Trang chủEnterpriseTập đoàn Dầu khí Việt NamCần bổ sung chính sách phát triển và vận hành điện khí...

Cần bổ sung chính sách phát triển và vận hành điện khí trong Luật Điện lực (sửa đổi)


Cần bổ sung chính sách phát triển và vận hành điện khí trong Luật Điện lực (sửa đổi)

Theo Quy hoạch điện VIII, tổng quy mô công suất các dự án nhà máy điện khí được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đến năm 2030 là 30.424 MW (23 dự án), trong đó, tổng công suất nhà máy điện khí sử dụng khí khai thác trong nước là 7.900 MW (10 dự án), tổng công suất nhà máy điện khí sử dụng LNG là 22.524 MW (13 dự án), chiếm tỷ trọng trên 24% tổng công suất toàn hệ thống phát điện. Điện khí được xác định là nguồn điện quan trọng, có khả năng vận hành linh hoạt, đáp ứng được các yêu cầu vận hành của hệ thống điện Việt Nam trong quá trình thay đổi phụ tải.

Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển các dự án điện khí đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi các cơ chế, chính sách chưa được hoàn thiện. Trong khi đó, các dự án nguồn điện khí có công suất và vốn đầu tư lớn thường sử dụng phương án tài chính dự án để vay vốn thực hiện dự án (thường là căn cứ vào hợp đồng mua bán điện – PPA) gặp khó khăn trong thu xếp vốn do cần đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng như cam kết mua điện, chuyển ngang giá khí sang giá điện và một số điều kiện đảm bảo đầu tư khác để nhà đầu tư có thể thu hồi chi phí đầu tư, trả nợ vay và có lợi nhuận hợp lý.

Theo Bộ Công Thương, cần có cơ chế đảm bảo huy động các dự án nhiệt điện khí sử dụng khí thiên nhiên trong nước tối đa theo khả năng cấp khí

Do vậy, để đưa được các nhà máy điện khí thiên nhiên, điện khí LNG vào vận hành từ nay tới 2030 nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu tăng trưởng điện năng khoảng 10 – 12%/năm theo yêu cầu Quy hoạch điện VIII thì cần các cơ chế, chính sách để phát triển các nguồn điện này.

Luật Điện lực hiện nay chưa có quy định liên quan đến các vấn đề trên về cơ chế cho điện khí/LNG, nên theo Bộ Công Thương cần bổ sung khoản 8, Điều 5 vào Luật Điện lực (sửa đổi) trên cơ sở giao Chính phủ quy định cụ thể các cơ chế đảm bảo đầu tư các dự án nguồn điện khí.

Trong đó cụ thể, cần có chính sách ưu tiên phát triển điện khí sử dụng nguồn khí trong nước, phát triển nhanh nhiệt điện khí sử dụng LNG, đưa điện khí dần trở thành nguồn cung cấp điện năng quan trọng, hỗ trợ cho điều tiết hệ thống điện.

Cùng với đó, Chính phủ quy định cơ chế đảm bảo huy động các dự án nhiệt điện khí sử dụng khí thiên nhiên trong nước tối đa theo khả năng cấp khí và các ràng buộc về nhiên liệu để đảm bảo lợi ích quốc gia.

Chính phủ quy định cơ chế đảm bảo các nhà máy nhiệt điện sử dụng LNG được bên cam kết sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn đảm bảo thu xếp nguồn cung nhiên liệu dài hạn với thời gian áp dụng và các chính sách đảm bảo đầu tư khác để thu hồi được chi phí đầu tư.

cam kết mua điện, chuyển ngang giá khí sang giá điện và một số điều kiện đảm bảo đầu tư khác để nhà đầu tư có thể thu hồi chi phí đầu tư, trả nợ vay và có lợi nhuận hợp lý.

Để thúc đẩy các dự án điện khí/LNG cần các điều kiện đảm bảo đầu tư để nhà đầu tư có thể thu hồi chi phí đầu tư, trả nợ vay và có lợi nhuận hợp lý.

Cùng quan điểm trên, ông Phan Xuân Dương, chuyên gia tư vấn điện độc lập nhận định, điểm vướng nhất với các dự án LNG hiện nay là hình thức đầu tư. Ngoại trừ Sơn Mỹ 1 và 2 được phép đầu tư theo hình thức BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao) thì các dự án còn lại có thể gọi là đầu tư theo hình thức IPP (dự án điện độc lập); đó là những nhà máy điện tư nhân hoặc phát điện độc lập được thiết kế để vận hành trong thị trường phát điện bán buôn cạnh tranh. Không giống như các dự án phát điện độc lập truyền thống khác, các nhà máy này không có trả trước, không có hợp đồng mua bán điện dài hạn để bảo đảm lượng điện sản xuất. Có nghĩa các nhà đầu tư tự xây máy, xong sau đó tự tham gia thị trường, bán theo giá thị trường, nhưng còn bị khống chế giá trần nữa… Do đó, đầu tư các nhà máy đều vướng mắc do không đảm bảo tính hiệu quả đầu tư, cũng như các điều kiện để vay vốn.

Để có thể thu xếp vốn lớn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài thì các điều kiện có thể gọi là tiên quyết, cần phải được thống nhất, như là: luật áp dụng; cơ quan giải quyết tranh chấp, ngôn ngữ của Hợp đồng dự án (kể cả hợp đồng PPA), bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật; về chuyển đổi ngoại tệ; cam kết bảo đảm nghĩa vụ thanh toán cho EVN và bồi thường thiệt hại khi chấm dứt PPA; xử lý tình huống cho trường hợp bất khả kháng… Và các điều kiện này chỉ có thể được quy định trong dự thảo về mẫu Hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh và sẽ được Nhà đầu tư thảo luận và ký kết với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay, Chính phủ và các bộ ngành mới quan tâm đến các hợp đồng kinh tế chứ chưa quan tâm đến các hợp đồng pháp lý. Tại khoản 8, Điều 5 Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) hiện cũng chỉ quy định về sản lượng tối thiểu và thu xếp nguồn cung nhiên liệu dài hạn, các chính sách đảm bảo đầu tư khác để thu hồi được chi phí đầu tư chỉ được quy định chung chung. Do đó, Luật Điện lực (sửa đổi) lần này cần bổ sung các cơ chế để có thể tháo gỡ được các nút thắt, thúc đẩy phát triển các dự án điện LNG để đạt được các mục tiêu đề ra, nhằm đảm bảo an ninh cung ứng điện quốc gia.

M.P



Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/e55b9ff2-8fef-48a8-8b85-c5ea0d0d3427

Cùng chủ đề

Vai trò đoàn viên, thanh niên đưa nền kinh tế nông nghiệp phát triển xanh, bền vững

(ĐCSVN) - Diễn đàn mở ra nhiều ý tưởng mới, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các đoàn viên, thanh niên kiến tạo một nền nông nghiệp xanh, bền vững. Ngày 29/11 tại Thái Bình, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức Diễn đàn Thanh niên phát triển kinh tế xanh, bền vững với sự tham gia của đoàn viên, thanh niên nhận giải thưởng Lương...

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong thực hiện dự án đầu tư công

(ĐCSVN) - Chiều 29/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) với nhiều điểm mới đáng chú ý. Luật Đầu tư công (sửa đổi) gồm 7 Chương 103 Điều, quy định việc quản lý nhà nước về đầu tư công; quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của...

Đội tuyển Việt Nam tăng 3 bậc trên bảng xếp hạng FIFA

(ĐCSVN) - Dù không thi đấu giao hữu trong tháng 11, Đội tuyển Việt Nam vẫn tăng 3 bậc, lên vị trí thứ 116 trên bảng xếp hạng thế giới và đứng thứ 21 ở khu vực châu Á. Ngày 28/11, Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đã công bố bảng xếp hạng các đội tuyển quốc gia trên thế giới. Theo đó, tuyển Việt Nam đứng thứ 116, tăng 3 bậc trên BXH thế giới và đứng thứ...

Quốc hội đồng ý khởi động lại dự án BT đổi đất lấy hạ tầng

Với 444/446 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 92,69% tổng số đại biểu), chiều nay 29/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.Báo cáo tiếp thu, giải trình, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, Luật...

Phạt nặng doanh nghiệp nợ lương tiền tỉ của người lao động

(NLĐO) - Công ty CP Môi trường xanh Friendly bị phạt gần 200 triệu đồng vì các hành vi nợ lương, chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm cho người lao động. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Petrovietnam sẵn sàng cung ứng ổn định xăng dầu và các sản phẩm phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong dịp Tết

Petrovietnam sẵn sàng cung ứng ổn định xăng dầu và các sản phẩm phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong dịp Tết | 29/11/2024 Lượt xem: ...

Điện gió ngoài khơi sẵn sàng “cất cánh”

Những bước tiến đầy triển vọng Là một trong những đơn vị dịch vụ kỹ thuật chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), PTSC đang là doanh nghiệp tiên phong và có thể nói là có năng lực hoàn chỉnh nhất trong việc phát triển điện gió ngoài khơi (ĐGNK) hiện nay ở nước ta. Trong những năm gần đây, PTSC đã nhanh chóng có những bước tiến đầu tiên vào chuỗi cung ứng...

Cần có cơ chế đặc thù cho thí điểm điện gió ngoài khơi

Công trường thi công chân đế điện gió ngoài khơi tại cảng PTSC của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Nhận định khó khăn của dự án năng lượng tái tạo nói chung đang còn nhiều, TS. Hà Huy Ngọc, Trưởng Phòng Kinh tế vùng và địa phương của Viện Kinh tế (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) cho rằng, với ĐGNK, Việt Nam chưa có cơ chế giá và quy hoạch cụ thể, nên các...

Các khoản chi phí thực hiện an sinh xã hội nên được tính vào lợi nhuận của doanh nghiệp

TS. Nguyễn Đức Kiên - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XIV PV: Thưa ông, tại Dự thảo Luật Quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, Chính phủ trình Quốc hội đã điều chỉnh phạm vi theo hướng Nhà nước không trực tiếp quản lý về pháp nhân, doanh nghiệp mà Nhà nước chỉ quản lý về dòng vốn đầu tư tại doanh nghiệp và doanh nghiệp hoạt động theo...

Quy định mới về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Quy định mới về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh Thông tư này quy định về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh (viết tắt là thị trường điện) bao gồm các quy định chính sau đây: đăng ký tham gia thị trường điện; lập kế hoạch vận hành thị trường điện; cơ chế chào giá; cơ chế lập lịch huy động; đo đếm điện năng trong thị trường điện;...

Bài đọc nhiều

Petrovietnam gặp mặt kỷ niệm 63 năm ngày Truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam

Petrovietnam gặp mặt kỷ niệm 63 năm ngày Truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam Toàn cảnh buổi gặp mặt Tham dự buổi gặp mặt có đồng chí Lê Mạnh Hùng – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn; đồng chí Lê Ngọc Sơn - Tổng Giám đốc Tập đoàn; đồng chí Trần Quang Dũng - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tập đoàn; cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng...

Phát triển điện gió Việt Nam những gợi mở từ Na Uy

PTSC thực hiện công tác lắp đặt cáp ngầm cho dự án điện gió Tân Thuận Việt Nam có thể trở thành trung tâm ĐGNK Thị trường ĐGNK Việt Nam được đánh giá là đầy hứa hẹn, với tốc độ gió cao hàng đầu thế giới và điều kiện đáy biển thuận lợi. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng đang được ngành Dầu khí trong nước sử dụng, kết hợp với cơ sở hạ tầng điện gió trên bờ...

Dịch vụ kỹ thuật dầu khí làm chủ công nghệ, vươn ra thế giới

Chào mừng kỷ niệm 63 năm ngày Truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 - 27/11/2024) Dịch vụ kỹ thuật dầu khí làm chủ công nghệ, vươn ra thế giới Dịch vụ kỹ thuật dầu khí làm chủ công nghệ, vươn ra thế giới Trong thập niên 90, dịch vụ dầu khí đã trưởng thành, phát triển toàn diện và trở thành ngành công nghiệp vững mạnh ở 3 khâu thượng nguồn, trung nguồn và hạ...

Điện gió ngoài khơi sẵn sàng “cất cánh”

Những bước tiến đầy triển vọng Là một trong những đơn vị dịch vụ kỹ thuật chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), PTSC đang là doanh nghiệp tiên phong và có thể nói là có năng lực hoàn chỉnh nhất trong việc phát triển điện gió ngoài khơi (ĐGNK) hiện nay ở nước ta. Trong những năm gần đây, PTSC đã nhanh chóng có những bước tiến đầu tiên vào chuỗi cung ứng...

Không nhanh chóng sửa đổi, bổ sung chính sách, Việt Nam sẽ đối mặt với thực trạng thiếu điện

Chia sẻ với PV, ĐBQH Phạm Văn Thịnh (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang) cho biết, nếu không nhanh chóng sửa đổi, bổ sung chính sách, đất nước sẽ đối mặt với thực trạng thiếu điện. Sau nhiều lượt dự thảo, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, các cơ quan, tổ chức hữu quan, Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội xem xét trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, diễn ra...

Cùng chuyên mục

Petrovietnam sẵn sàng cung ứng ổn định xăng dầu và các sản phẩm phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong dịp Tết

Petrovietnam sẵn sàng cung ứng ổn định xăng dầu và các sản phẩm phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong dịp Tết | 29/11/2024 Lượt xem: ...

Ông Trần Hồng Nam được bổ nhiệm làm Thành viên HĐTV Petrovietnam

Ngày 28/11, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Thành viên Hội đồng Thành viên (HĐTV) Tập đoàn cho ông Trần Hồng Nam. Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban QLVNN); đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, các...

Điện gió ngoài khơi sẵn sàng “cất cánh”

Những bước tiến đầy triển vọng Là một trong những đơn vị dịch vụ kỹ thuật chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), PTSC đang là doanh nghiệp tiên phong và có thể nói là có năng lực hoàn chỉnh nhất trong việc phát triển điện gió ngoài khơi (ĐGNK) hiện nay ở nước ta. Trong những năm gần đây, PTSC đã nhanh chóng có những bước tiến đầu tiên vào chuỗi cung ứng...

Cần có cơ chế đặc thù cho thí điểm điện gió ngoài khơi

Công trường thi công chân đế điện gió ngoài khơi tại cảng PTSC của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Nhận định khó khăn của dự án năng lượng tái tạo nói chung đang còn nhiều, TS. Hà Huy Ngọc, Trưởng Phòng Kinh tế vùng và địa phương của Viện Kinh tế (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) cho rằng, với ĐGNK, Việt Nam chưa có cơ chế giá và quy hoạch cụ thể, nên các...

Các khoản chi phí thực hiện an sinh xã hội nên được tính vào lợi nhuận của doanh nghiệp

TS. Nguyễn Đức Kiên - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XIV PV: Thưa ông, tại Dự thảo Luật Quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, Chính phủ trình Quốc hội đã điều chỉnh phạm vi theo hướng Nhà nước không trực tiếp quản lý về pháp nhân, doanh nghiệp mà Nhà nước chỉ quản lý về dòng vốn đầu tư tại doanh nghiệp và doanh nghiệp hoạt động theo...

Mới nhất

Việt Nam có thêm 2 món ăn bước vào bản đồ ẩm thực thế giới

Chuyên trang ẩm thực nổi tiếng TasteAtlas vừa bình chọn hai món ăn nổi tiếng của Việt Nam vào danh sách 100 món ăn từ động vật giáp xác ngon nhất thế giới. Sự kết hợp tài tình các nguyên liệu đã tạo nên hương vị hấp dẫn của bún riêu và miến xào cua, khiến TasteAtlas đưa hai món ăn...

Liệu vàng có tiếp tục tăng?

Dự báo giá vàng ngày mai 30/11/2024: Sau phiên giảm giá mạnh, liệu giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn trong nước có tiếp tục hồi phục và tăng nhẹ không? Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông,...

Quốc hội đồng ý tái khởi động dự án BT đổi đất lấy hạ tầng

Chiều 29.11, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Quy hoạch, luật Đầu tư, luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và luật Đấu thầu.   Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 15.1.2025, riêng việc thực hiện dự án BT thanh toán bằng quỹ...

Tập huấn kiến thức về lão khoa chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi cho cán bộ dân số y tế

Vừa qua, TTYT quận Đống Đa phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho hội viên Hội người cao tuổi kiến thức chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Trong khuôn khổ chương trình tập huấn, bà Nguyễn Thị Vân, Chuyên viên Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và...

Doanh thu không đủ trả lương nhân viên, nhà đầu tư xin trả lại dự án cầu treo BOT

Sau khi cầu bê tông Huống Thượng, cây cầu lớn nhất Thái Nguyên, được đưa vào sử dụng, dự án BOT cầu treo Huống Thượng nằm ngay bên cạnh rơi vào cảnh ế ẩm, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, đẩy nhà đầu tư vào nguy cơ phá sản. ...

Mới nhất