Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCần cân nhắc kỹ lưỡng

Cần cân nhắc kỹ lưỡng


NGỠ NGÀNG NHIỀU HƠN LÀ VUI MỪNG

Một giáo viên (GV) công tác ở H.Mù Cang Chải (Yên Bái), cho biết cô đón nhận thông tin này với sự ngỡ ngàng nhiều hơn là vui mừng. Đời sống GV còn khó khăn nhưng con GV lâu nay vẫn được chăm lo, học hành ở điều kiện tốt so với mặt bằng chung. “Chúng tôi công tác ở vùng khó khăn mới thấy đối tượng cần hỗ trợ nhất về chính sách học phí và khuyến học là con em nông dân, đồng bào dân tộc… nếu không các con sẽ bỏ học”.

Đề xuất miễn học phí cho con nhà giáo: Cần cân nhắc kỹ lưỡng- Ảnh 1.

Giáo viên Trường TH-THCS Minh Chuẩn (Yên Bái) trong ngày trở lại trường dạy học sinh sau lũ lụt do bão Yagi. Nhiều giáo viên cho rằng đối tượng cần hỗ trợ nhất về chính sách học phí và khuyến học là con em nông dân, đồng bào dân tộc

ẢNH: NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP

Ngân sách nhà nước phải cấp thêm 9.212,1 tỉ đồng

Tại dự thảo luật Nhà giáo được công bố trước ngày 8.10 không hề có chính sách miễn học phí cho con nhà giáo. Theo tính toán của Bộ GD-ĐT, nếu bổ sung chính sách miễn học phí (từ mầm non đến ĐH) cho con GV, giảng viên thì hằng năm ngân sách nhà nước phải cấp thêm 9.212,1 tỉ đồng.

Một GV ở TP.HCM cũng chia sẻ công khai trên mạng xã hội: “Mình là GV, đồng nghiệp mà mình biết trên cả nước chưa có cháu nào phải bỏ học vì cha mẹ GV nghèo, nhưng học sinh (HS) phải bỏ học vì nghèo thì nhiều. Cảm ơn Bộ đã quan tâm, nhưng xin được từ chối, hãy để con GV cũng bình thường như con em các ngành nghề khác”.

“Dù là một GV có 39 năm với nghề nhưng tôi thật sự không hiểu sao ban soạn thảo lại đưa ra đề xuất này. Miễn học phí cho con nhà giáo! Vậy tính công bằng ở đâu? Con nông dân, công nhân… còn khó khăn hơn nhiều so với con nhà giáo đó!”, là ý kiến của bạn đọc mang tên N.K.M bình luận dưới bài đăng của Báo Thanh Niên về đề xuất này.

ĐIỀU GV QUAN TÂM KHÔNG PHẢI ĐƯỢC MIỄN HỌC PHÍ CHO CON

Cô V.T.H, một GV dạy ngữ văn cấp THCS ở TP.Bắc Giang (Bắc Giang), cũng chia sẻ với PV: “Tôi hiểu Bộ GD-ĐT muốn dành những quan tâm đặc biệt cho nhà giáo để GV yên tâm cống hiến với nghề. Tuy nhiên, vì đề xuất này mà mấy hôm nay nhà giáo chúng tôi nhận được rất nhiều những bình luận không hay như “đặc quyền, đặc lợi”, hay “GV nhận nhiều ưu đãi quá”, thậm chí có ý kiến còn mang nghề GV ra làm trò cười, so sánh với các nghề khác, kiểu như: “sao không miễn học luôn cho con nhà giáo đi để khỏi đóng học phí, ở nhà bố mẹ dạy luôn”…

Cũng theo GV này, cô và những đồng nghiệp mà cô biết chưa bao giờ đề xuất miễn giảm học phí cho con em mình bởi mức học phí trường công lập không phải là vấn đề quá lớn. Điều mà họ cần là lương đủ sống, các chế độ phụ cấp đặc thù của nhà giáo như phụ cấp thâm niên sẽ không bị bãi bỏ khi thực hiện chính sách lương mới. GV cũng cần giảm những áp lực không đáng có từ các cuộc thi, các phong trào mang tính hình thức hệ thống sổ sách…

Một hiệu trưởng trường tư thục ở Hà Nội cho hay lâu nay trường ông vẫn có chính sách miễn 50% học phí cho con cán bộ, GV, nhân viên của trường, không phân biệt vị trí nào và điều này góp phần khích lệ họ gắn bó, cống hiến cho nhà trường. Tất nhiên mức học phí của trường tư khá cao so với trường công, nên việc miễn giảm học phí cũng có ý nghĩa lớn với người lao động, giúp họ cảm nhận sự quan tâm thiết thực.

CẦN CÂN NHẮC SỰ CÔNG BẰNG VÀ TÍNH KHẢ THI

Chia sẻ với PV Thanh Niên, GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội, cho rằng ở mặt nào đó thì cũng phải đánh giá đề xuất của Bộ GD-ĐT là một nỗ lực nhằm động viên, khích lệ tinh thần GV. Nghĩa là thêm bất cứ một chính sách nào cũng cho thấy nhà giáo và nghề dạy học được trân trọng.

Tuy nhiên, GS Đào Trọng Thi cũng cho rằng việc áp dụng trên quy mô cả nước với ngân sách lớn như vậy thì cần phải tính toán có khả thi và nhận được sự đồng thuận hay không.

Là người từng bảo vệ quyết liệt về việc xếp lương nhà giáo cao nhất khi xây dựng luật Giáo dục 2019, GS Thi nhận định điều quan trọng là lương nhà giáo đủ sống để họ yên tâm gắn bó với nghề. Tuy nhiên, lương cao nhất trong hệ thống thang bảng lương nhưng thực chất cũng không cao hơn các ngành nghề khác là bao nếu chính sách phụ cấp nghề nghiệp không còn. Điều quan trọng là cần giữ phụ cấp thâm niên của nhà giáo như lâu nay bởi mức phụ cấp này còn được tính trong mức đóng bảo hiểm xã hội và nhờ đó nhà giáo sẽ được hưởng mức lương cao hơn khi nghỉ hưu.

Còn về vấn đề học phí, GS Đào Trọng Thi cũng cho rằng giải quyết theo từng ngành nghề thì sẽ rất khó khả thi mà phải theo chính sách chung, đó là tiến tới đã là cấp học phổ cập thì cần miễn học phí toàn dân.

Đề xuất miễn học phí cho con nhà giáo: Cần cân nhắc kỹ lưỡng- Ảnh 2.

Điều quan trọng là lương nhà giáo đủ sống để họ yên tâm gắn bó với nghề

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh (Hà Nội), ủng hộ đề xuất này như một sự khích lệ, động viên GV, nhưng cũng cần có những nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng về cách thực hiện sao cho hợp lý, không gây mất cân đối ngân sách và đảm bảo công bằng xã hội.

Chia sẻ với báo chí, ông Phạm Văn Hòa, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, nêu quan điểm không đồng ý với đề xuất miễn học phí cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang công tác. Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, lương nhà giáo đang được đề xuất cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo cũng được chế độ phụ cấp nghề nghiệp hơn những viên chức khác. Nếu đi dạy xa, GV còn được ở nhà công vụ. Theo đại biểu Hòa, việc tăng lương, thậm chí tăng rất cao cho GV là đúng, nhưng không nên miễn phí bất kỳ thứ gì, kể cả học phí cho con em GV.

“Chúng ta không thể chuyển sự không công bằng này thành sự không công bằng khác. Trong một xã hội, thì ngành nghề nào cũng là ngành nghề đáng được trân trọng và ưu tiên như nhau”, đại biểu Hòa nói và cho rằng đề xuất này của cơ quan soạn thảo sẽ dễ bị dư luận đánh giá là mang tính “lợi ích nhóm” cho ngành của mình.

PGS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đời sống xã hội – Social Life, nêu quan điểm: Xét về khía cạnh nghề nghiệp thì nhà giáo là nghề tương đối đặc thù, xã hội không phản đối những chính sách đặc thù với nhà giáo. Tuy nhiên, khi xây dựng và ban hành luật thì cần có cái nhìn tổng thể, tính khả thi, có tầm nhìn xa hơn, bền vững hơn, tránh việc đưa vào quá nhiều những chính sách nhỏ lẻ mang tính thời điểm. “Ví dụ, nhìn một cách tổng thể thì GV không quá khó khăn nếu so sánh với các ngành nghề khác. Tránh để cho xã hội có cái nhìn lệch lạc về nhà giáo rồi so sánh nghề này với nghề kia”, ông Lộc nói.

PGS Lộc cũng cho rằng việc tăng thêm những chế độ phúc lợi cho GV là cần thiết nhưng nên tính vào lương và phụ cấp đặc thù của nghề nghiệp. “Khi làm luật thì nên coi trọng tính phổ quát, công bằng, đa dạng trong tiếp cận”, ông Lộc nêu quan điểm.

Những lý do không nên áp dụng

Ông Hà Đình Quân, cán bộ công tác ở H.Đức Trọng (Lâm Đồng), gửi ý kiến đến Báo Thanh Niên, cho rằng không nên áp dụng đề xuất này, vì các lý do sau đây: Thứ nhất, lương của GV hiện nay đã tăng. Ngoài ra, họ có thể nhận một hoặc một số khoản phụ cấp: phụ cấp thâm niên, phụ cấp vùng miền, ưu đãi nghề, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung… Đó là chưa tính thu nhập từ các nguồn khác như dạy thêm. Như vậy, thu nhập GV so với mặt bằng thu nhập của người lao động ở các ngành nghề khác không thấp. Mặt khác, thu nhập của GV có tính ổn định cao và còn tăng lên theo thời gian.

Thứ hai, học phí hiện nay không phải là rào cản cho cơ hội tiếp cận giáo dục của con cái nhà giáo. Thứ ba, việc thực hiện chính sách này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như: sự bất bình đẳng, không công bằng giữa những người lao động trong các ngành nghề khác nhau, tâm lý tiêu cực của người lao động trong xã hội… Thứ tư, chi phí thực hiện đề xuất này khá cao. Trong bối cảnh hiện nay, đây không phải là mục tiêu quan trọng và cần ưu tiên thực hiện.




Nguồn: https://thanhnien.vn/de-xuat-mien-hoc-phi-cho-con-nha-giao-can-can-nhac-ky-luong-185241009221743053.htm

Cùng chủ đề

Trình Quốc hội Luật Nhà giáo, đề xuất xếp lương giáo viên cao nhất

NDO - Ngày 9/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trình bày tờ trình về dự án Luật Nhà giáo, trong đó đề xuất nhiều chính sách ưu tiên về lương cũng như tuổi về hưu cho nhà giáo. Trình bày Tờ trình Dự án Luật Nhà giáo tại phiên họp,...

Lương giáo viên cần đặc biệt quan tâm để nhà giáo không phải lo dạy thêm

(Dân trí) - Là nghề cao quý, được xã hội tôn vinh, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị đặc biệt quan tâm đến lương, phụ cấp của giáo viên để đảm bảo cuộc sống cho họ và gia đình. Chăm lo cho giáo viên phải thực chấtThảo luận tại tổ sáng 9/11, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh sự cần thiết trong việc xây dựng, ban hành dự thảo...

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về tình trạng thiếu giáo viên

(NLĐO)- Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng dự thảo Luật Nhà giáo phải giải quyết được vấn đề thiếu giáo viên hiện nay ...

Trình Quốc hội Luật Nhà giáo, đề xuất lương giáo viên xếp cao nhất

(NLĐO)- Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên ...

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước về nhà giáo.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vì sao ĐH Quốc gia TP.HCM chuyển hướng cấu trúc bài thi năng lực?

Dù trước đó đã công bố định hướng cho phép thí sinh lựa chọn 3 trong 6 môn thi phần giải quyết vấn đề của bài thi đánh giá năng lực từ 2025 nhưng cuối cùng ĐH Quốc gia TP.HCM chọn một giải...

Philippines mua hàng chục tàu tuần tra mới từ Pháp, Nhật Bản

Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines chuẩn bị trang bị ít nhất 49 tàu tuần tra mới nhằm tăng cường năng lực an ninh hàng hải trong bối cảnh nhiều biến động. ...

Hội thảo phương thức mới về truyền thông y tế

Tiếp nối thành công của chuỗi hội thảo 'Xây dựng và phát triển kỹ năng truyền thông dành cho các chuyên gia y tế tạo ảnh hưởng xã hội', Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM phối hợp cùng Bệnh viện Trung ương...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ vì can bạn cãi nhau: Thông tin mới nhất

Theo đó, ông Lê Văn Thanh (trú huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - bố của nữ sinh bị đánh hội đồng) xác nhận, sau hơn 1 tháng xảy ra sự việc con gái ông bị nhóm bạn đánh hội đồng, sức khỏe của cháu có tiến triển chút ít, tuy nhiên vẫn khá yếu. Hiện tại, cháu vẫn đang phải cố định phần cổ, chưa thể đi lại được. Đặc biệt, ăn uống vào vẫn bị nôn...

Cùng chuyên mục

Vì sao ĐH Quốc gia TP.HCM chuyển hướng cấu trúc bài thi năng lực?

Dù trước đó đã công bố định hướng cho phép thí sinh lựa chọn 3 trong 6 môn thi phần giải quyết vấn đề của bài thi đánh giá năng lực từ 2025 nhưng cuối cùng ĐH Quốc gia TP.HCM chọn một giải...

Bản tin 60s: Người Việt tụt hạng về chỉ số thông thạo tiếng Anh

Cụ thể, người Việt đạt 498/800 điểm, nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp (tức là từ 450 đến 499 điểm). Năm ngoái, Việt Nam đạt 505 điểm, xếp 58 thế giới và thuộc nhóm trung bình.  Cụ thể, người Việt đạt 498/800 điểm, nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp (tức là từ 450 đến 499 điểm). Năm ngoái, Việt Nam đạt 505 điểm, xếp 58 thế giới và thuộc nhóm trung...

Lời chúc ngày 20/11 cho cô giáo mầm non hay, ý nghĩa

Giáo viên mầm non không chỉ dạy bảo mà còn chăm sóc, vỗ về các con mỗi ngày. Những lời chúc mừng ngày 20/11 dưới đây giúp bố mẹ bày tỏ tình cảm trân trọng, biết ơn tới những người thầy đầu tiên của con. Những lời chúc 20/11 dành cho cô giáo mầm non hay và ý nghĩa nhất: - Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, bố mẹ con xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành nhất....

Ông Hoàng Nam Tiến học lên tiến sĩ về Generative AI

Với gần 3 thập kỷ giữ vị trí quản trị và lãnh đạo tại tập đoàn công nghệ và giáo dục hàng đầu Việt Nam, ông Hoàng Nam Tiến - luôn được biết đến là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn và...

Bạo lực học đường, 2 nữ sinh bị đâm

Chỉ mâu thuẫn nhỏ trong giờ giải lao mà bạo lực học đường đã xảy ra khi 2 nam sinh đã dùng vật nhọn đâm 2 nữ sinh bị thương, trong đó 1 nữ sinh phải chuyển viện tuyến trên cứu chữa vì...

Mới nhất

Quảng Bình: Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển Chương trình MTQG 1719 đạt cao

Quảng Bình đã giải ngân được 66,15% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Đáng chú ý, có một số Dự án có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư phát triển rất cao...

Kỳ vọng lực cầu cổ phiếu gia tăng

(NLĐO) – Trong phiên ngày 13-11, tuy thị trường có nhiều nhịp trồi sụt nhưng nhờ lực cầu cổ phiếu nóng lên nên cuối phiên vẫn...

Thực chất là đẩy nhanh tiến độ

Sáng 13/11, Quốc hội thảo luận tổ về Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Các đại biểu nhất trí cao về chủ trương bổ sung thêm một đường băng cất hạ cánh trong giai đoạn 1 của dự án. Điều chỉnh giai đoạn 1 Dự án Sân bay Long Thành: Thực...

Sức hút lớn từ quy hoạch đô thị

Thị trường địa ốc khu Tây TP.HCM đang là điểm nóng thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Trong đó, quận Bình Chánh nổi lên như một “hạt giống” đầy tiềm năng nhờ tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cộng hưởng với làn sóng giãn dân từ trung tâm TP.HCM. Thị trường địa ốc khu Tây TP.HCM...

Mới nhất