Trang chủEnterpriseTập đoàn Dầu khí Việt NamCần cơ chế đủ mạnh khuyến khích các dự án năng lượng...

Cần cơ chế đủ mạnh khuyến khích các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp trong nước

Theo dự kiến kịch bản cho phát triển năng lượng tái tạo của Quy hoạch điện VIII, Việt Nam có thể khai thác đến 50.000 MW công suất với sản lượng hơn 160 tỷ kWh từ năng lượng tái tạo vào năm 2030 và lên đến 260.000 MW vào năm 2050 nếu có chính sách hỗ trợ hợp lý.

Để có góc nhìn về hướng đi cho các dự án năng lượng tái tạo của Việt Nam trong thời gian tới, khai thác tối đa tiềm năng hiện có, phóng viên đã có những trao đổi với TS. Hà Huy Ngọc, Trưởng Phòng Kinh tế vùng và địa phương của Viện Kinh tế (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).

Cần cơ chế đủ mạnh khuyến khích các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp dân tộc

TS. Hà Huy Ngọc, Viện Kinh tế (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam): Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là doanh nghiệp nội địa hoàn toàn có tiềm lực thực hiện các dự án năng lượng tái tạo nói chung và điện gió ngoài khơi nói riêng với sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua cơ chế khuyến khích đủ mạnh.

PV: Xin ông cho biết tiềm năng của các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam?

TS. Hà Huy Ngọc: Việt Nam có nhiều lợi thế về mặt thiên nhiên lẫn yếu tố về xã hội và con người, đem lại tiềm năng vô cùng to lớn cho tăng trưởng xanh nói chung và năng lượng tái tạo nói riêng.

Tài nguyên phát triển năng lượng tái tạo mạnh mẽ nhờ vị trí địa lý đắc địa trong khu vực cận xích đạo nhiều nắng cùng với bờ biển dài nhiều gió. Theo ước tính, tổng tiềm năng kỹ thuật cho sản xuất năng lượng mặt trời khoảng 840 GW (gấp gần 50 lần công suất năm 2020) và cho sản xuất gió khoảng 350 GW (gấp gần 700 lần công suất năm 2020).

Dân số Việt Nam lớn với nhận thức ngày càng cao. Người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ rệt về các yếu tố môi trường và sức khỏe, với hơn 80% sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm xanh.

Trong những năm gần đây, năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ và thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và nước ngoài, đặc biệt là ở các tỉnh ven biển miền Trung và miền Nam, với tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt trên 8 tỷ USD trong năm 2023, cao hơn 4 lần so với năm 2019. Tính đến hết năm 2020, tổng công suất lắp đặt các nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam ước đạt khoảng 38,4 GW.

Vào tháng 5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch điện VIII, tạo hành lang pháp lý ưu tiên phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, với mục tiêu đạt tỷ lệ từ 30,9-39,2% vào năm 2030 và từ 67,5-71,5% vào năm 2050.

Trong tầm nhìn dài hạn đến năm 2050, năng lượng tái tạo đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế xanh bền vững với hơn 50% lượng điện sản xuất đến từ điện gió và mặt trời, đem lại khả năng tự chủ hệ thống năng lượng quốc gia.

PV: Các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam đang gặp những khó khăn, thách thức gì, thưa ông?

TS. Hà Huy Ngọc: Khó khăn của dự án năng lượng tái tạo đang còn nhiều. Hiện nay, với điện gió, chúng ta chưa có cơ chế giá và quy hoạch cụ thể, nên các nhà đầu tư nước ngoài không thể chờ lâu, nản lòng. Họ đến khảo sát, nghiên cứu rồi rời đi. Việt Nam mới có cơ chế thí điểm điện gió ngoài khơi giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) thực hiện ở trên các khu khoan dầu của Tập đoàn, quy mô nhỏ.

Để xây dựng, đưa vào vận hành các dự án điện gió ngoài khơi, nhà đầu tư phải bỏ ra vốn lớn đầu tư trụ gió, hạ tầng truyền tải điện trên biển, thi công vốn rất tốn kém và phức tạp, chi phí cao hơn nhiều so với điện mặt trời và điện gió ven bờ. Do đó, để khuyến khích nhà đầu tư, cần có cơ chế thí điểm, cơ chế giá và các cơ chế đầu tư thông thoáng cho doanh nghiệp.

Cần cơ chế đủ mạnh khuyến khích các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp trong nước

Công trường thi công chân đế điện gió ngoài khơi tại cảng PTSC của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Sắp tới, khi vận hành thị trường carbon, từ cuối năm 2025, Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu truy xuất dấu chân carbon, một trong những yêu cầu là sản phẩm cần được sản xuất bằng điện sạch. Đây là cách bù trừ tín chỉ, chứng minh dấu chân carbon tạo thuận lợi cho hàng hóa đi vào các nước EU. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tới năm 2028 vận hành thị trường. Lộ trình này mà chậm thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi xuất khẩu, do đó, các dự án năng lượng tái tạo cần được thúc đẩy sớm.

Tuy nhiên, để đầu tư một dự án điện lớn, doanh nghiệp cần có tiềm lực về tài chính, tài sản đảm bảo đủ lớn. Quy định chung của ngân hàng là muốn vay vốn phải có tài sản đảm bảo, tài sản cố định để vay vốn.

Nhìn từ kinh nghiệm chính sách hỗ trợ của các nước trên thế giới có thể thấy, các nước phát triển điện gió ngoài khơi mạnh như Trung Quốc, Na Uy hỗ trợ lớn về giá điện và tín dụng. Các dự án đầu tư vào điện tái tạo quy mô lớn sẽ được họ ưu đãi tín dụng riêng, với các gói tín dụng xanh, thủ tục hỗ trợ dễ dàng. Ở Việt Nam, ngoài tín dụng, doanh nghiệp còn gặp vướng mắc về cơ chế mua bán điện và quy hoạch.

Các dự án điện khí cũng gặp khó khăn tương tự, Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) thể hiện quan điểm đưa điện khí thành điện nền, tuy nhiên chưa có các quy định về chuyển ngang giá khí và các thành phần giá khác vào giá điện. Hy vọng Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) tuy không thể quy định chi tiết về các nội dung này, nhưng sẽ có các câu từ làm căn cứ để sau này ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn hoặc quy định cho các loại năng lượng mới.

PV: Theo ông, các dự án năng lượng tái tạo cần những cơ chế khuyến khích như thế nào để hỗ trợ triển khai thuận lợi?

TS. Hà Huy Ngọc: Yếu tố cần nhất cho các dự án năng lượng tái tạo chính là quy hoạch về vùng nào có tiềm năng, ô thửa chi tiết, diện tích bao nhiêu được ưu tiên phát triển, để doanh nghiệp tự tin đầu tư dự án, tránh việc chồng chéo, xây dựng xong mới phát hiện ra bị chồng lấn lên quy hoạch khác.

Nhiều dự án năng lượng tái tạo đã hoàn thiện mà không thể bán điện vì vướng mắc cơ sở pháp lý, quy hoạch. Điển hình như các dự án điện gió, điện mặt trời ở khu vực Tây Nguyên đã xây dựng xong nhưng chưa đấu nối và vận hành thương mại được vì chồng lên quy hoạch đất khai thác khoáng sản bô-xít. Trong khi doanh nghiệp vay ngân hàng để đầu tư, đất nước thiếu điện nhưng vướng mắc chưa được tháo gỡ.

Cần cơ chế đủ mạnh khuyến khích các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp trong nước

Dự án điện gió tại Đắk Nông chồng lên quy hoạch khoáng sản.

Các doanh nghiệp có tâm lý e ngại khi lập các dự án mới về điện tái tạo bởi mất nhiều công sức và rủi ro, đặc biệt với nhà đầu tư trong nước. Họ đều phải e dè, chờ tín hiệu chính sách.

Đây là câu chuyện của tương lai gần ngay những năm trước mắt. Muốn đáp ứng được nguồn cung về điện cho phát triển đất nước, thu hút đầu tư nước ngoài nhất là các ngành công nghệ, chỉ có thể hy vọng vào các dự án mới và giải quyết vướng mắc ở các dự án cũ.

Một yếu tố khác cũng đóng vai trò quan trọng đó là cải thiện hạ tầng khi muốn tăng công suất nguồn điện. Hệ thống truyền tải phải sẵn sàng đáp ứng khi nguồn điện tăng lên và có sự tham gia hòa lưới của điện tái tạo.

PV: Theo ông, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, các cơ chế thí điểm ưu tiên nào cần được đề cập tới?

TS. Hà Huy Ngọc: Qua khảo sát các địa phương từ miền Trung đến Tây Nguyên, phần lớn các dự án năng lượng tái tạo lớn là của các nhà đầu tư nước ngoài, đây là vấn đề an ninh năng lượng cũng cần phải được tính đến. Câu chuyện đặt ra là làm sao chúng ta khuyến khích được các nhà đầu tư trong nước tham gia sâu hơn vào thị trường này để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam là những doanh nghiệp nội địa hoàn toàn có tiềm lực thực hiện các dự án năng lượng tái tạo nói chung và điện gió ngoài khơi nói riêng với sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua nguồn tín dụng đủ lớn, cơ chế mua bán điện ưu đãi và thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài.

Về công nghệ điện mặt trời, Việt Nam cũng hoàn toàn đủ khả năng làm chủ, nếu Chính phủ có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp dân tộc tham gia vào các dự án năng lượng tái tạo lớn. Trong đó, cần nhất là cơ chế về tín dụng, cơ chế về giá, cơ chế bán điện trực tiếp, thủ tục thuê đất, thủ tục đầu tư…

Vừa rồi, Thủ tướng đã phê duyệt chiến lược về công nghiệp bán dẫn vi mạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Chương trình đào tạo nhân lực, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành mắt xích, cứ điểm mới của công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Đây là ngành sử dụng rất nhiều điện, yêu cầu nguồn điện đủ lớn và ổn định. Để thực hiện được tham vọng này, Việt Nam đứng trước thách thức phải đầu tư vào các dự án điện, nhất là điện năng lượng tái tạo có quy mô lớn.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Phương Thảo

Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/843dc2ab-fabc-4e0e-8104-439a3e1a5e14

Cùng chủ đề

Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí có tân chủ tịch

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vừa có nghị quyết bổ nhiệm vị trí chủ tịch của Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP). Theo văn bản số 961 ban hành ngày 19-12 về công tác...

Điện năng lượng tái tạo sẽ được phát triển như thế nào?

Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, Luật Điện lực (sửa đổi) lần này đã bổ sung một nội dung hoàn toàn mới là phát triển điện năng lượng tái tạo và điện năng lượng mới. ...

Lại chờ hướng dẫn cụ thể để gỡ khó dự án năng lượng tái tạo

Sau cuộc họp của Chính phủ nhằm gỡ khó cho các dự án năng lượng tái tạo, điều các nhà đầu tư và các bên liên quan đang chờ đợi là các văn bản hướng dẫn cụ thể. Lại chờ hướng dẫn cụ thể để gỡ khó dự án năng lượng tái tạoSau cuộc họp của Chính phủ nhằm gỡ khó cho các dự án năng lượng tái tạo, điều các nhà đầu tư và các bên liên quan đang...

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh, những bước tiến quan trọng

Việt Nam đứng trước những thách thức lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Để giải quyết bài toán này, Diễn đàn "Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" vừa diễn ra, thu hút đông đảo chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp tham gia thảo luận sôi nổi về tương lai năng...

‘Kho trữ điện khổng lồ’ lớn nhất thế giới được đầu tư giữa sa mạc

Dự án pin khổng lồ ở sa mạc Atacama dự kiến tạo ra khoảng 5,5 TWh năng lượng hàng năm, giúp giảm khoảng 1,4 triệu tấn CO2. Dự án này vừa nhận thêm khoản tài trợ bổ sung từ các tập đoàn đầu tư lớn. Công ty Grenergy của Tây Ban Nha hôm 17/12 công bố đã ký kết khoản tài trợ bổ sung trị giá 299 triệu USD cho dự án Oasis de Atacama ở miền bắc Chile. Đây...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những vòng xoay quyến rũ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Những vòng xoay ở TP. HCM có từ lâu đời, nó giúp việc giao thông nơi đây được trật tự và thuận tiện hơn. Bên cạnh đó nó còn mang hình tượng văn hóa lịch sử gắn liền với người dân Thành phố nghĩa tình. Ban đầu hình thành thì các vòng xoay rất nhỏ và đơn giản, nhưng sau khi trải qua biết bao thăng trầm thời cuộc cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội,...

Tháng Khuyến mại Hà Nội 2024: Tiếp tục thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm Việt

Tháng Khuyến mại Hà Nội 2024 tiếp tục kết nối cung cầu, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và người tiêu dùng mua sắm những sản phẩm ưu đãi nhất trong năm. Thực hiện Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 22/01/2024 của UBND thành phố Hà Nội về việc tổ chức chương trình Khuyến mại tập trung Thành phố Hà Nội năm 2024; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) đơn...

Khám phá hang động núi lửa Krông Nô hùng vĩ

Hang động núi lửa Krông Nô là một hệ thống hang động núi lửa tại huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, Việt Nam. Đây là một hệ thống hang động núi lửa trong đá bazan dài 25 km, trải dài từ miệng núi lửa buôn Choar dọc theo chiều dài sông Sêrêpôk đến khu vực thác Đray Sáp. Hang xác lập kỷ lục về quy mô, độ dài cũng như tính độc đáo tại Đông Nam Á, được các...

Metro – Hạnh phúc của người dân được hưởng thêm lợi ích về giao thông

Tuyến Metro số 1 hay còn gọi là tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên là một tuyến đường sắt đô thị thuộc hệ thống Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, đang được hoàn thiện để đi vào sử dụng. Tuyến Metro này có đoạn đi ngầm dài 2,6 km qua 3 ga và đoạn đi trên cao 17,1 km qua 11 ga, tổng chiều dài là 19,7 km. Việc vận hành tuyến Metro ngoài việc...

Bài đọc nhiều

Bài 3: Con đường dẫn lối thắp sáng những ước mơ

Hành trình 90 ngày tái thiết thôn Kho Vàng: Bài 3: Con đường dẫn lối thắp sáng những ước mơ | 21/12/2024 Lượt xem: ...

Bài 2: Những ngôi nhà hiện đại, song vẫn giữ truyền thống

Hành trình 90 ngày tái thiết thôn Kho Vàng: Bài 2: Những ngôi nhà hiện đại, song vẫn giữ truyền thống | 20/12/2024 Lượt xem: ...

Quỹ học bổng “Thắp Sáng Niềm Tin” được vinh danh Dự án truyền cảm hứng – Human Act Prize năm 2024

Quỹ học bổng “Thắp Sáng Niềm Tin” được vinh danh Dự án truyền cảm hứng - Human Act Prize năm 2024 | 20/12/2024 Lượt xem: ...

Lãnh đạo Bộ Công Thương làm việc với Petrovietnam về lĩnh vực E&P

Lãnh đạo Bộ Công Thương làm việc với Petrovietnam về lĩnh vực E&P | 21/12/2024 Lượt xem: ...

Petrovietnam dẫn đầu Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam 2024

Ngày 16/10, Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times tổ chức Chương trình Thương hiệu mạnh Việt Nam lần thứ 21 (2003-2024). Tại chương trình, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) được vinh danh trong Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam. Tham dự Chương trình có đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các Hiệp hội, các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế,...

Cùng chuyên mục

Lãnh đạo Bộ Công Thương làm việc với Petrovietnam về lĩnh vực E&P

Lãnh đạo Bộ Công Thương làm việc với Petrovietnam về lĩnh vực E&P | 21/12/2024 Lượt xem: ...

Bài 3: Con đường dẫn lối thắp sáng những ước mơ

Hành trình 90 ngày tái thiết thôn Kho Vàng: Bài 3: Con đường dẫn lối thắp sáng những ước mơ | 21/12/2024 Lượt xem: ...

Bài 2: Những ngôi nhà hiện đại, song vẫn giữ truyền thống

Hành trình 90 ngày tái thiết thôn Kho Vàng: Bài 2: Những ngôi nhà hiện đại, song vẫn giữ truyền thống | 20/12/2024 Lượt xem: ...

Quỹ học bổng “Thắp Sáng Niềm Tin” được vinh danh Dự án truyền cảm hứng – Human Act Prize năm 2024

Quỹ học bổng “Thắp Sáng Niềm Tin” được vinh danh Dự án truyền cảm hứng - Human Act Prize năm 2024 | 20/12/2024 Lượt xem: ...

Petrovietnam và Saudi Aramco thúc đẩy hợp tác

Vừa qua, đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) do Tổng Giám đốc Lê Ngọc Sơn dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc với Công ty Dầu khí Arập Xêút Saudi Aramco tại Dhahran, Arập Xêút. Tham gia đoàn công tác có Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Xuân Huyên, đại diện các ban chuyên môn/Văn phòng Tập đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị BSR và PTSC. Ông Mohammed Y. Al Qhatani...

Mới nhất

Ai thiết kế bộ nhận diện thương hiệu của Metro TP.HCM?

Những ngày này, người dân TP.HCM háo hức trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Ít ai biết logo...

Trời se lạnh, nhiệt độ thấp nhất 20 độ C

(NLĐO) - Hôm nay, thời tiết Nam Bộ chủ yếu trời se lạnh, có nắng gián đoạn, không mưa; có nơi có mưa rào về đêm. ...

Viết tiếp trang sử hào hùng trong thời kỳ mới

Hôm nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12), trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và...

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội kiến Bộ trưởng Bộ các Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba

(Bqp.vn) - Sáng 21/12, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng hội kiến Thượng tướng Álvaro López Miera, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Bộ trưởng...

Mới nhất