Ngày 8.12, tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Bộ Quốc phòng khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 với màn trình diễn của nhiều loại khí tài do Việt Nam sở hữu.
Quy mô triển lãm có tổng diện tích hơn 50.000 m2, hơn 170 đơn vị, doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia trong khu vực ASEAN, châu Á, châu Âu, châu Mỹ đã đăng ký gian hàng trưng bày tại triển lãm.
Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud của Việt Nam |
ĐẬU TIẾN ĐẠT |
Tên lửa đạn đạo Scud-B được Binh chủng Pháo binh đưa vào trang bị từ những năm 1980. Việt Nam là quân đội đầu tiên và duy nhất tại khu vực Đông Nam Á có tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud trong biên chế |
ĐẬU TIẾN ĐẠT |
Khách tham quan được chiêm ngưỡng dàn xe tăng T90S của Việt Nam |
ĐẬU TIẾN ĐẠT |
Đây là dòng tăng hiện đại nhất của Binh chủng Tăng – Thiết giáp. Vũ khí chính của các xe tăng T-90S là pháo nòng trơn 2A46M5 cỡ 125 mm trang bị hệ thống nạp đạn tự động |
ĐẬU TIẾN ĐẠT |
Màn biểu diễn của chiến đấu cơ SU-30 MKII, phía dưới là xe tăng T90s |
đậu tiến đạt |
Tiêm kích SU-30MK2 bay khai mạc triển lãm. Đây là màn nhả pháo sáng trong không trung |
đậu tiến đạt |
ĐẬU TIẾN ĐẠT |
Tổ hợp tên lửa phòng không S-125 Pechora. Đây là tổ hợp được thiết kế với khả năng tiêu diệt mục tiêu bay trong mọi điều kiện nhiễu, đồng thời có thể tấn công các mục tiêu mặt đất và mặt nước trong một số tình huống |
ĐẬU TIẾN ĐẠT |
Một chiến sĩ Phòng không – Không quân giới thiệu với khách tham quan về tổ hợp S-125 |
ĐẬU TIẾN ĐẠT |
Hệ thống tên lửa Spyder được biên chế trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là hệ thống phòng không được phát triển bởi Rafael Advanced Defense Systems và Israel Aircraft Industries (IAI) |
ĐẬU TIẾN ĐẠT |
Quân chủng Phòng không – Không quân mang đến triển lãm một tổ đội chiến đấu đầy đủ của Spyder gồm các xe phóng di động mang tên lửa phòng không tầm gần Spyder-SR và tên lửa tầm trung Spyder-MR; radar cảnh giới 3D ELM-2084; xe chỉ huy và điều khiển (CCU) và xe dịch vụ dã chiến (FSV) |
ĐẬU TIẾN ĐẠT |
Đại sứ Israel tại Việt Nam Yaron Mayer trò chuyện với các chiến sĩ đang trực tiếp khai thác tổ hợp Spyder |
ĐẬU TIẾN ĐẠT |
Pháo tự hành 2S3 là một trong số mẫu pháo tự hành của Binh chủng Pháo binh, đưa vào trang bị từ đầu những năm 1970. Pháo tự hành 152 mm 2S3 được thiết kế để chế áp và tiêu diệt nhân lực của đối phương, phá huỷ các khẩu đội pháo và súng cối, hệ thống tên lửa, xe tăng, hỏa lực, sở chỉ huy và vũ khí hạt nhân chiến thuật |
ĐẬU TIẾN ĐẠT |
Pháo phản lực BM-21 có khả năng tấn công mục tiêu ở cự ly lớn và gây sát thương trên diện rộng |
ĐẬU TIẾN ĐẠT |
Lựu pháo 122 mm D-30 |
ĐẬU TIẾN ĐẠT |
Khách tham quan tò mò với máy bay không người lái |
ĐẬU TIẾN ĐẠT |
Máy bay trực thăng AW-189. Đây là dòng trực thăng chuyên bay biển, đã quen thuộc với người dân trong các nhiệm vụ cứu nạn trong mưa bão, cấp cứu ở hải đảo |
ĐẬU TIẾN ĐẠT |
Máy bay EADS CASA C-295 của Lữ đoàn Không quân 918 thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân. Đây là máy bay vận tải quân sự chiến thuật hai động cơ, do hãng Airbus Military, trụ sở tại Tây Ban Nha chế tạo. Mẫu C-295 đầu tiên bay thử năm 1997 và được chào bán năm 2001. |
ĐẬU TIẾN ĐẠT |
Tên lửa đa nhiệm Spike được mệnh danh là tinh hoa của công nghiệp quốc phòng Israel, có thể triệt hạ nhiều loại mục tiêu như xe bọc thép, hầm trú ẩn, tàu đổ bộ… được công ty Rafael Advanced Systems của Israel nghiên cứu và phát triển |
ĐẬU TIẾN ĐẠT |
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos, đây là sản phẩm của Công ty Ấn Độ, BrahMos Aerospace và phát triển dựa trên nền tảng tên lửa đối hạm siêu thanh P-800 Oniks (Yakhont). Tại Triển lãm quân sự quốc tế 2022, BrahMos Aerospace đã giới thiệu các biến thể của dòng tên lửa này |
ĐẬU TIẾN ĐẠT |
ĐẬU TIẾN ĐẠT |
Nguồn: https://thanhnien.vn/can-canh-vu-khi-khi-tai-hien-dai-tai-trien-lam-quoc-phong-quoc-te-2022-1851529921.htm