ

Ông Trần Trung Đức – Giám đốc Hợp tác xã chuối Viba chia sẻ, Hợp tác xã có 100% xã viên ở Hòa Bình, mọi điều kiện thua xa đối thủ. Điều duy nhất để “sống” được là áp dụng khoa học công nghệ. Sản phẩm đầu tiên của công ty có áp dụng khoa học công nghệ là giấm ủ chuối.

Năm 2015, việc ủ chuối và các loại hoa quả bằng thuốc diễn ra phổ biến. Việc này khiến người tiêu dùng rất lo sợ. Ông Đức khi đó kinh doanh chuối, nên đi tìm tài liệu nước ngoài đọc và vô tình gặp tài liệu của Việt Nam.

“Chúng tôi xuất phát là doanh nghiệp cung ứng hoa quả, nên hiểu thị trường. Khi có doanh số tốt, chúng tôi quay lại phát triển vùng trồng. Giống đầu tiên chúng tôi biết là giống chuối tiêu hồng cấy mô không biến đổi gen (Non-GMO). Sản phẩm do Viện rau quả Trung ương nghiên cứu sản xuất, cho phẩm chất chất lượng cao, đồng nhất như nhau”, ông Đức cho biết.

Bà Trần Kim Liên – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) cho biết, Vinaseed đã lựa chọn 3 sản phẩm khoa học của các viện, trường để đưa vào hệ thống của doanh nghiệp. Các giống cây đạt tiêu chuẩn về hình thái, sở hữu những tính trạng cải tiến như ngắn ngày, đảm bảo năng suất cao trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt.

Từ năm 2006 đến nay, Vinaseed đã phối hợp với các viện nghiên cứu công lập để chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ vào sản xuất. Theo bà Liên, những giống này chiếm khoảng 50% cơ cấu doanh thu của công ty.

Ông Trần Mạnh Báo – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn ThaibinhSeed chia sẻ, hợp giữa doanh nghiệp với các viện trường là cần thiết để phát triển bền vững và hiệu quả. Ví dụ, để phát triển giống kháng bệnh đạo ôn với quốc tế có thể tốn đến 3 triệu USD, nhưng khi ThaibinhSeed hợp tác với Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, chúng tôi đã thành công cho ra đời những giống đạt chất lượng.

Theo TS. Nguyễn Đức Hưng – Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu, doanh nghiệp và người dân có nhiều ý tưởng và sản phẩm trên thị trường song thực tế, doanh nghiệp sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu và các nhà khoa học chưa tiếp cận được nguồn thông tin.

Công ty đã kết nối với các Viện nghiên cứu và trường đại học để thực hiện các đề tài, trong đó có đề tài về khử đắng trong nước cam và nước chuối trong (clear juice). Mục đích nghiên cứu kỳ vọng giúp nước trái cây không bị tách nước và có thời gian bảo quản ở nhiệt độ thường lâu hơn, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Cần minh bạch hóa các dự án khoa học công nghệ

GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn – Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết, hiện Viện đang tăng cường quá trình kết nối thị trường, chuyển giao cho nông dân. Trước kia, công việc này phụ thuộc các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội. Gần đây, Viện trực tiếp liên kết với doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp cũng có thể đăng ký với Viện.

Theo GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Viện cũng có nhiều hình thức đổi mới, mong muốn doanh nghiệp cùng tham gia như việc doanh nghiệp đầu tư liên kết từ đầu, để các nhà nghiên cứu làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Hiện có 18/106 giống theo mô hình này. Có 8 giống được đầu tư từ đầu. 10 giống là được đầu tư trong lúc đang nghiên cứu.

TS. Nguyễn Công Tiệp – Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Học viện chủ trương nghiên cứu các đề tài đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Các hợp tác, doanh nghiệp, nhà sản xuất… hãy đặt hàng Học viện để chúng tôi từ nghiên cứu sẽ triển khai vào ứng dụng, từ đó nâng cao giá trị nông sản.

Để thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp và các bên liên quan trong chuỗi giá trị lúa gạo, ông Báo đề xuất, cần cơ chế rõ ràng trong chuyển nhượng sản phẩm khoa học từ Nhà nước đến doanh nghiệp. Cần có cơ chế cụ thể và minh bạch để thúc đẩy quá trình chuyển giao này, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng các kết quả nghiên cứu nhanh chóng, hiệu quả.

Bên cạnh đó, cơ chế tài chính hiện nay còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới. Ông Báo đề nghị cần có những cải cách và điều chỉnh cơ chế tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.

Cuối cùng, một trong những yếu tố then chốt để phát triển khoa học công nghệ là chuyển giao sản phẩm từ nghiên cứu đến thực tiễn sản xuất. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình đào tạo và chuyển giao công nghệ sẽ giúp nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động và tăng cường khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất.

Chia sẻ về vấn đề này, TS. Nguyễn Đức Hưng cho rằng, thực tế người dân, doanh nghiệp chưa mặn mà với kết quả nghiên cứu nói chung do thụ hưởng của người dân và doanh nghiệp chưa cao. Cần minh bạch hóa về tính thẩm định của hệ thống tiêu chuẩn, để khi sản phẩm đưa ra thị trường có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị sản phẩm và người dân thụ hưởng đúng với chất lượng.

“Doanh nghiệp kỳ vọng khối tư nhân sẽ có nguồn thông tin cụ thể về dự án, từ đó tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Chúng tôi muốn đi chặng đường dài hơi, tiếp tục đồng hành cùng sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam”, bà Trần Kim Liên cho biết.

Theo đó, bà kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn các ý tưởng từ các viện, trường. Dựa trên cơ sở khoa học, công nghệ, xác định các danh mục đầu tư cụ thể, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đồng tình với kiến nghị của Vinaseed và cho rằng, cần minh bạch hóa các dự án khoa học công nghệ của Bộ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia sâu sắc hơn.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/can-co-che-minh-bach-trong-chuyen-nhuong-san-pham-khoa-hoc-153674.html

Cùng chủ đề

Sức hấp dẫn của ngành Trí tuệ nhân tạo và Ngôn ngữ Nhật tại HUFLIT

Chú chó robot 4 chân Quadrup sử dụng công nghệ AI có khả năng nhận diện cử chỉ và hành động ngồi xuống, bắt tay được sáng tạo bởi SV khoa Công nghệ thông tin Chứng kiến sự...

Khoa học – công nghệ thúc đẩy phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từng địa phương cũng như cả nước. ...

Phó Thủ tướng: Miền Trung cần phát triển đột phá về khoa học công nghệ, AI

Ngày 1/8, tại TP Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dẫn đầu đoàn công tác của Tiểu ban kinh tế - xã hội Đại hội 14 của Đảng có buổi làm việc với các địa phương vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Tại buổi làm việc, lãnh đạo các tỉnh, thành đã nêu ý kiến, kiến nghị với đoàn công tác về động lực phát triển mới, cách làm đột phá trong các năm...

Minh bạch giá thành sản xuất trước áp lực điều chỉnh giá điện

Điều chỉnh giá điện, cần thận trọng và tính toán kỹ lươngĐặt trong bối cảnh EVN lỗ tới 26.700 tỉ đồng trong năm 2023, nhiều chuyên gia năng lượng nhận định, khả năng giá điện có thể tiếp tục được điều chỉnh tăng trong thời gian tới?Trao đổi với Lao Động, TS Ngô Đức Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng, cần hết sức thận trọng và tính toán kỹ lưỡng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chỉ thị 40-CT/TW: Tạo bước chuyển mình cho tín dụng ưu đãi ở Cô Tô

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã tạo bước ngoặt trong công tác tín dụng chính sách xã hội, giúp thay đổi tích cực và toàn diện, hiệu quả về kinh tế - xã hội, giảm nghèo trên địa bàn huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. ...

Đề xuất cơ chế hỗ trợ giá điện đối với trạm sạc điện phục vụ phương tiện giao thông xanh

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 372/TB-VPCP ngày 10/8/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về chính sách phát triển phương tiện giao thông xanh và chính sách phát triển trạm sạc điện cho phương tiện giao thông xanh.Thông báo nêu rõ, chuyển đổi năng lượng xanh là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh...

Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc để phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Ngày 10/8, làm việc với TP. Hồ Chí Minh về kết quả kinh tế - xã hội và thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM (Nghị quyết 98), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung thảo luận để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh, thực hiện mục tiêu Chính phủ đề...

Khơi thông vốn cho công nghệ cao

Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, duy trì tăng trưởng ở mức khá cao, khẳng định vị thế quan trọng là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Thống kê trong 6 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng GDP ngành nông lâm thủy sản đạt 3,38%, cao nhất trong nửa đầu năm...

Đổi mới mô hình tăng trưởng cần đột phá từ khoa học công nghệ

Diễn đàn Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam do Tạp chí Tài chính doanh nghiệp tổ chức vào ngày 7/8 với những ý kiến đáng chú ý về thay đổi mô hình tăng trưởng của nước ta đến từ ông PGS. TS Bùi Quang Tuấn - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. Đại hội XIII của Đảng yêu cầu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô...

Bài đọc nhiều

Xứ Trầm hương là tỉnh nào của Việt Nam, ở đây có những hòn đảo cảnh sắc thế nào mà đẹp như phim?

"Khánh Hòa là xứ Trầm HươngNon cao biển rộng người thương đi về…"Non nước Khánh Hòa khoe trọn những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, lộng lẫy làm say lòng người. Với bờ cát trắng miên man, uốn lượn, gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng...

Bắt được kỳ đà hoa, con động vật hoang dã quý hiếm đi lạc, người đàn ông Huế gọi ngay đường dây nóng kiểm...

Ngày 12/8, theo tin từ Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế), cơ quan này vừa tiếp nhận cá thể động vật hoang dã quý hiếm do người dân tự nguyện giao nộp.Cá thể động vật hoang dã quý hiếm được tiếp nhận...

Sông Chu dài 325km chảy từ Lào vào Thanh Hóa, dưới đáy là ngôi mộ cổ của Hoàng Thái hậu nhà Hậu Lê

Sông Chu hay còn gọi là sông Lường bắt nguồn từ một vùng núi tây bắc Sầm Nưa ở Lào, chảy theo hướng tây bắc-đông nam, đổ vào bờ phải sông Mã ở Ngã Ba Giàng (Ngã Ba Đầu, Ngã Ba Bông), cách cửa sông 25,5km. Không...

Hơn 1.000 người tham gia mô hình cà phê bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

Ngày 12/8, trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Văn Duẫn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Phó Giám đốc BQL dự án Quản lý Rừng Bền vững và Bảo tồn Đa dạng Sinh học (VFBC) tỉnh Quảng Bình, cho biết: "Tổ...

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì thứ quả được ví như “vàng đen” mất mùa chưa từng có

"Vàng đen" miền sơn cướcNhững ngày này, thời điểm trám đen bắt đầu chín rộ, cũng là lúc bà con nông dân bận rộn với công việc thu hoạch quả để bán ra thị trường. Khác với khung cảnh tấp nập, nhộn nhịp xe của thương...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam lần đầu tổ chức Lễ hội ớt A Riêu

Cạnh đó, đoàn nghệ nhân, diễn viên, vận động viên các xã, thị trấn và Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang sẽ diễu hành, rước vật thiêng (ớt A Riêu) từ cổng chính lên đến khu vực Quảng trường Sông Ngân (nằm trong khu du lịch).Ngoài ra, huyện Đông Giang còn tổ chức các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian tại lễ hội như môn việt dã leo núi “Chinh phục đỉnh...

Bắc Ninh công bố 167 dự án thu hút đầu tư năm 2024, định hướng năm 2030.

Cụ thể, các dự án trong danh mục phê duyệt, được phân bổ rộng khắp trên địa bàn Tỉnh, đảm bảo sự phát triển đồng đều cho tất cả các khu vực, với diện tích sử dụng đất khoảng 11.638ha, để các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu, đề xuất phương án thực hiện. Trong đó, thành phố Bắc Ninh dẫn đầu với 43 dự án, điển hình, như Khu Đô thị mới phía Tây Bắc thành phố...

Con vật quái ác cắn phá mùa màng, một HTX ở Thái Bình ký hẳn hợp đồng với công ty để diệt

Gieo cấy trên một mẫu ruộng, ông Nguyễn Văn Giáp, xã Tân Tiến (Hưng Hà, Thái Bình) tốn khá nhiều chi phí mua nilon quây ruộng nhằm hạn chế chuột cắn phá lúa. Thời điểm này, khi cây lúa trà sớm đang ôm đòng, chuẩn bị...

Vô khu rừng ở Yên Bái thấy dân trồng cây khôi nhung, cây trà hoa vàng tốt um, bán gì giá nhà giàu?

Hiện xã Xuân Long, huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) có trên 40 ha cây dược liệu; trong đó, gần 10 ha trồng trà hoa vàng tập trung tại thôn 7. Mỗi năm, cây dược liệu, trong đó có cây trà hoa vàng cho thu nhập...

Tỉnh Bình Phước có 44 dân tộc, tại đây vừa diễn ra lễ hội Lồng Tồng của 2 dân tộc Tày, Nùng

Khu vực lễ hội được chính quyền địa phương tổ chức tại nhà văn hóa ấp Phước Tâm, thuộc Trung tâm văn hóa - thể thao huyện Đồng Phú. Đây cũng là nơi tập trung đông đảo người dân tộc Tày, Nùng di cư từ các...

Mới nhất

Liên tiếp ca bệnh tử vong do liên cầu khuẩn

Nam bệnh nhân sinh sống tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên vừa tử vong do nhiễm khuẩn liên cầu lợn sau gần 3 ngày điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Theo điều tra dịch tễ, tối 6/8, ông N.V.H (sinh năm...

Mới nhất