Trang chủNewsThời sựCần cơ chế để Hà Nội hút vốn đầu tư, nâng cấp...

Cần cơ chế để Hà Nội hút vốn đầu tư, nâng cấp chợ truyền thống


Hà Nội đẩy mạnh nâng cấp hệ thống chợ truyền thống

Chợ truyền thống là mô hình kinh doanh không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người dân Thủ đô. Báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội tại Hội nghị Giao ban công tác quản lý các dự án đầu tư chợ trên địa bàn TP theo Chương trình số 03-CTr/TU của Thành uỷ và Kế hoạch số 194/KH-UBND của UBND TP Hà Nội (chiều 23/10) cho thấy: trên địa bàn thành phố hiện có 455 chợ, bao gồm các hạng từ 1 – 3. Hệ thống chợ truyền thống đảm nhận khoảng 40% nhu cầu mua sắm của người dân các quận nội thành; ở khu vực ngoại thành là khoảng 70%, góp phần tích cực phục vụ các nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Hoài Nam
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Hoài Nam

Tuy nhiên, hiện nhiều chợ đang xuống cấp không đảm bảo về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự, văn minh đô thị… Đồng thời, hệ thống chợ dân sinh tại một số huyện chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân dẫn đến việc các tụ điểm chợ cóc phát triển.

Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh cho biết: đơn vị đã phối hợp với các sở ngành giải quyết khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện đầu tư, xây dựng, cải tạo các chợ. Nhờ đó đến nay Hà Nội đã hoàn thành đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động 4 chợ gồm: Phú Đô (quận Nam Từ Liêm), Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng), chợ Trung tâm thị trấn Trạm Trôi (huyện Hoài Đức), chợ Châu Long (quận Ba Đình).

Về cải tạo, nâng cấp chợ, đến tháng 10/2024, các quận, huyện, thị xã đã hoàn thành cải tạo 19/38 chợ. Dự kiến đến hết năm 2024, TP Hà Nội sẽ hoàn thành xây mới thêm 4 chợ (đạt 8/21 chợ). Đến hết năm 2025, dự kiến sẽ hoàn thành xây thêm 2 chợ mới trên địa bàn các quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm; đồng thời, hoàn thành cải tạo thêm 10 chợ.

Bên cạnh việc nâng cấp, xây mới hệ thống chợ, nhằm đảm bảo văn minh thương mại, lực lượng chức năng và UBND các quận, huyện đã giải tỏa 176/213 tụ điểm kinh doanh tự phát trái phép. Dự kiến thời gian tới ngành công thương Hà Nội phối hợp với UBND các quận, huyện tiếp tục giải tỏa 37 tụ điểm kinh doanh tự phát trái phép.

Người tiêu dùng mua sắm tại chợ truyền thống. Ảnh: Hoài Nam
Người tiêu dùng mua sắm tại chợ truyền thống. Ảnh: Hoài Nam

Thực tế cho thấy, việc cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ trên địa bàn đã mang lại công ăn việc làm, thu nhập cho nhiều người lao động. Hoạt động kinh doanh của các chợ đã góp phần tăng mức lưu chuyển hàng hoá, tăng thu cho ngân sách địa bàn, thuận tiện cho việc mua bán đáp ứng nhu cầu của dân cư nhất là các vùng ngoại thành.

Gỡ khó cho đầu tư xây dựng chợ truyền thống

Nhằm cải tạo xây mới hệ thống chợ truyền thống, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 8/4/2024 về thực hiện chỉ tiêu về đầu tư, cải tạo chợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 – 2025. Kế hoạch đưa ra mục tiêu cải tạo xây mới 38 chợ, trong đó có 17 dự án chợ xây mới và 21 chợ cải tạo, sửa chữa.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, thực tế thời gian qua một số quận, huyện chưa quan tâm đầu tư cải tạo nâng cấp chợ nên chưa đáp ứng được hạ tầng thương mại theo tiêu chí quy định, khó khăn cho việc công nhận tiêu chí hạ tầng thương mại.

Một số các chợ trên địa bàn (nhất là khu vực chợ ngoại thành họp theo phiên, quy mô nhỏ, manh mún) nên có doanh thu rất thấp chỉ đủ bù đắp chi phí vệ sinh môi trường và một phần chi phí quản lý, không đủ bù đắp các khoản khấu hao, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, nên rất khó thu hút doanh nghiệp đầu tư theo hướng xã hội hoá nguồn vốn. Cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư, nhất là tiền thuê đất còn hạn chế, chưa khuyến khích để các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư theo kêu gọi của thành phố.

Một số chợ trên địa bàn quận, huyện không phải là tài sản công (đất do UBND phường sở hữu nhưng tài sản trên đất là do doanh nghiệp trúng thầu đầu tư) dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết thủ tục giao đất, cho thuê đất của các chợ sau chuyển đổi, khó áp dụng theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP:

Người tiêu dùng mua sắm tại chợ truyền thống. Ảnh: Hoài Nam
Người tiêu dùng mua sắm tại chợ truyền thống. Ảnh: Hoài Nam

Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Phùng Ngọc Sơn cho biết: mặc dù nhà nước đã đồng ý sử dụng một phần vốn ngân sách đầu tư xây dựng chợ, nhưng trong quá trình triển khai gặp rất nhiều khó khăn như về giá đất, tiền thuê đất. Việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ cũng không dễ dàng do gặp nhiều vướng mắc liên quan đến đầu tư xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền thuê đất…

“Thời gian tới, Sở Công Thương Hà Nội và các sở, ngành liên quan nên có mẫu quy hoạch, thiết kế cơ bản của chợ như diện tích sạp hàng, bãi giữ xe, đường giao thông… để doanh nghiệp có căn cứ pháp lý trong quá trình xây dựng chợ” – ông Phùng Ngọc Sơn kiến nghị.

Đồng tình với phản ánh này, đại diện huyện Đan Phượng và Phúc Thọ có chung ý kiến, hiện người dân trên địa bàn huyện có nhu cầu trao đổi, tiêu thụ nông sản với các địa phương lân cận nhưng hiện nay chưa có chợ đầu mối phục vụ nhu cầu này. Nguyên nhân là do Sở QH&KT chưa xây dựng quy hoạch 1/500 hệ thống chợ nên địa phương chưa thể xã hội hóa nguồn vốn đầu tư.

“Đề nghị Sở QH&KT đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển chợ tỷ lệ 1/500 để địa phương làm cơ sở kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ”- Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Văn Đức kiến nghị.

Người tiêu dùng mua sắm tại chợ truyền thống. Ảnh: Hoài Nam
Người tiêu dùng mua sắm tại chợ truyền thống. Ảnh: Hoài Nam

Để gỡ khó cho hoạt động cải tạo, xây mới hệ thống chợ, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Nguyễn Kiều Oanh kiến nghị: Bộ Tài chính xây dựng cơ chế hỗ trợ miễn, giảm tiền thuê đất, ưu đãi lãi suất cho vay đối với đầu tư xây dựng chợ… TP Hà Nội quan tâm xem xét bố trí kinh phí đầu tư công trong lĩnh vực chợ để đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư, cải tạo chợ theo danh mục và tiêu chí tại các Chương trình của Thành ủy đã đề ra.

Trước những kiến nghị của cơ quan quản lý, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận huyện phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội đẩy mạnh hoạt động nâng cấp cải tạo chợ theo hướng trở thành chợ đầu mối phân phối hàng hóa. Qua đó,  hỗ trợ người nông dân tiêu thụ sản phẩm quy mô lớn, người tiêu dùng có cơ hội mua hàng hóa giá rẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Kết nối với ngành du lịch thiết kế các tour, tuyến để du khách trong, ngoài nước có thể tham trải nghiệm đời sống văn hóa.

“Đối với chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm) nghiên cứu đưa các đặc sản vùng, miền, sản phẩm OCOP vào chợ phục vụ khách du lịch, tham quan chuỗi khu phố cổ, chợ truyền thống trên địa bàn thành phố” – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/can-co-che-de-ha-noi-hut-von-dau-tu-nang-cap-cho-truyen-thong.html

Cùng chủ đề

Phù hợp với đời sống dân sinh

Cơ sở hạ tầng xuống cấp Hiện nay, Hà Nội có khoảng 540 chợ truyền thống. Mô hình chợ này đảm nhận khoảng hơn 50% nhu cầu mua sắm của người dân các quận nội thành và khoảng 70% nhu cầu của người dân ngoại thành. Thế nhưng, hiện nhiều chợ truyền thống xuống cấp nghiêm trọng, không bảo đảm các yêu cầu về an toàn vệ sinh, phòng chống cháy nổ, văn minh thương mại... khiến nhiều khu...

Kỳ lạ phương pháp… triệt sản chó trong ngắn hạn đầu tiên trên thế giới

DNVN - Mới đây, Chile đã giới thiệu vaccine triệt sản chó đầu tiên trên toàn cầu. Đặc biệt, loại vaccine này có khả năng triệt sản trong thời gian 1 năm. ...

Độc đáo chợ nông sản hữu cơ ở thành phố Thanh Hóa

Các mặt hàng bày bán tại phiên chợ phải đáp ứng các tiêu chuẩn hữu cơ, thân thiện với môi trường. Chủ...

Phát hiện chú chó lang thang trên đỉnh kim tự tháp Ai Cập

(CLO) Trong một lần bay dù lượn qua đỉnh kim tự tháp nổi tiếng ở Ai Cập, vận động viên dù lượn bất ngờ phát hiện một chú chó đang lang thang trên đỉnh công trình hùng vĩ này. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

chưa có đột phá trong chính sách thu hút nhà giáo

Kinhtedothi-Thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội đề nghị xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi; xây dựng môi trường làm việc an toàn giúp nhà giáo an tâm công tác, cống hiến. Ngày 9/11, thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội đánh giá, Dự...

Ngày hội Thanh niên quốc tế

Kinhtedothi-Ngày hội Thanh niên quốc tế - Vì một thế giới hòa bình là dịp để người trẻ Thủ đô giao lưu, quảng bá văn hóa, du lịch Thăng Long - Hà Nội tới bạn bè quốc tế; thể hiện tinh thần yêu hòa bình, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị của thanh niên, sinh viên Thủ đô. Ngày 9/11, tại Trường Đại học Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Ngày hội Thanh niên quốc tế lần...

Hà Nam bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh

Kinhtedothi - Tại Kỳ họp chuyên đề, HĐND tỉnh Hà Nam đã bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 với ông Phạm Hồng Sơn, Giám đốc Sở NN&PTNT. Sáng 8/11, HĐND tỉnh Hà Nam tổ chức Kỳ họp thứ 20 (Kỳ họp chuyên đề) để xem xét, thông qua một số nội dung thuộc thẩm quyền. Tại Kỳ họp, HĐND tỉnh Hà Nam đã tiến hành quy trình thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND tỉnh khóa XIX và miễn...

Galaxy S25 Slim sẽ ra mắt cuối năm 2025

Trước đó, Smartprix tiết lộ, mẫu Galaxy S25 Slim đã xuất hiện trong cơ sở dữ liệu của FCC của Hàn Quốc. Sản phẩm dự kiến mang số model SM-S937U- điều này cho thấy đây có thể là thành viên thứ tư trong dòng Galaxy S25, bên cạnh Galaxy S25, S25+ và S25 Ultra. Tuy nhiên, S25 Slim sẽ không xuất hiện cùng các sản phẩm khác của dòng S25 vào tháng 1/2025  mà ra mắt vài tháng...

iPhone 15 dẫn đầu doanh số smartphone trên toàn cầu trong quý III/2024

Theo dữ liệu công bố, tổng cộng 10 mẫu điện thoại bán chạy nhất chiếm tới 19% tổng doanh số smartphone trên toàn thế giới trong Quý III/2024. Trong đó, Apple chiếm giữ 4/10 vị trí, Samsung có 5 vị trí còn Xiaomi chỉ có duy nhất một cái tên góp mặt. Cụ thể: iPhone 15 dẫn đầu với doanh số 3,5%, theo sau đó là 15 Pro Max và 15 Pro, iPhone 14 cũng cán đích vị trí thứ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận. Việt Tân cố tình xuyên tạc các chính sách của Nhà nước về phát triển năng lượng tái tạo và hợp tác quốc tế trong việc cung cấp điện. Hai luận điệu chính của tổ chức khủng bố...

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV

Chiều 9/11, tại Hội trường 2/9, Tp. Pleiku, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV - năm 2024 đã chính thức khai mạc.Sáng 09/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân...

Nhiều kết quả tích cực trong GPMB thi công cao tốc lớn qua Lạng Sơn

Thông qua cuộc vận động "Bàn giao đất trước, nhận bồi thường sau", công tác GPMB phục vụ thi công cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh qua địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. ...

Chính thức vận hành thương mại đường sắt trên cao Nhổn – Ga Hà Nội

(Dân trí) - Sáng 9/11, tại ga S8 - Cầu Giấy, UBND TP Hà Nội tổ chức lễ vận hành thương mại đường sắt trên cao đoạn Nhổn - Ga Hà Nội. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đánh giá, đường sắt đô thị là phương thức vận tải quan trọng, cung cấp hệ thống giao thông công cộng chất lượng cao, năng lực vận tải lớn, ổn định, tin cậy,...

chưa có đột phá trong chính sách thu hút nhà giáo

Kinhtedothi-Thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội đề nghị xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi; xây dựng môi trường làm việc an toàn giúp nhà giáo an tâm công tác, cống hiến. Ngày 9/11, thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội đánh giá, Dự...

Mới nhất

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Ông Lê Trung Thành – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết tổng doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia. Sáng 9/11, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam hiện đại...

Ấn tượng với không gian xanh của Vinamilk tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Ngày hội Việt Nam Xanh đã khai hội tưng bừng vào sáng 9-11 với sự tham gia của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Trong đó, Vinamilk là một trong những đơn vị tích cực hưởng ứng với không gian xanh ấn tượng và nhiều hoạt...

Một nước ASEAN xác nhận có công dân tham chiến tại Ukraine

Chính quyền Malaysia xác nhận công dân nước này là Lee Bing Hang, 20 tuổi, đã đăng ký làm lính đánh thuê cho quân đội Ukraine hồi tháng 4 năm nay.

Tiến độ các khu công nghiêp quy mô lớn ở tỉnh Bình Thuận giờ ra sao?

Nhiều khó khăn vướng mắc Sau hơn 2 năm khởi công, KCN Sơn Mỹ 1, thuộc địa bàn xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Sơn Mỹ (Công ty IPICO) làm chủ đầu tư vẫn là bãi đất trống, chung quanh được rào...

Hơn 500 học sinh, sinh viên dự “Phiên tòa giả định” về an toàn giao thông

Chương trình nhằm mục tiêu tuyên truyền sâu, rộng, lan tỏa tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW và tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về trật tự an toàn...

Mới nhất